Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo cơ chế một cửa tại KBNN Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.63 KB, 5 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà
nước theo cơ chế một cửa tại KBNN Hòa Bình
Tác giả: Nguyễn Tiến Vinh
Mã số học viên: CB100378
Khóa học: CH 2010B
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nghiêm Sĩ Thương

Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài:
Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là việc trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới đòi hỏi Việt Nam phải nhanh
chóng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, một mặt giảm bớt các thủ tục phiền
hà mặt khác cũng tăng cường công tác quản lý kiểm soát kinh tế nói chung và tài
chính, ngân sách nói riêng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Một trong những mục tiêu và yêu cầu cơ bản của cải cách hành chính trong
tài chính công là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước.
Vấn đề mang tính nghiệp vụ có tác động trực tiếp đến cải cách hành chính công
trong lĩnh vực tài chính công là công tác quản lý và điều hành NSNN, bao gồm hai
bộ phận chủ yếu: Một là cơ chế tập trung các khoản thu của NSNN vào KBNN;
Hai là, cơ chế kiểm soát cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
Các khoản thu NSNN tập trung qua KBNN hình thành nên chiếc bánh
NSNN với một nước nền kinh tế còn nghèo nàn như Việt Nam nhìn chiếc bánh này
còn nhỏ so với nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế xã hội. Nhưng với xu hướng
phát triển như hiện nay thì nhu cầu này ngày một gia tăng đòi hỏi phải nâng cao vai
trò kiểm soát chi NSNN của KBNN để các khoản chi này được sử dụng đúng mục


đích và đạt hiệu quả cao nhất, tuy nhiên trong xu hướng hội nhập thì cải cách thủ
tục hành chính trong quản lý ngày càng được chú trọng.


Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn của đất nước nguồn thu NSNN
còn hạn chế, Hòa Bình đã tập trung đề cao công tác kiểm soát chi NSNN qua
KBNN với mục tiêu sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này, đồng thời cải cách
giảm gọn nhẹ các thủ tục hành chính để Hòa Bình trở thành một nơi thu hút nhiều
nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Với ý nghĩa đó tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu "Một số giải pháp nhằm
hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo cơ chế một cửa tại KBNN
Hòa Bình”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và kiểm
soát chi theo cơ chế một cửa nói riêng, từ đó tiến hành phân tích thực trạng công
tác kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa tại Kho bạc Nhà nước Hòa Bình, rút
ra những mặt tích cực, những hạn chế, tìm ra nguyên để từ đó đưa ra các giải pháp
và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa
tại KBNN Hòa Bình nói riêng và hệ thống KBNN nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là công tác kiểm soát chi NSNN
theo cơ chế một cửa qua KBNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Phạm vi nghiên cứu
của đề tài bao gồm các vấn đề liên quan đến công tác kiểm soát chi, quy trình kiểm
soát chi theo cơ chế một cửa của các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB và
chi CTMTQG qua KBNN chủ yếu trong giai đoạn 2007-2011.
4. Phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học
Luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích
tổng hợp, thống kê so sánh, điều tra phân tích và phương pháp chuyên gia.
Luận văn đã hệ thống hoá và hoàn thiện lý luận về kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
5. Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của đề tài


Qua nghiên cứu lý luận chung và thực trạng công tác kiểm soát chi ngân
ngân sách nhà nước tại KBNN Hòa Bình. Luận văn chỉ ra những kết quả, hạn chế

và nguyên nhân trong công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN hòa Bình, trên cơ
sở đó đề xuất các giả pháp hoàn thiện công tác kiểm sót chi trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình.
6. Kết cấu của đề tài:
- Chương1: Một số vấn đề chung về quản lý chi ngân sách nhà nước và kiểm
soát chi ngân sách nhà nước theo cơ chế một cửa.
- Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa tại KBNN
Hòa Bình.
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua
KBNN Hòa Bình theo cơ chế một cửa.
7. Kết luận:
Luật NSNN được ban hành từ năm 1996 và được sửa đổi bổ sung năm 2002
đã tạo ra nhưng thay đổi căn bản trong công tác cấp phát thanh toán các khoản chi
NSNN. Theo đó vai trò của các cơ quan quản lý Nhà Nước cũng như các đơn vị
thụ hưởng Ngân sách đã được nâng nên rõ rệt. KBNN Hòa Bình nói riêng và hệ
thống KBNN nói chung đã góp phần không nhỏ trong tiến trình cải cách, nâng cao
hiệu quả của quản lý tài chính công, tránh lãng phí, thất thoát, nguồn tài chính của
Nhà Nước. Bên cạnh đó để hội nhập kinh tế quốc tế, một yêu cầu không nhỏ với
Việt Nam là cải cách thủ tục hành chính trong các tất cả các lĩnh vực và lĩnh vực
tài chính công không là ngoại lệ, để góp phần vào tiến trình đó, đề tài: Một số giải
pháp nhằm hoàn thịên kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa tại KBNN Hòa
Bình đã được tác giả nghiên cứu và hoàn thiện. Đề tài tập trung giải quyết một số
vấn đề sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về KSC NSNN và cơ chế
một cửa, quy trình KSC theo cơ chế một cửa.
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác KSC NSNN và KSC theo cơ chế
một cửa, chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của nó.


- Đề xuất các biện pháp kiến nghị để hoàn thiện công tác KSC NSNN theo

cơ chế một cửa tại KBNN Hòa Bình nói riêng và hệ thống KBNN nói chung.
Tuy nhiên, các vấn đề về kiểm soát chi NSNN rất phức tạp, nhạy cảm liên
quan đến nhiều cơ quan quản lý Nhà Nước và đặc biệt là cơ chế một cửa một vấn
đề còn khá mới mẻ tại Việt nam, vì vậy đề tài không tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót trong việc phân tích, đánh giá thực trạng cũng như giải quyết các vấn đề
còn tồn tại. Vì vậy, tác giả rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô, các chuyên
gia kinh tế và sự tham gia góp ý của các bạn đồng nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân sách để tác giả hoàn thiện Luận văn của mình./.
Hà Nội, ngày 25/3/2013
Học viên

Nguyễn Tiến Vinh




×