Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐA đề THI THỬ CHẤT SINH học lần 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.63 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHẤT – SINH HỌC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 (LẦN 5)
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 35 phút kể cả điền đáp án

Mã đề thi: 24/08

Họ, tên thí sinh:....................................................................................................
Số báo danh..........................................................................................................
1. A
2. D
3. B
4. C
5. B
6. B
7. C
8. B
9. A
10. B
11. D
12. B
13. A
14. D
15. B
16. A
17. D
18. B
19. D
20. A


Câu 1: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?
A. Thay thế cặp A-T bằng cặp T- A.
B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit.
D. Thay thế cặp A-T bằng cặp G- X.
Khi đột biến dạng thay thế cặp A-T bằng cặp A-T hoặc cặp T-A, thay thế cặp G-X bằng cặp G-X hoặc
X-G sẽ không làm thay đổi số lượng và thành phần nucleotit của gen. → Đáp án A
Câu 2: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit.
Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit là SAI → Đáp án D
Câu 3: Một gen cấu trúc dài 4080 A0 có tỉ lệ A/G = 1,5; gen này bị đột biến thay thế một cặp A-T bằng 1
cặp G-X. Số lượng nucleotit từng loại của gen sau đột biến là
A. A = T = 720; G = X = 480.
B. A = T = 719; G = X = 481.
C. A = T = 419; G = X = 721.
D. A = T = 721; G = X = 479.
Gen cấu trúc dài 4080 A0, Tổng nu = (4080/3,4) × 2 = 2400; Tỷ lệ A/G = 3/2 → A = 720, G = X = 480.
Gen bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
Số nucleotit của gen sau khi ĐB: A = T = 719, G = X = 481. → Đáp án B
Câu 4: Cho biết các bộ ba AAA, XXX, GGG, UUU (trên mARN) xác định các axit amin lần lượt là:
Lizin (Lys), prolin (Pro), glicin (Gli) và phênylalanin (Phe). Một trình tự ADN sau khi bị đột biến thay
thế nucleotit A bằng G đã mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit có trình tự axit amin:
ProGliLysPhe. Trình tự nucleotit trên mạch gốc của ADN trước khi đột biến là
A. 5 GAG XXX UUU AAA 3 .
B. 3 XXX GAG AAA TTT 5 .
C. 3 GAG XXX TTT AAA 5 .
D. 5 GAG XXX TTT AAA 3 .

Sau đột biến 5’XXX GGG AAA UUU3’
Sau đột biến 3’GGG XXX TTT AAA5’
Sau khi đột biến thay thế nucleotit A bằng G
3’GGG XXX TTT AAA5’ → Trước đột biến 3’AGG XXX TTT AAA5’.
3’GGG XXX TTT AAA5’ → Trước đột biến 3’GAG XXX TTT AAA5’. → Đáp án C
3’GGG XXX TTT AAA5’ → Trước đột biến 3’GGA XXX TTT AAA5’.
Câu 5: Do phóng xạ, một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axit amin thứ 12 trong chuỗi
pôlipeptit do gen điều khiển tổng hợp. Biết gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hiđrô. Khi
gen đột biến nhân đôi 5 lần liên tiếp thì số nuclêôtit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi
bao nhiêu so với gen chưa bị đột biến?
A. A  T  64; G  X  32.
B. A  T  62; G  X  31.
C. A  T  31; G  X  62.
D. A  T  2; G  X  1.
Một gen bị đột biến dẫn đến hậu quả làm mất axit amin thứ 12 trong chuỗi pôlipeptit  mất 3 cặp
nuclêôtit.
Gen đột biến ít hơn gen bình thường 7 liên kết hiđrô nên gen dột biến mất đi 2 cặp A – T và 1 cặp G –
X.
Trang 1/6- Mã đề thi 24/08


Gen đột biến nhân đôi 5 lần liên tiếp thì số nuclêôtit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp giảm đi:
A  T  2   25  1  62; G  X  1  25  1  31 . → Đáp án B
Câu 6: Một gen chứa 90 vòng xoắn, và có 20% Ađênin. Đột biến điểm xảy ra dẫn đến sau đột biến, số
liên kết hiđrô của gen là 2338. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
A. Thay 1 cặp A  T bằng 1 cặp G  X .
B. Mất 1 cặp A  T .
C. Mất 1 cặp G  X .
D. Thêm một cặp A  T .
%A  20%  %G  %X  50%  20%  30%

Mỗi 1 vòng xoắn (1 chu kì xoắn) chứa 10 cặp nuclêôtit = 20 nuclêôtit  tổng số nuclêôtit của gen là:
90.20  1800  A  T  0, 2.1800  360;G  X0,3  0,3.1800  540
Tổng số liên kết hiđrô của gen trước đột biến là: H  2A  3G  2.360  3.540  2340
Mà sau đột biến gen có số liên kết hiđrô  2338  2340  2  mất 2 liên kết hiđrô hay mất 1 cặp
A  T → Đáp án B
Câu 7: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi ADN, tạo nên đột biến thay thế
A. cặp G – X bằng cặp T – A.
B. cặp G – X bằng cặp X – G.
C. cặp X – G bằng cặp T – A.
D. cặp X – G bằng cặp A – T.
G* sẽ kết cặp với T làm cho X – G thành T – A (hoặc G – X thành A – T) → Đáp án C
Câu 8: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào mô trường và tổ hợp gen.
B. Gen đột biến khi đã phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
C. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
D. Đột biến gen làm thay đổi chức năng của protêin thường có hại cho thể đột biến.
Chỉ đột biến gen trội mới biểu hiện ngay ở cơ thể đột biến, đột biến gen lặn chỉ biểu hình khi là đồng
hợp tử. Đột biến ở tế bào xôma chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể. → Đáp án B
Câu 9: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Đột biễn xảy ra ở tế bào sinh dưỡng thì sẽ không truyền cho thế hệ sau.
Đột biến gen lặn, tồn tại ở trạng thái dị hợp thì chưa biểu hiện ra kiểu hình.
Đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa; biến dị tổ hợp mới là nguyên liệu thứ cấp cho tiến
hóa. → Đáp án A
Câu 10: Một loài thực vật, bộ NST 2n = 24, trên mỗi NST xét một gen có 2 alen, trong đó alen lặn là
alen đột biến. Quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen qui định kiểu hình đột biến?
A. 2187.

B. 527345.
C. 2186.
D. 531441.
Số loại kiểu gen qui định kiểu hình đột biến = Tổng số kiểu gen - Số loại kiểu gen qui định kiểu hình
không đột biến = 3n – 2n = 312 – 212 = 527345 → Đáp án B
Câu 11: Gen D có 4960 liên kết hiđro và trên mạch một của gen có G + A = T; trên mạch hai của gen
có 4G = X; T = 2G. Gen D bị đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hiđro trở thành alen d. Theo lí thuyết,
nếu cặp gen Dd nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp số nuclêôtit loại X?
A. 4797.
B. 3904.
C. 7809.
D. 4803.
Gọi y là số nu của G trên mạch 2: A1 = T2 = 2y = 320; T1 = A2 = 6y = 960; G1 = X2 = 4y = 640;
X1 = G2 = y = 160.
Gen M có 2 x 8y + 3 x 5y = 4960 → y = 160.
Đột biến điểm tăng 1 liên kết hiđro → Đột biến thay thế 1 cặp A – T thành 1 cặp G – X.
Gen D có A = T = 1280; G = X = 800.
Gen d có A = T = 1279; G = X = 801.
Cặp gen Dd nhân đôi 2 lần GMT = XMT = (800 + 801) x (22 – 1) = 4803.  Đáp án D

Trang 2/6- Mã đề thi 24/08


Câu 12: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d phân li độc lập,
mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến
nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột
biến. Theo lí thuyết, nếu a, b, d là các alen đột biến thì tổng các thể đột biến và các thể đột biến về cả
ba gen sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 19.
B. 20.

C. 7.
D. 1.
Nếu a, b, d là các alen đột biến thì kiểu hình bình thường có 8 kiểu gen (A-B-D-) nên các thể đột biến
có số kiểu gen = 27 - 8 = 19.
Nếu a, b, d là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 3 gen (aabbdd) có số kiểu gen = 1.
Tổng các thể đột biến và các thể đột biến về cả ba gen sẽ = 19 + 1 = 20 loại kiểu gen. → Đáp án B
Câu 13: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh
đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
II. Khi xét ở mức phân tử, đa số các dạng đột biến gen là có hại cho thể đột biến, một số có thể có
lợi hoặc trung tính.
III. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất
thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
IV. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần
số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Chỉ có III đúng → Đáp án A
I sai vì các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thường làm phát sinh đột biến
gen thay thế một cặp nuclêôtit.
II sai vì:
+ Nếu xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
+ Nếu xét ở mức độ cơ thể, đột biến gen thường có hại, một số có lợi hoặc vô hại.
+ Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ
hợp gen.
III đúng vì trong các dạng đột biến điểm thì dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít
nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
IV sai vì đột biến gen ngoài phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến còn phụ

thuộc vào độ bền vững của gen, gen có cấu trúc bền vững thì ít bị đột biến hơn so với gen có cấu trúc
kém bền vững.
Câu 14: Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau:
Côđon
5’GAU3’; 5’GAX3’ 5’UAU3’; 5’UAX3’ 5’AGU3’; 5’AGX3’ 5’XAU3’; 5’XAX3’
Axit amin
Aspactic
Tirôzin
Xêrin
Histiđin
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêôtit là 3’TAX XTA GTA
ATG TXA…ATX5’. Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như
sau:
I. Alen M1: 3’TAX XTA GTA GTG TXA…ATX5’.
II. Alen M2: 3’TAX XTA GTG ATG TXA…ATX5’.
III. Alen M3: 3’TAX XTG GTA ATG TXA…ATX5’.
IV. Alen M4: 3’TAX XTA GTA ATG TXG…ATX5’.
Theo lý thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị
thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Chỉ có I đúng → Đáp án D
Mạch gốc:
3’ TAX XTA GTA ATG TXA... ATX5'
mARN
5’ AUG GAU XAU UAX AGU…UAG3’
Tir
I. Alen M1: 3’TAX XTA GTA GTG TXA... ATX5’.

5’
XAX
3’
Trang 3/6- Mã đề thi 24/08


(His) thay đổi
Chỉ có 1 alen M1 thay đổi.
II Alen M2 : 3’TAX XTA GTG ATG TXA... ATX5’.
5’
XAX
3’
(His) Không thay đổi.
III. Alen M3 : 3’TAX XTG GTA ATG TXA... ATX5’.
5’ GAX
3’
(Asp) Không thay đổi.
IV. Alen M4 : 3’TAX XTA GTA ATG TXG... ATX5’.
5’
AGX
3’
(Xer) Không thay đổi
Câu 15: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc
lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến
nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột
biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 80 loại kiểu gen.
II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại kiểu gen.
III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 4 loại kiểu gen.
IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.

A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Cả 4 ý đều đúng → Đáp án B
Trong loài luôn có 2 loại kiểu hình, đó là kiểu hình không đột biến và kiểu hình đột biến.
Tổng số kiểu gen của loài này là 34 = 81 kiểu gen.
Nếu cả 4 alen A, B, D, E, đều là alen đột biến (đột biến trội) thì kiểu hình bình thường chỉ có 1 kiểu gen
(aabbddee) nên số kiểu gen có trong các thể đột biến = 34 - 1 = 80.
Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen (A-B-D-ee) có số kiểu gen = 8.
Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen (A-B-ddee) có số kiểu gen = 4.
Nếu a, b, d, e là các alen đột biến (có 0 alen đột biến là alen trội) thì kiểu hình bình thường có 16 kiểu
gen (A-B-D-E-) nên các thể đột biến có số kiểu gen = 81 - 16 = 65.
Câu 16: Cho biết: 5’AUG3’ quy định Met; 5’UAU3’ và 5’UAX3’ quy định Tyr; 5’UGG3’ quy định
trp; 5’GAU3’ quy định Asp; 5’UXX3’ và 5’UXA3’ quy định Seg; 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ kết
thúc dịch mã. Giả sử có một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit: 3’TAX ATA AGG 5’.
Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?
I. Khi dịch mã, đoạn mARN tương ứng là 3’AUG UAU UXX5’.
II. Nếu nuclêôtit A ở vị trí thứ 4 bị thay thành X thì chuỗi pôlipeptit không bị thay đổi.
III. Nếu nuclêôtit A ở vị trí thứ 6 bị thay thành X thì chuỗi pôlipeptit sẽ ngắn hơn lúc ban đầu.
IV. Nếu nuclêôtit G ở vị trí thứ 8 bị thay thành T thì chuỗi pôlìpeptit tương ứng sẽ dài hơn ban đầu.
V. Nếu nuclêôtit G ở vị trí thứ 9 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ bị ngắn hơn ban đầu.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chỉ có 1 dự đoán đúng, đó là (III) → Đáp án A
Giải thích: Vì khi nuclêôtit A ở vị trí thứ 6 bị thay bằng X thì sẽ làrn cho bộ ba UAU thành bộ ba UAG.
Mà bộ ba AUG là bộ ba kết thúc, do đó chuỗi polipeptit sẽ ngắn hơn bình thường.
Câu 17: Khi nói về đột biến điểm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Đột biến điểm chỉ xảy ra tại một cặp nuclêôtit của gen.
(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.
(3) Đột biến điểm có thể có lợi, có hại hoặc trung tính nhưng hầu hết là có hại.
(4) Đột biến điểm là những biến đối nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
(5) Xét ở mức độ phân tử, hầu hết đột biến điểm là trung tính.
(6) Đột biến điểm tạo ra alen mới, làm đa dạng phong phú vốn gen của quần thể.
Trang 4/6- Mã đề thi 24/08


(7) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất
cho cơ thể sinh vật.
A. 6.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Có 5 nhận xét đúng, đó là (1), (3), (5), (6), (7) → Đáp án D
(1) đúng. Vì đột biến điểm chỉ xảy ra tại một cặp nuclêôtit. Vì chỉ xảy ra tại một cặp nu nên chỉ ở điểm
trên ADN.
(2) sai.
(3) đúng. Vì đột biến điểm làm thay đổi cấu trúc của gen dẫn tới làm thay đổi cấu trúc của ARN. Khi
cấu trúc của ARN thay đổi thì quá trình dịch mã sẽ làm thay đổi cấu trúc của prôtêin. Sự thay đổi cấu
trúc của prôtêin sẽ dẫn tới làm thay đổi chức năng của prôtêin. Khi chức năng của prôtêin bị thay đổi
thì có thể gây hại, có lợi hoặc trung tính. Tuy nhiên hầu hết là có hại.
(4) sai. Vì đột biến điểm tạo ra alen mới, là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa, chọn giống.
(5) đúng. Vì ở cấp phân tử, hầu hết đột biến điểm không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin. Nguyên
nhân không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin là vì mã di truyền có tính thoái hóa.
(6) đúng.
(7) đúng. Vì đột biến thay thế một cặp nu chỉ làm thạy đổi một bộ ba, do đó thường chỉ ảnh hưởng tới
một axit amin. Còn đột biến mất hoặc thêm một cặp nu làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến
cho đến cuối gen.

Câu 18: Ở một loài sinh vật xét một locut gồm hai alen A và a , trong đó alen A là một đoạn ADN dài
306 nm và có 2338 liên kết hidro , alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xôma chứa cặp
alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là
5061 A và 7532 G. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen A có chiều dài lớn hơn gen a.
II. Gen A có G = X = 538 ; A = T = 362.
III. Gen a có A = T = 360 ; G = X = 540.
IV. Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
(I) đúng, (II) đúng → Đáp án B
Xét gen A: Tổng số nucleotit là : 3060 : 3,4 × 2 = 1800.

2A  2G  1800 A  T  362

 (II) đúng.
2A  3G  2338 G  X  538

Số nucleotit từng loại: 

Xét cặp gen Aa tái bản 3 lần thì cần môi trường cung cấp 5061 A và 7532 G.
Số nu từng loại gen a: A = T = (5061 : (23 -1)) - 362 = 361; G = X = (7532 : (23 -1)) - 538 = 538. → (III) sai.

Gen A bị đột biến mất 1 cặp A- T thành gen a → (IV) sai, (I) đúng.
Câu 19: Gen A có chiều dài 408 nm bị đột biến điểm trở thành alen a. Nếu alen a có 3101 liên kết
hidro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có tổng số 120 chu kì xoắn thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp nucleotit.
II. Nếu alen A có 701 nucleotit loại G thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc

thay thế cặp X-G bằng cặp G-X.
III. Nếu alen A có 500 nuclêôtit loại A thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp ít hơn chuỗi polipeptit do alen A quy định 20
axit amin thì có thể đây là đột biến mất cặp nucleotit.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D
I đúng. Vì alen a có 120 chu kì xoắn tương đương chiều dài 408 nm → Hai gen có chiều dài bằng
nhau nên đây là đột biến thay thế một cặp nucleotit.
II đúng. Vì alen A có 701 G thì chứng tỏ alen A có tổng số 3101 liên kết hidro. Và alen a cũng có 3101
liên kết hidro và đây là đột biến điểm nên chứng tỏ có thể là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A
hoặc cặp G-X bằng cặp X-G.

Trang 5/6- Mã đề thi 24/08


III đúng. Vì alen A có 500A thì chứng tỏ alen A có 700G và có tổng số 3100 liên kết hidro. Đột biến
điểm và alen a có 3101 liên kết hidro (tăng 1 liên kết hidro) nên đây là đột biến thay cặp A-T bằng cặp
G-X.
IV đúng. Vì mất 20 axit amin thì có thể là đột biến thay thế một cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết
thúc hoặc đột biến mất cặp, hoặc đột biến thêm cặp làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
Câu 20: Cho biết một đoạn mạch gốc ở sinh vật nhân thực của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’GXA TAA
GGG XXA AGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’,
5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định
Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định
Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5
axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Nếu quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp

chuỗi polipeptit thì các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các anticôđon theo trình tự 3’GXA
UAA GGG XXA AGG5’.
II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí 12 thì đoạn mARN được tổng
hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nucleotit tại côđon thứ 5.
III. Gen A có thể mã hóa được đoạn polipeptit có trình tự các axit amin là Arg – Ile – Pro – Gly – Ser.

IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành cặp X-G thì phức hợp axit – tARN
khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met – tARN.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chỉ có II sai → Đáp án A
Mạch gốc của gen A có 3’GXA TAA GGG XXA AGG 5’.
Đoạn phân tử mARN là 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’.
Đoạn phân tử tARN là 3’GXA UAA GGG XXA AGG5’. → I đúng.
II sai. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 (tức là giữa 11 và 12) thì
đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên thay đổi thành phần nucleotit tại cả côđon thứ 4 và côđon
thứ 5.
III đúng. Vì đoạn gen A chưa bị đột biến quy định tổng hợp đoạn mARN có trình tự các bộ ba 5’XGU AUU
XXX GGU UXX3’ quy đinh tổng hợp chuỗi polipeptit có trình tự các axit amin Arg – Ile – Pro – Gly – Ser.
IV đúng. Vì nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 5 thành X-G làm cho côđon AUU biến thành
bộ ba mở đầu AGU có phức hợp axit amin – tARN tham gia dịch mã là Met – tARN.
------------------------ HẾT ------------------------

Trang 6/6- Mã đề thi 24/08




×