Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐA đề THI THỬ CHẤT SINH học lần 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.79 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHẤT – SINH HỌC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 (LẦN 8)
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 35 phút kể cả điền đáp án

Mã đề thi: 21/09

Họ, tên thí sinh:....................................................................................................
Số báo danh..........................................................................................................
1. A
2. D
3. B
4. D
5. B
6. C
7. C
8. D
9. C
10. D
11. D
12. C
13. A
14. B
15. B
16. B
17. B
18. B
19. A
20. D


Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây được dùng để xác định vị trí của các gen trên NST
đồng thời loại bỏ các gen quy định những tính trạng không tốt ra khỏi nhóm gen liên kết ở một số
giống cây trồng?
A. Mất đoạn nhỏ.
B. Lặp đoạn nhỏ.
C. Chuyển đoạn nhỏ.
D. Đảo đoạn nhỏ.
Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây được dùng để xác định vị trí của các gen trên NST đồng thời
loại bỏ các gen quy định những tính trạng không tốt ra khỏi nhóm gen liên kết  Đáp án A
Câu 2: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây có đường kính 11nm?
A. Crômatit.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. ADN.
D. Nuclêôxôm.
Đường kính: ADN 2nm, nuclêôxôm 11nm, sợi nhiễm sắc 30nm, crômatit 700 nm.  Đáp án D
Câu 3: Cho hình vẽ sau:

Trong quá trình phân bào, NST liên kết với thoi phân bào tại vị trí nào ở trên?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Trong quá trình phân bào, NST liên kết với thoi phân bào tại vị trí số 2  Đáp án B
Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm
sắc thể không dính vào nhau  Đáp án D

Câu 5: Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
A. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
B. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại.
C. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác.
D. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
Đột biến đảo đoạn NST là một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại  Đáp án B
Câu 6: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III
như sau:
Nòi 1: ABCDEFGHI; Nòi 2: HEFBAGCDI; Nòi 3: ABFEDCGHI; Nòi 4: ABFEHGCDI.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của
sự phát sinh các nòi trên là
A. 1 → 2 → 4 → 3.
B. 1 → 3 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 4 → 2. D. 1 → 4 → 2 → 3.
1 → 3 đảo đoạn CDEF; 3 → 4 đảo đoạn DCGH; 4 → 2 đảo đoạn ABFEH  Đáp án C
Câu 7: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do đột
biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
A. mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.
Trang 1/5 - Mã đề thi 21/09/2019


C. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
D. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Đảo đoạn CDEGH  Đáp án C
Câu 8: Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm,
người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến
nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. Đảo đoạn.
C. Mất đoạn.

D. Lặp đoạn.
Số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường  Đáp án D
Câu 9: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương
đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra
ở kì đầu của giảm phân I  Đáp án C
Câu 10: Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này
có cấu trúc ABCDEDEGH. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dạng đột biến này không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
B. Dạng đột biến này được sử dụng để chuyển gen loài này sang loài khác.
C. Dạng đột biến này không làm thay đổi hình thái của NST.
D. Dạng đột biến này có thể làm tăng hoặc giảm lượng sản phẩm của gen.
Bình thường: ABCDEGH. Đột biến: ABCDEDEGH. Đây là dạng đột biến lặp đoạn DE.  Đáp án D
Câu 11: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được
mô tả ở hình dưới đây. Nhận định nào sau đây sai?

A. Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
1
B. Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là .
2
C. Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình
phân li nhiễm sắc thể diễn ra bình thường.
D. Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc
cùng một cặp NST tương đồng.
Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng vì đột biến xảy ra trong giảm
phân nên chỉ đi vào giao tử.

Quan sát hình sau đột biến, 4 NST sẽ được phân chia cho 4 tế bào con, nên tỉ lệ giao tử mang đột biến
1
tạo ra từ tế bào này là
(gồm 2 bình thường, 1 mất đoạn, 1 lặp đoạn).
2
Mỗi giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể trong cặp này cho dù là đột
biến hay bình thường.
Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc thuộc cùng một
cặp NST tương đồng  Đáp án D
Câu 12: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu *
biểu hiện cho tâm động). Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra trong quá trình giảm phân của một
tế bào sinh tinh đã tạo ra hai cromatit có cấu trúc MNCDE*FGH và ABOPQ*R. Có bao nhiêu phát
biểu sau đây là không đúng với dạng đột biến này?
I. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến khi ở thể dị hợp.
Trang 2/5 - Mã đề thi 21/09/2019


II. Xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng.
III. Chỉ làm thay đổi nhóm gen liên kết mà không thể làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
IV. Được ứng dụng để lập bản đồ di truyền và chuyển gen từ loài này sang loài khác.
V. Các giao tử tạo ra đều có bộ NST với số lượng bình thường.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
II, III, IV sai  Đáp án C
Dạng đột biến đã xảy ra là chuyển đoạn tương hỗ.
(I) đúng, do khi ở thể dị hợp, thành phần gen của cặp NST tương đồng khác nhau sẽ khiến quá trình
tiếp hợp bất thường sinh ra các giao tử mất sức sống.
(II) sai, xảy ra do sự trao đổi chéo giữa các NST không tương đồng.

(III) sai, độ dài các gen không bằng nhau vẫn có thể làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
(IV) sai, không được ứng dụng để lập bản đồ di truyền mà chỉ dùng để chuyển gen từ loài này sang loài
khác.
(V) đúng, đột biến chuyển đoạn tương hỗ không làm ảnh hưởng đến số lượng NST trong các giao tử vì
số lượng NST không đổi.
Câu 13: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
I. Đột biến đảo đoạn không làm mất vật chất di truyền, do đó, ít ảnh hưởng đến sức sống và khả
năng sinh sản khi ở thể dị hợp.
II. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ có thể làm giảm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
III. Mất đoạn nhỏ thường được ứng dụng để lập bản đồ gen và loại bỏ những gen có hại ra khỏi bộ
nhiễm sắc thể.
IV. Lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung, góp phần tạo nên các gen mới
dưới tác dụng của đột biến gen.
V. Đột biến chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể không làm thay đổi thành phần nhóm gen
liên kết.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chỉ có I không đúng  Đáp án A
(I) sai vì đột biến đảo đoạn vẫn làm giảm khả năng sinh sản khi ở thể dị hợp.
(II) đúng vì hiện tượng sáp nhập nhiễm sắc thể (là một trường hợp đặc biệt của đột biến chuyển đoạn
không tương hỗ) có thể làm giảm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
(II) đúng.
(IV) đúng.
(V) đúng, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể chỉ làm thay đổi trật tự gen trong nhóm gen liên
kết.
Câu 14: Một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là:
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
II. Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST.

III. Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm liên kết.
IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể bị bất hoạt.
V. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
VI. Luôn làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN trong cấu trúc của NST đó.
Trong các hệ quả nói trên, có bao nhiêu hệ quả là của đột biến đảo đoạn NST?
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
I, IV, V là các hệ quả của đột biến đảo đoạn NST.  Đáp án B
II không phải là hệ quả của đảo đoạn vì đảo đoạn làm 1 đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí
cũ, do đó đảo đoạn không làm mất gen hoặc thêm gen trên NST → không làm giảm hoặc làm tăng số
lượng gen trên NST.
III không phải là hệ quả của đảo đoạn vì đảo đoạn chỉ xảy ra trong phạm vi 1 NST nên không làm thay
đổi thành phần gen giữa các nhóm gen liên kết. Chỉ có chuyển đoạn trên 2 NST không tương đồng mới
làm thay đổi thành phần gen giữa các nhóm gen liên kết.
VI không phải là hệ quả của đảo đoạn vì đảo đoạn làm 1 đoạn nào đó của NST đứt ra và gắn vào vị trí
cũ, do đó đảo đoạn không làm mất gen hoặc thêm gen trên NST → không làm thay đổi chiều dài của
phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
Trang 3/5 - Mã đề thi 21/09/2019


Câu 15: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, có các phát biểu sau. Số phát biểu không đúng là?
I. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
II. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
III. Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
IV. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
A. 2.
B. 3.
C. 1.

D. 4.
Các phát biểu không đúng là I, II, III  Đáp án B
I, cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự phân li NST. Còn cấu trúc mở xoắn mới tạo điều kiện cho sự
nhân đôi NST.
II, NST là vật chất di truyền cấp độ tế bào.
III, thành phần hóa học chủ yếu của NST là ADN và protein.
Câu 16: Xét các dạng đột biến sau. Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi số lượng alen của
cùng một gen trong tế bào?
I. Mất đoạn NST.

A. 1.

II. Lặp đoạn NST.

B. 2.

III. Chuyển đoạn không tương hỗ.

C. 4.

IV. Đảo đoạn NST.

D. 3.

Các dạng đột biến có thể làm thay đổi số lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào là: (I) (II)  Đáp án B

Đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi sự sắp xếp của gen trên NST.
Chuyển đoạn không tương hỗ làm cho 1 đoạn của NST này gắn và chiếc NST khác không cùng cặp
tương đồng. Điều này không làm thay đổi số lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào.
Câu 17: Số phát biểu đúng về đột biến chuyển đoạn tương hỗ nhiễm sắc thể:

I. Chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
II. Chuyển đoạn tương hổ là một nhiễm sắc thể này sát nhập vào một nhiễm sắc thể khác.
III. Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể
tạo ra loại giao tử bình thường.
IV. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang một nhiễm sắc thể khác
không tương đồng với nó và ngược lại.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Các phát biểu đúng là I, IV  Đáp án B
Một NST này sát nhập vào một NST khác là một dạng của chuyển đoạn không tương hỗ.
Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ vẫn có thể tạo ra 1/4 số giao tử bình thường Nếu chuyển
đoạn sang NST tương đồng với nó thì người ta gọi là đột biến lặp đoạn.
Câu 18: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại
cho thể đột biến.
II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây
hại cho thể đột biến.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là II, III  Đáp án B
I sai vì có thể đoạn bị mất gen là những đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt.
Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
IV sai vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự gen trên NST → có thể gây hại cho thể đột biến.

Câu 19: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động.
II. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới tạo ra các gen mới và làm tăng số lượng gen trên NST.
III. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
IV. Đột biến đảo đoạn chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, III  Đáp án A
I đúng. Vì đảo đoạn sẽ làm thay đổi vị trí của gen nên có thể sẽ làm thay đổi mức độ hoạt động của
gen.
II sai. Vì đảo đoạn không tạo ra gen mới, không làm tăng số lượng gen trên NST.
Trang 4/5 - Mã đề thi 21/09/2019


III đúng. Vì đảo đoạn không làm thay đổi độ dài của ADN, độ dài của NST.
IV sai. Vì đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật.
Câu 20: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Có 2 thể đột biến về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Trong đó, thể đột biến thứ nhất bị đột biến cấu trúc ở 3 nhiễm sắc thể của 3 cặp từ 1 đến 3; Thể đột biến
thứ hai bị đột biến cấu trúc ở 2 nhiễm sắc thể của 2 cặp số 6 và số 7. Giả sử rằng các thể đột biến này
có khả năng giảm phân bình thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau.
Cho hai thể đột biến này giao phấn với nhau, thu được F1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Ở thể đột biến thứ nhất, loại giao tử có 2 nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 3/8.
II. Ở thể đột biến thứ hai, loại giao tử có 2 nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 1/4.
III. Ở F1, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ 31/32.
IV. Ở F1, loại hợp tử đột biến ở 3 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ 5/16.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
Cả 4 ý đều đúng  Đáp án D
I đúng. Ở thể đột biến thứ nhất, loại giao tử có 2 nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ = 3C2 : 23 = 3/8.
II đúng. Ở thể đột biến thứ hai, loại giao tử có 2 nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ = 2C2 : 22 = 1/4.
III đúng. Ở F1, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 1 – tỉ lệ hợp tử không đột biến = 1 – (1/2)5 = 31/32.
IV đúng. Ở F1, loại hợp tử đột biến ở 3 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ = 5C3 : 25 = 5/16.
------------------------ HẾT ------------------------

Trang 5/5 - Mã đề thi 21/09/2019



×