Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐA đề THI THỬ CHẤT SINH học lần 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.17 KB, 7 trang )

CHUẨN BỊ CHO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2020

THI THỬ ONLINE LẦN 12
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Ngày thi
Sưu tầm và biên soạn: Thầy Huỳnh Thanh
19/10/2019
Mọi phản hồi vui lòng liên hệ:
Họ, tên thí sinh: ……………………………………………….
Số báo danh: …………………………………………………..
Thời gian mở đề: 21:30
Thời gian làm bài: 50 phút, sau 23:59 link đề sẽ đóng và không nhận bài của thí sinh.
Câu 1: Trong sơ đồ Operon Lac, thì vùng khởi động (P) ở gen điều hòa (R) khác gì với vùng khởi động (P) ở
Opêron Lac?

A. Hoàn toàn giống nhau.
B. Khác hẳn nhau.
C. Vùng P ở gen điều hòa khởi động tổng hợp protein ức chế còn vùng P ở Operon khởi động tạo enzyme phân
giải lactozơ.
D. Vùng P ở gen điều hòa khởi động tổng hợp enzyme phân giải lactozơ còn vùng P ở Operon khởi động tổng
hợp protein ức chế.
Câu 2: Một cơ thể đực có bộ NST 2n = 8, được kí hiệu là AaBbDdEe giảm phân tạo giao tử. Nếu trong quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến gen nhưng xảy ra đột biến số lượng NST, trong đó có 8% số tế bào có
cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; các tế bào còn
lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình nói trên tạo ra 32 loại giao tử.
II. Loại giao tử có 3 NST chiếm tỉ lệ 4%.
III. Loại giao tử có kí hiệu AaBDE chiếm 0,5%.
IV. Loại giao tử có kí hiệu Abde chiếm 5,75%.


A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 3: Một cơ thể thực vật bị đột biến thể một (2n – 1) ở NST số 2. Biết rằng cơ thể này vẫn có khả năng giảm
phân bình thường, các giao tử tạo ra đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau, các hợp tử bị đột biến thể
một (2n – 1) vẫn phát triển bình thường nhưng các đột biến thể không (2n – 2) bị chết ngay sau khi thụ tinh.
Tính tỷ lệ theo lý thuyết nếu cơ thể này tự thụ phấn thì trong các cá thể con ở F1 các cá thể bình thường chiếm
tỷ lệ?
A. 3/4.
B. 1/4.
C. 1/2.
D. 1/3.
Câu 4: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit
này có số liên kết hiđro giữa A với T bằng số liên kết hiđro giữa G với X (tính từ bộ ba mở đâu đến bộ ba kết

Trang 1/7


thúc), mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A
và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nucleotit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
A. 718.
B. 359.
C. 539.
D. 179.
Câu 5 : Cho một phân tử mARN sơ khai được phiên mã từ một gen ở sinh vật nhân thực có chứa các đoạn exon
(kí hiệu E, là đoạn mã hóa protein) và intron (kí hiệu I, là đoạn không mã hóa protein) với số lượng nucleotit
(nu) tương ứng như hình vẽ dưới đây:

Biết rằng chỉ có 1 bộ ba mở đầu ở Exon thứ 1 và 1 bộ ba kết thúc ở Exon thứ 5. Quá trình hoàn thiện bản

mARN sơ khai diễn ra trong tế bào bằng cách cắt bỏ các intron và nối các exon lại với nhau. Trong các bản
mARN tạo thành được cho dưới đây, có bao nhiêu bản mARN có thể hoạt động bình thường?
I. E1 – E2 – E5.
II. E1 – E3 – E5.
III. E1 – E4 – E5.
IV. E1 – E2 – E3 – E5.
V. E1 – E2 – E4 – E5.
VI. E1 – E3 – E4 – E5.
VII. E1 – E2 – E3 – E4 – E5.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 6: Một cô gái nhận từ mẹ 2 NST bị đột biến và từ bố 1 NST bị đột biến. Tất cả các NST khác còn lại đều
bình thường. Cho rằng các cặp NST phân li độc lập và tổ hợp tự do và không có trao đổi chéo trong giảm phân.
Biết bộ NST lưỡng bội của người là 2n=46 NST và các NST trong các cặp có cấu trúc khác nhau. Tính tỉ lệ
trứng sinh ra chứa một NST bị đột biến khi các NST bị đột biến này đều là các NST không tương đồng.
A. 16,67%.
B. 12,5%.
C. 37,5%.
D. 87,5%.
Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ là chính xác?
I. Một mARN có thể được dịch mã thành các chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
II. Một gen có thể mã hóa cho nhiều phân tử ARN có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
III. Trên một mARN chỉ có thể có một mã mở đầu và một mã kết thúc.
IV. Một gen có thể mã hóa cho nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.

Câu 8: Giả sử một cặp vợ chồng vô sinh nhiều năm, đi khám và biết được nguyên nhân là do người chồng có
vấn đề. Họ muốn có con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Một kết quả kiểm tra trên 60 tinh
trùng X và 40 tinh trùng Y ở người đàn ông này cho thấy: trong số các tinh trùng X có 90% bình thường và
10% không bình thường (có hình thù kỳ dị như đứt đuôi, hai đầu...), còn trong số các tinh trùng Y có 80% bình
thường và 20% không bình thường. Lấy ngẫu nhiên một tinh trùng và cho thụ tinh với một trứng, xác suất để
nhận được một hợp tử XY là bao nhiêu nếu nó là một hợp tử bình thường?
A. 72%.
B. 32%.
C. 37,2%.
D. 47,1%.
Câu 9: Ở sinh vật nhân sơ, xét 1 đoạn ADN thuộc vùng mã hóa của một gen cấu trúc có tổng số N nucleotit;
1
trên mạch 1 của gen có tổng số nucleotit loại A và T là 20% so với số nucleotit của mạch và A1  T1  X1 .
4
Gen này nhân đôi liên tiếp 4 lần, số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho đoạn gen là M. Trong số các nhận
xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Tổng số liên kết hidro của đoạn gen trên là 1,4N.
II. Hệ thức liên quan giữa M và N là M=6N.
III. X1  0,04.N

Trang 2/7


IV. Khi gen này phiên mã 3 lần liên tiếp với mạch mã gốc là mạch 1 thì số ribonucleotit loại A môi trường cung
1
M.
cấp cho đoạn gen là
25
A. 0.
B. 1.

C. 3.
D. 2.
Câu 10: Ở một loài vi khuẩn, trên phân tử ADN nằm ở vùng nhân, xét các gen H, K, R, P, O, E, F, G. Trong đó
các gen cấu trúc E, F, G thuộc cùng 1 operon với vùng P (promoter) và O (operator) chịu sự điều khiển của gen
R. Trong số các nhận xét được cho dưới đây có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Các gen E, F, G được phiên mã sẽ tạo ra 3 loại mARN khác nhau.
II. Các gen E, F, G có số lần nhân đôi giống nhau và số lần phiên mã khác nhau.
III. Gen R có số lần nhân đôi nhiều hơn số lần nhân đôi của gen E.
IV. Số lần phiên mã của gen R nhiều hơn gen G.
V. Gen H và K có số lần phiên mã bằng nhau và số lần nhân đôi khác nhau.
VI. Khi gen H phiên mã 5 lần thì gen F cũng phiên mã 5 lần.
A. 0.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 11: Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen?
I. Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau bằng con
đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
II. Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di truyền
được sinh sản hữu tính.
III. Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xôma sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình và
không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.
IV. Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của
cơ thể bị xảy ra đột biến.
V. Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 12: Cho phép lai: ♂AaBb × ♀aaBb. Biết rằng các gen phân li độc lập, xét các nhận định sau:

I. Nếu quá trình giảm phân và thụ tinh bình thường, con lai sau khi được tứ bội hoá sẽ có kiểu gen là
AAaaBBBB; AAaaBBbb; AAaabbbb; aaaaBBBB, aaaaBBbb; aaaabbbb.
II. Nếu trong quá trình giảm phân ở bố, một số tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, các hoạt động
khác diễn ra bình thường, ở mẹ giảm phân diễn ra bình thường thì số loại kiểu gen tối đa có thể có ở đời con là
8.
III. Nếu trong quá trình giảm phân ở bố, một số tế bào có cặp Bb không phân li trong giảm phân 1, các hoạt
động khác diễn ra bình thường. Trong giảm phân ở mẹ, một số tế bào có cặp Bb không phân li trong giảm phân
2, các hoạt động khác diễn ra bình thường thì số loại kiểu gen tối đa có thể có ở đời con là 12.
IV. Nếu quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường thì phép lai trên sẽ cho số kiểu gen tối đa ở đời con
là 6.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 0.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Cho cây
mẹ mang kiểu gen Aa lai với cây bố mang kiểu gen aa thu được đời F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân cây
mẹ có 20% số tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, các diễn biến khác diễn ra bình thường, giao
tử dạng (n – 1) không có khả năng thụ tinh. Khi tiến hành đa bội hoá đời F1 thu được các cây lục bội. Xét các
nhận định sau:
I. Trong số các cây đời F1, xuất hiện cây có kiểu gen là Aaa.
Trang 3/7


II. Lục bội hoá các cây F1 sau đó cho các cây lục bội giao phấn ngẫu nhiên với nhau, đời con thu được kiểu
hình: 24 cao: 1 trắng.
III. Lục bội hoá các cây F1 sau đó cho cây lục bội giao phấn với cây mang kiểu gen Aa, tỉ lệ phân li kiểu gen ở
đời con là : 1 AAAa : 4 AAaa : 4 Aaaa: 1 aaaa.
IV. Cây F1 sau khi lục bội hoá sẽ có kiểu gen là AAAaaa.
Có bao nhiêu nhận định đúng ?

A. 0.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 14: Theo dõi quá trình nhân đôi của một đoạn gen, người ta thấy có 100 đoạn Okazaki, 110 đoạn mồi. Tính
theo lý thuyết, trong số các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Đoạn gen trên có có 5 đơn vị nhân đôi.
II. Xét trong một chạc chữ Y, trên mỗi mạch liên tục của đoạn gen đã hình thành 22 đoạn mồi.
III. Phân tử DNA trên có thể xuất hiện ở ty thể của tế bào nhân thực.
IV. Khi phân tử DNA nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số đoạn mồi cần được tổng hợp là 1050 đoạn.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 15: Cho biết bộ nhiễm sắc thể 2n của châu chấu là 24, nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là XX, của
châu chấu đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường để làm tiêu bản nhiễm sắc thể. Trong
các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, có bao nhiêu kết luận
sau đây đúng?
I. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được nhiễm sắc
thể.
II. Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 nhiễm sắc thể kép và tế bào chứa 11 nhiễm sắc thể kép.
III. Nếu trên tiêu bản, tế bào có 23 nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng thì tế bào này đang ở kì giữa I của giảm
phân.
IV. Quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì
của quá trình phân bào.
A. 4.
B. 0.
C. 3.
D. 2.
Câu 16: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy định

prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Gen ban đầu:
3’OH
TAX TTX GGG XXG
5’P
Alen đột biến 1
3’OH
TAX TTX GGG XXA
5’P
Alen đột biến 2
3’OH
TAX ATX GGG XXG
5’P
Alen đột biến 3
3’OH
TAX TTX GGG TXG
5’P
Biết rằng các côđôn mã hóa các axit amin tương ứng là: 5'AUG3': Met; 5'AAG3': Lys; 5'XXX3': Pro; 5'GGX3'
và 5'GGU3': Gly; 5'AGX3': Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự
đoán sai?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi hoặc thay đổi 1 axit amin so với chuỗi pôlipeptit
do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđôn bị thay đổi kể từ điểm
xảy ra đột biến.
III. Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã.
IV. Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
A. 0.
B. 1.
C. 3.
D. 2.


Trang 4/7


Câu 17: Ở một loài động vật, xét cơ thể có kiểu gen

AB CD
ab cd

; cặp NST số 1 mang 2 cặp gen A, a và B, b có

xảy ra hoán vị gen; cặp NST số 2 mang cặp gen C, c và D, d liên kết hoàn toàn.
I. Nếu 20% tế bào sinh dục đực có kiểu gen

AB
ab

xảy ra hoán vị gen trong giảm phân thì tỉ lệ một loại giao tử

hoán vị là 10%.
II. Xét cặp NST số 1, nếu có 1000 tế bào sinh dục đực có kiểu gen

AB
ab

giảm phân, loại giao tử Ab chiếm 10%

thì số tế bào giảm phân xảy ra hoán vị là 400.
III. Xét cặp NST số 2, nếu một tế bào có kiểu gen


CD
cd

không phân ly trong giảm phân II ở cả 2 tế bào sinh ra

từ giảm phân I thì sẽ cho 4 loại giao tử.
IV. Nếu ở một số tế bào sinh dục có cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân II, cặp NST số 2 giảm phân
bình thường thì số loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể là 26.
A. 0.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 18: Ba tế bào sinh giao tử có kiểu gen

Ab
Dd thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình
aB

giảm phân không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ
giao tử dưới đây, có tối đa bao nhiêu trường tỉ lệ giao tử được tạo ra
I. 1: 1.
II. 1: 1: 1: 1.
III. 1: 1: 1: 1: 1: 1.
IV. 1: 1: 2: 2.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 0.
MN
Câu 19: Xét 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa

ở vùng chín của một loài động vật . Biết rằng có nhiều nhất
mn
25% số tế bào tham gia giảm phân xảy ra hoán vị gen. Tỉ lệ giao tử mà 4 tế bào này có thể tạo ra là:
I. 3 : 3 : 1 : 1.
II. 1 : 1 : 1 : 1.
III. 5: 5 : 1 : 1 : 1 : 1. IV. 7 : 7 : 1 : 1.
V. 4 : 4 : 2 : 2 : 1 : 1.
VI. 6 : 6 : 1 : 1 : 1 : 1. VII. 1 : 1.
VIII. 4 : 4 : 3 : 3 : 1 : 1.
Số phương án đúng là:
A. 4.
B. 0.
C. 5.
D. 6.
Câu 20: Một mạch mã gốc của gen cấu trúc trong tế bào nhân thực có trình tự như sau:
3' GAT TAG *TTA AGT XXA AGX 5'
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
I. Nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp G-X thành 1 cặp T-A ở bộ ba số (4) thì cấu trúc bậc 1 của đoạn
polypeptit chỉ thay đổi một axit amin.
II. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp G-X ở bộ ba thứ (2) thì khi đoạn gen này nhân đôi 3 lần, môi trường đã cung
cấp 49 nucleotit loại G.
III. Nếu xảy ra đột biến thêm 1 cặp A-T ở vị trí (*) thì đoạn polypeptit của gen đột biến ngắn hơn so với gen
bình thường.
IV. Trong đoạn gen trên, có tối đa 3 vị trí xảy ra đột biến thay thế 1 cặp nucleotit làm xuất hiện triplet mã hóa
bộ ba kết thúc.

A. 0.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 21: Ở vi khuẩn E. coli, người ta quy ước như sau:
+ Phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa 14N: vi khuẩn loại (1)
Trang 5/7


+ Phân tử ADN ở vùng nhân chứa cả 14N và 15N: vi khuẩn loại (2)
+ Phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa 15N: vi khuẩn loại (3)
Nuôi cấy 500 vi khuẩn loại (1) và 1000 vi khuẩn loại (2) trong môi trường dinh dưỡng có chứa 14N. Sau một số
thế hệ, người ta nhận thấy có 47000 vi khuẩn loại (1). Tiếp tục chuyển các vi khuẩn này sang môi trường có
chứa 15N, sau một số thế hệ người ta thấy có 389000 vi khuẩn loại (3) và không có vi khuẩn loại (1). Trong số
các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Số lần nhân đôi ADN trong môi trường chứa 14N là 5 lần.
II. Số lần nhân đôi trong ADN trong môi trường chứa 15N là 3 lần.
III. Số mạch DNA chỉ chứa 14N ở cuối quá trình là 289 000.
IV. Cuối quá trình, số lượng vi khuẩn loại (2) là 95000.
A. 0.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 22: Xét nghiệm Karyotype là xét nghiệm khảo sát bộ nhiễm sắc thể (NST) trong 1 tế bào. Xét nghiệm
được thực hiện bằng cách nuôi cấy tế bào người trong môi trường đặc biệt. Sau thời gian thích hợp, tế bào được
thu nhận và được nhuộm đặc trưng. Sau khi nhuộm, các cặp nhiễm sắc thể được khảo sát bằng kính hiển vi ở độ
phóng đại 1000 lần và được phân tích, xếp thành bộ hoàn chỉnh bằng phần mềm chuyên dụng. Có một số phát
biểu được cho như sau:
I. Bộ NST của người bình thường bao gồm 23 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính, XX ở người nữ và XY ở
người nam.

II. Bất kỳ một thay đổi nào về số lượng hoặc cấu trúc NST của một người đều có thể dẫn đến các bất thường
trong quá trình phát triển của người đó.
III. Xét nghiệm NST là cách dễ dàng để xác định những rối loạn di truyền phân tử qua một tế bào.
IV. Chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai để tách lấy tế bào phôi cho xét nghiệm Karyotype có thể dự đoán
xem thai nhi có mắc bệnh di truyền nào đó hay không.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 23: Ở một loài sinh vật lưỡng bội có bộ NST lưỡng bội 2n (biết rằng 12 ≤ 2n ≤ 46), theo dõi phân bào diễn
ra bình thường của một tế bào, người ta thu được hình vẽ bên dưới với 3 cặp gen BB, dd và MM.
Trong số các nhận xét được cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Tế bào này đang ở kì giữa của giảm phân I.
II. Kết thúc phân bào, tế bào này tạo được 2 tế bào con có kiểu gen giống nhau.
III. Nếu một nhóm tế lưỡng bội của loài này nguyên phân liên tiếp 3 lần thì môi
trường cung cấp 42 NST đơn chứa các gen B, d và M.
IV. Số loại giao tử tối đa tạo ra từ loài này là 8.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 24: Cho các thông tin sau đây:
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên cùng một phân tử ADN có nhiều chỗ đồng thời chịu tác động của các
enzim tháo xoắn, mỗi chỗ tạo nên một đơn vị nhân đôi.
II. Trong quá trình phiên mã, khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng quá
trình phiên mã.
III. Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một
nhóm riboxom.
IV. Quá trình phiên mã tạo ra ARN và dịch mã tạo ra các chuỗi pôlipeptit cho tế bào, còn quá trình nhân đôi

ADN tạo ra 2 cromatit trong nhiễm sắc thể để chuẩn bị phân chia tế bào.
Trong các thông tin nói trên, số thông tin đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
Trang 6/7


A. 4.
B. 1.
C. 3.
Câu 25: Ở một loài động vật, xét 2 phân tử ADN nằm ở 2 bào quan
khác nhau trong tế bào, trong đó hình 1 là ADN dạng vòng, mạch kép
còn hình 2 là ADN dạng thẳng, mạch kép. Trong số các nhận xét được
cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

D. 2.

I. Phân tử ADN ở hình 1 có thể tồn tại ở bào quan ti thể hoặc lục lạp,
còn phân tử DNA ở hình 2 nằm trong nhân.
II. Các gen M, N, P, Q có số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
III. Các gen D, E, F, G có số lần phiên mã bằng nhau.
IV. Khi gen M nhân đôi 10 lần thì gen D cũng nhân đôi 10 lần.
V. Khi gen M nhân đôi cần tổng hợp đoạn mồi còn khi phiên mã thì không cần sử dụng mồi.
VI. Các gen D, E, F, G có cùng một vùng khởi động.
A. 1.
B. 0.
C. 3.
D. 2.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ CHẤT – SINH HỌC LẦN THỨ 12
CÂU 1
C

CÂU 11
D
CÂU 21
C

CÂU 2
A
CÂU 12
D
CÂU 22
C

CÂU 3
D
CÂU 13
D
CÂU 23
B

CÂU 4
C
CÂU 14
B
CÂU 24
D

CÂU 5
C
CÂU 15
A

CÂU 25
B

CÂU 6
C
CÂU 16
D

CÂU 7
B
CÂU 17
B

CÂU 8
C
CÂU 18
A

CÂU 9
C
CÂU 19
A

CÂU 10
B
CÂU 20
D

Trang 7/7




×