Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Luận án phó Tiến sĩ Khoa học ngữ văn: Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 208 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÊ THU YẾN

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ

: 50433

LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :
MAI QUỐC LIÊN
Phó Tiến sĩ - Phó Giáo Sƣ

TP. Hồ Chí Minh 1997


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thống kê nêu
trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất k ỳ công trình nào khác.

Lê Thu Yến


MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẢN THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN DU ............................................................................................................................ 8
1.1. Quá trình thu thập di cảo thơ chữ Hán Nguyễn Du ............................................ 9
1.2. Tình trạng các văn bản hiện có ......................................................................... 11
1.3. Cách sắp xếp cụ thể từng phần ........................................................................ 15
1.4. Sự sai biệt về từ ngữ ......................................................................................... 20
1.5. Sự khác biệt về vấn đề dịch nghĩa ................................................................... 28
CHƢƠNG II: KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN DU: HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI, THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT .............................................................................. 41
2.1. Hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời ................................................................ 41
2.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................... 81
2.3. Không gian nghệ thuật ...................................................................................... 97
CHƢƠNG 3 : KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN
DU: NGÔN NGỮ .................................................................................................................. 117
3.1. Câu thơ: ........................................................................................................... 118
3.2. Từ ngữ: ............................................................................................................ 137
3.3. Từ những đặc điểm nghệ thuật trên đi vào phân tích một bài thơ cụ thể: Long
thành cầm giả ca ................................................................................................................ 179
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 183
THƢ MỤC THAM KHẢO........................................................................................ 186


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thơ chữ Hán là một bộ phận sáng tác quan Trọng của Nguyễn Du, một nhà thơ lớn
của dân tộc ta. Nghiên cứu, khảo sát về thơ chữ Hán Nguyễn Du là một công việc cần thiết và

là một vinh hạnh cho ngƣời đi sau. So với truyện Kiều, thơ chữ Hán ít đƣợc giới nghiên cứu
quan tâm. Có một số công trình đã đề cập đến tƣ tƣởng, quan niệm... của tác giả qua nội dung
thơ chữ Hán. Các công trình này thƣờng nhằm mục đích giúp minh hoạ và soi sáng cho cuộc
đời của tác giả Truyện Kiều hơn là xem thơ chữ Hán nhƣ một đối tƣợng nghệ thuật cần
nghiên cứu. Nhƣ vậy các công trình trên chủ yếu mới tiếp cận từ góc độ nội dung tƣ tƣởng
tập trung ở một số bài thơ tiêu biểu. Trong khi con số 250 bài thơ là con số không nhỏ đối với
một nhà thơ. Hơn nữa Nguyễn Du là một nhà thơ nổi tiếng với lòng nhân ái bao la, yêu đời
thƣơng ngƣời, mà thơ chữ Hán là những mẫu chuyện tâm tình của chính tác giả, không phải
ai khác,thì chắc chắn những cảm hứng nghệ thuật ấy còn chất chứa bao điều, nếu chúng ta có
dịp đi sâu.
Việc giảng dạy trong trƣờng Đại học cũng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đối với bộ
phận sáng tác quan trọng này. Nếu chỉ có Truyện Kiều và đôi nét về tác giả qua thơ chữ Hán
có lẽ sẽ còn nhiều thiếu sót. Đi tìm một hệ thống giải mã tƣơng đối hữu hiệu cho thế giới
nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du nhằm phục vụ trực tiếp cho giảng dạy cũng là vấn đề
mang tính cấp thiết.
Bên cạnh đó, còn có sự say mê hứng thú của ngƣời viết đối với một vùng đất nghệ
thuật mênh mông chƣa đƣợc cày xới bao nhiêu và tham vọng hiểu hết, thấu hết bao điều còn
tiềm ẩn trong thế giới nghệ thuật đầy màu sắc kia. Tất nhiên khả năng hạn chế trƣớc tham
vọng to lớn, nhƣng ngƣời viết vẫn nghĩ nếu thực hiện đƣợc tốt đề tài này một là sẽ đóng góp,
bổ sung những hiểu biết về một tác giả lớn, hai là có thể giúp cho việc mở rộng hƣớng giảng
dạy ở nhà

1


trƣờng Đại học. Đó cũng là lý do của việc thực hiện đề tài: Khảo sát một số đặc điểm nghệ
thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du.

2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Luận án tổng hợp kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc về thơ chữ Hán

Nguyên Du, ghi nhận những nét khái quát đã đƣợc nêu ra.
2.2. Luận án bƣớc đầu thể nghiệm hƣớng tiếp cận mới giúp khám phá hiểu biết sâu
hơn và có thể nghiên cứu tiếp thơ chữ Hán Nguyễn Du trên những phƣơng diện khác.
2.3. Luận án mở ra một phạm vi rộng hơn, phục vụ cho việc giảng dạy thơ chữ Hán
Nguyễn Du ở trƣờng Đại học.

3. Lịch sử vấn đề:
Thơ chữ Hán Nguyễn Du từ trƣớc đến nay cũng có một số nhà nghiên cứu quan tâm,
tuy số lƣợng không nhiều. Có 3 hƣớng nghiên cứu:
Hướng đi vào văn bản: hƣớng này có các bài nghiên cứu nhƣ sau :
- "Một vài ý kiến về tập thơ chữ Hán Nguyễn Du" - Trƣơng Chính - Tạp chí Văn học
số 8 năm 1962.
- "Mấy ý kiến về bản dịch thơ chữ Hán Nguyễn Du" - Đỗ Văn Hỷ - Tạp chí Văn học
số 12 năm 1966.
- "Một vài ý kiến nhỏ trong việc sƣu tầm và dịch thơ chữ Hán Nguyễn Du - Lê
Thƣớc" - Tuần báo Văn nghệ số 133 (12.1 1.1965).
Các bài viết này tập trung đi sâu vào việc tìm kiếm một văn bản tốt nhất, đúng nhất.
Hướng đi vào nội dung: tuy chƣa có những công trình lớn nhƣng cũng có một số công
trình có giá trị.
- Bài viết "Con ngƣời Nguyễn Du qua thơ chữ Hán" - Xuân Diệu, trong cuốn "Các
nhà thơ cổ điển Việt Nam" nhà xuất bản Văn học năm 1987.

2


- Bài viết "Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự của nhà thơ" - Nguyễn Lộc, trong cuốn
"Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX", nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
1978.
- Bài viết "Tâm hồn Nguyễn Du qua thi văn chữ Hán và chữ Quốc âm" - Nguyễn
Đăng Thục, trong cuốn "Thế giới thi ca Nguyễn Du", Nhà xuất bản Kinh Thi, Sài Gòn 1971.

- Bài viết "Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán" - Hoài Thanh, trong
cuốn "Phê bình và tiểu luận" Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1960.
- Bài viết "Tìm hiểu thơ chữ Hán" - Nguyễn Huệ Chi. Tạp chí văn học số 11-1965,
- Bài viết "Nguyễn Du qua thơ chữ Hán" - Lê Đình Kỵ, Kiến thức ngày nay số 301988.
- Bài viết "Nguyễn Du nhƣ một huyền thoại" - Thanh Lãng, Tạp chí Nghiên cứu Văn
học - Số 4, 5, 6 -1971.
- Bài viết "Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán" - Đào Xuân Quý. Tuần báo Văn
nghệ số 133 (12.1.1965).
Những công trình này thƣờng đi vào một số bài thơ tiêu biểu cho lòng yêu thƣơng con
ngƣời, sự phê phán kẻ ác, kẻ xấu, và tâm tình của nhà thơ. Bài viết của Thanh Lãng đặc biệt
quan tâm đến tâm lý nhiều mặt của Nguyễn Du, ông khai thác thơ chữ Hán tƣơng đối sâu. Bài
viết của Nguyễn Lộc có tính chất đúc kết về cuộc đời và tâm sự của nhà thơ, phạm vi khai
thác thơ chữ Hán cũng khá rộng... Bài viết của Xuân Diệu mang tính chất cảm thụ nhiều hơn
là kiến giải một điều gì đó. Một số lƣợng lớn thơ chữ Hán đƣợc ông đề cập đến...
Hướng đi vào từng bài thơ cụ thể: có một số bài viết đi theo hƣớng này.
- "Nguyễn Du với Đỗ Phủ" - Mai Quốc Liên - Trong cuốn "Trƣớc đèn" Nhà xuất bản
Văn nghệ TP.HCM, 1992.

3


- Lời bình về một số bài thơ chữ Hán nhƣ: Độc Tiểu Thanh Ký, Mộng đắc thái liên,
Ký mộng, Vọng phu thạch... của Lƣu Trọng Lƣ trong tập Tiểu luận về Nguyễn Du "Nhật ký
đọc Kiều" Nhà xuất bản Hội Nhà văn Hà Nội, 1995.
- "Sự đồng cảm của Nguyễn Du với Thôi Hiệu qua hai bài thơ về lầu Hoàng Hạc" Nguyễn Huy Quát - Kiến thức ngày nay số 91.
- "Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du" - Trần Đình Sử Văn nghệ số 28 (10-7-1993).
- Cần phải tìm hiểu chính xác hơn bài “Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du" - Nguyễn
Quảng Tuân - Tạp chí Hán Nôm số 1 - 1994).
- "Về lời dịch Độc Tiểu Thanh ký" - Nguyễn Đình Chú. Văn nghệ số 24 (12.6.1993).


Hƣớng đi này thƣờng là để tranh luận một vấn đề chƣa nhất trí hoặc có cảm hứng
riêng đối với một số bài thơ.
Tóm lại, một số công trình không nhiều lắm đã đề cập đến thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Trong đó chủ yếu các tác giả chú trọng về mặt nội dung, khai thác tâm tình, tƣ tƣởng để lý
giải về con ngƣời và cuộc đời Nguyễn Du.
Nhìn chung, có thể nói những đặc điểm nghệ thuật của thơ chữ Hán hầu nhƣ là một
vấn đề chƣa đƣợc đề cập tới một cách toàn diện, có hệ thống và chƣa đƣợc khai thác sâu. Một
số bài viết trên chỉ một phần nhỏ là tiếp cận đối tƣợng từ góc độ nghệ thuật.
Tiếp thu những công trình trên, ngƣời viết đặt vấn đề nghiên cứu những đặc điểm
nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du trên một số phƣơng diện nổi bật. Tất nhiên không thể
khai thác hết vùng đất nghệ thuật mênh mông này đây chỉ mới là bƣớc đầu thể nghiệm. Có
thể có những công trình lớn lao hơn về sau.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận án khảo sát toàn bộ 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du qua các tập thơ: Thanh
Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn trong những vấn đề liên quan đến văn bản trong
một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật đƣợc tìm thấy nhƣ: hình tƣợng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ
thuật.. Có những phƣơng diện về nghệ thuật khác nhƣ thể loại, kết cấu, giọng điệu... ngƣời
viết chƣa có điều kiện để đề cập tới. Hy vọng những công trình kế tiếp sẽ thực hiện đƣợc đầy
đủ hơn.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện qua các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp loại hình, phƣơng pháp cấu trúc, phƣơng pháp so sánh... kết hợp với các thao
tác : phân loại, thống kê, phân tích và đối chiếu so sánh.
Các phƣơng pháp này đƣợc dùng xuyên suốt ở các chƣơng.

Đầu tiên là phân loại đối tƣợng, tiếp theo là thống kê các yếu tố có tính chất lặp đi lặp
lại nhiều lần, tính tỷ lệ các yếu tố đó. Sau đó, ở từng loại, khảo sát theo những phƣơng diện
khác nhau (hình tƣợng, ngôn ngữ...) kết hợp phân tích từng đối tƣợng, khái quát lại để rút ra
những luận điểm quan trọng mang tính quan niệm.
Trong quá trình khảo sát, nhận xét đánh giá đối tƣợng, ngƣời viết còn so sánh đối
chiếu từng phƣơng diện với tác phẩm của các tác giả khác để làm rõ thêm những đặc điểm
nghệ thuật của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

6. Những đóng góp mới của luận án:
6.1. về mặt khoa học:
Thông qua việc thống kê phân loại những điểm khác nhau giữa các văn bản thơ chữ
Hán Nguyễn Du đã có từ trƣớc, luận án góp thêm một số ý kiến về cách sắp xếp tác phẩm
theo thứ tự thời gian sáng tác, về phiên âm và dịch nghĩa... với

5


mong muốn có đƣợc một văn bản chính xác và thống nhất. Đồng thời luận án cũng đi sâu vào
khảo sát từng phƣơng diện trong thế giới nghệ thuật chữ Hán Nguyễn Du rút ra đƣợc những
nét đặc sắc độc đáo về quan niệm nhân sinh, về sáng tạo nghệ thuật của một tác giả lớn.
6.2. Về mặt ứng dụng thực tiễn
Từ những kết quả khoa học đạt đƣợc có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy vào lĩnh
vực tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm thơ chữ Hán Nguyễn Du.

7. Kết cấu luận án
Phần mở đầu.
Chương 1: Những vấn đề liên quan đến văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du.
1.1. Quá trình thu thập di cảo thơ chữ Hán Nguyễn Du
1.2. Tình trạng văn bản hiện có.
1.3. Cách sắp xếp cụ thể từng phần trong các văn bản.

1.4. Sự sai biệt về từ ngữ trong các văn bản.
1.5. Sự sai biệt về vấn đề dịch nghĩa trong các văn bản.
Chương 2: Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du: hình tƣợng
nghệ thuật về con ngƣời, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật
2.1. Hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời
2.1.1.Con ngƣời lãng mạn.
2.1.2. Con ngƣời âu lo.
2.1.3. Con ngƣời đau khổ.
2.2. Thời gian nghệ thuật
2.2.1. Thời gian úa tàn
2.2.2. Thời gian ký ức.
2.2.3. Thời gian - khoảnh khắc.
2.3. Không gian nghệ thuật

6


2.3.1. Không gian nhỏ hẹp
2.3.2. Không gian rộng lớn
Chương 3: Khảo sát đặc điểm nghệ thuật thớ chữ Hán Nguyễn Du : ngôn ngữ
3.1. Câu thơ.
3.1.1. Câu trần thuật
3.1.2. Câu nghi vấn
3.1.3. Câu cầu khiến
3.1.4. Câu cảm thán
3.1.5. Câu đảo trang
3.2. Từ ngữ
3.2.1. Hƣ từ
3.2.2. Từ tự xƣng
3.2.3. Từ mang sắc thái biểu cảm

3.2.4. .Từ mang ý nghĩa triết lý.
3.2.5. Từ đặc biệt thƣờng thấy.
3.3. Từ những đặc điểm nghệ thuật trên đi vào phân tích một bài thơ cụ thể: Long
Thành Cầm giả ca.
Phần kết luận.

7


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VĂN BẢN THƠ
CHỮ HÁN NGUYỄN DU

Đầu thế kỷ XX, khi giới nghiên cứu nhận thấy cần phải tập hợp lại những trƣớc tác
của các tác giả ở các thế kỷ trƣớc để lƣu giữ cho ngƣời đời sau, thì họ vấp phải khó khăn do
những nguyên nhân sau: một là các nhà thơ xƣa sáng tác không với mục đích lƣu danh. Họ
sáng tác là để giải trí, để nói chí không phải để trở thành ngƣời có tên tuổi. Hai là do quan
niệm "văn chương công khí" sách vở đƣợc xem nhƣ của chung. Chuyện "bản quyền", chuyện
"trung thành với nguyên tác", nhiều khi không hệ trọng. Một ngƣời nào đó ghi chép tác phẩm
của mình hoặc của kẻ khác truyền lại cho thế hệ sau. Thế hệ sau tự ý sửa chữa thêm bớt
những gì chủ quan cho là cần thiết và truyền lại cho thế hệ sau nữa. Cái của ngƣời lƣu truyền
nghiễm nhiên nhập vào cái lƣu truyền. Với phƣơng thức tiếp nhận lƣu truyền nhƣ vậy, tên tác
giả dễ bị thất lạc hoặc dễ lẫn lộn giữa tác giả này và tác giả khác. Có khi còn trở thành công
trình của tập thể nhiều thế hệ. Ba là văn bản cũ bị hƣ hỏng, bị hủy hoại mất mát rất nhiều.
Khi thì do chiến tranh sách vở bị cháy, bị cƣớp... khi thì do hành động trả thù của vua chúa
phong kiến nhƣ việc thủ tiêu các tác phẩm của Nguyễn Trãi và Cao Bá Quát, lúc hai ông bị
hại, thái độ ghét bỏ của triều Nguyễn đối với các sáng tác của họ Trịnh hoặc những ngƣời
cộng tác với Tây Sơn... Cũng có khi công tác lƣu trữ chƣa tốt… Ngoài ra còn những việc linh
tinh nhƣ việc các nhà thơ thƣờng không ghi lại năm tháng sáng tác, do đó ngƣời đời sau rất
khó xác định tác phẩm ra đời vào thời điểm nào, việc sắp xếp thứ tự sáng tác của một tác giả,
việc dịch thuật cũng gặp phải rất nhiều khó khăn.

Một vấn đề khác nữa có quan hệ đến việc tồn tại của các văn bản, đó là các tác phẩm
chữ Hán. Công văn giấy tờ hoặc các sáng tác bằng chữ Hán thƣờng

8


đƣợc lƣu hành trong giới trí thức. Đại bộ phận nhân dân không tiếp cận đƣợc, do đó không
đƣợc phổ biến rộng rãi. Nếp nghĩ "Nôm na là cha mách qué" là một quan niệm đối với ngƣời
trí thức phong kiến, nhƣng đối với nhân dân thì ngƣợc lại cái gì quen thuộc thân thiết sẽ đƣợc
họ tiếp nhận một cách ƣu ái, bền lâu và nhanh chóng lan rộng. Thơ chữ Hán dù đƣợc tôn
trọng đề cao nhƣng nó khá xa lạ đối với đông đảo nhân dân vì thế nó nhanh chóng đi vào
quên lãng. Điều này cũng cắt nghĩa đƣợc vì sao Truyện Kiều và Văn Chiêu Hồn đƣợc đông
đảo nhân dân biết đến, ca tụng và lƣu truyền, trong khi cả ba tập thơ chữ Hán, một công trình
quy mô nhƣ vậy mà lại ít đƣợc quan tâm. Thơ chữ Hán của các tác giả khác cũng vậy.
Với những nguyên nhân chung đã nói ở trên, thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng không có
đƣợc một biệt đãi nào dù ông đƣợc tôn vinh là bậc thầy về thơ. Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng vẫn nằm ở dạng bản thảo không ai chú ý đến việc khắc
in lƣu giữ. Nhiều bài nghiên cứu có nhắc đến việc vua Tự Đức lúc bấy giờ có quan tâm đến
những sáng tác của Nguyễn Du nên có xuống lệnh cho quan tỉnh Nghệ An thu thập di cảo
đem về kinh đô Nhƣng đem về kinh đô cũng chỉ để cho Vua xem riêng chứ Vua không ra
lệnh cho khắc bản. Sau này tập hợp lại đƣợc các sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du cũng là
nhờ công lao ý thức bảo vệ tài sản dân tộc của một số cá nhân.

1.1. Quá trình thu thập di cảo thơ chữ Hán Nguyễn Du:
- Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền thì Nguyễn Du có để lại ba tập thơ chữ Hán là
Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục và một quyển sử là Lê quý
kỷ sự. Riêng quyển sử về sau ngƣời ta biết không phải là của Nguyễn Du mà là của Nguyễn
Thu ở cuối đời Minh Mệnh, do hai chữ Thu (

) và Du (


) giống nhau nên ngƣời chép

gia phả nhầm là của Nguyễn Du. Về ba tập thơ theo cụ Đào Duy Anh thì đã bị thất lạc một
phần, chính nhà họ ở Tiên Điền cũng không giữ đƣợc tập nào. Cụ nghè Nguyễn Mai là cháu

9


họ xa Nguyễn Du cũng chỉ giữ đƣợc một tập thơ đề là "Nguyễn Gia phong vận tập" trong đó
có chép đƣợc mấy chục bài thơ của Nguyễn Du cùng với thơ của nhiều ngƣời khác trong họ
trƣớc Nguyễn Du và đồng thời với Nguyễn Du.
- Bảo Đại thƣ viện là nơi chứa phần nhiều sách vở ở Nội các đem ra cũng không có di
cảo nào là của Nguyễn Du.
- Thƣ viện Viễn Đông bác cổ chỉ có một tập "Bắc Hành tạp lục" gồm những bài thơ
Nguyễn Du làm lúc đi sứ.
- Hai ông Lê Thƣớc và Phan Sĩ Bàng trong khi đi tìm tƣ liệu để viết tiểu sử Nguyễn
Du có chú ý đến thơ chữ Hán, tìm trong đó các chi tiết về cuộc đời nhà thơ và các ông đã tìm
đƣợc một số trong các tập thơ trên. Tuy nhiên do không phải mục đích biên soạn lại công
trình của Nguyễn Du nên các ông không dịch và công bố.
- Tạp chí Nam Phong trong số 161 năm 1931 ở phần chữ Hán có đăng 13 bài thơ chữ
Hán của Nguyễn Du trong bài "Tiên Điền Nguyễn Du tiên sinh di trƣớc".
- Ông Đào Duy Anh đƣợc một ngƣời bạn ở Vinh cho mƣợn một tập thơ đề là Thanh
Hiên thi tập, đó là một tập sách chép lại bằng chữ thảo. Theo ông, các đề mục ghi trong sách
này không đúng với nội dung, vì trong ấy có 65 bài làm từ khi Nguyễn Du trốn tránh ở quê
vợ tại Quỳnh Côi, sau cuộc cần Vƣơng thất bại. đến khi ra làm quan ở Bắc dƣới triều Gia
Long có lẽ là thuộc về Thanh Hiên tiền tập, 55 bài làm khi đi sứ sang Trung Quốc thuộc về
tập Bắc Hành tạp lục và 11 bài có lẽ là thuộc về Thanh Hiên hậu tập (tất cả là 131 bài).
- Các ông Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh có sƣu tầm đƣợc một quyển chép tay
ký hiệu HVE - 50 ở tủ sách của Vụ Bảo tồn (Bộ văn hóa) vốn thu thập lại từ nhiều địa

phƣơng khác nhau trong thời gian cải cách ruộng đất (1953-1955). Quyển này gồm 3 tác
phẩm Hữu liễu thi tập (chƣa rõ tác giả); Minh Quyết thi tập của Nguyễn Hành và Thanh Hiên
thi tập của Nguyễn Du. Các ông đã lấy

10


96 bài trong số hơn 100 bài ở tập này, 5 bài ở Nam Phong tạp chí và 1 bài ở Khảo luận Kim
Vân Kiều của Đào Duy Anh để cho ra đời tập thơ chữ Hán Nguyễn Du đầu liên [44].
- Hai ông Lê Thƣớc và Trƣơng Chính đã sƣu tầm đƣợc một bản sao chụp ảnh do một
kiều bào ở Pháp gởi cho gồm 38 bài. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, hai
ông đã tập hợp lại tất cả sáng tác thơ chữ Hán đã có từ trƣớc đến giờ cùng với 38 bài mà hai
ông mới có đƣợc để cho ra đời tập thơ chữ Hán Nguyễn Du với số lƣợng 249 bài với sự có
mặt của cả ba tập thơ: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắt hành tạp lục. Đặc biệt có
Nam Trung tạp ngâm bấy lâu chƣa tìm thấy chỉ thấy ghi trong Thƣ viện Khoa học Trung
ƣơng mà thôi.

1.2. Tình trạng các văn bản hiện có:
• "Thơ chữ Hán Nguyễn Du" của Bùi Kỷ, Phan Võ, Nguyễn Khắc Hanh Khổ sách 16
x 24, 152 trang, in tại nhà in Hoàn Cầu, số 12 Nguyễn Thiện Thuật Hà Nội năm 1959. Sách
gồm 102 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du đƣợc chia theo 3 thời kỳ.
- Thời kỳ nhà Lê gồm 28 bài
- Thời kỳ làm quan triều Nguyễn gồm 24 bài.
- Thời kỳ đi sứ Trung Quốc gồm 50 bài.
• "Thơ chữ Hán Nguyễn Du" của Lê Thƣớc, Trƣơng Chính sƣu tầm, chú thích, phiên
dịch, sắp xếp; các ông Phạm Khắc Khoan, Ngô Ngọc Can, Vũ Tan Tập, Nguyễn Văn Tú,
Nguyễn Hữu Bổng, Trần Thanh Mai, Vũ Mộng Hùng Nguyễn Xuân Tảo, Huỳnh Tạo dịch
thơ. Nguyễn Sĩ Lâm hiệu đính, Trƣơng Chính giới thiệu. Sách khổ 14 x 22, 573 trang, nhà
xuất bản Văn học Hà Nội năm 1965 gồm 249 bài thơ chia theo tên của từng tập thơ. Riêng
tập Thanh Hiên đƣợc chia làm 3 giai đoạn: Mƣời năm gió bụi (1786-1795) gồm 27 hài. Dƣới

chân núi Hồng (1796-1802) gồm 33 bài, Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804) gồm 18 bài

11


Nhƣ vậy Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, Nam Trung tạp ngâm gồm 40 bài và Bắc hành tạp
lục gồm 131 bài. Mục lục sách này đề lên bài thơ theo thứ lự A, B, c không ghi theo thứ tự
các tập thơ. Cuối sách có phần phụ lục chữ Hán.
• "Thơ chữ Hán Nguyễn Du" cũng của Lê Thƣớc, Trƣơng Chính sƣu tầm, chú thích,
phiên dịch, sắp xếp. Các ông Phạm Khắc Khoan, Ngô Ngọc Can, Vũ Tam Tập, Nguyễn Văn
Tú, Nguyễn Hữu Bổng, Trần Thanh Mai, Vũ Mộng Hùng, Nguyễn Xuân Tảo, Hoàng Tạo
dịch thơ; Nguyễn Sĩ Lâm hiệu đính. Trƣớng Chính giới thiệu. Cuốn này căn bản không khác
cuốn trên, đƣợc in lại lần thứ hai, nhà xuất bản văn học năm 1978. Khổ sách 13 x 19. Sách
cũng gồm 249 bài, 468 trang. Cũng đƣợc chia theo tên các tập thơ không thay đổi. Riêng
phần mục lục thì đƣợc sắp xếp theo các tập thơ chứ không theo thứ tự A, B, c nhƣ bản trƣớc.
Và bản in lại lần hai này không có phần phụ lục chữ Hán.
• "Tuyển tập thơ Hán Việt" của Đông Xuyên, Nhà xuất bản Cảo Thơm năm 1972.
Nguyễn Mƣu Lê viết lời tựa. Sách chọn lọc một số tác phẩm tiêu hiểu của nhiều nhà thơ.
Trong đó có thơ chữ Hán Nguyễn Du. Tác giả đã dành ra 45 trang, khổ 14 - 20 để trích giới
thiệu với độc giả 18 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Cách sắp xếp: bản chữ Hán, phiên âm,
dịch thơ, không có phần dịch nghĩa, 18 bài có rãi rác trong ba tập nhƣng chủ yếu là những bài
thơ có ở Thanh Hiên.
• "Tố Nhƣ thi" do Quách Tấn dịch nghĩa và dịch thơ. Thi Vũ trình bày bìa. Nhà xuất
bản An Tiêm, Sài Gòn năm 1973, khổ sách 14x20, 255 trang, sách gồm 72 bài, cũng đƣợc
chia theo từng tập thơ. Thanh hiên thi tập 30 bài, Nam Trung thi tập 20 bài, Bắc Hành tạp lục
22 bài. Riêng tập Thanh Hiên thi tập tác giả chia ra ba thời kỳ.
- Mƣời năm đất khách (1786-1975)
- Sáu năm quê nhà (1796-1802)
- Làm quan Bắc Hà (1802-1804)


12


Theo tác giả thì ông đã có trong tay 245 bài do ngƣời bạn là Thi Vũ sao chụp trong
thƣ viện ở Paris (Thanh Hiên 75 bài, Nam Trung 40 bài, Bắc Hành 130 bài) nhƣng do điều
kiện này khác nên ông không phiên dịch tất cả mà chỉ lựa chọn một số bài tiêu biểu. Các bài
thơ đƣợc sắp xếp theo trình tự: bản phiên âm, phần chữ Hán, dịch nghĩa, chú thích và dịch
thơ.
• "Thơ chữ Hán Nguyễn Du" do Đào Duy Anh sắp xếp, dịch nghĩa, chú thích, Nguyễn
Kim Hƣng hoàn chỉnh bản dịch, biên soạn. Các Ông Đào Duy Anh, Ngô Ngọc Can, Nguyễn
Huệ Chi, KD, Nguyễn Khắc Hanh, Đỗ Văn Hỷ, Bùi Kỷ, Phạm Khắc Hoan, Trần Thanh Mai,
Nguyễn Vũ My, Nguyễn Xuân Tảo, Quách Tấn, Vũ Tam Tập, Lê Thƣớc, Nguyễn Văn Tú,
Trần Lê Văn, Phan Võ. Các bà Phạm Tú Châu, Kim Hƣng, Trần Thị Băng Thanh dịch thơ.
Xuân Diệu viết lời giới thiệu, Nguyễn Kim Hƣng viết lời để dẫn, Đào Duy Anh viết phần
phàm lệ. Sách khổ 13x19, 452 trang. Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, 1988. Sách đƣợc chia
theo từng tập thơ. Tập Thanh Hiên gồm 79 bài, Nam trung tạp Ngâm gồm 40 bài, Bắc hành
tạp lục gồm 130 bài. Sách không có phụ lục chữ Hán. Phần chú thích để riêng phía cuối sách.
Mục lục ghi theo tên từng tập thơ.
• "Nguyễn Du toàn tập" gồm 2 tập, Tập I Thơ chữ Hán do Mai Quốc Liên phiên âm,
dịch nghĩa, chú thích với sự cộng tác của Nguyễn Quảng Tuân, Ngô Linh Ngục, Lê Thu Yến.
Tập II Truyện Kiều (Đoạn trƣờng tân thanh) do Nguyễn Quảng Tuân khảo đính và chú giải.
Sách khổ 14,5 x 20,5. Cả 2 tập dày 1058 trang. Nhà xuất bản Văn học, Trung tâm nghiên cứu
Quốc học 1996. Tập I thơ chữ Hán, phần dịch thơ, ngoài Ngô Linh Ngọc còn có một số bài
dịch của Đào Duy Anh, Ngô Ngọc Can, Huy Cận, Bùi Hanh Cẩn, Phạm Tú Châu, Giản Chi,
Xuân Diệu, Bảo Định Giang, Nguyễn Khắc Hạnh, Tế Hanh, Dũng Hiệp, Đỗ Văn Hỷ, Phạm
Khắc Khoan, Bùi Kỷ, Mai Quốc Liên, Trần Thanh Mai, Hải Nhƣ, Viễn Phƣơng, Quách Tấn,
Vũ Tam Tập, Nguyễn Quang Tuân, Trần Thị Băng Thanh, Hoàng Trung Thông, Lê Thƣớc,
Lê Thu Yến, Trần Lê Văn, Phan Võ.

13



Sách đƣợc chia theo từng tập thơ. Thanh Hiên gồm 78 bài, Nam Trung gồm 40 bài, Bắc hành
gồm 132 bài (Trong tập Bắc Hành có thêm 1 bài do ông Mai Quốc Liên phát hiện, đó là bài
Lỗi Dƣơng Đỗ Thiếu Lăng Mộ II). Cách sắp xếp: chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ,
chú thích. Sách có 2 mục lục: một là sắp xếp theo từng tập thơ, hai là theo thứ tự A, B, C. Có
kèm bản đồ đi sứ, bản tấu trình của Nguyễn Du, niên biểu Nguyễn Du.
• "192 Bài thơ chữ Hán của Nguyên Du" do Bùi Hạnh Cẩn biên dịch và chú thích.
Sách này có đặc điểm là do một ngƣời lựa chọn, biên soạn, dịch thuật. Sách cũng không theo
hƣớng đi của các tác giả trƣớc. Không có phần chữ Hán, không có phần dịch nghĩa, chỉ có
phần phiên âm, dịch thơ và chú thích. Sách làm chủ yếu để thƣởng thức không phải để nghiên
cứu. Sách in 1000 cuốn, khổ 13 x 19. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 1996. Mục lục theo
thứ tự A, B, C.
Qua 8 văn bản trên chúng ta thấy đã khá đầy đủ dựng lên diện mạo của dòng thơ chữ
Hán Nguyễn Du. Trƣớc đây chúng ta thƣờng nói đến Truyện Kiều và Văn Chiêu Hồn, nay
chúng ta có thêm 250 mẫu chuyện tâm tình để hiểu kỹ và sâu hơn con ngƣời Nguyễn Du. Tuy
số lƣợng của các văn bản không đồng đều nhƣng đã có những dấu hiện cho thấy số lƣợng
hiện có là chính xác, không lẫn lộn với các tác giả khác. Ông Đào Duy Anh đƣợc một ngƣời
bạn ở Vinh cho mƣợn tập thơ đề là Thanh Hiên thi tập gồm 131 bài. Ông Lê Thƣớc và
Trƣơng Chính thu thập đƣợc cả 249 bài. Ông Quách Tấn ở miền Nam cũng đƣợc ngƣời bạn
là Thi Vũ gửi tăng một tập thơ sao chụp đƣợc từ Thƣ viện Paris gồm 245 bài... nhƣ thế số
lƣợng không chênh lệch nhau nhiều lắm, chúng ta có thể an tâm với nó. 249 bài thơ cùng với
một bài do PTS. Mai Quốc Liên tìm đƣợc và công bố lần đầu ở Tập Tiểu luận văn học "Dƣới
gốc me vƣờn Nguyễn Huệ " [51:128]. Đó là bài "Lỗi Dƣơng Đỗ Thiếu Lăng Mộ II" đƣợc ghi
theo ký hiệu của Bắc Hành tạp lục A.1495- Thƣ viện KHXH Hà Nội và nó đã góp mặt trong
sách "Nguyễn Du toàn tập" để chúng ta có đƣợc con số tròn, thật đẹp, 250 bài thơ chữ Hán.
Sự

14



sắp xếp giữa các tập thơ nhƣ tập Thanh Hiên tác giả làm vào khoản 1786-1802 gồm 3 phần
mở nhỏ: mƣời năm gió bụi, Dƣới chân núi Hồng, Làm quan triều Nguyễn, Tập Nam Trung
tác giả làm vào khoảng 1805-1812 chia theo 2 giai đoạn: 5 năm đầu làm quan ở Huế, 4 năm
sau làm Cai bạ ở tỉnh Quản Bình, Tập Bắc Hành làm trong thời gian đi sứ năm 1813. Các giai
đoạn này đều ứng khớp với tiểu sử cuộc đời ông còn ghi lại trong gia phả. Nhƣ vậy, phần thơ
chữ hán sẽ giúp chúng ta bổ túc đầy đủ hồ sơ về cuộc đời của một ngƣời làm vinh quang thơ,
vinh danh con ngƣời ( chữ dùng của Mai Quốc Liên).

1.3. Cách sắp xếp cụ thể từng phần trong các tập thơ:
1.3.1. Sự khác nhau giữa các văn bản đã có :
Ở đây chúng ta sẽ không đề cập đến bản A, C, D, E, H (Bản A, viết tắt của bản Bùi
Kỷ, Phan Võ, Nguyễn khắc Hạnh. Bản C, Viết tắt của bản Lê Thước, Chương chính in lần 2.
Bản D, viết tắt của Đông Xuyên. Bản E, viết tắt của Quách Tấn). Vì các bản này đều không
đầy đủ. Chúng ta cũng không đề cập đến bản G (Bản G, viết tắt của bản Mai Quốc liên) vì
chúng tôi đã khảo sát các văn bản kia trƣớc khi văn bản G ra đời. Hơn nữa quan điểm của
chúng tôi, tất cả là ở bản G nên ở đây chỉ tập trung chú ý vào 2 bản B và F ( Bản B, viết tắt
của bản Lê Thước. Trương chính in lần I. Bản F, viết tắt của bản Đào Duy Anh) vì đây là hai
văn bản có nhiều hƣớng nhìn ngƣợc và đồng thời cũng tiêu biểu cho hai cách dịch diễn đạt
lƣu loát tài hoa và ngắn gọn, chắc, khỏe, sát nghĩa.
Bản B của hai cụ Lê Thƣớc và Trƣơng Chính rất chú trọng đến việc sắp xếp vị trí của
các bài thơ. Hai cụ đã nói "Cách sắp xếp các bài thơ rất quan trọng. Mỗi bài thơ có một hoàn
cảnh lịch sử riêng... Một bài thơ làm trong giai đoạn này mà để vào giai đoạn khác sẽ làm cho
ngƣời đọc không biết đầu đuôi đằng nào mà mò"[14:13]. Vì thế các cụ đã có một sự lƣu tâm
đáng kể, để xử lý tài liệu tìm đƣợc một cách cẩn trọng. Ví nhƣ tập Nam Trung gồm những bài
thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ lúc đƣợc thăng hàm Đông Các học sĩ vào
làm quan ở Kinh

15



(gần 4 năm) cho đến hết thời kỳ làm Cai Bạ ở Dinh Quảng Bình (3 năm 5 tháng). Các bài thơ
đã sắp xếp trong Nam trung đều khớp với các thời kỳ này. Hầu hết đều nói lên nỗi lòng nhớ
quê hƣơng, nhớ bạn, nhớ gia đình, tâm trạng chán nản khi phải chung đụng với những con
chim oanh ƣa mách lẻo và những dì gió luôn cất giọng chua lè, bản thân thì trôi dạt đó đây.
Thử thân dĩ tác phàn lung vật (Tân thu ngẫu hứng)
(Thân này đã làm chim trong lồng)
Tha hƣơng thân thế thác phù vân (Thu nhật ký hứng)
(Thân thế nơi đất khách gửi đám mây nổi)
Một số bài thơ, ý thơ rất khớp với tâm sự làm việc quan sợ mắc sai lầm, sợ những kẻ
hay lên mặt... xa nhà, lòng rất muốn cáo quan mà về ... Nhƣ vậy tập Nam trung theo tài liệu
tìm đƣợc tƣơng đối ổn thỏa không có gì cần phải chấn chỉnh.
Đối với Bắc Hành tạp lục, những bài thơ làm trong thời gian đi sứ Trung Quốc, các
cụ Lê Thƣớc, Trƣơng Chính cũng có chú ý đến cuộc sứ trình này trên bản đồ, có sự so sánh
và đối chiếu kỹ lƣỡng con đƣờng đi và các bài thơ đã đƣợc sắp xếp theo tài liệu tìm đƣợc.
Các ông cho rằng bài mở đầu của tập thơ là bài "Long Thành Cầm giả ca" làm khi đi qua
Thăng Long tháng 2/1813 và bài kết thúc tập thơ là "Chu phát" làm khi ông về lại xã Võ
Xƣơng cuối năm 1813. Chỉ có một số bài nhƣ Dƣơng Phi cố lý, Tần Cối tƣợng, Vƣơng CHỊ
Tƣợng không thấy khớp với con đƣờng đi sứ trên bản đồ nên các ông còn nghi ngờ. Tuy vậy
các ông vẫn để nguyên bên cạnh các bài: Kê thị Trung từ, Nhạc vũ Mục mộ, Đồng Tƣớc đài,
Thất thập nhị nghỉ trủng,... các ông có lƣu ý có thể các bài này do nhà thơ nhân nhớ đến các
nhân vật ấy mà làm chứ không phải thuộc dạng tức cảnh sinh tình trên đƣờng đi nhƣ các bài
khác, nhƣng cũng chƣa rõ lắm. Nhƣ vậy, theo các ông Trƣơng Chính, Lê Thƣớc thì tập Bắc
Hành cũng không có gì đáng phải tra cứu lại.

16


Đặc biệt với tập Thanh Hiên, các ông cho là tập này trích lục rất lộn xộn không theo
thứ tự nào và những bài tiền hoặc hậu tập không phân định đƣợc. Các ông đã xem xét kỹ,

nghiên cứu đời sống và tâm sự nhà thơ, đối chiếu với từng bài thơ cụ thể và các ông đã sắp
xếp theo ba giai đoạn cuộc đời Nguyễn Du.
1. Giai đoạn "10 năm gió bụi" từ năm 1786, năm Tây Sơn bắt đầu đƣa quân ra Bắc
cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở Hồng Lĩnh khoảng cuối năm 1795 đến năm 1796.
2. Giai đoạn "Dƣới chân núi Hồng" từ năm 1796 đến năm 1802.
3. Giai đoạn "Ra làm quan ở Bắc hà" từ năm 1802 đến cuối năm 1804.
Với cách sắp xếp này, giới nghiên cứu, đa số đồng tình, không có ý kiến phản bác.
Bản F của cụ Đào Duy Anh xuất bản năm 1988 có những điểm khác biệt so với bản
của cụ Lê Thƣớc, Trƣơng Chính.
Tập Nam trung không có vấn đề gì nên không có sự thay đổi lớn. Thứ tự các bài
tƣơng đối giống bản B. Tuy nhiên hai bài "Thủy liên đạo trung tảo hành" và "Vọng Thiên
Thai tự" có sự thay đổi vị trí nhƣng không đáng kể. Và theo cụ Đào Duy Anh 40 bài trong tập
Nam trung chƣa đủ.
Tập Thanh Hiên, Cụ Đào Duy Anh cũng nhất trí các giai đoạn sáng tác theo cách
phân chia của bản B nhƣng với bài Độc Tiểu Thanh ký thì cụ cho rằng Nguyễn Du làm bài
này khi thăm mộ Tiểu Thanh ở Hàng Châu nên đã đặt bài này vào tập Bắc Hành và ngƣợc lại
ở tập Bắc Hành có 2 bài "Phản chiêu hồn" và "Biện giả" cụ cho rằng không phải do thây cảnh
trên đƣờng đi sứ mà làm nhƣ các bài khác, mà chỉ là nhân đọc Sở từ mà làm, có thể làm trƣớc
khi đi sứ nên đã rút 2 bài này đặt vào cuối tập Thanh Hiên.
Tập Bắc hành cụ Đào Duy Anh đã có những thay đổi quan trọng do ông đã phác họa
bản đồ trên đƣờng đi sứ của các bài thơ hầu nhƣ đƣợc sắp xếp khác biệt

17


so với bản B trừ đoạn đầu từ bài “Long Thành cầm giả ca” cho đến bài “Tƣơng giang dạ bạc”
là tƣơng đối giống nhau”. Ngoài ra hai bài “Bùi Tấn công mộ” và “Dƣơng Phi cố lý” ông ngờ
rằng không phải là của Nguyễn Du nên xếp vào cuối tập Bắc Hành.
Theo chúng tôi nhận thấy, việc tìm đƣợc các sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du là điều
đáng quý, nó giúp chúng ta rất nhiều trong việc tìm hiểu thêm về cuộc đời và con ngƣời ông.

Việc sắp xếp vị trí các bài thơ theo trình tự thời gian sáng tác cũng là điều quan trọng, cần
thiết và rất nên làm vì nếu để lẫn lộn thì việc tìm hiểu tâm tƣ nhà thơ trong từng giai đoạn của
cuộc đời cũng khó mà thấu đáo để đánh giá, nhận xét thật đúng, thật chính xác. Tuy nhiên,
nếu có cơ sở thật chắc chắn thì chúng ta hãy làm một cuộc sắp xếp hoàn chỉnh, còn nếu nhƣ
chỉ dựa vào những suy đoán cảm tính cá nhân thì không nên, vì nhƣ thế nó sẽ làm xáo trộn và
sự tìm hiểu cũng sẽ rối thêm. Hơn nữa, cũng cần phải có sự tôn trọng đối với văn bản đầu tiên
tìm đƣợc dù chỉ là bản chép tay, vì khi sao chép nhƣ vậy ngƣời ta cũng đã dựa vào những tiền
đề nhất định và cũng có cái lý riêng của ngƣời sao chép. Nếu ta chỉ sắp xếp theo sự suy đoán
chủ quan thì sẽ giúp ích đƣợc gì cho ngƣời nghiên cứu? Và con đƣờng đi sứ dù có tài liệu lƣu
trữ từ đời Thanh ở Bắc Kinh [142: 211] còn ghi lại những trắc trở về mặt giao thông cũng có
thể gây nên những thay đổi, trừ những bài ta có thể biết chính xác qua một số địa danh còn
lƣu lại trong bài thơ nhƣ: Quỉ môn quan, Lạng Thành đạo trung, Ninh Mịnh giang chu hành,
Thái Bình mại ca giả, Thƣơng Ngô tức sự, Tƣơng âm dạ, Nhiếp khẩu đạo trung, Vũ Thắng
quan, Tín Dƣơng tức sự… Chúng ta cũng không nên nghi ngờ bài thơ này hay bài thơ nọ
không phải của Nguyễn Du chỉ vì những di tích đó không có trên đƣờng đi sứ, có thể Nguyễn
Du đọc sách cảm hứng mà làm, nhƣ ông thƣờng nói: Khách lộ trần ai bán độc thƣ (Đông lộ)
(Thời giờ đi trên đƣờng gió bụi một nửa là đọc sách).

18


Bài "Dƣơng phi cố lý", "Bùi Tấn công mô", ngoài việc xét thấy hình thức và nội dung
có vẻ hợp với phong cách Nguyễn Du ( Theo cụ Đào Duy Anh) còn về mặt đề tài cũng rất
quen thuộc và nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du, đó là đề tài về ngƣời đẹp, ngƣời tài.
Chúng ta hiểu Nguyễn Du gần nhƣ là ngƣời có mối liên hệ chặt chẽ với những con ngƣời tài
hoa mà số phận nghiệt ngã. Dƣơng Quý Phi là một phụ nữ đẹp có thể chinh phục đƣợc kẻ ở
ngôi cao tối thƣợng hoặc dũng tƣớng ngang dọc nơi sa trƣờng nhƣng nàng không chiến thắng
đƣợc số phận của mình. Quan niệm hồng nhan đa truân "Trời xanh quen thói má hồng đánh
ghen" và cái đẹp, bản thân nó không có tội, chỉ có tội ở những kẻ tranh giành chiếm đoạt nó.
Nguyễn Du thƣờng nói về điều này. Vì vậy xét thấy bài "Dƣơng Phi cố lý" không có gì đáng

nghi ngờ. Cả bài "Bùi Tấn công mộ" cũng vậy. Khi chƣa có tƣ liệu chính xác tốt nhất vẫn là
sắp xếp theo tài liệu đầu tiên tìm đƣợc.
Ngoài ra những sắp xếp hợp lý theo trật tự đƣờng đi sứ chúng tôi rất tán thành, vì điều
đó góp phần làm sáng tỏ cảm hứng của Nguyễn Du trên đƣờng đi khớp với năm tháng thời
tiết.
1.3.2. Nhận xét chung về 3 tập thơ:
Đối với tập Thanh Hiên hoàn cảnh sáng tác không rõ lắm, không thể phân định đƣợc
đâu là tiền đâu là hậu tập, chỉ biết rằng có một số sáng tác ông viết vào lúc làm quan thời
Nguyễn. Tuy nhiên phần lớn vẫn là giai đoạn sáng tác của thời thanh niên chí cao mộng lớn,
nhƣng thời vận lỡ làng, số phận long đong đành gửi vào thơ những nỗi niềm tâm sự, triết lý
về cuộc đời hiện thực đầy dẫy khổ đau.
Tập Nam trung, con đƣờng làm quan không thênh thang rộng mở mà lắm gian nan rối
rắm. Con ngƣời luôn phải giữ gìn ở chỗ này, thủ thế ở chỗ kia để tránh va chạm. Thế thái
nhân tình xƣa nay vẫn là lời than ở cửa miệng bao ngƣời. Nguyễn Du cũng không tránh khỏi
điều đó.
Tập Bắc hành, có sự khởi sắc rõ rệt. Đƣờng lên phía Bắc mở rộng tầm nhìn.

19


không gian chừng nhƣ khoáng đãng hơn để có thể tự do thả hết tầm ý của mình vào những
tấm gƣơng tốt xấu của ngƣời đời xƣa, lồng vào đó ít nhiều hình ảnh của cuộc sống hiện thực
để phê phán, chỉ trích và thƣơng tiếc. Ngƣời đời xƣa là tấm gƣơng cho ngƣời đời nay. Thời
gian không nhiều (hơn 1 năm) nhƣng tập Bắc hành quả đã chứng minh cho tài nhận định tổng
kết một cách sâu sắc văn hóa của Trung Quốc và cũng cho thấy một tâm hồn lớn có thể đồng
cảm với mọi đau khổ của kiếp ngƣời, vƣợt xa khuôn khổ hạn hẹp của một quốc gia.
Ba tập thơ là sự bổ sung trọn vẹn cho nhau.

1.4. Sự sai biệt về từ ngữ trong các văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du:
Thống kê về mặt chữ, chúng tôi nhận thấy có quá nhiều điểm khác biệt trong các văn

bản. Chúng ta không có văn bản gốc, Bắc Hành tạp lục cũng chỉ là bản chép tay (Bắc Hành
tạp lục hiện có 2 bản: 1 ở Vụ Bảo tồn bảo tàng, 1 ở Thƣ viện Viễn Đông bác cổ), các tập khác
đều do in, sao từ Paris (Các bản in sao thì cũng từ bản của Viễn Đông bác cổ). Nhƣ vậy khó
mà phân định đƣợc cái nào đúng, sai. Lại thêm các nhà nghiên cứu về sau cũng đã dựa vào
cuộc đời, hoàn cảnh đƣờng đi nƣớc bƣớc của tác giả để mà suy đoán. Từ một từ này có thể
gạt bỏ để thay thế một từ khác vào do ý kiến cá nhân. nhƣ vậy sẽ không tránh khỏi chủ quan
phiến diện. Thêm nữa là việc in ấn sai sót nên cũng đã góp phần làm rối thêm việc tìm hiểu.
Một số bản không có chữ Hán đi kèm, chỉ có phần phiên âm nên dễ nhầm lẫn với những chữ
cùng âm khác nghĩa.
Chúng tôi đã thống kê đƣợc 145 bài và hơn 300 trƣờng hợp khác biệt. Có thể chia
thành nhiều dạng nhƣ sau :
1.4.1. Do in chữ phiên âm sai:
Loại này có rất nhiều, nhất là đối với các bản in về sau này. Loại này tuy không gây
khó khăn lắm cho việc tìm hiểu nội dung thơ nhƣng cũng làm xáo trộn

20


không ít cho những ngƣời nghiên cứu vì phải tra lại thật chính xác. Bởi vì hai âm nếu xét về
nghĩa thì khác nhau hoàn toàn.
Ví dụ : Chung, trung ( ) trong bài Mi trung mạn hứng
Nhàn, nhân (

) trong bài Bái muộn

Kinh, khinh (

) trong bài Thu dạ II

Thái, đại (

Câm, cấm (
Đạt, đại (

) trong bài Ký hữu
) trong bài Phƣợng hoàng lộ thƣợng tảo hành
) trong bài Tạp ngâm II

Loại in sai này đều xuất phát từ thanh và âm mà ra nên nếu đọc toàn bộ câu thơ thì có
thể hiểu đƣớc từ nào sai từ nào đúng.
Ví dụ1 : "Đạt nhân tâm kính quang nhƣ nguyệt" (Tạp ngâm II)
Câu này có nghĩa là "Tấm lòng kẻ đạt nhân sáng tỏ nhƣ vầng trăng "- Đạt nhân có
nghĩa là bậc đạt nhân, thông hiểu lẽ đời rất khác với đại nhân (cách gọi của bậc trƣớng
thƣờng trên trƣớc). Khi đọc câu này ngƣời ta có thể hiểu ngay, đạt và đại khác nhau, rật xa.
Ví dụ 2: "Ngƣ long lãnh lạc nhàn thu dạ" (Bát muộn) - Câu này có nghĩa là "Cá rồng
lặng lẽ đêm thu vắng". Chữ nhàn đi với thu dạ. Không thể là nhân. Đây là đo in đâu sai.
1.4.2. Do chữ khác âm nhưng cùng nghĩa :
Dạng này cũng có khá nhiều, chủ yếu là do một chữ mà nhiều âm. Dạng này tuy có
mặt nhƣng không gây rắc rối lắm.
Ví dụ : Liệp và lạp : đi săn (
Đái và đới : đeo mang (

) trong bài Liệp
) trong bài Mộ xuân mạn hứng

Yến và án : bầu trời xanh ( ) trong bài Sở Kiến hành
Tản và tán : tan ra ( ) trong bài Mạn hứng II
Nẫm và táp: số 30 ( ) trong bài Lƣu biệt cựu khế Hoàng
Huyễn và ảo : không có thật (
Phùng và bổng:bụi đất (


) trong bài Đại tác cửu thú tƣ qui II

) trong bài Nam quan đạo trung.

21


×