Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

trần quang khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.9 KB, 2 trang )

Trần Quang Khải
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳陳陳; 1241
[1]
–1294), con thứ ba của Trần Thái Tông, là đại
tướng đời nhà Trần, làm đến chức Tướng quốc đời Trần Thánh Tông, coi cả mọi việc trong
nước. Sang đời Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo tứ tư, khi quân Nguyên xâm lăng bờ cõi
nước Nam, ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất
Nghệ An, lập công lớn tại Chương Dương Độ. Khi dẹp tan quân Nguyên, triều đình xét
công, ông đứng vào bậc nhất.
[2]
Trần Quang Khải được người dân Việt Nam lập đền thờ ở một số nơi; như tại đình làng
Phương Bông, ngoại thành thành phố Nam Định. Tại Phương Bông cũng lưu lại điệu múa
"bài bông" được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc "thái
bình diên yến" do Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên.
[3]
Mục lục
[ẩn]
• 1 Tiểu sử
• 2 Trận Nghệ An
• 3 Trận Chương Dương Độ, khôi phục Thăng Long
• 4 Tác phẩm
• 5 Xem thêm
• 6 Liên kết ngoài
• 7 Chú thích
[sửa] Tiểu sử
Trần Quang Khải sinh năm Thiên Ứng Chính Bình thứ mười (1248) đời Trần Thái Tông,
mất năm Hưng Long thứ hai (1294) đời Trần Anh Tông. Là em cùng mẹ Trần Thánh Tông,
ông là người học rộng tài giỏi, biết nhiều thứ tiếng. Năm Thiệu long thứ nhất (1258) đời
Thánh Tông, ông được phong tước Chiêu Minh Đại Vương, nắm chức Thái sư.


[4]
[sửa] Trận Nghệ An
Năm Ất Dậu 1285 Toa Đô từ Chiêm Thành theo đường bộ kéo ra Nghệ An tấn công quân
Nam, có Ô Mã Nhi dẫn quân đi đường biển tiếp ứng. Được tin, Hưng Đạo Vương tâu vua
xin cho Thượng tướng Trần Quang Khải đưa binh vào đóng mặt Nghệ An, và cho Trần
Bình Trọng giữ Thiên Trường, rồi rước xa giá ra Hải Dương. Trần Quang Khải vào đến
Nghệ An, chia quân phòng giữ. Thấy thế giặc quá mạnh, ông cho lui quân ra mặt biển và
giữ các nơi hiểm yếu.
[5]
Quân của Toa Đô đánh mãi không được, cạn lương, bèn cùng với
Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền trở ra Bắc. Trần Quang Khải hay tin cho người về
Thanh Hóa cấp báo. Vua cho Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản và
Nguyễn Khoái đem 5 vạn quân ra đón đánh tại Hàm Tử Quan thuộc huyện Đông An, tỉnh
Hưng Yên. Quân giặc thua to chết hại rất nhiều.
[6]
[sửa] Trận Chương Dương Độ, khôi phục Thăng Long
Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long, còn chiến thuyền thì đóng ở
bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua,
cùng Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão đem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường
biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân Nguyên
địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy. Trần Quang Khải đem quân lên bờ đuổi đánh
về đến chân thành Thăng Long, nhưng ông lập mưu cho phục binh đóng sẵn ngoài thành.
Thoát Hoan đem quân ra đánh, bị phục binh đánh úp, quân Nguyên đại bại phải bỏ thành
Thăng Long vượt sông Hồng giữ mặt Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay).
[7]
Trần Quang Khải
cho quân vào thành chiếm lại Thăng Long, và cho quân về Thanh Hóa báo tin. Trong vòng
hai tháng, đại phá quân Nguyên hai lần tại Hàm Tử và Chương Dương, nên khí thế quân
nhà Trần trở nên rất mạnh, sau đó thắng nhiều trận liên tiếp và đuổi được Thoát Hoan về
Trung Quốc.

[8]

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×