BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------
ĐẶNG KHÁNH HÀO
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN
XÂY DỰNG, ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001
CỦA VIỆN ĐO LƯỜNG VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI – 2011
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------
ĐẶNG KHÁNH HÀO
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN XÂY DỰNG, ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001
CỦA VIỆN ĐO LƯỜNG VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM CẢNH HUY
HÀ NỘI – 2011
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001 cho các cơ quan hành chính Nhà nước của Viện Đo lường
Việt Nam.
Tác giả luận văn: Đặng Khánh Hào
Khóa: 2008 - 2010
Người hướng dẫn: TS. Phạm Cảnh Huy
Nội dung tóm tắt:
a, Lý do chọn đề tài:
Việc xây dựng, áp dụng, thực hiện, đánh giá cấp chứng chỉ, duy trì và cải tiến hệ
thống quản lý chất lượng tại các Cơ quan HCNN là công cụ đắc lực hỗ trợ Công cuộc
cải cách hành chính của Việt Nam đã được khởi xướng từ năm 2001 và cho đến nay
với những thành tựu đã đạt được có thể khẳng định đây là 1 công cụ hiệu. Từ việc tự
nguyện áp dụng, đến giai đoạn khuyến khích áp dụng và hiện nay là một hoạt động bắt
buộc áp dụng tại các cơ quan hành chính Nhà nước.
Có 4 giai đoạn nhưng nhiều đối tượng được xác định có liên quan đến quá trình
này như: Vai trò của Nhà nước, bản thân các cơ quan hành chính, các tổ chức/cá nhân
tư vấn, các tổ chức chứng nhận và các bên liên quan.
Tuy nhiên để thực hiện tốt việc “xây dựng, áp dụng và thực hiện ISO 9000
cho các CQHCNN cần các nhà tư vấn có chất lượng của hoạt động tư vấn tốt . Một
trong số các cơ quan tư vấn là Viện Đo lường Việt Nam đã và đang thực hiện hoạt
động nâng cao chất lượng tư vấn ISO 9000 cho các CQHCNN.
b, Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung: xác định lộ trình xây dựng, áp dụng ISO 9001 cho các Cơ
quan HCNN, vai trò của hoạt động tư vấn cho các tổ chức này đồng thời đánh giá, đề
xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn cho các Cơ quan HCNN
thực tiễn tại Viện Đo lường Việt Nam.
c, Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả:
Chương 1: Đã giới thiệu khái quát về chất lượng, các vấn đề về quản lý chất
lượng nói chung và quản lý chất lượng trong hoạt động cung cấp dịch vụ nói chung.
Việc quản lý chất lượng một cách có hệ thống chính là việc đáp ứng các yêu cầu của
tiêu chuẩn ISO 9001 các phiên bản đã ban hành của tổ chức ISO. Cũng tại chương
này luận văn đã giới thiệu về tổ chức ISO, lịch sử phát triển, giới thiệu về Bộ tiêu
chuẩn ISO 9000 qua các phiên bản từ lần đầu tiên đến lần soát xét thứ ba hiện nay.
Với ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả áp dụng ISO 9000 trên toàn thế giới đã
khẳng định đây là công cụ hữu hiệu cho các tổ chức trong việc thực hiện quản lý chất
lượng một cách có hệ thống cho mọi tổ chức.
Giới thiệu chủ trương cải cách hành chính với các kết quả đã đạt được với một
phần đóng góp của việc sử dụng ISO 9000 áp dụng vào các cơ quan quản lý hành
chính nhà nước Việt Nam là một hoạt động bắt buộc
Quá trình xây dựng áp dụng, đánh giá, duy trì và cải tiến hoạt động ISO 9000
cho các tổ chức cũng được luận văn nêu ra và đặc biệt chú trọng vào vai trò của hoạt
động tư vấn ISO 9000 cho các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay. Những yếu tố
thể hiện chất lượng tư vấn ISO 9000 cho các tổ chức nói chung và các CQHCNN nói
riêng.
Chương 2: Đã đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về Viện Đo lường Việt Nam, các
dịch vụ chính của Viện và kết quả tư vấn ISO 9000 cho các CQHCNN mà Viện đã đạt
được. Trong đó đã trình bày khá chi tiết và phân tích về hoạt động tư vấn của Viện.
Xác định đây là hoạt động xây dựng nền tảng các dịch vụ chính của VMI cung cấp cho
khách hàng, tạo cơ sở tiền đề cho việc phát triển đa dạng và đồng bộ dịch vụ của VMI,
nên VMI đã quan tâm phát triển hoạt động này. Bên cạnh những mặt đạt được, những
thành tựu đáng ghi nhận đóng góp cho Viện, hoạt động này của VMI vẫn còn nhiều
hạn chế.
Chương 3: đã đưa ra các giải pháp cho Viện Đo lường Việt Nam nói riêng và
các kiến nghị đối với các bộ, ngành, cơ quan chức năng nói chung, nhằm phát triển
hoạt động tư vấn ISO 9000 cho các CQHCNN ở Việt Nam. Các ý kiến của luận văn
căn cứ diễn biến của thị trường tư vấn ISO 9000 cho các CQHCNN ở Việt Nam hiện
nay, và thực trạng hoạt động tư vấn ISO 9000 cho các CQHCNN của Viện Đo lường
Việt Nam, đã chỉ ra phương hướng khắc phục những hạn chế của Viện Đo lường Việt
Nam. Qua đó, luận văn hy vọng đóng góp được một tiếng nói nhỏ vào một vấn đề lớn,
vấn đề cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.
d, Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
phân loại tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận đề tài nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng kết quả điều tra đối với lãnh đạo
các Cơ quan HCNN là khách hàng của Viện Đo lường Việt Nam, phỏng vấn, quan sát,
chuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tư vấn ISO
9000 của Viện Đo lường Việt Nam và thu thập thêm các thông tin có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng để xử lý các kết quả khảo sát.
e, Kết luận:
Luận văn này là sự kết hợp những kiến thức đã được thầy cô chỉ dậy trong cả
thời gian học đại học, cao học và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác
của em. Tuy nhiên, với kinh nghiệm công tác chưa lâu, mối quan hệ chưa nhiều nên
luận văn này mới chỉ đánh giá được trong một phần của mô hình nhỏ tại Viện Đo
lường Việt Nam mà chưa thể nói là khái quát được cho toàn bộ các Tổ chức tư vấn ISO
9000 cho các tổ chức nói chung và các cơ quan HCNN nói riêng của Việt Nam.