Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Heminghway từ góc độ nữ quyền luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 195 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ LÂM

NHÂN VẬT NỮ TRONG TÁC PHẨM
CỦA ERNEST HEMINGWAY
TỪ GÓC ĐỘ NỮ QUYỀN LUẬN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN


HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ LÂM

NHÂN VẬT NỮ TRONG TÁC PHẨM 
CỦA ERNEST HEMINGWAY 
TỪ GĨC ĐỘ NỮ QUYỀN LUẬN

Chun ngành : Lí luận Văn học
Mã số

: 62.22.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LÊ HUY BẮC




HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. 
Tư liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ 
ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được cơng 
bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận án

Lê Lâm


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Sư  
phạm Hà Nội, đến nay tơi đã hồn thành luận án với đề tài Nhân vật  
nữ   trong   tác   phẩm   của   Ernest   Hemingway   từ   góc   độ   nữ   quyền  
luận.
Tơi xin chân thành gửi tới GS.TS Lê Huy Bắc, người thầy đã trực  
tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ, động viên tơi hồn thành bản luận  
án này lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong tổ bộ mơn Lí luận  
Văn học, tổ bộ mơn Văn học Nước ngồi, khoa Ngữ văn; Phịng Sau Đại  
học Trường Đại học Sư  phạm Hà Nội đã giúp đỡ  và tạo điều kiện  
thuận lợi cho tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thiện  
luận án. 
Tơi cũng xin chân thành cảm  ơn sự quan tâm,  ủng hộ  của tập thể  

lãnh đạo và cán bộ, giảng viên Trường Dự  bị  Đại học Dân tộc Sầm  
Sơn đã tạo mọi điều kiện cho tơi được học tập, nghiên cứu và hồn  
thành luận án.
Xin được bày tỏ  lịng biết  ơn sâu sắc tới những người thân trong  
gia đình và bạn bè thân thiết đã dành cho tơi những chia sẻ, động viên,  
ủng hộ  cả tinh thần và vật chất giúp tơi học tập, nghiên cứu và hồn  
thành luận án này.
                                                           Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận án


Lê Lâm


MỤC LỤC


1

 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
E. Hemingway (1899 ­ 1961) là nhà văn lớn của nhân loại thế  kỉ  XX. 
Ơng đã để lại những  ấn tượng mạnh mẽ trong người đọc khơng chỉ  ở các 
sáng tác văn chương mà cịn qua chính cuộc đời mình.
E. Hemingway ln có những tìm tịi, khám phá để phản ánh lên trang 
viết sự đa dạng của cuộc sống con người. Để lại cho nhân loại một di sản  
văn học tuy khơng nhiều về số lượng, khơng phong phú về thể loại nhưng 
tác phẩm của E. Hemingway đã chuyển tải được nhiều vấn đề  bức thiết, 
có tính mn thuở của nhân loại.
Sáng tác của E. Hemingway trở  nên quen thuộc với nhiều thế  hệ  độc 

giả. Giá trị tư tưởng nghệ thuật trong tác phẩm của ơng liên tục được phát 
hiện. Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại những điểm chưa được nghiên cứu,  luận 
giải một cách thỏa đáng. Bởi vậy mà có ý kiến nhận định rằng tác phẩm của 
Hemingway ln gây nên sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Ở ơng có sự 
giao thoa giữa mới và cũ, giữa cổ  điển và hiện đại, giữa dễ  hiểu và khó 
hiểu… Việc nghiên cứu về E. Hemingway vì thế chưa bao giờ dừng lại. 
Tại Việt Nam, E. Hemingway là một trong số  ít những nhà văn nước  
ngồi được đầu tư  dịch thuật, nghiên cứu kỹ  nhất. Con số  đầu sách xuất  
bản và đặc biệt là số  lần dịch lại tác phẩm của ơng đã cho thấy mối quan  
tâm của độc giả, của những người làm cơng tác nghiên cứu, phê bình, dịch 
thuật… đối với nhà văn này.
Nhiều ý kiến nhận định về một “thế giới đàn ơng khơng có đàn bà” trong 
tác phẩm của E. Hemingway. Quả thực, có thể thấy những điểm bất thường  
trong mối tương quan giới tính nam nữ và ở nhân vật nữ của E. Hemingway. 
Số lượng nhân vật trung tâm là nữ trong sáng tác của ơng khơng nhiều, thậm 


2
chí có thể khơng bằng những người vợ và người tình của ơng (ngồi tư cách là 
một nhà văn, chúng ta cịn biết về E. Hemingway như một người đàn ơng đào 
hoa bậc nhất). 
Có ý kiến cho rằng E. Hemingway có ác cảm với phụ nữ.  Một số  nhà 
phê bình nữ  quyền lên án ơng về  điều đó. Quả  thực số  phận của những  
nhân vật nữ trong tác phẩm của E. Hemingway đầy đa đoan trắc trở. Nhiều 
người cứ ngày một mất dần thiên chức.
Nặng nề  hơn, cịn xuất hiện quan niệm nhân vật nữ  trong tác phẩm 
của Hemingway là những đối tượng tàn hại đàn ơng... Những nhận định 
này cho thấy nhân vật nữ  của E. Hemingway chưa được nhìn nhận một  
cách  thấu  đáo, chưa   được   coi như   một  khách thể  văn  học   độc lập  để 
nghiên cứu.

Triển khai đề tài, chúng tơi mong muốn mang tới một cái nhìn đầy đủ 
hơn về  nhân vật nữ  trong tác phẩm của E. Hemingway. Chứng minh một  
khía cạnh khác: trong thế  giới hình tượng mà E. Hemingway xây dựng, nữ 
nhân vật vẫn chiếm một vị trí quan trọng như  một phần tất yếu của cuộc  
sống. Nhân vật nữ đã góp phần khơng nhỏ trong việc chuyển tải ý đồ nghệ 
thuật độc đáo của E. Hemingway.
Việc   tìm   hiểu   hình   tượng   nhân   vật   nữ   trong   các   sáng   tác   của   E. 
Hemingway là cơ hội cho chúng tơi khám phá tư tưởng và nghệ thuật cũng 
như tâm hồn của nhà văn.
Trong nửa thế kỉ qua, các học viện trên thế giới, nhất là ở  Âu Mỹ, đã 
chứng kiến những chuyển biến quan trọng liên quan đến giới tính. Học 
thuyết về  nữ  quyền đã  ảnh hưởng đến nhiều bộ  mơn học thuật, từ  triết  
học, ngơn ngữ  học, xã hội học, nhân chủng học, truyền thơng đại chúng, 
kinh tế, luật... nhưng cơ  bản học thuyết nữ quyền có  ảnh hưởng sâu sắc  


3
và rộng lớn nhất tới phê bình văn học, đã làm thay đổi lớn lao cách đọc văn 
bản, việc bình giảng văn chương, cảm thụ văn học của cơng chúng... 
Ở  Việt Nam, phê bình văn học nữ  quyền thực sự  chưa có bề  dày về 
lịch sử phát triển, trưởng thành. Việc vận dụng lí thuyết phê bình này trong 
nghiên cứu tác phẩm văn học chưa được chú ý đúng mức. Các cơng trình có  
liên quan đến phê bình văn học nữ  quyền khơng nhiều. Việc vận dụng  nó 
trong nghiên cứu tác gia tác phẩm văn học nước ngồi lại càng là điều mới.
Tất nhiên phê bình văn học nữ quyền khơng phải là phương pháp phê 
bình duy nhất hay tiến bộ nhất. Nhưng nữ quyền luận với t ư cách một bộ 
mơn học thuật đang được nghiên cứu dạy và học trong hầu hết các trường  
đại học trên thế  giới đã có những đóng góp quan trọng khơng cần bàn cãi  
trên con đường chiếm lĩnh tác phẩm nghệ thuật. 
Với Hemingway, các nhà nghiên cứu nước ngồi đã vận dụng lí thuyết  

phê bình văn học nữ  quyền để  nhìn nhận về  nhân vật nữ  trong tác phẩm 
của ơng, đặc biệt là những năm cuối thế  kỉ  XX, đầu thế  kỉ  XXI phương  
thức này được nhiều nhà nghiên cứu sử  dụng. Nó tạo nên cách nhìn mới, 
tranh luận mới  trong việc nghiên cứu tác phẩm Hemingway  đối với cả 
những vấn đề tưởng như đã an bài.
Ở luận án này, chúng tơi vận dụng lí thuyết văn học nữ quyền như là 
một cơ  sở  lí thuyết để  nghiên cứu nhân vật nữ  của E. Hemingway. Đồng 
thời cũng mong muốn chứng minh rằng lí thuyết này thực sự  hữu dụng 
trong   quá   trình   nghiên   cứu   E.   Hemingway   nói   riêng   và   nghiên   cứu   văn 
chương nói chung. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn xác định tầm ảnh hưởng của 
phê bình văn học nữ quyền tới phương thức xây dựng hình tượng nhân vật 
nữ trong các tác phẩm của E. Hemingway.
2. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu


4
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nhân vật nữ của E. Hemingway trong truyện ngắn và 
tiểu thuyết,  để  làm   nổi  bật các  hình  tượng  nhân vật  nữ   đặc  thù  của  E. 
Hemingway. Những yếu tố  chi phối đến phương thức thể  hiện hình tượng 
nhân vật nữ. Vai trị của nhân vật nữ  trong việc chuyển tải ý đồ  nghệ  thuật 
của nhà văn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án khái lược, tổng hợp lại  những nét chính của lí thuyết nữ 
quyền (Feminism). Từ lí thuyết “phê bình nữ quyền”, chúng tơi lý giải một 
số đặc điểm về nhân vật nữ trong tác phẩm của E. Hemingway.
Sau khi xác định hệ  thống nhân vật nữ  và vai trị của chúng trong tác  
phẩm của E. Hemingway, luận án góp phần định dạng nhân vật nữ của E. 
Hemingway trong truyền thống văn học Mỹ. 
2.3. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những tác phẩm của E. Hemingway đã 
được dịch ở Việt Nam, có đối chiếu ngun bản khi cần thiết.
 Đến thời điểm hiện tại, hầu hết những tác phẩm  quan trọng của nhà 
văn đã được dịch, kể cả những thể loại thuộc dạng nhật kí, hồi kí. Ngồi 
07 tiểu thuyết quen thuộc với nhiều thế  hệ  độc giả:   Ơng già và biển cả 
(bản dịch đầu tiên 1954),  Có và khơng  (bản dịch đầu tiên 1957),  Chng  
nguyện hồn ai (bản dịch đầu tiên 1963), Thiên đường đã mất (bản dịch đầu 
tiên 1963), Giã từ vũ khí (bản dịch đầu tiên 1967), Mặt trời vẫn mọc (bản 
dịch đầu tiên 1973), Những hịn đảo giữa dịng nước ấm (bản dịch đầu tiên 
1988), thời gian gần đây cịn có hai tác phẩm được dịch là Từ ánh sáng đầu  
tiên (năm 2002), Hội hè miên man (năm 2009) cùng với hơn 50 truyện ngắn 
được tuyển dịch.


5
Đề  tài  Nhân vật nữ  trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ  góc  
độ   nữ   quyền   luận  có   thể  dịch  ra   tiếng  Anh   là:  Female   characters   in  
Ernest Hemingway’s works from feminism perspective.
Khái niệm Nhân vật nữ: Qua các tư liệu tham khảo tiếng Anh và tiếng 
Việt chúng tôi thấy rằng  nhân vật nữ  không phải là một thuật ngữ  văn 
chương  riêng  biệt. Từ  nữ  ở  đây chỉ  mang tính chất định dạng về  giới của  
nhân vật. 
Tham khảo một số  từ  điển thuật ngữ  văn chương, chúng tơi thấy có 
thuật ngữ  Heroine  dùng để  chỉ  nữ  nhân vật trung tâm hoặc nhân vật nữ 
chính. Đối tượng mà chúng tơi nghiên cứu rộng hơn nội hàm của thuật ngữ 
này, nên chúng tơi sử dụng cụm từ Female character.
3. Phương pháp nghiên cứu 
3.1. Phương pháp hệ  thống:  Khảo cứu, hệ  thống lại nhân vật nữ 
trong tác phẩm của E. Hemingway ở hai mảng tiểu thuyết và truyện ngắn.  
Xây dựng một cái nhìn tồn cảnh về nhân vật nữ của E. Hemingway.

3.2.   Phương   pháp   so   sánh   đối   chiếu:  Đối   chiếu   với   một   số   tác 
phẩm có những hình tượng nhân vật nữ tiêu biểu để  tìm ra những nét đặc 
sắc và khác lạ trong phương thức thể hiện của E. Hemingway. 
3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp:  Từ  kiến thức về  nhân vật 
văn học, nhân vật trung tâm, những nhận định về  nhân vật nữ nói riêng và 
nhân vật trong tác phẩm của E. Hemingway nói chung có những kiến giải 
về hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm của ơng, từ đó chỉ ra những đặc 
điểm trong việc thể hiện hình tượng nhân vật nữ.
3.4. Phương pháp lịch sử­xã hội: Nghiên cứu sơ  bộ  về  hình tượng  
nhân vật nữ  trong các giai đoạn phát triển của văn học Mỹ. Nhân vật nữ 


6
qua các giai đoạn sáng tác của E. Hemingway. Những điểm chung và riêng 
trong cách thể hiện hình tượng nhân vật nữ của Hemingway.
3.5. Phương pháp liên ngành: Để có cái nhìn tồn vẹn về hình tượng 
nhân vật nữ trong tác phẩm của Hemingway, căn cứ một số cơng trình của 
các nhà nghiên cứu phương Tây và Mỹ, chúng tơi mạnh dạn đề xuất và vận 
dụng lý thuyết một số ngành khoa học có liên quan như nhân học, phân tâm 
học, xã hội học. Cụ thể như sau:
­ Nhân học (Anthropology), đặt sự quan tâm đến những đặc điểm về 
tâm lí sinh lí, tính cách, khí chất, số phận con người trong một bối cảnh lịch  
sử xã hội cụ thể. Đây là một trong những cơ sở để lí giải các đặc điểm tâm  
lí, hành động của nhân vật nữ trong tác phẩm của Hemingway.
­ Tâm phân học (Psychanalysis) giúp nhận thấy đặc điểm tâm lí sáng 
tạo biểu hiện khơng chỉ   ở  cảm hứng, cảm xúc, mà cịn ở  hồi ức và mộng 
tưởng, ý thức và vơ thức, tiềm thức và trực giác... Đây là cơ  sở  để  nhìn 
nhận hoặc phản biện về các nhận định về sự chi phối trong quan điểm của 
Hemingway trong q trình xây dựng hình tượng nhân vật nữ.
Thực tế nhiều nhà nghiên cứu Hemingway ở nước ngồi trong q trình 

nghiên cứu Hemingway đã hơi cực đoan khi cho rằng Hemingway là nạn nhân 
của những ẩn ức tâm lí thời thơ ấu dẫn đến sự chán g hét phụ nữ. Chúng tơi 
muốn vận dụng lí thuyết này để  nhìn nhận lại vấn đề  một cách cơng bằng 
hơn.
­ Xã hội học (Sociology: khoa học về quy luật và tính quy luật xã hội 
chung) nêu đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ  thống xã hội xác 
định về mặt lịch sử; là khoa học về cơ chế tác động và các hình thức biểu 
hiện của quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các  
giai cấp và các dân tộc... Đây là cơ sở để kiến giải những tác động đến tâm 


7
lí sáng tác của Hemingway, chi phối cái nhìn nhân vật nữ của nhà văn.
­  Ngồi ra chúng tơi dựa trên những kiến giải khoa học về  sex và giới 
tính (sex and gender), về  đồng tính nữ  (lesbian), đồng tính nam (gay) để  làm 
cơ sở nghiên cứu nhân vật nữ, các mối quan hệ giữa nam nhân vật và nữ nhân 
vật.
4. Đóng góp của luận án
4.1. Luận án là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về nhân vật 
nữ  trong tác phẩm của E. Hemingway một cách hệ  thống. Phương pháp 
nghiên cứu và kết luận được rút ra sẽ là cơ sở để nghiên cứu tồn diện về 
nhân vật trong tác phẩm của E. Hemingway.
4.2. Hệ  thống hóa một số  nét về  hình tượng nhân vật nữ  trong tiến  
trình văn học Mỹ. Tạo căn cứ  để  nhìn nhận nhân vật nữ  trong tác phẩm 
của Hemingway nói riêng và của các tác giả  văn học Mỹ  đã được dịch  ở 
Việt Nam nói chung.
4.3. Làm rõ vấn đề  nhân vật nữ  trong tác phẩm của E. Hemingway: 
Về  số  lượng, về  ngơn ngữ, tâm lí, phương thức thể  hiện và  vai trị của 
nhân vật nữ của Hemingway.
4.4. Cung cấp thêm một cách tiếp cận tác phẩm của E. Hemingway. 

Việc vận dụng lí thuyết phê bình văn học nữ  quyền khơng bó hẹp trong 
việc nghiên cứu nhân vật nữ trong tác phẩm của Hemingway mà cịn là cơ 
sở để nghiên cứu các tác giả tác phẩm khác.
5. Cấu trúc của luận án
Thực hiện đề tài, ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham 
khảo, chúng tơi triển khai luận án theo bốn chương như sau:
Chương một: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 
Chương hai:  Khái nhiệm Nữ  quyền luận và nhân vật nữ  của Ernest  
Hemingway trong truyền thống nữ quyền văn học Mỹ


8
Chương ba: Tương quan nhân vật nữ ­ nam
Chương bốn: Nữ quyền qua định dạng kiểu nhân vật nữ 
Ghi chú: Chúng tơi đã thống kê tên tác phẩm (tiếng Anh và tiếng Việt) 
ở  phần phụ  lục 1. Trong luận  án, chúng tơi chỉ  dẫn tên tác phẩm  của 
Hemingway bằng tiếng Việt đối với những tác phẩm được thống kê trong 
bảng danh sách này. Những tác phẩm chưa được dịch, chúng tơi trích cả tên 
tiếng Anh.


9
Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Trong   lời   giới   thiệu   cuốn  Hướng   dẫn   về   tiểu   sử  E.  Hemingway  
(Historical Guide to E.  Hemingway), một trong những cơng trình tiếp tục 
mạch nghiên cứu về  E. Hemingway khi bước sang thế kỉ XXI (được xuất 
bản năm 2000), Linda Wagner ­ Martin đã nêu:
“Trên thực tế, có thể  nói rằng tác phẩm của Hemingway sang thế kỷ 

21 vẫn tồn tại ngun giá trị  của nó qua các bài phê bình cùng với văn 
phong tác phẩm. Những lời phê bình hay nhất đã làm thay đổi cái nhìn của 
độc giả  và qua đó đưa ra các phương pháp đọc, quan sát và mường tượng 
về  nghệ  thuật. Đó là sự  tương tác lẫn nhau giữa văn học và phê bình văn 
học mà các tác phẩm của Hemingway vẫn có ý nghĩa quan trọng nhất” 
[102;3]. 
Sáng tác của Hemingway qua thời gian vẫn thu hút nhiều thế  hệ  độc 
giả và các nhà nghiên cứu văn học. Cũng bởi vậy, những cơng trình nghiên 
cứu về Hemingway ngày càng đồ sộ và vẫn chưa hề có dấu hiệu dừng lại.  
Thật khó có thể  xây dựng được một hệ  thống thư mục đầy đủ, trọn vẹn.  
Chúng tơi chỉ  có thể  điểm qua những cơng trình  thu thập được  liên quan 
đến nội dung của đề tài ở trong nước và nước ngồi về Hemingway. 
1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước về Ernest Hemingway
Chúng ta đã trải qua chặng đường hơn nửa thế kỉ tiếp nhận và nghiên 
cứu tác phẩm của Hemingway. Ơng là một trong số những tác giả văn học  
nước ngồi được nghiên cứu nhiều nhất tại Việt Nam. Những luận án tiến 
sỹ, luận văn thạc sỹ  và các cơng trình nghiên cứu khác về  Hemingway đã 
được triển khai và cơng nhận đủ để chứng minh điều đó. 


10
Điều đặc biệt, đã có hẳn một luận án tiến sỹ tập trung nghiên cứu về 
Hemingway  ở Việt Nam của tác giả Bùi Kim Hạnh từ tình hình dịch thuật, 
tình hình nghiên cứu, vấn đề  dạy và học tác phẩm Hemingway trong nhà 
trường. Tác giả  đã thống kê chi tiết các cơng trình nghiên cứu Hemingway 
và tác phẩm của ơng: bài báo khoa học, giáo trình văn học nước ngồi, sách  
chun khảo... Bùi Kim Hạnh khảo sát Hemingway từ  góc độ  người tiếp 
nhận (bạn đọc) qua các thời kỳ. Tất nhiên, đây khơng thể  là bản tổng kết 
về  nghiên cứu Hemingway  ở  Việt Nam. Văn học là một dịng chảy khơng 
bao giờ cạn, việc nghiên cứu văn học cũng như vậy, khơng có cái đích cuối  

cùng. Đúng như tác giả xác định, chỉ  lấy mốc từ năm 1954 đến năm 2000.  
Từ  2000 đến nay, tình hình nghiên cứu Hemingway đã có nhiều đổi khác,  
đặc biệt là ở nước ngồi (chúng tơi sẽ trình bày rõ ở phần sau). 
Nhiều nội dung trong tác phẩm của Hemingway đã được đề  cập, tuy 
nhiên vấn đề  nhân vật nữ  trong tác phẩm của ơng chưa được nghiên cứu  
một cách tồn diện, thỏa đáng. Có thể điểm qua những cơng trình nghiên cứu 
về  E. Hemingway để thấy được điều này: Các luận án tiến sỹ: Tiểu thuyết  
viết về  chiến tranh của Hemingway  (Lê Đình Cúc, 1985),  Kiểu nhân vật  
trung tâm trong tác phẩm của Hemingway (Lê Huy Bắc, 1998), Hemingway 
ở  Việt Nam  (Bùi Kim Hạnh, 2002),  Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của  
Ernest   Hemingway  (Đào   Ngọc   Chương,   2003);   các   luận   văn   thạc   sỹ: 
“Chng nguyện hồn ai” và sự phát triển trong phương pháp sáng tác hiện  
thực của Hemingway (Lê Tây, 1983), Vấn đề thời gian trong tác phẩm “Ơng  
già và biển cả” (Đồn Thị Minh Chi, 1985), Một vài đặc điểm đối thoại của  
Hemingway qua “Chng nguyện hồn ai” (Phan Thu Hiền, 1986), Ngơn từ  
nghệ  thuật trong “Giã từ  vũ khí”  (Nguyễn Đăng Vũ, 1986),  Truyện ngắn  
Hemingway,   nghệ   thuật   xây   dựng   cốt   truyện   (Trần   Thị   Thuận,   1986), 
Ngun lí tảng băng trơi và thực tiễn sáng tác của Hemingway (Hồng Thị 


11
Thập, 1998), Cái chết trong truyện ngắn của Hemingway (Nguyễn Thị Ngọc 
Hà, 2000)... 
Các bài báo: Đọc “Ông già và biển cả” (Phong Lê, 1962), Hemingway  
và   những   tác   phẩm   tiêu   biểu   của   ơng  (Lê   Đình   Cúc,   1977),  Bi   kịch  
Hemingway  (Lê Đình Cúc, 1983),  Nghệ  thuật tiểu thuyết Hemingway  (Lê 
Đình Cúc, 1985), Hemingway với biển cả (Phương Mai, 1985), Nghệ thuật  
truyện ngắn Hemingway (Trần Thị Thuận, 1994), loạt bài của Lê Huy Bắc: 
Thế giới nhân vật Hemingway, Đặc trưng khơng gian, thời gian và các hình  
ảnh tượng trưng huyền thoại trong tiểu thuyết Hemingway, Ngun lí tảng  

băng trơi và cách khai thác trong “Ơng già và biển cả”   (1995,1996),  Về 
ngun lí tảng băng trơi của Hemingway (Đào Ngọc Chương, 1997), “Ơng 
già và biển cả” và sự  cách tân của Hemingway đối với thể  loại văn xi  
thế  kỉ  XX  (Huy Liên, 1998),  Mảng truyện Châu Phi trong sáng tác của  
Hemingway (Lê Nguyên Cẩn, 1999), Một vài phương diện về thi pháp nhân  
vật của Hemingway  (Đào Ngọc Chương, 1999),  Mạch ngầm văn bản và  
vấn đề người xa lạ trong “Con mèo dưới mưa” và “Rặng đồi tựa đàn voi  
trắng” (Đỗ  Hải Phong, 1999), Tiếp cận tác phẩm của Hemingway từ  tính  
đồng dạng của nhân vật (Nguyễn Hữu Hiếu, 1999),  Đoạn trích “Đương  
đầu với đàn cá dữ” và cảm hứng con người thiên nhiên trong văn học  (Lê 
Lưu Oanh, 1999)... 
Sách, chun luận:  Văn học phương Tây  (tái bản lần thứ  nhất năm 
1997), Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tịi đổi mới (Phùng Văn Tửu, 
1990),  Đổi mới nghệ  thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại  (Đặng Anh 
Đào, 1995), Ernest Hemingway  ­ Núi băng và hiệp sĩ  (Lê Huy Bắc, 1999), 
Hemingway những phương trời nghệ  thuật  (Lê Huy Bắc, 2001),  Văn học  
Mỹ (Lê Huy Bắc, 2003), Tác gia văn học Mỹ (Lê Đình Cúc, 2004)... 
Có thể thấy  ở giai đoạn đầu, giới nghiên cứu tập trung giới thiệu về 


12
thân thế, cuộc đời, các tác phẩm tiêu biểu của Hemingway. Giai đoạn sau,  
tập trung vào các nội dung: Ngun lí Tảng băng trơi, nghệ thuật đối thoại, 
nghệ thuật độc thoại nội tâm, nghệ thuật tượng trưng, nghệ thuật thể hiện  
nhân vật, nghệ  thuật sử  dụng khơng gian, thời gian... Chưa có cơng trình 
nào lựa chọn nhân vật nữ  trong tác phẩm của Hemingway như  một khách 
thể độc lập để nghiên cứu. 
Dưới đây, chúng tơi điểm qua một số nội dung có liên quan:
Năm 1985,  ở  phần lời giới thiệu cuốn  Ernest Hemingway ­ Một ngày  
chờ  đợi do Hội Văn nghệ  Nghĩa Bình xuất bản, Mai Quốc Liên đã nói về 

khuynh hướng  xã hội thể  hiện qua nhân vật Magaret (Magot)  trong tác  
phẩm Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber: 
“Thơng báo về  Magaret Macomber mở  ra một ý nghĩa bên trong sâu 
sắc. Đấy là sự bn bán sắc đẹp và cương vị xã hội, điều này xác định tính  
chất giả dối của quan hệ vợ chồng Macomber...”, hay: “Ở đây, Hemingway  
đã nhấn mạnh một sự tương phản có ý nghĩa. Cũng giống như vẻ đẹp bên  
ngồi của cơ vợ mâu thuẫn với đạo đức trong tính cách của cơ ta, vẻ ngồi  
“đàn ơng” mạnh khỏe, thể  thao của Macomber tương phản với tính chất 
khơng dũng cảm trong tính cách của anh ta” [42;12,13].
Người viết đã lưu tâm đến mối quan hệ  nam nữ  trong tác phẩm của 
Hemingway nhưng đáng tiếc chỉ dựa trên cái nhìn chính trị ­ xã hội để đánh  
giá nhân vật của Hemingway, chưa chú ý tới tính đa âm trong tác phẩm của  
ơng nên kết luận có phần chưa thỏa đáng về nhân vật. 
Sớm được giới thiệu tại Việt Nam, tuy nhiên việc đưa tác phẩm của  
Hemingway vào chương trình giảng dạy lại tương đối muộn. Năm 1992, 
giáo trình Văn học phương Tây  (tập 3) ra đời, Hemingway mới chính thức  
được giảng dạy ở nhà trường Việt Nam. Phần  Ernest Hemingway do Đặng 
Anh Đào viết. Tác giả  đã phác thảo những nét  cơ  bản  về  cuộc đời và sự 


13
nghiệp sáng tác của Hemingway, giới thiệu và phân tích ba tiểu thuyết của  
Hemingway: Giã từ vũ khí, Chng nguyện hồn ai, Ơng già và biển cả dưới 
cái nhìn thi pháp học. Nhà nghiên cứu nêu những nét đặc sắc nhất về  đặc 
trưng sáng tác của  E.  Hemingway như  ngun lí tảng băng trơi, kiểu con 
người của “thế hệ vứt đi”... 
Khơng   trực   tiếp   bàn   về   vấn   đề   nhân   vật   nữ   trong   tác   phẩm   của 
Hemingway nhưng những nhận định về  nhân vật trong  Giã từ  vũ khí  và 
Chng nguyện hồn ai  của Đặng Anh Đào có những gợi ý thiết thực để 
chúng tơi dựa vào khi đánh giá nhân vật nữ. Ta thấy được cái bi kịch lớn 

của cả một thế hệ người trong và sau chiến tranh. Tình cảm con người, kể 
cả tình u nam nữ đều mang những dư vị chua xót: “Số phận tình u của 
lứa đơi  ở  đây đã dựng trên một tấm phơng khốc liệt và u ám của chiến 
trường” [26;711], hay: “Song dư  vị  cuối cùng vẫn là nỗi đau vơ phương 
cứu chữa, sự  bất lực và cơ đơn của con người ngay khi tìm thấy một tình 
u mãnh liệt” [26;713]. Chiến tranh khơng cấp thẻ  miễn trừ  cho bất kỳ 
đối tượng nào. Cả  đàn ơng và đàn bà đều là nạn nhân của nó. Những vết  
thương (hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) có ở cả hai giới. 
Năm 1995, Đặng Anh Đào tiếp tục viết cuốn Đổi mới nghệ thuật tiểu  
thuyết phương Tây hiện đại. Tác giả tập trung khái qt những hiện tượng  
đổi mới trong nghệ  thuật tiểu thuyết phương Tây thế  kỉ  XX. Cũng giống 
cuốn sách nêu trên, Đặng Anh Đào khơng đề  cập đến nhân vật nữ  trong 
sáng tác của Hemingway, nhưng bằng việc lấy dẫn chứng cho sự đổi mới  
nghệ  thuật tiểu thuyết phương Tây, tác giả  đã viện dẫn một số  đặc điểm 
trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Hemingway. Những nội dung này là 
gợi ý quan trọng cho chúng tơi trong q trình nghiên cứu nhân vật nữ trong  
tác phẩm của Hemingway khi bàn tới vấn đề  nhân vật, tâm lí và tính cách, 
di động điểm nhìn: sự  vắng bóng người kể  chuyện, nhân vật hành động 


14
thay cho tâm lí,... tác giả nêu:
“Cũng như vậy, rất khó hiểu hành động cuối cùng của nhân vật trong 
Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber . Nếu theo dõi kỹ 
đối thoại và tồn bộ hành động của nhân vật chuẩn bị cho kết thúc truyện,  
vẫn có thể có những kết luận khác nhau; có bạn đọc lên án vợ Macomber,  
có bạn đọc cho rằng Wilson hiểu sai cơ ta... về nhân vật vợ của Macomber,  
chỉ có lời đối thoại nhắc đi nhắc lại, và đối với bạn đọc nơng nổi, có thể 
hiểu như một sự thối thác, sự day dứt và hối hận... [25;34,35]. 
Phần phụ lục về văn học đương đại trong cuốn sách này, tác giả  cịn 

trích dịch phần phê bình của Kundera về Những rặng đồi tựa đàn voi trắng  
­ một trong những truyện ngắn thể  hiện rõ những nét đặc sắc nghệ  thuật  
của Hemingway, ở đó nhân vật nữ đóng một vai trị là nhân vật trung tâm.
Năm 1997, Phan Quang Định viết cuốn Cuộc đời sơi động đam mê của  
Hemingway. Cuốn sách giới thiệu cuộc đời nhà văn, tái hiện hành trình từ 
thơ   ấu, trưởng thành đến cái chết của Hemingway. Tuy nhiều chỗ  tác giả 
để  cảm xúc và ý kiến chủ  quan tác động q mạnh mẽ  đến những nhận 
định về  cuộc đời của văn hào với một lối viết mang tính phóng tác nhưng 
cuốn sách đã cung cấp một số nội dung quan trọng, đặc biệt là thơng tin về 
các mối quan hệ của Hemingway với phụ nữ. Chẳng hạn về mối tình giữa 
Hemingway với Agnes, ơng viết:
“Chàng là người hùng. Chàng được đề nghị thưởng Anh dũng bội tinh  
của nước Ý. Chàng trẻ  tuổi, đẹp trai, chàng tốt ra mùi tình dục mạnh mẽ 
của một thương binh. Mười tám nàng điều dưỡng xinh đẹp chờ  chàng si 
mình   và   chàng   đã   yêu   một   cách   tuyệt   vọng   nàng   Agnes   Hannah   Von  
Kurowsky, một người đẹp tóc nâu đến từ thủ đơ Washington. Nàng đáp lại 
bằng một cảm tình e  ấp vì đã gần ba mươi,   nàng muốn tránh sự  vướng 
mắc tình cảm q sâu với một thanh niên cịn chưa đến đơi mươi. Nàng 


15
thấy chàng hấp dẫn ­ và khơng chỉ  mình nàng mà thơi ­ điều đó thì có thể 
kiểm chứng được. Ngồi vẻ điển trai lịch lãm, cịn có cái dáng già dặn, một 
thứ sinh lực đầy uy quyền phát xuất từ những nguy cơ từng trải. Chàng đã 
được lửa đạn thử thách...” [27;39].  Về  tương quan giữa ngun mẫu và 
nhân vật trong Mặt trời vẫn mọc, tác giả viết:
 “Lady Duff (một người bạn gái của Hemingway thời niên thiếu) trở 
thành Lady Brett, Hemingway trở  thành Jake Barnes, một nhà báo do một  
vết thương chiến tranh, đã làm cho anh ta khơng cịn khả  năng thực hiện 
động tác tình u thân xác… Sự  giả  định hốn vị  về  tình trạng liệt dương 

này cũng khá thú vị: vết thương chiến tranh bi kịch hóa lịng thiếu tự tin về 
tình dục hay sự  tù hãm về  tâm lí, nó là mặt trái tấm huy chương của một 
con người hành động lúc nào cũng muốn tỏ  ra cứng cựa, tua tủa những  
chiếc lơng cứng sắc nhọn của con nhím xù” [27;75].
Lê Đình Cúc được coi là người  “khởi đầu cho một giai  đoạn mới  
nghiên cứu về  Hemingway” [3;115]. Theo chúng tơi, ơng cịn là nhà nghiên 
cứu đầu tiên ở Việt Nam bàn luận một cách trực tiếp về nhân vật nữ trong 
tác phẩm của E. Hemingway. Trong cuốn Tiểu thuyết của Hemingway do 
nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1999, Lê Đình Cúc viết:
“Có điều lạ là nhà văn danh tiếng này, một trong nhà văn xây dựng rất 
thành cơng những câu chuyện tình u say đắm lịng người lại khơng hề 
xây dựng   được  một  nhân vật nữ  nào  trọn vẹn trên  phương  diện nghệ 
thuật.  Vĩnh   biệt   vũ   khí  được   người   ta   gọi   “Romeo   và   Juliet”   nhưng  
Catherine khơng phải là một nhân vật nữ có bản sắc, cá tính riêng biệt mà  
là một nhân vật lãng mạn và lí tưởng hóa của nhà văn. Nhân vật nữ  trong  
tiểu thuyết của Hemingway hoặc  ở  cực này hoặc  ở  cực kia của cá tính. 
Một dạng mà ơng u mến và say sưa ca ngợi là những người đàn bà dịu  
dàng xinh đẹp, thùy mị, nữ tính cao. Hiến dâng tất cả cho người mình u.  


16
Đó là Catherine (Giã  từ  vũ  khí), Maria (Chng nguyện hồn ai), Renata 
(Qua sơng vào rừng). Một dạng là những cơ gái ương bướng, có phần, như 
là một “con cái”, ln hành hạ  “con đực”. Đó là Brett (Mặt trời vẫn mọc), 
Pilar (Chng nguyện hồn ai). Nhân vật nữ loại thứ hai của Hemingway ăn 
nói bốp chát, cộc cằn, đến ăn mặc cũng lố lăng, kệch cỡm. Hemingway rất  
khó chịu với những cơ gái từ  cái cặp tóc đến cái cốt xu chiêng đều bằng  
sắt. Trong số các nhân vật nữ của Hemingway có lẽ chỉ có Pilar là khá hơn 
cả. Chị này sắc sảo đanh đá nhưng thẳng thắn thơng minh và lắm lúc cũng  
rất tế nhị và dun dáng. Qua các nhân vật nữ của Hemingway chúng ta dễ 

dàng tìm thấy bóng dáng và những mối tình của cuộc đời thực Hemingway 
trong đó” [18;194,195].
Ở  đây, Lê Đình Cúc chỉ  ra hai phương diện về  nhân vật nữ  trong tác 
phẩm của Hemingway như một số học giả phương Tây đã nhận định (chúng 
tơi sẽ  điểm qua  ở  phần tiếp theo). Ơng cũng đã nêu mối tương quan giữa  
việc xây dựng nhân vật nữ trong tác phẩm và cuộc đời thực của nhà văn. 
Tuy nhiên, việc xếp Pilar vào dạng “con cái” tàn hại “con đực” cũng 
cần phải bàn thêm. Theo cách phân loại của ơng, Pilar nằm  ở cả hai dạng  
nhân vật. Nhân vật nữ của Hemingway có sự  khơng trọn vẹn về  cuộc đời  
hơn   là   “không   hề   xây   dựng   được   một   nhân   vật   nữ   nào   trọn   vẹn   trên 
phương diện nghệ thuật”.
Ngoài ra, khi bàn về  chủ  nghĩa tượng trưng (Symbolism) trong tiểu 
thuyết của  E.  Hemingway, Lê Đình Cúc đã lấy dẫn chứng mái tóc người 
phụ  nữ  trong tác phẩm Hemingway như  một trong  những  hình  ảnh quan 
trọng mang ý nghĩa tượng trưng: “Hemingway đã phát triển tinh thần của 
chủ nghĩa tượng trưng ở một đề tài khác. Đó là mái tóc phụ nữ. Đề tài này 
ám  ảnh ơng trong cả  ba cuốn tiểu thuyết về  chiến tranh. Mái tóc của cơ 
Brett (Mặt trời vẫn mọc), mái tóc của Catherine (Giã từ vũ khí), mái tóc của 


17
Maria (Chng nguyện hồn ai). Mái tóc tượng trưng cho nữ tính: dịu dàng, 
dun dáng, quyến rũ, vì thế ơng để tâm nhiều về mái tóc. Ca ngợi về mái 
tóc dài của Catherina hay để  cho nàng Brett cắt tóc ngắn đi đều cùng một  
chủ đích là ca ngợi nữ tính” [21;678]. 
Lê   Huy   Bắc   tiếp   tục   khái   quát   nội   dung   này   trong   cuốn   Ernest  
Hemingway ­ Núi băng và hiệp sỹ, Nhà xuất bản Giáo dục  ấn hành năm 
1999: “Từ  mái tóc đen nhánh mượt mà của Catherine đến mái tóc cắt cụt  
của Maria, qua  ước muốn mái tóc dài của cơ gái trong  Con mèo trong mưa 
và kiểu tóc tự để ngắn của Brett, tất cả đều mang ý nghĩa riêng như ý kiến  

của một chun gia đã nhận xét về Hemingway...” [3;197]. 
Ở cuốn sách này, Lê Huy Bắc có những phát hiện đáng lưu ý về  nhân 
vật nữ trong tác phẩm của Hemingway. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu  
“nhân vật trung tâm” của tác giả  nên hình tượng nhân vật nữ  khơng được 
nhìn nhận một cách độc lập và hệ thống. Chủ yếu ở vai trị là nhân vật trung 
tâm hoặc trong mối  quan hệ  với các nhân vật trung tâm. Tác giả  đã chỉ  rõ 
nhân vật trung tâm là nữ  trong các tác phẩm của Hemingway chỉ  chiếm 
khoảng độ  một phần mười. Từ  hiện tượng này tác giả  kết luận: “Con số 
này biểu hiện sự  khập khiễng  âm  (nữ)  dương  (nam) trong hệ  thống nhân 
vật trung tâm. Nó là dấu hiện đầu tiên của sự bất thường: Nỗi đau hay cũng 
chính là niềm cơ độc” [3;195]. 
Từ đó, tác giả kiến giải về lí do vắng bóng phụ nữ trong tác phẩm của 
Hemingway: “Hemingway, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, trước sau  
trong sáng tác vẫn kể  về  cuộc đời mình. Ơng dùng trải nghiệm bản thân 
như chất liệu để kiến tạo tác phẩm. Nhân vật trung tâm của ơng hầu hết là 
những mảnh hóa thân từ  tác giả  khi đối sánh với tiểu sử. Do đó, thế  giới  
của Hemingway ln là thế  giới của đàn ông. Điều này cho phép chúng ta 
khẳng định kiểu  Con người thống nhất  trong quan niệm nghệ  thuật của 


×