Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Văn hóa Đồng Đậu và vị trí của nó trong thời đại đồng thau ở lưu vực sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.64 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XàHỘI VÀ NH 
VĂN

BÙI HỮU TIẾN

VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU VÀ VỊ TRÍ CỦA NÓ 
TRONG THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU Ở LƯU 
VỰC SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 62.22.60.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

1


Hà Nội ­ 2015
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa 
học Xã hội và Nhân văn ­ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Người hướng dẫn khoa học:
­ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Mỹ Dung
­ Tiến sĩ Ngô Thế Phong

Giới thiệu: ..............................................................
Giới thiệu: .............................................................. 

Luận án sẽ  được bảo vệ  trước Hội đồng cấp cơ  sở  chấm  
luận



 

án

 

tiến

 



 

họp 

tại: ...............................................................................
.......................................................................................................
Vào hồi:        giờ        ngày       tháng     năm 2015.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
­ Thư viện Quốc gia Việt Nam
­ Trung tâm Thông tin ­ Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 

Văn hóa Đồng Đậu là một mắt xích trong phổ hệ văn  
hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng. Nghiên  
cứu về phổ hệ văn hóa này đã có các công trình mang tính tổng 
hợp như  “Văn hoá Phùng Nguyên” của Hán Văn Khẩn, “Văn 
hoá  Gò Mun” của Hà Văn Phùng, “Văn hoá Đông Sơn tính 
thống  nhất   và   đa  dạng”  của   Phạm   Minh  Huyền,   “Văn  hoá 
Đông Sơn  ở  Việt Nam” do Hà Văn Tấn làm chủ  biên… Để 
nâng cao nhận thức và góp phần nghiên cứu về  thời kỳ  văn  
minh sông Hồng nói riêng và lịch sử  dân tộc thời dựng nước  
nói   chung  cần  có   một   công   trình  nghiên   cứu   mang   tính   hệ 
thống, tổng hợp và toàn diện về  văn hoá Đồng Đậu. Luận án 
“Văn hoá Đồng Đậu và vị trí của nó trong thời đại đồng thau  
ở lưu vực sông Hồng” bước đầu hướng tới mục đích đó.
2. Mục đích nghiên cứu 
2.1. Hệ thống hoá toàn bộ tư liệu và kết quả nghiên cứu 
từ trước đến nay về văn hoá Đồng Đậu nhằm cung cấp những  
tư  liệu tổng hợp, cập nhật, đảo bảo tính chính xác, khoa học, 
khách quan.
2.2.  Phân tích, diễn giải hệ  thống tư  liệu nhằm nhận  
diện các nét đặc trưng cơ bản; sự phát triển kinh tế, xã hội cũng  
như  đời sống vật chất và tinh thần của cư  dân văn hoá Đồng 
Đậu.
2.3.  Làm   rõ quá  trình  phát   triển  của   văn hóa  Đồng  
Đậu.

3


2.4. Tìm hiểu các mối quan hệ của văn hoá Đồng Đậu trong  
không gian và thời gian. 

3. Đối tượng, phạm vi, nguồn tư liệu và các vấn đề  cần 
đi sâu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các di tích, 
di vật thuộc văn hóa Đồng Đậu. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Về phạm vi nghiên cứu của luận án: nghiên cứu các  
di tích, di vật của văn hóa Đồng Đậu nhằm làm rõ những đặc  
trưng cơ bản; và nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa Đồng  
Đậu trong thời đại kim khí ở lưu vực sông Hồng.
­ Về  không gian, thời gian: luận án tập trung nghiên  
cứu các di tích văn hóa Đồng Đậu đã được điều tra, khảo sát, 
khai quật  ở  lưu vực sông Hồng trong khoảng thời gian từ 
khoảng 3.500 ­ 2.900 năm cách nay.
3.3. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận án
­ Nguồn tư liệu sử  dụng chủ yếu là báo cáo của các 
cuộc điều tra, khảo sát, thám sát, khai quật khảo cổ học; các 
bài viết đăng trên tạp chỉ Khảo cổ học và Kỷ yếu Những phát  
hiện mới về khảo cổ học xuất bản hàng năm; các sách chuyên 
khảo, đề tài khoa học đã công bố và một số bài viết đăng trên  
các tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước và ngoài  
nước có liên quan đến đề tài luận án.
­ Những kết quả chỉnh lý hiện vật, nghiên cứu của tác 
giả  về  văn hóa Đồng Đậu trong khoảng 10 năm từ  2005 đến 
nay.
3.4. Các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu

4



­ Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của văn hóa Đồng  
Đậu biểu hiện qua những di tích, di vật . 
­ Những biến đổi trong cấu trúc kinh tế  xã hội và đời  
sống cư dân cổ trong giai đoạn văn hóa Đồng Đậu là gì ? Lý giải 
nguyên nhân/ động lực tạo ra sự biến đổi.
­ Xác định, đánh giá vai trò của những yếu tố nội sinh  
và ngoại sinh tham gia vào sự hình thành văn hóa Đồng Đậu.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 
4.1. Các cách tiếp cận: luận án sử dụng cách tiếp cận 
lịch sử văn hóa, vận dụng các quy luật của duy vật lịch sử và  
duy vật biện chứng để nhìn nhận, phân tích, lý giải sự vận động 
và những chuyển biến của văn hoá, lịch sử trong thời kỳ Đồng 
Đậu. 
4.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng chính yếu trong 
luận án là phương pháp nghiên cứu liên ngành: kết hợp giữa  
các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khảo cổ học với các  
phương pháp của ngành khoa học tự  nhiên (phân tích quang  
phổ, AMS, C14, phương pháp phân tích khoáng vật đá…).
5.  Kết quả, đóng góp của luận án 
5.1. Luận án đã xây dựng được một hệ thống tư liệu 
tương đối đầy đủ  và toàn diện phục vụ cho việc nghiên cứu  
về  văn hoá Đồng Đậu nói riêng và thời kỳ    dựng nước nói 
chung.
5.2. Nêu được các nét đặc trưng cơ  bản về  di tích và 
di vật của văn hoá Đồng Đậu. 
5.3.  Bước đầu phác dựng lại được bức tranh kinh tế, 
xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Đồng Đậu  
trong bối cảnh thời đại kim khí ở lưu vực sông Hồng. Trên cơ 

5



sở  phân tích di tích, di vật nêu bật được vai trò then chốt của  
nghề luyện kim trong sự chuyển biến cấu trúc kinh tế  xã hội  
của thời kỳ này. 
5.4.  Đã làm rõ việc phân kỳ  cũng như  đặc điểm các  
giai đoạn phát triển của văn hoá Đồng Đậu.
5.5.  Phân tích, lý giải và làm sáng tỏ  được  vấn  đề 
nguồn gốc của văn hoá Đồng Đậu cũng như các mối quan hệ 
đồng đại, lịch đại của văn hoá này. Từ  đó, góp phần làm rõ  
thêm về vấn đề nguồn gốc người Việt.
6. Bố cục luận án 
Ngoài  phần  mở   đầu,  kết  luận,  nội  dung chính của 
luận án (147 trang) được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu văn hoá Đồng Đậu 
Chương 2: Đặc điểm môi trường sinh thái và di tích 
văn hoá Đồng Đậu 
Chương 3: Các di vật văn hoá Đồng Đậu 
Chương 4: Vị  trí của văn hoá Đồng Đậu trong thời 
đại kim khí ở lưu vực sông Hồng 
Chương   5: Cấu trúc kinh tế  xã hội và đời sống cư 
dân Đồng Đậu
Ngoài ra, trong luận án còn có các mục: danh mục công 
trình của tác giả  luận án, tài liệu tham khảo và phụ  lục minh 
họa. 
Chương   1.   TỔNG   QUAN   NGHIÊN   CỨU   VĂN   HÓA 
ĐỒNG ĐẬU
1.1. Giai đoạn từ 1962 ­ 1971
1.2. Giai đoạn từ 1972 đến nay


6


Tiểu kết chương 1
­ Sau hơn 50 năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã phát 
hiện được 42 di tích thuộc văn hoá Đồng Đậu nhiều cuộc  
thám sát, khai quật đã được các cơ quan nghiên cứu thực hiện,  
tư  liệu nghiên cứu về  văn hoá Đồng Đậu vô cùng đồ  sộ  và  
phong phú. Tuy nhiên, nguồn tư liệu này hầu hết đều ở dạng 
tài liệu báo cáo, và phân tán  ở  các cơ  quan nghiên cứu khác  
nhau khác nhau. Do vậy, để phục vụ cho công tác nghiên cứu  
lâu dài về văn hoá Đồng Đậu nói riêng và thời kỳ kim khí nói 
chung, những tài liệu này cần được tập hợp, hệ thống hóa.
­ Tới nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về 
văn hoá Đồng Đậu, trong đó có một số  đi sâu nghiên cứu về 
văn hoá này, nhưng đó chỉ  là những chuyên khảo về  một di 
tích, di vật hay một khía cạnh nào đó. Đến nay xung quanh 
văn hoá này còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất về 
tư liệu cũng như nhận thức, và chưa có công trình nghiên cứu 
nào mang tính tổng hợp, toàn diện về văn hóa Đồng Đậu. Vì  
vậy, những vấn đề  như  đặc trưng di tích và di vật, những  
mối quan hệ trước, sau, gần, xa cũng như những chuyển biến  
trong cấu trúc kinh tế  xã hội, nguồn gốc của văn hóa Đồng 
Đậu, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Đồng Đậu, quá 
trình phát triển của văn hoá Đồng Đậu cần phải tiếp tục đi 
sâu nghiên cứu. Đây cũng chính là những vấn đề  mà tác giả 
luận án đã và đang giành nhiều tâm huyết cùng thời gian, công 
sức để tìm hiểu, làm rõ.
Chương 2.  ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ 
DI TÍCH VĂN HOÁ ĐỒNG ĐẬU 


7


2.1. Môi trường sinh thái 
2.2. Sự phân bố và đặc điểm các di tích văn hóa Đồng Đậu
Tìm hiểu về không gian phân bố, đặc điểm các khu 
cư trú, cấu tạo địa tầng các di tích, các dấu tích văn hóa, mộ 
táng, vết tích động thực vật.
Tiểu kết chương 2
­ Văn hoá Đồng Đậu được hình thành và phát triển  
trong vùng môi trường sinh thái của vùng tam giác châu thổ 
Bắc Bộ. Đó là một môi trường tự nhiên rất đa dạng với nhiều  
tiểu hệ sinh thái khác nhau,. Trong giai đoạn Đồng Đậu, yếu  
tố tự nhiên giữa vai trò quan trọng, tác động và chi phối mạnh  
mẽ nhất đến văn hoá, đời sống cư dân lúc đó là yếu tố đồng 
bằng và sông nước. 
­   Qua   nghiên   cứu   sự   phân   bố   di   tích   đã   cho   thấy, 
người  văn hóa Đồng Đậu đã cư  trú với mật độ  cao  ở  vùng  
đồng bằng và tạo thành  một hệ  thống làng ven sông.  Đặc 
điểm này cần phải được xem như một nét đặc trưng của văn 
hoá Đồng Đậu. Truyền thống đó sau này tiếp tục được cư 
dân Gò Mun, Đông Sơn kế thừa và phát triển.
­ Có nhiều loại hình dấu tích khác nhau đã được phát 
hiện trong các địa điểm văn hoá Đồng Đậu, trong đó có thể 
xác định các loại   đặc trưng của văn hoá này, đó là  lò đúc 
đồng, nền nhà đắp bằng đất sét vàng, mộ táng chôn trên nền  
đất sét. Những dấu tích này tới nay chưa phát hiện được trong 
giai đoạn trước đó. 
Chương 3. CÁC DI VẬT VĂN HÓA ĐỒNG ĐẬU

3.1. Đồ đá

8


3.2. Đồ đồng
4.4. Đồ gốm
3.3. Đồ xương sừng
Nghiên cứu các loại di vật (đồ đá, đồ đồng, đồ  gồm,  
đồ  xương, sừng) văn hóa Đồng Đậu dưới các khía cạnh loại 
hình, chất liệu và kỹ thuật.
Tiểu kết chương 3
­     Một   đặc   trưng   nổi   bật   trong   giai   đoạn   văn   hoá  
Đồng Đậu là kỹ thuật chế tác đá đã được ứng dụng rộng rãi  
vào sản xuất một loại hình hiện vật mới với mức độ  phức 
tạp hơn cao hơn, đó là khuôn đúc. Với việc chế tạo khuôn đúc 
có hoa văn hay khuôn đúc có nhiều hiện vật như  khuôn đúc  
mũi tên, khuôn đúc dùi thì càng yêu cầu mức độ  tỉ  mỉ, chính  
xác cao hơn nữa. Mặc khác, trong việc chế  tạo khuôn đúc,  
cần sự  sáng tạo rất lớn của người thợ  đá để  cải biến các  
mẫu hiện vật đá sang đồ  đồng (rìu, mũi tên, lao, giáo...) cũng 
như  có thể  làm ra nhiều mẫu hình hiện vật đồng mới như 
“bàn chải”, búa, nạo, dao... Về  mặt loại hình, đồ  đá tới đây 
đạt tới mức độ đa dạng cao. So với giai đoạn văn hoá Phùng 
Nguyên, giai đoạn văn hoá Đồng Đậu có thêm một số  loại 
hình hiện vật mới (mũi tên ba cạnh có chuôi tra cán, khuôn  
đúc, khuyên tai hình gối quạ, khuyên tai dạng khối tròn đặc,  
khuyên tai hình con đỉa, khuyên tai hình đồng xu, khuyên tai 
bản rộng có gờ, khuyên tai hình giọt nước, hạt chuỗi hình 
tang trống, hạt chuỗi hình hạt cườm, nhẫn, cúc áo, vật đeo  

hình răng thú, đá có khắc hoa văn).  Chất liệu đá sử  dụng  ở  
nhiều nơi có sự  tăng cường của  đá spilite,  giảm  tỷ  lệ   đá  
ngọc. Nhìn chung, sự suy thoái về chất liệu đá tập trung chủ  

9


yếu vào loại hình công cụ  sản xuất và vũ khí, còn đồ  trang  
sức thì vẫn hầu hết vẫn được chế tác từ đá ngọc. 
­ Việc đúc chế  thành công nhiều loại hình đồ  đồng  
khác nhau là một thành tựu lớn, một đóng góp quan trong của  
cư  dân Đồng Đậu. Trước đây có ý kiến cho rằng, văn hóa 
Đồng Đậu có không quá 10 loại hình đồ đồng, và chỉ đến văn 
hóa Gò Mun thì mới đúc thành công trên 20 loại hình  [184, 
tr.138].  Tuy nhiên, những tư  liệu thống kê mới mà tác giả 
tổng hợp từ  các di tích đã cho thấy,  ngay từ  văn hóa Đồng  
Đậu, cư dân cổ với sự tài hoa, khéo léo và  làm chủ  kỹ thuật  
đã đúc chế  thành công 20 loại hình đồ  đồng khác nhau.  Bên 
cạnh những loại hình mô phỏng đồ đá đã xuất hiện thêm các 
loại   hình   mới   có   cấu   tạo   khá   phức   tạp   như   rìu   xoè   cân,  
thuổng, búa, bàn chải, lưỡi câu, dao xéo, dao trổ... Hơn nữa, 
tính chuyên hoá về chức năng của đồ đồng đã khá cao. Nếu so  
với giai đoạn Phùng Nguyên, khi người Việt cổ mới bắt đầu 
làm quen với kỹ thuật luyện kim, và chỉ đúc được những hiện  
vật   rất   nhỏ,   chưa   định   hình   về   hình   dáng,   thì   với   bộ   sản 
phẩm đa dạng về  kiểu dáng của văn hóa Đồng Đậu đã thực 
sự   đánh  dấu  một  bước  chuyển  quan  trọng về   trình  độ  kỹ 
thuật luyện đúc đồng của cư  dân cổ. Người Đồng Đậu đã  
bước đầu biết trang trí hoa văn lên đồ đồng. Đó là các đường  
chỉ  nổi đơn giản hay hoa văn hình học như  đã thấy  ở  Thành  

Dền, Đại Trạch, Gò Diễn, Đông Lâm... Mặc dù, số lượng đồ 
đồng được trang trí hoa văn chưa nhiều, và hoa văn còn đơn  
giản, nhưng có thể xem đây là một tín hiệu mở đầu cho một 
phong cách trang trí mới, để  rồi phát triển tới đỉnh cao trong  
giai đoạn văn hóa Đông Sơn. 

10


­ Trong giai đoạn Đồng Đậu, chất liệu và kỹ  thuật  
nung gốm tiếp tục được cải tiến, nên chất lượng gốm  đã 
được nâng lên, gốm cứng đanh, ít thấm nước hơn. Về  mặt  
loại hình,  giai đoạn này đánh dấu sự  xuất hiện, phát triển  
khá  mạnh của các loại hình đồ  đựng với đáy bằng có dung  
tích lớn. Đây là một nét khác biệt của đồ  gốm Đồng Đậu so 
với đồ  gốm giai đoạn Phùng Nguyên. Sự  biến đổi về  kiểu 
dáng đồ gốm nhằm đáp  ứng cho nhu cầu tích trữ  lương thực  
thực   phẩm   ngày   càng   tăng   của   hoạt   động   sản   xuất   nông 
nghiệp. Các loại hoa văn tiêu biểu nhất của đồ  gốm văn hóa 
Đồng Đậu là văn khuông nhạc, văn đan và văn in hình hạt. 
Đây là tổ  hợp hoa văn mang tính chỉ  thị, giúp chúng ta nhận  
dạng và phân biệt gốm văn hoá Đồng Đậu với gốm của các  
văn hóa khác trong phức hợp gốm Tiền Đông Sơn  ở  lưu vực  
sông Hồng. Chính tổ hợp hoa văn này là một trong những yếu  
tố  cốt lõi nhất để  hình thành nên phong cách riêng của gốm  
văn hóa Đồng Đậu. 
­   Đồ   xương   mặc   dù   không   phổ   biến,   nhưng   nhìn 
chung đã có sự gia tăng đáng kể về  số lượng và loại hình so  
với giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên. Về  mặt loại hình, bên 
cạnh các loại vũ khí chiếm chủ đạo, thì đáng chú ý nhất là sự 

xuất hiện của một số  loại hình hiện vật được cho rằng có 
thể mang tính nghi lễ.
Chương 4. VỊ TRÍ CỦA VĂN HOÁ ĐỒNG ĐẬU 
TRONG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở LƯU VỰC SÔNG 
HỒNG
4.1. Các giai đoạn phát triển văn hóa Đồng Đậu

11


4.2. Niên đại văn hóa Đồng Đậu
4.3. Mối quan hệ văn hóa
Tìm hiểu mối quan hệ của văn hóa Đồng Đậu với văn 
hóa Phùng Nguyên, văn hóa Gò Mun, nhóm di tích Gò Mả 
Đống ­ Gò Con Lợn, văn hóa Hạ  Long và nhóm di tích Tràng 
Kênh ­ Đầu Rằm  ở  vùng duyên hải Đông Bắc, nhơm di tích 
Đan Nê ở vùng duyên hải Bắc Trung Bộ.
Tiểu kết chương 4
­ Những kết quả  nghiên cứu trong nhiều năm qua đã 
chỉ ra quy luật của sự hình thành và phát triển của các văn hóa 
Phùng Nguyên, Gò Mun và Đông Sơn, đó là đều trải qua 3 giai 
đoạn phát triển kế tiếp nhau. Những tư liệu khai quật mới  ở 
Thành Dền, Đồng Đậu và nhiều di tích khác được cập nhật, 
tổng hợp đã góp phần làm sáng rõ quan điểm cho rằng, quá  
trình phát triển của văn hóa Đồng Đậu cũng bao gồm 3 giai  
đoạn sớm muộn khác nhau. Trong mỗi giai đoạn, di tích và di  
vật mang những đặc trưng riêng bên cạnh những nét chung 
giống nhau, vừa thể  hiện sự phát triển mang tính nội tại, kế 
thừa hết sức chặt chẽ  của các văn hóa Tiền Đông Sơn. Sự 
khác nhau về đặc trưng di tích, di vật theo diễn trình thời gian 

cũng cho thấy, sự khác biệt về  trình độ  phát triển kinh tế  xã 
hội qua các giai  đoạn.  Ở  mức  độ  nhất định có thể  khẳng 
định, các giai đoạn phát triển của văn hóa Đồng Đậu chính là  
những “nấc thang” thể hiện sự phát triển của xã hội lúc đó. 
­ Về  nguồn gốc văn hóa Đồng Đậu, nếu trước đây  
chúng ta cho rằng, văn hóa Đồng Đậu có nguồn gốc từ yếu tố 
Phùng Nguyên và nhóm Mả  Đống ­ Gò Con Lợn, thì tới nay  
qua nghiên cứu về hoa văn đồ gốm văn hóa Đồng Đậu, chúng 

12


ta có thể  nhận thức thêm rằng, văn hóa Hạ  Long cũng tham  
góp như  một hợp nguồn quan trọng.   Có thể  nói,  yếu tố  Hạ  
Long tham gia vào sự hình thành văn hóa Đồng Đậu không chỉ  
thông qua con đường Mả  Đống ­ Gò Con Lợn, mà bằng cả  
con đường trực tiếp. 
­ Theo chiều kích không gian có thể  nhận thấy, văn 
hóa Đồng Đậu không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với cư dân  
nhóm di tích Tràng Kênh ­ Đầu Rằm ở vùng Đông Bắc, nhóm 
di tích Đan Nê  ở  khu vực Bắc Trung Bộ, hay di tích  ở  vùng  
núi Tây Bắc, mà còn có sự tiếp xúc, giao lưu với cư dân ở khu  
vực Nam Trung Hoa, Đông Bắc Thái Lan.  Mối quan hệ  đa  
chiều, đa phương này đã thể hiện một “cá tính mở” của văn  
hóa Đồng Đậu  [65]. Thông qua con đường giao lưu, trao đổi,  
thì một mặt, những yếu tố văn hóa Đồng Đậu đã phát huy sức  
ảnh  hưởng,  lan tỏa  rộng rãi  ra bên  ngoài;   mặt  khác,  chủ  
nhân văn hóa Đồng Đậu cũng có cơ  hội chủ động tiếp nhận  
một cách có chọn lọc các yếu tố  văn hóa mới. Những chứng  
cứ khảo cổ cũng bước đầu cho thấy, đã có một gói công nghệ  

kỹ  thuật luyện kim được chuyển giao từ  khu vực trung tâm  
đồng bằng Bắc Bộ  (Hà Nội và phụ  cận) tới khu vực Đông  
Bắc, Bắc Trung Bộ Việt Nam...  vào giai đoạn văn hóa Đồng  
Đậu.
Chương   5.   CẤU   TRÚC   KINH   TẾ   XÃ   HỘI   VÀ   ĐỜI 
SỐNG CƯ DÂN ĐỒNG ĐẬU
5.1. Cấu trúc kinh tế
Nghiên cứu các hoạt động kinh tế sản xuất như nông  
nghiệp, thủ  công nghiệp (nghề  luyện kim, nghề  chế  tác đá, 

13


nghề làm gốm, nghề dệt, nghề đan lát, nghề mộc, nghề se sợi  
dệt vải), trao đổi ­ mua bán; kinh tế  khai thác tự  nhiên như 
đánh cá, săn bắn, thu lượm.
5.2. Cấu trúc xã hội
Tìm hiểu sự  phân công lao động xã hội, sự  phân hóa 
xã hội, tổ chức xã hội.
5.3. Đời sống cư dân Đồng Đậu
Phác dựng đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại) và 
đời sống tinh thần (tín ngưỡng, táng tục, khiếu thẩm mỹ…).
Tiểu kết chương 5
Trong chương này, trên cơ  sở phân tích, diễn giải hệ 
thống dữ liệu (di tích, di vật) phát hiện được, tác giả luận án  
đã bước đầu phác dựng lại bức tranh về  kinh tế, xã hội và  
đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong đó, đặc 
biệt chú ý làm rõ những chuyển biến trong cấu trúc kinh tế và 
xã hội diễn ra trong giai đoạn Đồng Đậu so với giai đoạn văn  
hóa Phùng Nguyên trước đó như:

­ Nông nghiệp đã có sự  phát triển mạnh mẽ  hơn và 
đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đa thành phần.  
Sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa đã tạo sự ổn định cho  
việc định cư lâu dài. “Chính môi trường này đã tạo điều kiện  
thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm kinh tế  ­ luyện 
kim nổi tiếng như Đồng Đậu, Thành Dền, đồng thời tạo điều  
kiện  cho bước  chuyển  về  chất  tiến lên  văn hóa  Gò   Mun” 
[122, tr.281]. 
­  Trên cơ  sở  kế  thừa những thành tựu luyện kim từ 
giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, những cư dân Đồng Đậu đã 
không ngừng cải tiến về  mặt kỹ  thuật, cũng như  gia tăng 

14


mức độ sản xuất và ứng dụng kim loại vào phát triển các lĩnh 
vực sản xuất khác nhau  và đạt được những thành tựu  nhất 
định, làm cho quy mô kinh tế  ngày càng tăng, thúc đẩy sự 
phân hóa xã hội,  tạo ra những chuyển biến   mạnh mẽ  trong 
cấu trúc kinh tế, quan hệ và cơ cấu xã hội cũng như  toàn bộ 
đời   sống   vật   chất   và   tinh   thần   của   người   Việt   cổ.   Nghề  
luyện kim đã phát triển trở  thành nghề  thủ  công quan trọng  
nhất, và đóng vai trò là động lực mới của sự phát triển kinh  
tế xã hội. Có thể nói, nghề luyện kim trong giai đoạn văn hóa  
Đồng Đậu đã đẩy nhanh quá trình “kim loại hóa” đời sống cư 
dân Việt cổ   ở lưu vực sông Hồng [45]. Nếu trong giai đoạn  
văn hóa Phùng Nguyên, đồ  đồng còn khan hiếm, thì tới giai 
đoạn văn hóa Đồng Đậu,  với những tiến bộ  vượt bậc trong  
công  nghệ   kỹ  thuật  chế  tác,   quy mô  sản  xuất   đã cơ  bản/  
bước đầu đáp  ứng được những nhu cầu thiết yếu nhất của  

xã hội lúc đó. Sự phát triển đột phá của nghề luyện kim chính 
là chất xúc tác mới kích thích sự phát triển và tăng trưởng của  
nền kinh tế. 
­ Qúa trình chuyên môn hóa trong các hoạt động thủ 
công đã diễn ra sâu sắc hơn. Sự  phát triển mang tính chuyên 
hóa của một loạt công xưởng chế  tác đá (Hồng Đà, Bãi Tự,  
Tràng Kênh...) và các trung tâm đúc đồng (Thành Dền, Đồng 
Đậu)  ở  khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ  đã đánh dấu  
một bước biến chuyển rất lớn của xã hội lúc đó, bởi nó đã 
đặt nền tảng đặc biệt quan trọng cho sự  chia tách của các 
hoạt động thủ  công nghiệp ra khỏi lĩnh vực sản xuất nông 
nghiệp ­ điều sẽ  xảy ra  ở  giai đoạn Đông Sơn sau đó.  Sự  
tương tác chặt chẽ về kinh tế giữa các cộng đồng/ làng nông  

15


nghiệp ­ làng thủ  công đúc đồng ­ làng chế  tác đá... để  trao  
đổi các loại hàng hóa cho nhau là một điều tất yếu đã xảy ra,  
và đây chính là một kênh quan trọng để thúc đẩy sự giao lưu,  
trao đổi về  văn hóa, kỹ  thuật... giữa các cộng đồng.  Thông 
qua mạng lưới trao đổi, giao lưu nội vùng, liên vùng được  
củng cố và mở rộng, tri thức luyện kim từ khu vực trung tâm  
đồng bằng Bắc Bộ  cũng được lan tỏa không ngừng tới khu 
vực Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, làm cho bức tranh  
kinh tế và văn hóa giữa các khu vực, vùng miền ngày càng đa 
dạng và phát triển hơn, từ đó, góp phần tạo tiền đề, nền tảng  
cho sự  thống nhất về  kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các cộng 
đồng cư  dân cổ  sinh sống  ở  các địa vực khác nhau, để  rồi  
cuối cùng hình thành nên một nền văn hóa Đông Sơn bản địa, 

thống nhất trong đa dạng.
­ Về  mặt xã hội, sự  phân công lao động xã hội có  
những chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng trong nghề 
đúc đồng với công nghệ kỹ  thuật được xem là tiên tiến nhất  
lúc đó và giảm trong nghề  chế  tác đá. Sự  phân hóa xã hội 
ngày đã diễn ra ngày càng sâu sắc giữa các cộng đồng cư dân.  
Tổ chức xã hội cũng ngày càng chặt chẽ hơn theo hướng hình 
thành các liên minh bộ  lạc, các mạng lưới liên kết vùng và 
liên vùng.
­ Trên cơ  sở  kinh tế  phát triển, đời sống con người  
được nâng cao, cải thiện về mọi mặt so với giai đoạn.
KẾT LUẬN
Văn   hóa   Đồng   Đậu   thuộc   trung   kỳ   thời   đại   Đồng  
thau,  có niên đại khoảng 3.500  đến 3.000/ 2.900 năm cách 

16


nay, phát triển trải qua 3 giai đoạn sớm muộn khác nhau. Dựa  
vào khối tư liệu tư liệu khảo cổ được tập hợp, phân loại, hệ 
thống hóa và việc sử  dụng tổng hợp nhiều cách tiếp cận, lý  
thuyết, phương pháp nghiên cứu khác nhau, luận án đã mang 
lại những kết quả  nhận thức mới, thể  hiện  ở  những luận  
điểm chính như sau:
1. Luận án đã làm rõ những tác động của môi trường 
tới sự  biến đổi cấu trúc không gian xã hội giai đoạn Đồng  
Đậu. Do tác động của biển thoái, không gian địa lý của đồng 
bằng châu thổ  sông Hồng có sự  mở  rộng hơn về  phía Đông. 
Tới giai đoạn Đồng Đậu, trung tâm của đồng bằng châu thổ 
lúc đó bao gồm Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh chính là vùng 

đất rộng lớn, màu mỡ, rất thuận lợi cho sự  cư  trú, định cư 
của   con   người.   Xã   hội   Phùng   Nguyên   là   một   xã   hội   định 
hướng nông nghiệp trồng lúa nước, vì vậy, nông nghiệp càng 
phát triển, thì đất lại càng khan hiếm. Dải đồng bằng hẹp 
thuộc thềm bậc 2 châu thổ   ở  khu vực quanh đỉnh Việt Trì  
cũng như các ruộng dộc ở thung lũng ven đồi mà hầu hết chỉ 
trồng lúa một vụ (vụ chiêm) đã không còn đáp ứng được nhu 
cầu của sự phát triển nghề trồng lúa nước trong bối cảnh sức 
ép/ nhu cầu về  lương thực ngày càng gia tăng do sự  bùng nổ 
dân số  mạnh mẽ. Hơn nữa, đất  ở  vùng trung du chủ  yếu là  
đất đồi, nhanh bị bạc màu do quá trình bào mòn, rửa trôi cũng 
như   việc   gia   tăng   tốc   độ   khai   thác,   sử   dụng   đất   của   con  
người.  Thiếu  đất  canh  tác  lúa nước  có  lẽ  chính  là  nguyên 
nhân chủ  yếu dẫn tới nhu cầu chuyển dịch không gian sống  
của cư  dân Phùng Nguyên từ  khu vực địa bàn truyền thống  
(gốc) quanh Việt Trì (Phú Thọ, Sơn Tây) tới vùng đất màu  

17


mỡ   ở  phía Đông của châu thổ  sông Hồng. Bên cạnh nguồn  
đất đai phì nhiêu hơn, thì ở đây, nguồn nước cho sinh hoạt và 
tưới tiêu cho nông nghiệp nói riêng và sản xuất nói chung  
cũng dồi dào hơn. Có thể nói, sự biến đổi của cấu trúc không  
gian địa lý vùng châu thổ  chính là tác nhân kích thích và tác  
động trực tiếp, mạnh mẽ tới sự biển đổi của cấu trúc không  
gian   xã   hội.   Vào   giai   đoạn   Đồng   Đậu,   cấu   trúc   định   cư  
truyền thống bị  phá vỡ  để  hình thành nên một cấu trúc định  
cư  mới, trong đó trung tâm của hệ  thống định cư, đồng thời  
cũng là trung tâm kinh tế ­ chính trị ­ xã hội đã có sự  chuyển  

đổi từ  vùng Việt Trì (giai đoạn Phùng Nguyên) tới vùng Hà  
Nội và phụ  cận (giai đoạn Đồng Đậu). Như  vậy, trong mô  
hình xã hội Đồng Đậu, có sự  tương hợp giữa trung tâm của  
hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội và trung tâm địa lý vùng. 
2. Nhằm tận dụng và khai thác tối đa lợi thế về sự đa  
dạng các nguồn lực của hệ  thống sinh thái nhân văn vùng 
trung du và châu thổ  sông Hồng,  xã hội Đồng Đậu đã phát  
triển một mô hình cấu trúc kinh tế đa thành phần dựa trên cơ  
sở   nền   tảng   kinh   tế   vững   chắc   của   nghề   nông   trồng   lúa  
nước. So với giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên trước đó, thì 
cơ  cấu thành phần của hệ  thống kinh tế  giai đoạn văn hóa  
Đồng Đậu không có sự  khác biệt, tuy nhiên, qui mô của các 
hoạt động sản xuất đã có sự  mở  rộng hơn. Xoay quanh trụ 
cột là nền nông nghiệp đa canh với cây lúa là cây lương thực  
chủ đạo, và trồng lúa là ngành kinh tế chính yếu, một số lĩnh  
vực   thủ   công   nghiệp   đã   tập   trung   phát   triển   theo   hướng  
chuyên hóa, để  hình thành nên các trung tâm sản xuất thủ 
công mà điển hình là các công xưởng chế  tác đá (Hồng Đà, 

18


Bãi Tự...), các trung tâm đúc đồng (Thành Dền, Đồng Đậu).  
Trong cấu trúc kinh tế của giai đoạn Đồng Đậu, chúng ta dễ 
dàng nhận thấy có một sự  phát triển mang tính bứt phá của 
nghề  luyện kim. Với những tiến bộ  vượt bậc về  công nghệ  
kỹ  thuật, nghề  luyện kim và đúc đồng từ  vị  trí  thứ  yếu, đã 
vươn lên trở  thành một nghề  quan trọng bậc nhất trong hệ  
thống các ngành nghề thủ công, thay thế cho vị trí của nghề  
chế tác đá trước đó. Như  vậy, một cách tự nhiên, tự thân thủ  

công nghiệp với vai trò là một phân hệ  trọng yếu trong hệ  
thống kinh tế đã diễn ra quá trình tái cấu trúc. Nhìn trên bình  
diện rộng, tổng thể  toàn xã hội, thì đồ  đồng đã chuyển từ  
“khan hiếm tuyệt đối” sang “khan hiếm tương đối”, vì vậy,  
việc sở  hữu đồ  đồng đối với các cộng đồng cư  dân đã trở  
nên dễ  dàng hơn, và hệ  quả  là, đồ  đồng đã len lỏi, chen lấn  
vào từng hoạt động sản xuất, qua đó, nó đã bổ  sung và dần  
thay thế cho các loại công cụ  truyền thống bằng đá, tre, gỗ,  
xương... Trong hệ  thống kinh tế của giai đoạn này, thì nghề 
luyện kim có thể  ví như  “đòn bẩy” hay “đầu tầu” thúc đẩy  
sự  phát triển  của  các ngành nghề  kinh tế  khác nhau. Công  
nghệ luyện kim chính là động lực mới của nền sản xuất. Trên  
cơ sở tư liệu sản xuất được cải tiến, năng suất lao động của  
các lĩnh vực kinh tế đã không ngừng tăng, và nhờ đó, quy mô  
kinh tế  cũng không ngừng được mở  rộng. Có thể  nói, nghề  
luyện kim chính là nhân tố đóng vai trò quyết định dẫn tới sự  
biến đổi mang tính bứt phá của nền kinh tế giai đoạn Tiền sử 
và Sơ sử, đồng thời tạo nên những biến chuyển sâu sắc trong  
đời sống văn hóa xã hội. Với những tiến bộ và thành tựu đạt 
được,  giai đoạn văn hóa Đồng Đậu đã đánh dấu một cuộc  

19


cách mạng luyện kim đầu tiên thời Tiền Sơ  sử   ở  miền Bắc  
Việt Nam. Phải nhấn mạnh rằng, nếu không có cuộc cách  
mạng mang tính bứt phá này, thì sẽ không có cuộc cách mạng  
đột phá thứ  hai vào giai đoạn Đông Sơn, để  nghề  luyện kim  
phát triển “thăng hoa” đạt tới đỉnh cao nhất . Một thực tế 
không thể phủ nhận là, công nghệ  kỹ thuật luyện kim và các 

loại hình đồ  đồng của giai đoạn văn hóa Đồng Đậu đã được 
kế thừa, và tiếp tục phát triển trong các văn hóa kế tiếp là Gò  
Mun và Đông Sơn. Do đó, không phải là không có lý khi cho 
rằng, “Văn minh sông Hồng, văn minh Đông Sơn, được tạo  
nên bởi cuộc cách mạng luyện kim diễn ra  ở  giai đoạn văn 
hóa Đồng Đậu” [172, tt.65], bởi vì, cách mạng luyện kim đã 
mở   đầu   cho   cuộc   cách   mạng   thứ   hai   là   “cách   mạng   nhà  
nước” [236]. Có thể khẳng định rằng, cuộc cách mạng luyện  
kim trong giai đoạn văn hóa Đồng Đậu đã đưa cư  dân Việt  
cổ  tiến bước vững chắc vào ngưỡng cửa của nền văn minh  
nhân loại.  Sự  phát triển liên tục, và hết sức mạnh mẽ  của  
nghề luyện kim trong giai đoạn Đồng Đậu ­ Gò Mun ­ Đông  
Sơn  đã thúc đẩy sự  tăng trưởng  không ngừng  của nền kinh  
tế, góp phần tạo ra một xã hội “thịnh vượng” ở lưu vực sông  
Hồng.
3. Tới giai đoạn Đồng Đậu, sự phát triển không đồng  
đều của các hoạt động kinh tế  nói chung và nghề  luyện kim  
nói riêng đã làm cho quá trình phân hóa giàu nghèo giữa các 
cộng đồng trở nên rõ rệt hơn với những mức độ  phân hóa từ 
giàu tới khá, trung bình và nghèo, và đây chính là cơ sở kinh tế 
xã hội đặc biệt quan trọng cho sự hình thành các “trung tâm”  
kinh tế  ­ chính trị  ­ văn hóa lớn mang tính hạt nhân, các liên 

20


minh bộ  lạc, các thủ  lĩnh địa và các mạng lưới liên kết cộng 
đồng ở cấp độ cao. Cần nhấn mạnh rằng, xã hội Đồng Đậu  
được đặc trưng bởi sự  phân hóa theo khuynh hướng chiều  
ngang, chứ  không phải là một xã hội theo đẳng cấp chiều  

dọc. Sự phân nhóm xã hội theo dòng họ lớn với nhiều thế hệ 
cộng cư  nhưng lại chia thành các gia đình hạt nhân, cư  trú  
theo địa vực có thể  tạo nên những lợi thế, chênh lệch thu 
nhập và phần nào chênh lệch thân phận. Tuy nhiên, sự  phân 
hóa thân phân trong xã hội Đồng Đậu còn thấp, chưa đạt tới 
mức để hình thành nên các giai cấp. Trong xã hội đã có những  
dòng họ, cộng đồng đông thành viên hơn, cư  trú tại địa bàn  
thuận lợn hơn, giàu có hơn về  kinh tế, họ  có những người  
nổi bật, có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong các hoạt động 
kinh tế, quân sự, quản lý xã hội cũng như  tổ  chức các sinh 
hoạt cộng đồng (văn hóa, tín ngưỡng...), như vậy họ dễ dàng  
được   cộng   đồng   chọn   lựa   và   đạt   được   vị   trí   thủ   lĩnh   địa 
phương mà chủ nhân ngôi mộ ở Gò Diễn là một ví dụ và cao 
hơn là thủ lĩnh liên minh bộ lạc.
4.   Đời   sống   của   cư   dân   Đồng   Đậu   đã   có   những  
chuyển biến rõ rệt, không chỉ trong các sinh hoạt thường ngày 
là ăn, mặc,  ở, đi lại, mà cả  trong các mặt của đời sống tinh 
thần, từ  việc tổ  chức các nghi lễ  cúng tế  cầu mùa đến việc  
trang sức làm đẹp, phát triển nghệ  thuật trang trí hoa văn đồ 
gốm, và đặc biệt là tri thức biểu tượng.... Trong xã hội Đồng 
Đậu,  việc phát triển hệ  thống biểu tượng cũng như  các tín  
ngưỡng nông nghiệp chính là sợi dây “vô hình” để  gia tăng  
sự cố kết cộng đồng, đồng thời qua đó, ít nhiều góp phần tạo  

21


lập một “sức mạnh mềm”/ “quyền lực mềm” cho giới tinh  
hoa trong xã hội.
5. Qua nghiên cứu văn hóa Đồng Đậu trong bối cảnh  

rộng hơn, chúng ta có thể phác thảo một cấu trúc không gian  
xã hội  ở  miền Bắc Việt Nam .  Theo cách tiếp cận khu vực  
học,  địa văn hóa,  địa  kinh tế,   địa chính  trị   và  tiếp cận  hệ 
thống có thể dễ dàng nhận thấy, vào giai đoạn văn hóa Đồng  
Đậu, vùng trung tâm của châu thổ  sông Hồng (khu vực Hà  
Nội và phụ  cận) đã trở  thành vùng hạch phát triển của khu  
vực miền Bắc. Trên cơ sở sự phát triển của kinh tế, đặc biệt 
là nông nghiệp và luyện kim, thì có khả  năng Thành Dền, 
Đồng Đậu, Đình Tràng, Đại Trạch, Vườn Chuối đã trở thành 
những hạt nhân của vùng trung tâm, trong đó Thành Dền và 
Đồng Đậu là lớn nhất và quan trọng nhất. Có thể  thấy rằng, 
một loạt các nhóm di tích ở trung du miền núi, ven biển đã trở 
thành những cấu trúc vệ  tinh của vùng hạch châu thổ. Theo  
chiều kích Đông ­ Tây và Bắc ­ Nam, bước đầu có thể  xác  
định 3 cấu trúc vệ tinh chính như sau:

i.

Nhóm di tích  ở  khu vực miền núi trung du Phú Thọ 

mà trung tâm là Việt Trì bao gồm: Hồng Đà, Mã Lao, Nội  
Gan, Đồng Đậu con, Gò Diễn (Phú Thọ)…
ii. Nhóm   di   tích   ở   vùng   duyên   hải   Đông   Bắc:   Tràng 
Kênh   (Hải   Phòng),   Bãi   Bến,   Đầu   Rằm,   Bồ   Chuyến  
(Quảng Ninh)...

iii. Nhóm di tích  ở  Bắc Trung Bộ  tập trung chủ  yếu  ở 
vùng đồng bằng sông Mã, Thanh Hóa như: Đồng Ngầm, 
Qùy Chử, Thiệu Dương... (Sơ đồ 8).


22


Trong việc kết nối vùng hạch/ trung tâm và các cấu 
trúc vệ tinh với nhau, thì sông Hồng và các chi lưu (sông Đáy,  
sông Cầu...)   đóng vai trò hết  sức quan trọng,  hay nói  cách 
khác, đây chính là tuyến đường huyết mạch của những tương  
tác về  kinh tế, văn hóa, xã hội lúc đó. Việc tiếp xúc và giao 
lưu trao đổi tăng cường giữa các nhóm cư dân trong hệ thống 
đã góp phần kích thích sự gia tăng các nhu cầu, và như vậy đã 
thúc đẩy các quá trình phân công lao động và mô hình chuyên 
môn hóa theo chiều sâu (các công xưởng chế tác đá như Hồng 
Đà, Bãi Tự, Tràng Kênh...; các trung tâm đúc đồng như Thành 
Dền, Đồng Đậu...). Trên cơ sở đó, các mạng lưới trao đổi nội 
vùng, liên vùng theo các tuyến đường bộ và đường sông cũng  
được củng cố và mở rộng. Vùng trung tâm với ưu thế nổi bật  
nhất là phát triển mạnh về  sản xuất nông nghiệp, thủ  công  
nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và luyện kim đã cung cấp các  
sản phẩm lương thực và đồ  đồng cho các khu vực vệ  tinh,  
trong đó, đồ  đồng là nguồn hàng có giá trị  cao của khu vực  
này. Đồng thời, vùng trung tâm sẽ  trao đổi, thu nhận về  các 
thương phẩm như lâm thổ sản; công cụ và đồ trang sức bằng 
đá, đặc biệt là đồ trang sức bằng đá ngọc; một số loại nguyên 
liệu thô quan trọng như  đá ngọc, đồng, thiếc...; và có lẽ  cả 
muối và thủy hải sản từ  các vùng vệ  tinh xung quanh. Cần  
nhấn mạnh rằng, bên cạnh những mặt hàng chủ  yếu  ở  trên, 
còn có các loại hàng hóa khác tham gia vào quá trình trao đổi  
này, chẳng hạn như đồ  gốm, đồ  đan hay đồ  vải... Hơn nữa,  
quá trình trao đổi không chỉ  diễn ra giữa vùng trung tâm với  
vùng vệ  tinh, mà có thể  còn diễn ra trực tiếp giữa các trung  

tâm   vệ   tinh  với  nhau,   tuy  nhiên,  cường   độ   và   qui   mô  của  

23


những trao đổi này có lẽ  là không cao và lưu lượng hàng hóa 
cũng không nhiều như những trao đổi giữa khu vực trung tâm  
và vùng vệ tinh. Bởi vì, ở khu vực trung tâm có qui mô dân số 
lớn hơn, và tập trung một số lượng tầng lớp tinh hoa/ quí tộc  
đông đảo hơn, các hoạt động kinh tế cũng phát triển đa dạng 
hơn nên nhu cầu hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất  
cũng lớn hơn. Hơn nữa, nguồn thương phẩm phục vụ  cho  
trao đổi, đặc biệt là lương thực và đồ đồng từ vùng trung tâm 
cũng khá “dồi dào”. Xét trong bối cảnh rộng hơn, thì các vùng  
vệ tinh chính là ngõ hầu/ cửa ngõ quan trọng cho những tiếp  
xúc giao lưu giữa vùng trung tâm với thế giới bên ngoài . Vùng 
Đông Bắc chính là cửa ngõ thông thương ra biển Đông, nơi  
đón nhận những giao lưu trao đổi với cư dân vùng Đông Bắc  
Trung Quốc, Đông Nam Á hải đảo. Vùng vệ  tinh Phú Thọ,  
Tây Bắc là cửa ngõ phía Tây, nơi tiếp nhận những trao đổi  
theo tuyến đường sông với khu vực Tây Nam Trung Quốc hay  
Đông Nam Á lục địa. Vùng Ninh Bình, sông Mã là cửa ngõ  
của những tương tác với cư dân ở phía Nam. Vai trò cầu nối  
này đã góp phần tăng cường sự  gắn kết chặt chẽ  giữa vùng  
trung tâm và vùng ngoại vi. Cần đặc biệt lưu ý là, mối liên hệ 
trong hệ  thống cấu trúc giữa khu vực trung tâm và vùng vệ 
tinh không chỉ  trên khía cạnh kinh tế, mà cả  trên lĩnh vực  
chính trị, văn hóa, xã hội. Bởi vì, thông qua quá trình trao đổi, 
buôn bán cùng với quá trình hội nhập tộc người, những tri  
thức về luyện kim, văn hóa, nghệ thuật... cũng được lan tỏa,  

truyền nhập không ngừng, chẳng hạn như, phong cách trang 
trí văn khuông nhạc Đồng Đậu, đặc biệt là cách trang trí bên 
trong  miệng   gốm   đã   có  ảnh   hưởng   tới   truyền  thống   gốm  

24


Tràng Kênh, Đầu Rằm, cũng tương tự  như  vậy, lối trang trí  
hoa văn hình học trong miệng gốm xuất hiện vào giai đoạn  
muộn của văn hóa Đồng Đậu đã truyền tải và tiếp thu ở vùng 
sông Mã; hay như tri thức và kinh nghiệm về  kỹ thuật luyện  
đồng cũng được lan tỏa và được tiếp nhận bởi cư dân ở vùng  
Tả  Vải (Sơn La), Tràng Kênh (Hải Phòng), Qùy Chử  (Thanh 
Hóa)... Và tác giả  cũng cho rằng, khi một cấu trúc kinh tế,  
cấu trúc văn hóa được thiết lập, thì tương ứng với nó sẽ dần  
hình thành nên một cấu trúc chính trị. Thực tế, những chứng  
cứ  khảo cổ  học đã cho thấy, các di tích và cụm di tích quan  
trọng của giai đoạn trung kỳ thời đại Đồng thau ở miền Bắc  
Việt Nam đều tập trung với mật độ  cao ở  khu vực trung tâm 
của hệ thống (Hà Nội và phụ  cận). Như  vậy, nếu trong giai  
đoạn Phùng Nguyên, vùng Hà Nội và phụ  cận từ vị  trí chỉ  là  
một vệ tinh trong hệ thống cấu trúc kinh tế ­ chính trị ­ xã hội  
của vùng châu thổ sông Hồng, thì tới nay, nó đã phát triển trở  
thành trung tâm của hệ thống vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,  
hay nói cách khác, đây chính là trung tâm hội tụ, kết tinh của  
văn hóa, văn minh Việt cổ ở miền Bắc Việt Nam. Việc tái cấu  
trúc và mở  rộng quy mô hệ  thống theo hướng liên vùng, liên  
văn hóa này đã phản ánh quá trình vận động, biến đổi, phát  
triển biện chứng không ngừng của lịch sử. 
6. Xã hội Đồng Đậu là một phức hợp các nhóm dân cư 

khác nhau. Tham gia vào quá trình hình thành xã hội Đồng  
Đậu, bên cạnh nhóm cư dân Phùng Nguyên gốc, đóng vai trò 
cốt lõi, căn bản, thì còn có các nhóm cư dân ngoại sinh tham  
góp là nhóm Mả  Đống ­ Gò Con Lợn và nhóm cư  dân Hạ 
Long. Có thể nói, những tác động do biến đổi về môi trường  

25


×