Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Luận án Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.24 KB, 79 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng và hạnh phúc là một trong những chiến
lược quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta giai đoạn hiện
nay. Trong bối cảnh xã hội đang có nhiều biến đổi, cùng với quá trình hiện đại hóa
và hội nhập, nhiều vấn đề đang đặt ra về việc thực hiện các quy định pháp luật hôn
nhân và gia đình, nhất là ở các địa phương vùng miền núi và dân tộc thiểu số.
Thực hiện Chính sách Pháp luật về Hôn nhân và gia đình là một trong những
yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo các yêu cầu tuân thủ luật pháp về hôn nhân và
gia đình trong đời sống xã hội. Với đặc thù của một quốc gia có nhiều thành phần
tộc người, điều kiện kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương còn gặp khó khăn thì việc
thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nhiều địa phương gặp
nhiều trở ngại, nhất là ở các huyện miền núi và vùng dân tộc thiểu số.
Huyện Ba Tơ thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27
/12/ 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
61 huyện nghèo của cả nước và thuộc 6 huyện nghèo ở huyện miền núi của tỉnh Quảng
Ngãi theo quyết định 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo
bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020. Trong những năm gần đây, việc triển
khai và thực hiện các chính sách, pháp luật trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành
tựu đáng ghi nhân. Nhiều bộ luật và các quy định về chính sách đã được triển khai thực
hiện, mang lại những hiệu quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Với sự quan tâm của Nhà nước và các Bộ, Ngành, việc thực hiện chính sách pháp
luật trong cả nước nói chung đã có những bước đổi mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích
lệ trong việc mở rộng quy mô tuyên truyền, tăng cơ hội tiếp cận pháp luật cho mọi người
dân. Đối với huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, việc thực hiện chính sách pháp luật có chuyển
biến đáng kể qua những đợt khảo sát, qua các cuộc ra quân tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật tại các xã trên địa bàn huyện. Nhờ những hoạt động tuyên truyền đó đã có những
chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng nhận thức trong nhân dân, việc tuân thủ luật pháp thể



hiện cụ thể là: Số vụ nhân dân vi phạm pháp luật, năm sau thấp hơn năm trước, tình trạng
nhân dân khiếu kiện vượt cấp không có, các vụ trộm cắp tài sản, tài nạn giao thông hằng
năm đều giảm đáng kể, vụ việc vợ chồng ly hôn ngày càng ít, không có vụ bạo lực gia đình
trong các năm gần đây.
Tuy nhiên, do đặc thù thực tế của địa phương với điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, việc thực hiện pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng với yêu cầu của cấp lãnh đạo địa phương trong tình hình mới hiện
nay. Chất lượng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương nhìn chung
chưa cao, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng và phong phú. Theo báo cáo
của các cơ quan Tư pháp huyện Ba Tơ qua các năm gần đây thì chất lượng tuyên truyền
có nhiều khâu còn yếu kém cả về số lượng người nghe và chất lượng nhân dân tiếp thu
còn hạn chế, có lúc có nơi người tham gia nghe việc tuyên truyền luật pháp chưa đúng
đối tượng và thành phần theo yêu cầu, chủ yếu thường đến nghe là người già và trẻ em.
Có rất nhiều nguyên nhân đến vấn đề này, song có một nguyên nhân cơ bản đó là công
tác thực hiện chính sách phổ biến tuyên truyền pháp luật còn nhiều bất cập, đơn điệu
từ Cán bộ báo cáo viên, thiếu đồng bộ trong sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy Đảng,
Mặt trận, các hội Đoàn thể ở các cơ sở xã, thị trấn và không có hỗ trợ về mặt vật chất
cho người ngồi nghe phổ biến tuyên truyền pháp luật, chưa linh hoạt về thời gian rỗi
thích hợp trong nhân dân dẫn đến chất lượng và hiệu quả tuyên truyền tiếp thu pháp
luật chưa cao.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên là cần thiết phải có những giải
pháp thực hiện chính sách pháp luật mang tính lâu dài và phù hợp với hoàn cảnh kinh
tế - văn hóa - xã hội của địa phương và theo hướng phát triển chung của huyện Ba
Tơ và tỉnh Quảng Ngãi.
Xuất phát từ cơ sở yêu cầu thực tiễn đó tại địa phương nên em chọn đề tài luận
văn: “Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi”, với hy vọng góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế, yếu kém trong
thực hiện chính sách pháp luật Luật Hôn nhân và gia đình và một số chính sách pháp
luật khác… để từ đó nâng cao chất lượng thực hiện có hiệu quả trong chất lượng dân
1



số và tâm vóc người dân ở địa phương trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
ngày càng được nâng cao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay vẫn luôn luôn
được các ngành, các cấp, địa phương quan tâm và chú trọng trong thời gian qua đã có
rất nhiều bài viết trên các sách báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài nghiên cứu, công trình
khoa học nghiên cứu về vấn đề thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình,
có thể chia các công trình nghiên cứu thành ba nhóm sau:
Nhóm luận văn, luận án: Ở nhóm này có thể liệt kê một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu như: Trương Kim Oanh: "Hòa giải trong tố tụng dân sự", Luận văn
thạc sỹ Luật học “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam”, Luận
án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005. Với
đề tài này, tác giả đã nghiên cứu các quy định của pháp luật HN&GĐ về chế độ tài
sản của vợ chồng. Trong đó có các nội dung chính sau: Lý luận chung về chế độ tài
sản của vợ chồng; khái quát chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử; chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000;
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ
năm 2000. “Chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ – Vấn đề lý luận và thực tiễn”,
luận án tiến sỹ Luật học của Ngô Thị Hường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006.
Đề tài này, tác giả đã nghiên cứu tổng quát các quy định của pháp Luật HN&GĐ
liên quan đến chế định cấp dưỡng. Trong đó, tác giả cũng đưa ra những ý kiến nhằm
hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ về cấp dưỡng. “Xác định cha, mẹ, con
theo Luật HN&GĐ Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ Luật học
của Nguyễn Thị Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong luận án này tác giả phân
tích những cơ sở lý luận và thực tiễn trong xác định cha, mẹ, con. “Xác định tài sản
của vợ chồng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật học của
Nguyễn Hồng Hải, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.
Nhóm giáo trình, sách: Trong nhóm này phải kể đến một số giáo trình như:

Tập bài giảng Luật HN&GĐ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo
2


trình Luật HN&GĐ, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2007; Giáo trình Luật HN&GĐ, của Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2003. Về sách, có thể kể tới một số sách chuyên sâu như: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000, của hai tác giả là Nguyễn Văn Cừ và Ngô
Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bùi Văn Thuấn (2002), “Phụ nữ
và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng và chung”, Nhà
xuất bản Phụ nữ; Quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập quốc tế, của hai tác giả Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Nxb Tư
pháp, 2006; Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật HN&GĐ Việt Nam, của
Tiến sĩ Nguyên Văn Cừ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008; Bình luận khoa học Luật
HN&GĐ, của tác giả Nguyễn Ngọc Diện, tập 1 và tập 2, Nxb Trẻ, 2002.
Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu thuộc
nhóm này được đề cập trên một số tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án
nhân dân (TAND), Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp. Trong đó có thể kể đến bài viết của Tiến sĩ Đặng Quang Phương
(1999), "Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
các bản án", Tạp chí TAND số 7, 8; Th.S Nguyễn Văn Cừ (2000), “Quyền sở hữu
của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000”, Tạp chí Luật học số 4; Trần Thị Quốc
Khánh (2004), “Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc đến hòa giải ở sơ sở ngày
nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ - Trường Đại học
Luật Hà Nội: “Một số suy nghĩ về nguyên tắc xác định cha, mẹ và con trong gia thú
theo pháp luật Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Luật học, số 5/1999; Bài viết của Tiến
sĩ Lê Thu Hà – Học viện tư pháp: “Bàn về thẩm quyền xác định cha, mẹ, cho con”,
đăng trên Tạp chí Nghề Luật, số 6/2006; Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan
– Trường Đại học Luật Hà Nội: “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp
luật Việt Nam” Tạp chí Luật học, số 3/2004;..Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng

trên các báo điện tử như: thongtinthuvienphapluat.wordpress.com;vnexpress.net;
vietnamnet.vn…

3


Nhóm xây dựng chính sách có liên quan như đến hôn nhân và gia đìnhbao
gồm các nghiên cứu về văn bản, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật thực hiện chính sách hôn nhân gia đình. Nhằm thực hiện Nghị định
126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân
và gia đình; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án “Hoàn thiện thể
chế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã được phê
duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-BVHTTDL ngày 24/02/2016’’.
Mục đích của Đề án nhằm đánh giá tổng thể hệ thống pháp luật về văn hóa,
gia đình, từ đó kiến nghị, đề xuất nội dung hoàn thiện các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thiết chế văn hóa phù hợp với bối cảnh kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp khoảng
cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các
giai tầng xã hội, phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng
môi trường văn hóa, thúc đẩy phát triển văn học nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu của
thời đại.
Xây dựng Đề án bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/06/2014
của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ‘‘về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước’’[ 3, tr.1]; xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, nội dung của Đề án đảm bảo
định hướng của Đảng, Nhà nước và nhu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi. Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo góp ý, xây dựng đề án, tổ
chức Ban chỉ đạo thực hiện đề án do lãnh đạo Bộ VHTTDL làm Trưởng ban; thành
viên là các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Di sản văn hóa, Cục Điện ảnh, Cục Hợp tác
quốc tế, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Văn

hóa cơ sở, Cục Bản quyền tác giả, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, Vụ Thư viện, Vụ Gia đình và Vụ Pháp chế.
Ngày 29/3/2018, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội thảo Góp
ý Dự thảo Nghị định quy định về “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”.

4


Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Sở VHTT, Sở VHTTDL, các nhà khoa học,
nhà nghiên cứu…
- Các công trình nghiên cứu về triển khai thực hiện pháp luật liên quan
hôn nhân và gia đình
Đã có nhiều cuộc điều tra quốc gia liên quan đến thực hiện các quy định hôn
nhân và gia đình. Chẳng hạn, cuộc Tổng điều tra dân số và Nhà ở, điều tra dân số
giữa kỳ, …. Nhiều công trình nghiên cứu đã dựa trên các kết quả cuộc điều tra này
để đánh giá về tình hình thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến hôn nhân và
gia đình.
Cuộc về thanh thiếu niên lần thứ nhấtvà lần thứ hai ‘‘do Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và Ngân hàng phát
triển châu Á tiến hành. Điều tra cho thấy tỉ lệ nạo phá thai trong thanh niên Việt
Nam tăng theo nhóm tuổi : 7% trong nhóm 18-21 tuổi và 10% trong nhóm 22-25
tuổi’’[ 17, tr.8].
Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào các chủ đề như: “ Tuổi
Vị thành niên với vẫn đề tình dục và các biện pháp tránh thai” của Chu Xuân Việt ,
Nguyễn Văn Thắng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 1998 nghiên cứu tại 8
tỉnh, thành phố trên 2,159 vị thành niên cả trong và ngoài trường cho biết có 11,4%
vị thành niên đồng ý với ý kiến cho rằng có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân;
18,9% số người được hỏi cho là có thể quan hệ tình dục trước khi cưới; 17,7% trả
lời có thể quan hệ tình dục được nếu cả hai đồng ý [17, tr.8].
Nghiên cứu “ Đánh giá thái độ của các nhóm đối tượng với các qui định của
chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình” do TS. Nguyễn Đức Mạnh và các cộng

sự thực hiện vào năm 2005 đã chỉ rõ thực trạng nhận thức và thái độ của các nhóm
đối tượng đối với một số quy định của chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
và Pháp luật hôn nhân gia đình trong đời sống [17, tr.8].
Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh cũng có bài viết “ Pháp lệnh dân số nâng cao
trách nhiệm của công dân , gia đình và xã hội” (Tạp chí Cộng sản số 27/2003) . Tác
giả đề cập đến một số quy định trong Pháp lệnh dân số, quyền lợi và nghĩa vụ của
5


công dân về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số [ 17,
tr.8].
Một số bài viết của TS. Đặng Thị Hoa và nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên
cứu Gia đình và Giới triển khai đề tài cấp Nhà nước về Hôn nhân xuyên biên giới
với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện naycũng đã đề cập đến khía
cạnh thực hiện chính sách, pháp luật của các trường hợp kết hôn với người nước
ngoài, kết hôn xuyên biên giới từ thực tiễn các vùng biên giới Việt Nam với Trung
Quốc, Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia:‘‘Hôn nhân xuyên biên giới ở các
tỉnh miền núi Việt Nam hiện nay của tác giả Đặng Thị Hoa và Nguyễn Hà Đông’’
[14, tr.49]. Thực trạng hôn nhân không hợp pháp ở biên giới Việt - Lào của tác giả
Nguyễn Thành Nam đăng trên báo công an nhân dân 30/7/2014. Những nghiên cứu
này đã nêu lên những vấn đề đang đặt ra trong phối hợp giải quyết vấn đề người di
cư tự do và kết hôn không giá thú vùng biên giới.
Các nghiên cứu liên quan đến chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình ở
tỉnh Quảng Ngãi:
Luận văn Thạc sĩ về Thực hiện chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình từ
thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi của tác giả Võ Thị Anh Thoa (02/ 2013);
Luận văn Thạc sĩ về Thực hiện chính sách bình đẳng giới từ thực tiễn tỉnh Quảng
Nam của tác giả Trần Thị Thúy Hà (02/2014); Luận văn Thạc sĩ về Thực hiện chính
sách bình đẳng giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi của tác giả Phạm Thị Lê Dung

(02/2015); Luận văn Thạc sĩ ngành chính sách công; Thực hiện chính sách giáo dục
Pháp luật từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi của tác giả Lê Thị Đạt (2016)….

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình tại
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

6


- Xác định các yếu tố tác động, hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật về
hôn nhân và gia đình
- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về hôn
nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Nhiệm vụ
-- Rà soát các chính sách, pháp luật thực hiện trên địa bàn huyện Ba Tơ về lĩnh
vực hôn nhân và gia đình
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình
ở huyện Ba Tơ
- Phân tích những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về
hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ
- Tìm hiểu và đề xuất các giải pháp tuyên truyền, vận động người dân
trong việc thực hiện chính sách Pháp luật chung và Pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện
Ba Tơ đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Luận văn lấy các quan điểm khoa học về thực hiện chính sách pháp luật, chính
sách pháp luật hôn nhân và gia đình các qui định, thực tiễn trong việc thực hiện chính
pháp luật hôn nhân và gia đình.

- Các biện pháp thực hiện chính sách Pháp luật chung và Pháp luật hôn nhân và
gia đình, nghiên cứu các vấn đề nôi dung nghiên cứu của đề tài, đề xuất các giải pháp
thực hiện tại địa bàn huyện Ba Tơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành chính sách công
- Phạm vi nghiên cứu thực hiện chính sách Pháp luật hôn nhân và gia đình trên
19 xã, 1 thị trấn các số liệu thu thập trong luận văn này qua các đầu mối, Phòng tư pháp,
Phòng dân tộc, Phòng VH&TT và Phòng LĐTB&XH huyện Ba Tơ …
- Thời gian nghiên cứu năm 2016, 2017

7


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp luận của đề tài
Luận văn được nghiên cứu và phân tích trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, quan điểm về quản lý xã
hội bằng chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước. Nghiên cứu này vận dụng cách tiếp
cận đa ngành, liên ngành luận văn triệt để vận dụng phương pháp nghiên cứu theo chuyên
ngành chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính
sách từ hoạch định đến tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của
các chủ thể chính sách.
5.2. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu đề tài
- Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách Pháp luật về hôn nhân và gia
đình ở nước ta hiện nay là gì?
- Việc thực hiện chính sách Pháp luật chung và pháp luật hôn nhân và gia đình
hiện nay ở huyện Ba Tơ như thế nào? Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua
đã đáp ứng được mục tiêu chính sách của địa phương đã đề ra hay chưa? Những bất
cập trong việc thực hiện chính sách Pháp luật chung và pháp luật hôn nhân và gia đình
hiện nay cải thiện chất lượng dân số và ổn định xã hội ở địa bàn huyện nói riêng và tỉnh

nói chung có nhưng khó khăn gì?.
- Giải pháp nào cần đổi mới trong thực hiện chính sách pháp luật chung và pháp
luật hôn nhân và gia đình trên địa bàn huyện Ba Tơ?
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn sử dụng các nhóm phương pháp cụ thể là:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành sưu tầm nghiên cứu việc thực hiện chính sách pháp luật chung và
chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình qua sách, báo, giáo trình, tạp chí, tài liệu
khoa học... liên quan tới đề tài luận văn, từ đó phân tích, tổng hợp và xây dựng nên
cơ sở lý luận đề tài của luận văn.
*

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

8


- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các đối tượng là cán bộ Cán bộ tư
pháp cấp huyện, xã, Hội liên hiệp phụ nữ, huyện, xã, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
huyện, cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức thực hiện chính sách pháp luật ở địa phương, một
số nhân dân trên địa bàn nhằm thu thập thông tin bổ sung, từ đó góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu của luận văn.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát việc thực hiện các chính sách
pháp luật trên địa bàn huyện để phát hiện đưa ra để bàn bạc, nghiên cứu, nhất là việc
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của xã nhằm thu thập thông
tin trực tiếp để đánh giá thực trạng của hoạt động này, từ đó góp phần xây dựng cơ
sở thực trạng của vấn đề để phân tích và đưa ra các nhóm giải pháp hiệu quả trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương.
- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin một số ý kiến của các là Cán bộ
làm công tác Phòng Tư pháp, công tác dân số, cán bộ ngành văn hóa thông tin, ….có

am hiểu về vấn đề thực hiện chính sách pháp luật và chính sách pháp luật hôn nhân
và gia đình để có ý kiến nhân định tổng quát của vấn đề về chất lượng dân số, số vụ
tảo hôn, ly hôn… thế nào là đáp ứng xu hướng hiện nay của địa phương, nhằm khảo
sát tính cấp thiết và khả thi của biện pháp để đề xuất và hoàn thiện cấu trúc của luận
văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn
Đề tài góp phần hình thành lý luận về Thực hiện chính sách pháp luật hôn
nhân và gia đình dưới góc độ chuyên ngành chính sách công.
Luận văn bước đầu đã làm rõ các khái niệm công cụ liên quan đến nghiên cứu
thực hiện chính sách pháp luật về hôn nhân gia đình; quy trình thực hiện chính sách
công về hôn nhân gia đình ở cơ sở, cụ thể ở cấp huyện trong nghiên cứu trường hợp
của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn là một công trình khoa học nghiên cứu các phương pháp tối ưu nhất để
thực hiện chính sách Pháp luật hôn nhân và gia đình trên mỗi địa bàn huyện. Cung
9


cấp những vấn đề thực tiễn thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, căn
cứ kết quả đạt được, luận văn đưa ra được những ý kiến sau:
Nêu ra những đặc điểm, vai trò của chính sách Pháp luật và pháp luật hôn nhân
và gia đình cụ thể.
Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, nêu những hạn chế, bất cập trong quá trình thực
hiện chính sách đó.
Nêu ra những quan điểm và giải pháp để thực hiện chính sách tốt hơn trong giai
đoạn đổi mới đất nước.
Vì vậy, đề tài góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác chỉ đạo
điều hành, tổ chức thực hiện của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của địa
phương.

Nội dung và kết quả nghiên cứu luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan, địa phương các xã trên địa bàn huyện Ba Tơ trong việc triển khai thực hiện
chính sách dân Pháp luật hôn nhân và gia đình .
Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu và học tập
của cán bộ làm công tác Tư pháp, dân số và sinh viên trong lĩnh vực chính sách công
và chính sách xã hội.
7. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu
Ba Tơ là huyện vùng cao nằm về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi, có diện
tích tự nhiên 1.137,56 km2; Có 20 đơn vị hành chính cấp xã (19 xã và 01 thị trấn);
112 thôn và 07 tổ dân phố.
Cuối năm 2016 toàn huyện có số hộ nghèo là 6.041 hộ; trong đó: hộ nghèo
là người dân tộc thiểu số là 5.569 hộ, chiếm tỷ lệ 92,19%. Năm 2017 có số hộ nghèo
5.415 hộ, tỷ lệ 33,25%; trong đó khu vực thành thị 300 hộ, tỷ lệ 19,67%, Nông thôn
5.115 hộ, tỷ lệ 34,66%. (theo báo cáo Kinh tế xã hội UBND huyện 2016).
Là huyện có địa hình phức tạp, diện tích tự nhiên rộng lớn, dân cư thưa thớt,
phân bổ không đều, núi non hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa
lũ. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, trình độ dân trí còn hạn
chế, cơ sở hạ tầng còn khó khăn, thiên tai xảy ra liên tục, tình hình dịch bệnh ở cây
10


trồng, vật nuôi còn xảy ra, tập tục lạc hậu như: Nghi kỵ đồ độc, ma chay cúng bái
vẫn còn, tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện vẫn còn diễn ra. Vì vậy, đời sống vật
chất, tinh thần của người dân đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.
8. Cơ cấu của luận văn
Ngoài những phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội chung luận văn được trình bày gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân
và gia đình.
Chương 2: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba


Chương 3: Các yếu tố tác động và giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính
sách pháp luật hôn nhân và gia đình.

11


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1. Một số khái niệm
- Chính sách: Là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn
tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định.
- Khái niệm về chính sách công
‘‘Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà
nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các
vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định’’[16, tr 12].
Chính sách hôn nhân và gia đình: Là những quy định do nhà nước ban hành
nhằm thể chế hóa và triển khai thực hiện các điều chỉnh về hôn nhân và gia đình
trong đời sống xã hội
- Văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình bao gồm: Luật hôn nhân
và gia đình và các văn bản dưới Luật hôn nhân và gia đình, mục đíchnhằm hướng
dẫn, cụ thể hóa việc thực hiện luật hôn nhân và gia đình, có chứa đựng các nội dung
liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung.
- Thực hiện chính sách: Chính sách pháp luật được hiểu là những nguyên tắc
được hướng cơ bản được Đảng và Nhà nước hoạch định đối với từng giai đoạn
phát triển nhất định của đất nước nhằm tạo ra những cơ sở đúng đắn cho việc sử
dụng có hiệu quả các khả năng điều chỉnh pháp luật; nhằm xác định đúng đắn tổ
chức và hoạt động của các cơ quan pháp luật và nhằm xây dựng ở mỗi người dân ý
thức và lối sống tuân theo pháp luật.

Trong xã hội dân chủ, pháp luật là biện pháp, công cụ của quản lý và của đưa
chính sách vào cuộc sống. Tuy nhiên, ở tầm khái quát, chính sách pháp luật trong
Nhà nước pháp quyền là sự phản ánh tính chính đáng, tính hợp pháp của quyền lực
Nhà nước, giải quyết mâu thuẫn giữa chính sách (chính trị), đạo đức xã hội, tính
chính đáng của Nhà nước;

12


Chính sách pháp luật có bản chất hai mặt: nó thể hiện chính sách đã được dựa vào
pháp luật; pháp luật được sử dụng với tư cách là công cụ, phương tiện của quyền
lực và của quản lý đời sống xã hội.
- Thực thi chính sách, pháp luật:là giai đoạn thực hiện các mục tiêu chính sách
công trên thực tế. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định
trước để đạt được các mục tiêu chính sách. Chính trong giai đoạn này, chính sách
được biến thành kết quả thực tế. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động triển khai,
phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu quả chính sách cùng các biện pháp tổ
chức thực thi để chính sách phát huy tác dụng trong cuộc sống.
Như vậy việc tổ chức thực thi chính sách (Policy Implementation) là quá trình
biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ chức
trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề
ra. Thực thi pháp luật là việc thực hành, đánh giá, theo dõi các tầng lớp nhân dân
chấp hành pháp luật trong đời sống thực tế của xã hội là một hệ vấn đề rất phức tạp
và cũng là rất khó khăn gây nhức nhối lớn của xã hội ta trong việc thể hiện, chứng
minh là một Nhà nước pháp quyền. Đây là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp
luật, bao gồm viện kiểm sát, tòa án, công an.
Quy trình chính sách: Quy trình chính sách được hiểu là quá trình luân chuyển
các giai đoạn từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách
trong đời sống xã hội. Các giai đoạn của quy trình chính sách có liên hệ chặt chẽ với
nhau theo nguyên tắc: giai đoạn trước là nền tảng cho giai đoạn tiếp theo và kết quả

của giai đoạn trước là thông tin cần và đủ cho giai đoạn tiếp theo.
1.2. Quy trình thực hiện chính sách công về hôn nhân và gia đình
1.2.1. Quy trình thực hiện chính sách công
Các học giả trên thế giới đã đưa ra nhiều mô hình về quy trình chính sách công
(Public Policy Process). Về thực chất, khó có thể mô tả quy trình chính sách một
cách đơn giản và rõ ràng, nó vừa có tính liên tục, vừa có tính biến động. Quá trình
đó là liên tục bởi vì các chính sách của Nhà nước thường bắt nguồn từ những ý đồ
13


hay quyết định đã tồn tại trong quá khứ, chứ không phải từ chỗ không có gì. Chính
sách không chấm dứt đột ngột, nó luôn là tiền đề cho những ý tưởng mới hoặc chính
sách mới trong tương lai. Điều đó có nghĩa là, khó có thể tìm được sự khởi đầu cũng
như sự kết thúc của hầu hết chính sách. Quy trình chính sách đồng thời cũng là biến
động do tác động của nhiều yếu tố tham gia vào việc tạo ra chính sách. Đương nhiên,
một số chính sách hay thay đổi thường xuyên hơn và nhiều hơn một số chính sách
khác, nhưng rất khó xác định một chính sách nào đó hoàn toàn ổn định trong một
thời gian dài. Các chính sách cần được xem xét như là nó ở trong một trạng thái
tương đối ổn định, chứ không phải là nó xác định một cách vững chắc.
Nghiên cứu chính sách theo quan điểm quy trình cũng có nghĩa là hoạt động
quản lý Nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách công xảy ra mang tính
thường xuyên, các chính sách này ra đời tiếp theo các chính sách khác và trong quá
trình đó chính sách công luôn được hoàn thiện, bổ sung. Mặt khác, cách tiếp cận
chính sách theo quy trình (chu trình/quá trình) có thể giúp cho những ai quan tâm
đến chính sách có thể tiếp cận ở các góc độ khác nhau của chính sách và do đó dễ
dàng tham gia vào quy trình này. Đồng thời các nhà quản lý cũng tự xác định vai
trò, vị trí, năng lực và nhữn g hoạt động cần thiết khi tham gia vào từng giai đoạn
của quy trình chính sách. Họ tự biết họ phải làm gì, làm như thế nào khi nắm vững
bản chất của từng giai đoạn.
Các giai đoạn trong quy trình chính sách công

Trên thực tế, tuy các mô hình quy trình chính sách công có khác nhau về chi
tiết, song nhìn chung có thể quy về 3 giai đoạn cơ bản của quy trình này là:
Hoạch định chính sách, trong giai đoạn này, các chính sách được nghiên cứu
đề xuất để Nhà nước phê chuẩn và ban hành công khai. Quá trình đề xuất chính sách
bao gồm việc xác định vấn đề cần ra chính sách, xác định các mục tiêu mà chính
sách cần đạt được và xác định các giải pháp cần thiết để đạt tới các mục tiêu đó.
Muốn xác định được vấn đề chính sách, cần phải thường xuyên quan sát và phân
tích tình hình thực tế để dự báo được những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết nhằm
duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.
14


Thực thi chính sách là giai đoạn thực hiện các mục tiêu chính sách công trên
thực tế. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt
được các mục tiêu chính sách. Chính trong giai đoạn này, chính sách được biến
thành kết quả thực tế. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động triển khai, phối hợp
thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu quả chính sách cùng các biện pháp tổ chức thực
thi để chính sách phát huy tác dụng trong cuộc sống.
Đánh giá chính sách, đây là một giai đoạn quan trọng trong quy trình chính sách.
Trong giai đoạn này, người ta tiến hành so sánh các kết quả của chính sách công với
các mục tiêu đề ra, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được thông qua việc thực
thi chính sách trên thực tế.
Thực thi chính sách công "Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển
hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước"[12, tr.2].Mục tiêu của chính
sách Pháp luật hoạch định có thể đạt được trong dài hạn hoặc ngắn hạn do đó việc
tổ chức thực thi cần phải lập kế hoạch cụ thể. Kế hoạch triển khai thực thi chính
sách bao gồm những nội dung :
Kế hoạch về tổ chức, điều hành; Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực hỗ trợ;
Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính

sách; Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nhiệm
vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức
điều hành, thực thi chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập
thể trong tổ chức thực chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình v.v…
Dự kiến kế hoạch tổ chức thực hiện do lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã xem xét
thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện chính sách mang
giá trị pháp lý, lúc đó đã được mọi người chấp hành thực hiện.
-. Phổ biến, tuyên truyền chính sách: Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp
cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ mục đích,
yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh
nhất định và về tính khả thi của chính sách để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản
15


lý của Nhà nước về tuyên truyền pháp luật nói chung. Đồng thời đã giúp cho mỗi
cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất,
mức độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm
các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách pháp luật đầy đủ và
triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách.
- Thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình
Chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình có khác nhau về chi tiết, song nhìn
chung có thể quy về 3 giai đoạn cơ bản cũng như chính sách công của quy trình này
là:
Hoạch định chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đìnhtrong giai đoạn này,
chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình được nghiên cứu đề xuất để Nhà nước
phê chuẩn và ban hành công khai. Quá trình đề xuất chính sách này bao gồm việc
xác định vấn đề cần ra chính sách, xác định các mục tiêu mà chính sách cần đạt được
và xác định các giải pháp cần thiết để đạt tới các mục tiêu đó. Muốn xác định được
vấn đề chính sách, cần phải thường xuyên quan sát và phân tích tình hình thực tế để
dự báo được những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết nhằm duy trì sự tồn tại và phát

triển của xã hội tại thời điểm đó.
Thực thi chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình đây là giai đoạn thực hiện
các mục tiêu chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình trên thực tế. Nói cách khác,
đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt được các mục tiêu chính
sách. Chính trong giai đoạn này, chính sách được biến thành kết quả thực tế. Giai
đoạn này bao gồm các hoạt động triển khai, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và
hiệu quả chính sách cùng các biện pháp tổ chức thực thi để chính sách phát huy tác
dụng trong cuộc sống.
Đánh giá chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình đây là một giai đoạn quan
trọng trong quy trình chính sách. Trong giai đoạn này, người ta tiến hành so sánh
các kết quả của chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình với các mục tiêu đề ra,
phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được thông qua việc thực thi chính sách trên
thực tế.
16


Tổ chức thực thi chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình là tổ chức thực thi
chính sách công, công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình
tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực hiện hiểu rõ
mục đích, yêu cầu của chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình; về tính đúng đắn
của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách
để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của Nhà nước về tuyên truyền pháp luật
nói chung. Đồng thời đã giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức
thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, mức độ, quy mô của chính sách với đời
sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực
hiện mục tiêu chính sách pháp luật đầy đủ và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch
tổ chức thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình.
Thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình: Khi kế hoạch tổ
chức thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình được thông qua, Uỷ ban nhân dân
huyện và các cơ quan chuyên môn, tiến hành tổ chức triển khai thực hiện theo kế

hoạch. Việc trước tiên cần làm trong quá trình này là tuyên truyền vận động cán bộ,
người nhân dân tham gia thực hiện chính sách. Đây là một hoạt động quan trọng, có
ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách.
1.2.2. Quy trình thực hiện quy định của pháp luật và chính sách về hôn
nhân và gia đình
1.2.2.1. Quy trình ban hành các văn bản Luật về hôn nhân và gia đình
Luật Hôn nhân và gia đình ra đời từ năm 1959 và đã được sửa đổi, hoàn thiện nhiều
lần qua các năm 1986, 2000 và 2014. Quá trình hoàn hiện, sửa đổi các bộ luật hôn
nhân và gia đình, luật hôn nhân và gia đình 2014 ra đời trong thời kỳ đất nước đổi
mới và kế thừa luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và các bộ luật hôn nhân và gia
đình thời kỳ trước.
Vấn đề thứ nhất về chế độ tài sản của vợ chồng, Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 chỉ dự liệu một chế độ tài sản pháp định. Theo đó, Luật quy định chung
cho tất cả các cặp vợ chồng về căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng, về quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng và về phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Về nguyên
17


tắc, đây là chế độ tài sản trong hôn nhân duy nhất được pháp luật thừa nhận. Việc
áp đặt một chế độ tài sản trong hôn nhân như vậy là cứng nhắc, không đáp ứng được
những nhu cầu khác nhau của các cặp vợ chồng trong việc thực hiện các quan hệ tài
sản. Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình đã ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài
sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, việc chứng minh đâu là tài sản riêng trên thực
tế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn nếu hai bên không có thỏa thuận trước hoặc
không có các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cụ thể. Qua thực tiễn tổng kết thi
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cho thấy, việc lập hôn ước trước hôn nhân
là cách ứng xử công bằng và tiến bộ. Đó là cơ sở để bảo vệ tài sản riêng của từng cá
nhân; trợ giúp kế hoạch dự trù tài sản riêng hay tài sản chung trong hôn nhân, giúp
giảm thiểu xung đột và tiết kiệm được án phí tranh tụng trong trường hợp ly hôn
[23, tr.10].

Vấn đề thứ hai, nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,
vợ chồng bình đẳng là một trong các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia
đình Việt Nam. Tự nguyện trong hôn nhân bao gồm cả tự nguyện trong kết hôn, tự
nguyện trong giải quyết các mẫu thuẫn giữa vợ chồng. Khi có mâu thuẫn trong hôn
nhân, vợ chồng có quyền xác định phương thức giải quyết mâu thuẫn tốt nhất, phù
hợp với nguyện vọng, hoàn cảnh của chính họ và gia đình họ thông
qua biện pháp ly thân hoặc ly hôn.
Ly thân là vợ chồng không sống cùng nhau nhưng hôn nhân của họ vẫn tồn
tại, để giảm sự căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng, để các bên có thời
gian suy ngẫm, đánh giá về tình cảm của vợ chồng, trách nhiệm với con cái và có
thể sửa đổi tính tình để vợ chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Tuy nhiên, Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 chỉ thừa nhận hai phương thức giải quyết mâu thuẫn giữa
vợ và chồng là thông qua hòa giải và thông qua việc chấm dứt hôn nhân bằng ly
hôn. Chế định ly thân chưa được nhà làm luật Việt Nam thừa nhận.
Vấn đề thứ ba, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa có quy định cụ thể
về mang thai hộ. Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của
Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học có quy định: nhà nước nghiêm
18


cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Trẻ ra đời do thực hiện hỗ trợ sinh
sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ
sống độc thân và họ là cha, mẹ đối với đứa trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản (Điều 6, Điều 20). Việc nghiêm cấm hành vi mang thai hộ nhằm tránh
những tiêu cực đã và đang xảy ra như: mang thai hộ nhằm mua bán trẻ sơ sinh bất
hợp pháp, mang thai hộ nhằm lách luật để sinh con thứ ba... Song, việc nghiêm cấm
này lại hạn chế mong muốn chính đáng củarất nhiều gia đình hiếm muộn, vô
sinh. Dưới góc độ pháp lý, thỏa thuận giữa người nhờ và người nhận mang thai hộ
là loại thỏa thuận gì? Những thỏa thuận này có trái với quan niệm đạo đức truyền
thống không? Biện pháp pháp lý ràng buộc các bên và chế tài pháp lý trong trường

hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận? Hiện chưa có quy định
nào điều chỉnh vấn đề này. Chính vì các lý do trên ngày 19/6/2014. Quốc hội đã ban
hành Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi số 52/2014/QH13.
1.2.2.2. Quy trình ban hành và thực hiện các chính sách hôn nhân và gia đình
Các văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình bao gồm: bao gồm
Nghị định. Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư…. Việc thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật này được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy
định, kể cả văn bản dưới luật hôn nhân và gia đình cũng được ban hành theo nghị
định 34/2016/ NĐ-CP, quy trình ban hành VBQPPL gồm 03 bước: Lập đề nghị xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo và thẩm định dự án và công báo, niêm
yết văn bản quy phạm pháp luật. Các bước này đã được thực hiện một cách đầy đủ
và bải bản trong quá trình soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về hôn nhân và gia đình.
Quy trình đánh giá và hoàn thiện chính sách; Mỗi chính sách vận động theo
một quy trình, bao gồm 03 giai đoạn cơ bản: hoạch định chính sách, thực thi chính
sách và đánh giá chính sách. Ở Việt Nam, lâu nay Nhà nước đã chú trọng nhiều đến
khâu hoạch định và thực thi chính sách, song việc đánh giá chính sách thì dường
như bị bỏ qua hoặc rất ít được quan tâm.

19


Đánh giá chính sách là xem xét, nhận định về giá trị các kết quả đạt được khi
ban hành và thực thi một chính sách công. Để có thể đi vào cuộc sống, chính sách
công được thể chế hóa thành các quy định pháp luật. Việc nhìn nhận và đánh giá
chính sách do đó thường gắn với sự đánh giá những quy định pháp luật này có phù
hợp với những yêu cầu của cuộc sống hay không và chúng được vận hành như thế
nào trên thực tế. Tuy nhiên, chính sách công không chỉ thể hiện trong các quy định
pháp luật, chúng còn nằm trong các chương trình, kế hoạch, chủ trương hoạt động
của nhà nước. Do đó, đánh giá chính sách công sẽ bao quát việc xem xét về tổng thể

các quyết định của nhà nước (Chính phủ, Trung ương và Chính quyền địa phương),
trong việc giải quyết một vấn đề cấp thiết đặt ra trong thực tiễn quản lý nhà nước.
Đánh giá chính sách cho phép xem xét, nhận định không chỉ về nội dung chính sách,
mà còn về quá trình thực thi chính sách, từ đó có biện pháp điều chỉnh hoàn thiện
chính sách phù hợp với đòi hỏi thực tế để đạt các mục tiêu mong đợi.
2.3.3. Công tác phân công phối hợp thực hiện chính sách
Trong thời gian tuyên truyền phân công, có sự phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ
chức thực hiện chính sách này theo đúng kế hoạch được phê duyệt. Chính sách được
thực thi trên phạm vi rộng hơn, vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực thi
chính sách là rất nhiều. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính
sách, nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực thi của Nhà nước. Không chỉ có
vậy, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách diễn ra cũng rất phong phú, phức
tạp theo không gian và thời gian. Chúng đan xen nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau
theo quy luật. vậy muốn tổ chức thực thi chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình
có hiệu quả thì phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành,
các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá
trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Chính sách đó có thể tác động
đến lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến nhiều
yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần Ủy ban đã phối hợp chúng
lại để đạt yêu cầu quản lý dân số.

20


1.3. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Tơ:
-

Điều kiện tự nhiên
Về địa hình: Ba Tơ có đặc điểm chung của vùng miền núi ở phía Tây và Tây


Nam của tỉnh Quảng Ngãi, có độ cao từ 300 m – 1.800 m so với mặt nước biển. Có
nhiều núi hiểm trở, mật độ sông suối cao với hướng chảy từ Tây sang Đông và theo
hướng Bắc Nam tạo nên độ chia cắt mạnh, phần lớn địa hình là rừng núi ít bằng
phẳng, độ dốc cao thấp đột biến, quá trình xói mòn, rửa trôi tương đối lớn. Tuy nhiên
do mật độ sông suối cao nên đã hình thành những triền đất ven sông có địa hình
tương đối bằng phẳng.
Về khí hậu: Mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng duyên hải Nam
Trung bộ và bị chi phối bởi điều kiện địa hình phía Đông dãy Trường Sơn với những
đặc trưng chủ yếu: Nóng ẩm, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, lượng mưa khá lớn. Nhiệt
độ trung bình trong năm là 25oC, tháng lạnh nhất trong năm trung bình 18 oC.
Nhìn chung khí hậu Ba Tơ tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm
nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm, cùng
với địa hình phức tạp và có độ dốc lớn nên hàng năm diện tích bị xói mòn do dòng
chảy của các con sông lớn, khó khắc phục được. Đây cũng là một trong những khó
khăn trong việc phát triển và mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện nhà.
Dân số và dân tộc thiểu số; dân số ,59.027 khẩu; 16.123 hộ, có 2 dân tộc là
dân tộc Hrê và dân tộc kinh là hai dân tộc có nguồn gốc lịch sử lâu đời cùng chung
sống tại địa phương; trong đó: Dân tộc Hrê có 13.173 hộ, 48.889 khẩu, chiếm
85,10%; dân tộc kinh có 2.630 hộ, 8,555 khẩu, chiếm 14,12%; các dân tộc khác
như: Gia Rai, Ê Đê, Xơ đăng, Cor, Mường, Tày, Thái… chiếm 0,08%
(theo số liệu thống kê của Phòng thống kê huyện Ba Tơ đến tháng 11/2016).
Về kinh tế, huyện Ba Tơ là một huyện miền núi, sản xuất chủ yếu là nông,
lâm nghiệp. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 943 tỷ đồng, trong đó giá trị sản
xuất nông lâm ngư nghiệp: 590,03 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,91
triệu đồng (Báo cáo kinh tế xã hội UBND huyện Ba Tơ cuối năm 2017).

21


Về Văn hóa, xã hội, huyện Ba Tơ còn gặp khá nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng của

ngành y tế và giáo dục. Toàn huyện mới chỉ có 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
(chiếm 10%). Hầu hết cơ sở trạm y tế chưa được xây dựng kiên cố và chưa đạt chuẩn
quốc gia. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày một phát
triển và đi vào chiều sâu chất lượng, năm 2016 có 71,89% hộ gia đình (giảm 11,11%
kế hoạch); 75,23% thôn, tổ dân phố ( giảm 5,77% kế hoạch ), có 140/147
(chiếm 95,2%, giảm 1,8% kế hoạch), cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu
văn hóa. (theo báo cáo của Phòng VHTT huyện Ba Tơ cuối năm 2016).
Đặc điểm văn hóa Ba Tơ đa số là dân tộc Hrê chiếm 85,10% dân số, dân trí
thấp, đa phần sống xa trung tâm hành chính huyện, việc tiếp thu nền văn minh của
xã hội có phần hạn chế, nhân dân có tư tưởng có con cháu sớm để có giống nòi và
có thêm người giúp việc gia đình, tư tưởng sợ con cái ế vẫn còn. Trong hai năm
2016, 2017 trên địa bàn huyện có khoảng: 282 người tảo hôn, không có cặp hôn
nhân cận huyết thống nào xảy ra, không có trường hợp đăng ký kết hôn với người
nước ngoài.
Tiểu kết chương 1
Luận văn đã trình bày các vấn đề về chính sách pháp luật và thực hiện chính
sách pháp luật bao gồm các khái niệm, quy trình, các giai đoạn, việc thực hiện, khái
niệm xây dựng, các bước quy trình thiết kế chính sách, nội dung thực hiện, kế hoạch
triển khai thực hiện và tuyên truyền phổ biến, duy trì chính sách.
Cách tiếp cận và lý thuyết áp dụng nghiên cứu, phân tích, Pháp luật hôn nhân
và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn dưới luật, văn bản cụ thể hóa của
địa phương để thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình. Chúng ta có thể
rút ra kết luận như sau: Chính sách là chương trình hành động của các nhà lãnh đạo,
quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó mà xã hội quan tâm. Thực hiện chính
sách pháp luật hôn nhân và gia đình là hoạt động có mục đích nhằm thực hiện yêu
cầu của chính sách hôn nhân và gia đình trong xã hội hiện nay làm cho những qui
định của chính sách pháp luật đi vào thực tế cuộc sống.
22



Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình có vị trí, vai trò vô cùng
quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc thực
hiện là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam. Tổ chức tực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là
khâu thẹn chốt quan trọng để chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức hành động của từng chủ thể
trong xã hội.

23


CHƯƠNG 2
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH TẠI HUYỆN BA TƠ
2.1. Rà soát các văn bản chính sách pháp luật về hôn nhân và gia đình ban
hành tại huyện Ba Tơ
Trong thời gian qua, để chỉ đạo tốt lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Uỷ ban nhân
dân tỉnh đã có nhiều văn bản pháp luật chỉ đạo các Sở, ngành, của tỉnh trung tâm trợ
giúp pháp lý tỉnh, UBND các huyện triển khai thực hiện các chính sách hôn nhân và
gia đình: Văn bản hướng dẫn tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình số
52/2014/QH13 ngày 19/6/2014 và nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12
năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
hôn nhân và gia đình. Triển khai các văn bản pháp luật như Luật hộ tịch 2014; Luật
nuôi con nuôi 17/6/2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi; Luật phòng chống
bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21/11/2007; Luật bình đẳng giới số
73/2006/QH11, ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XII; Luật bảo vệ chăm sóc trẻ
em… triển khai thực hiện đồng bộ các đề án về gia đình, của Bộ, ngành, Trung ương
trên địa bàn huyện.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành và triển khai Quyết định số 2001/QĐUBND ngày 06/11/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án

“Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020”; Chỉ đạo các
huyện trên địa bàn tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số đồng bộ thực hiện Quyết định
số 870 /QĐ-UBND ngày 10/5/2017 của chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế
hoặc tổ chức thực hiện mô hình điểm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số tại huyện Sơn Hà và huyện Ba Tơ tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2018; Ban hành Quyết định số 1205/QĐ-UBND
06/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Mô hình
24


×