Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Nâng cao kiến thức và thực hành về phòng chống tăng huyết áp của người dân trên 25 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp tại xã trung giã, huyện sóc sơn, TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.08 KB, 90 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG 2
Nhóm sinh viên số: 4 xã: Trung Giã
Tên kế hoạch can thiệp: Nâng cao kiến thức và thực hành về phòng
chống tăng huyết áp của người dân trên 25 tuổi có nguy cơ mắc bệnh
tăng huyết áp tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội từ tháng
7/2017 đến tháng 6/2018
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Hoàng
Danh sách nhóm:
1. Nguyễn Hữu Thế Tùng K13C – Nhóm trưởng
2. Nguyễn Thị Thảo Ngân K13D
3. Nguyễn Hoàng An Thanh K13B
4. Đinh Hà Trang K13C
5. Lê Thị Thu Hà K13A
6. Đào Thị Hoàng Quyên K13A
7. Nguyễn Đắc Ngọc K13C

Hà Nội, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Chương trình thực tập cộng đồng dành cho sinh viên năm thứ 3 của Trường
Đại học Y tế Công cộng kéo dài trong 10 ngày từ 03/04 – 14/04/2017. Với mục tiêu
“Xây dựng một bản kế hoạch can thiệp giải quyết một vấn đề trong chương trình
hoặc hoạt động y tế ưu tiên tại xã thực tập”, đợt thực địa này nhằm giúp sinh viên
nâng cao kiến thức về thực tiễn, kĩ năng thực hành và thực tế để tiếp tục củng cố,
nâng cao năng lực Y tế công cộng của bản thân. Bên cạnh đó còn góp phần vào việc
giải quyết tình hình sức khỏe tại địa phương. Nhóm sinh viên K13 bao gồm 07
thành viên được nhà trường phân công thực địa tại trạm y tế xã Trung Giã, huyện


Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Trong khoảng thời gian 10 ngày thực tập tại trạm y tế xã, nhóm sinh viên đã
tiến hành thu thập số liệu bằng cả hai phương pháp thứ cấp và sơ cấp, đồng thời kết
hợp với phân tích sốliệu đểđưa ra được một bản bản kế hoạch can thiệp. Nhóm sinh
viên hy vọng sẽ góp một phần vào việc nâng cao sức khỏe cho người dân tại địa
phương.Cũng trong đợt thực tập này, chúng tôi cũng đã tích lũy thêm được nhiều
kinh nghiệm và kỹ năng tiếp cận cộng đồng.
Để có được những kết quả trên, chúng tôi đã nhận được sựgiúp đỡrất nhiệt
tình của các thầy cô trường Đại học Y tế Công cộng, Uỷ ban Nhân dân và các ban
ngành đoàn thể xã Trung Giã, đặc biệt là các cán bộ Trạm y tế xã Trung Giã.Nhóm
sinh viên xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Minh Hoàng đã nhiệt
tình chỉdẫn nhóm trong quá trình thực tập tại cộng đồng cũng như những góp ý
chỉnh sửa trong quá trình hoàn thành báo cáo. Nhóm sinh viên cũng xin được cảm
ơn đến Ủy ban nhân dân xã Trung Giã và các ban ngành liên quan đã tạo điều kiện
giúp nhóm trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin và lập kế hoạch. Đặc biệt,
nhóm sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ y tế Trạm y tế xã đã tạo điều kiện cho
nhóm có chỗ sinh hoạt, học tập, làm việc và liên hệ công việc, cung cấp thông tin
cho nhóm trong suốt đợt thực tập tại đây.
Xin cảm ơn các thầy, cô trường Đại học Y tế Công cộng đã tổ chức đợt thực
tập tại cộng đồng rất ý nghĩa và hữu ích này.Cảm ơn tất cả các thành viên trong
nhóm đã chia sẻ và giúp đỡ nhau trong quá trình thực tập 10 ngày tại trạm y tế xã
cũng như quá trình chỉnh sửa, hoàn thành bài báo cáo này.
Hà Nội, ngày 27/04/2017
Nhóm sinh viên
Nhóm trưởng Nguyễn Hữu Thế Tùng

1


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................vi
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
1. Thông tin chung về huyện Sóc Sơn................................................................1
2. Tuyến xã.........................................................................................................1
II. Xác định vấn đề tồn tại và vấn đề ưu tiên can thiệp..............................................4
1. Phương pháp thu thập thông tin trong xác định VĐSK nổi cộm.....................4
2. Phương pháp thu thập thông tin bổ sung để phân tích vấn đề sức khoẻ ưu tiên
can thiệp.............................................................................................................5
3. Quy trình xác định VĐSK ưu tiên..................................................................6
4. Các vấn đề sức khoẻ nổi cộm tại xã Trung Giã...............................................6
5. Mô tả, phân tích các VĐSK nổi cộm tại xã Trung Giã...................................7
6. Xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên tại xã Trung Giã........................................9
III. Phân tích vấn đề ưu tiên can thiệp.....................................................................10
1. Tên vấn đề ưu tiên can thiệp.........................................................................10
2. Phân tích vấn đề ưu tiên can thiệp................................................................10
3. Cây vấn đề....................................................................................................14
4. Nguyên nhân gốc rễ......................................................................................15
VI. Mục tiêu can thiệp.............................................................................................16
1.Mục tiêu chung..............................................................................................16
2.Mục tiêu cụ thể..............................................................................................16
3. Thời gian, địa điểm can thiệp.......................................................................17
4. Xác định giải pháp can thiệp........................................................................17
V. Kế hoạch hành động...........................................................................................19
1. Bảng kế hoạch hành động.............................................................................19
2. Kế hoạch hành động theo thời gian..............................................................25
VI. Dự trù kinh phí: Tổng chi phí dự kiến triển khai can thiệp...............................27

VII. Kế hoạch giám sát............................................................................................27
1. Tên kế hoạch................................................................................................27
2. Mục tiêu giám sát.........................................................................................27
3. Địa điểm giám sát.........................................................................................27
4. Thời gian giám sát........................................................................................27
5. Sơ đồ giám sát chương trình can thiệp..........................................................27
6. Chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan.................................................28
VII. Kế hoạch theo dõi, đánh giá.............................................................................28
2


1. Tên kế hoạch theo dõi, đánh giá...................................................................28
2. Mục tiêu đánh giá.........................................................................................28
3. Phương pháp đánh giá..................................................................................29
4. Các chỉ số theo dõi đánh giá.........................................................................29
VIII. Kết luận..........................................................................................................29
1. Kết quả thu được..........................................................................................29
2. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................30
3. Khuyến nghị hoạt động thực địa...................................................................30
IX. Tài liệu tham khảo.............................................................................................31
PHỤ LỤC...............................................................................................................33
Phụ lục 1: SƠ ĐỒ CẤU TRÚC HỆ THỐNG Y TẾ TUYẾN HUYỆN....................33
Phụ lục 2: CƠ CẤU NHÂN SỰ, CÁN BỘ VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TYT
XÃ VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN........................................................................33
Phụ lục 3: DANH SÁCH PHÒNG CHỨC NĂNG CỦA TYT XÃ TRUNG GIÃ...34
Phụ lục 4: MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA ĐƯỢC THỰC HIỆN
TẠI TYT XÃ..........................................................................................................35
Phụ lục 5: BỘ CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ NHANH CỘNG ĐỒNG. . .36
Phụ lục 5.1: TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NHANH CỘNG ĐỒNG.............38
Phụ lục 6: BỘ CÂU HỎI HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN CBYT TẠI TYT XÃ

TRUNG GIÃ...........................................................................................................42
Phụ lục 7: HƯỚNG DẪN PVS CBYT PHỤ TRÁCH CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG
CHỐNG THA.........................................................................................................46
Phụ lục 7.1: TÓM TẮT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CBYT TYT PHỤ TRÁCH
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP.....................................47
Phụ lục 8: HƯỚNG DẪN PVS CBYT PHỤ TRÁCH CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG
CHỐNG NKHH......................................................................................................48
Phụ lục 8.1: TÓM TẮT KẾT QUẢ PVS CÁN BỘ PHỤ TRÁCH CHƯƠNG
TRÌNH PHÒNG CHỐNG NKHH..........................................................................48
Phụ lục 9: HƯỚNG DẪN PVS CBYT PHỤ TRÁCH CSSKSS.............................49
Phụ lục 9.1: TÓM TẮT KẾT QUẢ PVS CBYT PHỤ TRÁCH CSSKSS...............50
Phụ lục 10: LÝ GIẢI PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM VĐSK ƯU TIÊN CAN
THIỆP THEO THANG ĐIỂM CƠ BẢN (BPRS)...................................................52
Phụ lục 11: PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NHÓM NGƯỜI NGUY CƠ (TRÊN 25 TUỔI).............57
Phụ lục 11.1: BẢNG CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG
CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NHÓM NGƯỜI NGUY CƠ (TRÊN 25 TUỔI)
................................................................................................................................ 63
Phụ lục 11.2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG
CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NHÓM NGƯỜI NGUY CƠ (TRÊN 25 TUỔI)
................................................................................................................................ 65
3


Phụ lục 11.3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ.....................................................................70
Phụ lục 12: LÝ GIẢI CHẤM ĐIỂM CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP....................72
Phụ lục 13: DỰ TRÙ KINH PHÍ............................................................................75
Phụ lục 14: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ...................................................................81

4



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT
BSGĐ
BVĐK
CBYT
CSSK
CSSKSS
HATT
HATTr
KCB
NCT
NKĐSS
NKHH
NSV
PKĐK
PYT
SDD
SKSS
TCMR
THA
TTYT
TYT
UBND
VĐSK
VHTT
VSATTP
XN
YHCT

YTTB

Bảo hiểm y tế
Bác sĩ gia đình
Bệnh viện đa khoa
Cán bộ y tế
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Khám chữa bệnh
Người cao tuổi
Nhiễm khuẩn đường sinh sản
Nhiễm khuẩn hô hấp
Nhóm sinh viên
Phòng khám đa khoa
Phòng y tế
Suy dinh dưỡng
Sức khỏe sinh sản
Tiêm chủng mở rộng
Tăng huyết áp
Trung tâm y tế
Trạm y tế
Ủy ban nhân dân
Vấn đề sức khỏe
Văn hóa thông tin
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Xét nghiệm
Y học cổ truyền
Y tế thôn bản


5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Cơ cấu bệnh tật Xã Trung Giã năm 2016 (%) (Trang 3)
Biểu đồ 2: T ỉ lệ người dân trên 25 tuổi tại xã Trung Giã có kiến thức về phòng,
chống THA (%) (Trang 71)
Biểu đồ 3: Tỉ lệ người dân trên 25 tuổi tại xã Trung Giã thực hành phòng, chống
THA đạt (%) (Trang 72)
Sơ đồ 1: Sơ đồ mô tả quy trình xác định VĐSK (Trang 6)
Sơ đồ 2: Cây vấn đề xác định nguyên nhân gốc rễ (Trang 14)
Sơ đồ 3: Sơ đồ giám sát cho chương trình can thiệp (Trang 28)
Sơ đồ 4: Cấu trúc hệ thống y tế tuyến huyện (Trang 34)
Bảng 1: Bảng chấm điểm các VĐSK theo các yếu tố (BPRS) (Trang 10)
Bảng 2: Bảng ma trận giải pháp can thiệp (Trang 17)
Bảng 3: Bảng kế hoạch hành động (Trang 20)
Bảng 4: Bảng kế hoạch hành động theo thời gian (Trang 26)
Bảng 5: Bảng phân tích chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan giám sát
chương trình can thiệp (Trang 29)
Bảng 6: Nhân sự, cán bộ và chức năng nhiệm vụ của CBYT TYT xã (Trang 34)
Bảng 7: Danh sách nhân viên Y tế thôn (Trang 35)
Bảng 8: Danh sách các phòng chứ năng của TYT xã Trung Giã (Trang 35)
Bảng 9: Các chương trình y tế được truển khai tại TYT xã Trung Giã (Trang 36)
Bảng 10: Tóm tắt kết quả phỏng quả phỏng vấn cộng đồng (Trang 39)
Bảng 11: Tóm tắt kế quả phỏng vấn CBYT xã (Trang 44)
Bảng 12: Bảng lý giải chấm điểm yếu tố A (Trang 53)
Bảng 13: Bảng lý giải chấm điểm yếu tố B (Trang 54)
Bảng 14: Bảng lý giải chấm điểm yếu tố C (Trang 56)
Bảng15: Bảng lý giải chấm điểm các giải pháp can thiệp(Trang 73)

Bảng 16: Bảng dự trù kinh phí triển khai can thiệp (Trang 76)
Bảng 17: Các chỉ số đánh giá (Trang 81)

6


NỘI DUNG
I. Đặt vấn đề
1. Thông tin chung về huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía Bắc cách trung tâm Thủ
đô 40 km. Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Bắc giáp với tỉnh Bắc
Giang, phía Đông Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp với huyện Đông
Anh, phía Tây giáp với huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Diện tích
đất tự nhiên của huyện là 306,5 km2, toàn huyện có 25 xã và 1 thị trấn chia thành 3
khu vực gồm: 9 xã đồi gò, 8 xã vùng trũng và 8 xã vùng giữa. Dân số của huyện có
khoảng trên 320.000 người với mật độ khoảng1022 người/km²[5].
Sóc Sơn là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc của Hà Nội với nhiều
tuyến đường giao thông quan trọng: Quốc lộ 2; Quốc lộ 3; đường Bắc Thăng Long
– Nội Bài, Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài – Lào
Cai.. Nơi đây còn có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là đầu mối giao thông lớn,
quan trọng của quốc gia. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch cơ bản từ nông nghiệp
-công nghiệp - dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Huyện có tổng số
39 trường học và tỷ lệ học sinh đến trường đạt 100%.[5].
Về y tế, trong vùng hiện có 1 Bệnh viện đa khoa (BVĐK) hạng II, 4 phòng
khám đa khoa khu vực (Kim Anh, Trung Giã, Minh Phú, Xuân Giang), 100% các
xã (26 trạm y tế) có trạm y tế cơ sở vật chất được xây dựng kiên cố. Số lượng y, bác
sỹ được tăng cường thêm để đảm bảo công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ (CSSK) cho nhân dân đạt hiệu quả. Ở đây có các chương trình CSSK như
TCMR, phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm,... Hệ thống y tế huyện
Sóc Sơn bao gồm: Phòng y tế (PYT), trung tâm y tế (TTYT) huyện, bệnh viện đa

khoa (BVĐK) huyện. Trong đó, PYT chịu sự quản lý của UBND huyện Sóc Sơn,
BVĐK và TTYT huyện chịu sự quản lý của Sở Y tế Hà Nội. Trong hệ thống y tế
huyện Sóc Sơn có sự phối hợp và tác động qua lại lẫn nhau giữa BVĐK, TTYT,
PYT huyện giúp cho các đơn vị thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ được giao.
Mạng lưới y tế cơ sở gồm TYT và YTTB trong đó TYT xã thuộc quyền quản lý
chuyên môn của TTYT huyện, còn mạng lưới YTTB chịu sự quản lý chuyên môn
và hành chính của TYT xã [18]. (Sơ đồ cấu trúc hệ thống y tế tuyến huyện – chi tiết
xem tại Phụ lục 1)
2. Tuyến xã
2.1. Thông tin chung về xã Trung Giã
Trung Giã là một xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Sóc Sơn với diện tích là 4
km . Dân số toàn xã là 14.411 người (2016) với số hộ là 3.716 hộ gia đình sinh sống
tại 10 thôn (Đo, An Lạc, Phong Mỹ, Bình An, Xuân Sơn, Sông Công, Phố Nỉ, Hòa
Bình, Trung Kiên, Thống Nhất). Về địa lý, xã có đường Quốc lộ 3 chạy qua, là khu
vực giáp ranh với với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang.Địa bàn xã rộng, dân cư
không tập trung, nhiều cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân nằm trên địa bàn
xã (4 phòng khám tư nhân, 23 quầy thuốc và đại lý thuốc) [18].
Kinh tế - xã hội:Người dân trong xã chủ yếu làm nghề nông nghiệp, vì vậy đời
sống kinh tế còn thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế. Từ năm 2016, tình
2

7


hình kinh tế tại xã cũng đã có sự phát triển tổng thu nhập trên địa bàn xã: 612.030
triệu đồng, tăng 3,6% so với năm 2015. Đến nay trên địa bàn xã, số hộ nghèo chỉ
còn 77 hộ (2,07%) [17].
Về y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân năm 2016 được bảo đảm,
công tác y tế dự phòng được triển khai thường xuyên, kịp thời không để dịch bùng
phát. Đã khám và cấp thuốc cho 7170 lượt người, 100% trẻ trong độ tuổi 6-36 tháng

được uống vitamin A 2 lần/năm đạt 99,75%. Tổ chức cân, đo cho trẻ theo định kỳ
để đánh giá tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD là
7,14%, giảm 2,06% so với năm 2015. Phối hợp với các ngành chức năng của huyện
kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ ăn uống được 132 lượt, đạt
80%.Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận
VSATTP trên địa bàn xã là 18%. Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho toàn bộ nhân dân
trên địa bàn xã gồm 14.356 nhân khẩu. Thực hiện gắn mã theo nhân khẩu trong hộ
gia đình theo từng thôn, xóm trên địa bàn xã [18].
2.2. Thông tin về trạm y tế
Trạm y tế (TYT) xã Trung Giã đạt chuẩn quốc gia vào năm 2007 với cơ sở vật
chất hạ tầng và trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ. TYT có tổng số 10 giường bệnh
và 14 phòng chức năng phục vụ hoạt động của TYT.TYT thuận lợi về giao thông,
phương tiện cấp cứu đi lại thuận tiện. Khối nhà chính với 14 phòng làm việc như:
Phòng khám bệnh, phòng YHCT, phòng XN – siêu âm, phòng cấp phát thuốc,
phòng sơ cấp cứu, phòng tiêm, phòng đẻ, phòng rửa, tiệt trùng ….Diện tích xây
dựng và sử dụng của khối nhà chính đảm bảo cho thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn: phòng thủ thuật và phòng vô trùng được ốp lát, các phòng được bố trí liên
hoàn, khoa học... [21]
Về nhân sự, TYT có 7 CBYT (1 y sĩ đa khoa, 2 điều dưỡng, 2 y sĩ, 1 y nữ hộ
sinh, 1 dược sĩ trung học) và 10 cán bộ y tế thôn bản/10 thôn. Phân công nhiệm vụ
7 CBYT tại TYT xã Trung Giã [21].(Chi tiết xem Phụ lục 2 – Cấu trúc nhân sự,
cán bộ và chức năng nhiệm vụ TYT xã Trung Giã)
2.3. Các hoạt động của trạm y tế xã
Công tác KCB tại TYT được tiến hành thường xuyên, trạm tổ chức KCB liên
tục từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và đảm bảo luôn có CBYT trực 24/24 giờ vào tất
cả các ngày trong tuần. Việc KCB được thực hiện theo phương thức KCB phát
thuốc theo đơn, theo BHYT và KCB miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi. Các bệnh nhân
đến trạm sẽ được khám, nếu trường hợp nhẹ thì CBYT sẽ kê đơn và điều trị ngay tại
trạm, đối với các trường hợp bệnh nặng hay không thuyên giảm sau điều trị sẽ được
cân nhắc chuyển lên tuyến trên.Đối tượng chủ yếu của TYT là người có BHYT,

người cao tuổi (hay mắc các bệnh về THA, suy nhược, đái tháo đường, các bệnh cơ
xương khớp) và trẻ em (chủ yếu mắc các bệnh như viêm đường hô hấp trên, viêm
phổi, tiêu chảy). Người dân chủ yếu đến trạm để khám các bệnh thông thường như:
viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, tiêu chảy, suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, TYT còn tổ chức khám, cấp thuốc định kì cho bệnh nhân tâm thần
trong xã 2 lần/ năm.Triển khai công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh
và VSATTP tại 100% các trường.Trong thời gian sắp tới TYT có dự định tổ chức
8


làm thêm ngoài giờ hành chính và theo quan sát trong 10 ngày học tập tại trạm,
nhóm sinh viên nhận thấy số lượng bệnh nhân chủ yếu đông nhất vào khung giờ từ
8h đến 11h sáng.
Trong năm 2016, công tác KCB tại trạm đã đạt được [20]:
- Tổng số lần KCB: 7170 lần
- Số lượt khám cho bệnh nhân BHYT: 6568 lần
- Số lượt khám cho trẻ em < 15 tuổi: 553 lần
- Tổng số lần siêu âm: 197 lần
- Tổng số xét nghiệm: 495 lượt.
2.4. Mô hình cơ cấu bệnh tật xã Trung Giã theo sổ khám chữa bệnh
Cơ cấu bệnh tật của xã Trung Giã năm 2016 theo sổ theo dõi khám chữa bệnh của
TYT xã Trung Giã được mô tả trong sơ đồ sau:

Biểu đồ 1: Cơ cấu bệnh tật Xã Trung Giã năm 2016 (%)
(Theo “Báo cáo công tác khám chữa bệnh 12 tháng năm 2016”)
Qua tổng kết các sổ khám chữa bệnh tại TYT từ ngày 1/1/2016 đến 31/12/2016
về những bệnh thường gặp của người dân xã Trung Giã, bệnh có lượt khám cao
nhất là nhiễm khuẩn hô hấp với 3544 lượt (49,4%), tiếp theo là bệnh tăng huyết áp
với 1512 lượt (21,1%), bệnh phụ khoa với 1015 lượt khám (14,2%). Ngoài ra người
dân trong xã còn gặp các vấn đề sức khoẻ liên quan đến các bệnh về mắt, bệnh

xương khớp, bệnh đường tiêu hoá, bệnh thần kinh.
2.5. Các chương trình y tế triển khai tại TYT
Dưới sự chỉ đạo của TTYT huyện Sóc Sơn, TYT xã Trung Giã hiện đang thực
hiện 19 chương trình y tế và chương trình mục tiêu quốc gia [19] (Chi tiết xem tại
9


phụ lục 4).
Trong đó có các chương trình/hoạt động được quan tâm và thực hiện có hiệu quả
như:
1. Chương trình TCMR (tỷ lệ trẻ <1 tuổi tiêm đầy đủ 8 loại vacxin đạt 98,3%,
Tiêm nhắc lại vacxin sởi rubella tại trường học đạt 100%, Tỷ lệ tiêm chủng
đầy đủ theo tiền sử cho phụ nữ có thai đạt 100%, không xảy ra trường hợp
nào phản ứng nặng sau tiêm)
2. Chương trình Phòng chống SDD trẻ em (trẻ em dưới 5 tuổi SDD được cân
hàng tháng đạt 96,24%, triển khai tốt ngày cân trẻ đại trà 1/6 đạt 96,3%)…
3. Chương trình chăm sóc Sức khỏe sinh sản: CSSKSS, quản lý đạt 100%, khám
thai 3 lần 3 thời kỳ đạt 97% chăm sóc sau sinh tại nhà đạt 100%.
4. Chương trình phòng chống thiếu Vitamin A: tỷ lệ trẻ 6-36 tháng tuổi được
uống Vitamin A 2 lần/năm đạt 99,75%, bà mẹ sau sinh 1 tháng được uống
Vitamin A đạt 99%.
5. Chương trình y tế học đường: tỷ lệ khám sức khỏe học sinh đạt 99,43%.
II. Xác định vấn đề tồn tại và vấn đề ưu tiên can thiệp
1. Phương pháp thu thập thông tin trong xác định VĐSK nổi cộm
Để thu thập được nguồn thông tin đầy đủ và toàn diện nhất hình hình kinh tế,
văn hoá, xã hội của xã Trung Giã và các vấn đề sức khoẻ nội cộm tạ xã. Nhóm đã
sử dụng kết hợp các phương pháp như sau:
Thu thập thông tin thứ cấp: NSV đã tiến hành rà soát các sổ sách và báo cáo
tại TYT như: sổ khám bệnh, sổ theo dõi tiêm chủng, sổ theo dõi bệnh nhân THA, sổ
theo dõi bệnh nhân tâm thần, kế hoạch hoạt động TYT xã Trung Giã năm 2016 và

2017, báo cáo hoạt động KCB năm 2016, báo cáo kết quả công tác y tế xã phường
năm 2016 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2017, báo cáo thống kê TCMR…
Ngoài thông tin từ các báo cáo tại trạm, nhóm tra cứu thêm tài liệu trên các
trang mạng để biết các thông tin về mục tiêu các chương trình y tế quốc gia, tìm
hiểu tìm hiểu vai trò của nhân viên y tế thôn bản, quy trình tiêm chủng, nguyên tắc
cấp phát thuốc cho bệnh nhân tâm thần…
Xem các bài truyền thông phát qua loa của chương trình VSATTP, xem chứng
chỉ đủ điều kiện tiêm chủng của các CBYT tại trạm, kết hợp quan sát tranh ảnh, áp
phích tại trạm. Ngoài ra, nhóm cũng thu thập thông tin chung về tình hình kinh tế,
văn hóa, dân số… của xã Trung Giã thông qua sổ sách tại Văn phòng UBND xã
Trung Giã.
Thu thập hông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được nhóm sinh viên thu thập qua
các hoạt động:
Phỏng vấn trạm trưởng, CBYT tại trạm và 15 người dân tại xã vào dịp tiêm
chủng mở rộng 2 ngày 6-7/4/2017. Nhóm cũng tiến hành phỏng vấn CBYT thôn
bản để đánh giá mức độ thực hiện những nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định cho CBYT
thôn, đánh giá mức độ phối hợp với TYT trong công tác chăm sóc và nâng cao sức
khỏe người dân.
10


Nhóm cũng tiến hành quan sát các trường học, chợ Nỉ - là chợ đầu mối lớn nhất
xã, hệ thống nước thải của chợ, quan sát và tham gia hỗ trợ hoạt động tiêm chủng
mở rộng và các hoạt động trong chiến dịch khám phụ khoa và sàng lọc THA đang
triển khai tạo TYT xã.
Với từng hoạt động thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp, nhóm đều có sự phân
công công việc cụ thể cho từng thành viên. Mỗi thành viên có nhiệm vụ tổng hợp,
ghi chép sau đó chia sẻ các thông tin có được với các thành viên khác trong nhóm
vào mỗi cuối ngày làm việc.
2. Phương pháp thu thập thông tin bổ sung để phân tích vấn đề sức khoẻ ưu

tiên can thiệp
a. Phỏng vấn sâu
NSV đã xây dựng bản hướng dẫn hỏng vấn cho các đối tượng: CBYT xã phụ
trách chương trình phòng chống THA và người dân trên 40 tuổi xã Trung Giã.
Cách thức tiếp cận đối tượng:
- Đối với CBYT phụ trách chương trình: góp gặp gỡ cán bộ tại TYT, trình bày mục
đích và xin phép phỏng vấn.
- Đối với người dân trên 40 tuổi: Nhóm tiến hành tiếp cận và phỏng vấn vào đợt tái
khám định kỳ đối với những người mắc THA (10/4/2017) khoảng 34 người và một
số người dân trên 40 tuổi tại thôn Phong Mỹ gần TYT xã.
Theo báo cáo cuối năm 2016, TYT xã Trung Giã hiện đang quản lý 174 bệnh
nhân THA điều trị ngoại trú, sinh sống rải rác trên địa bàn xã. Qua đánh giá nhanh
34 người dân mắc THA đến khám định kỳ tại TYT và một số người dân trên 40 tuổi
tại thông Phong Mỹ thì chỉ có 9 người dân có hiểu biết đúng về THA, các biến
chứng của THA, và cách phòng tránh biến chứng THA.
b. Phỏng vấn định lượng đối với người dân trên 25 tuổi
Qua phỏng vấn CBYT xã và đánh giá nhanh người dân trên địa bàn xã, đánh
giá nhanh 34 người mắc THA và một số người dân trên 40 tuổi. NSV đã tổng hợp là
rút ra kết luận: tỉ lệ người dân đến đến TYT khám sàng lọc hầu hết là người trên 40
tuổi (chiếm 97,1% lượt người đến khám sàng lọc), số người trên 40 tuổi cũng tỏ ra
có hiểu biết và quan tâm nhiều hơn tới bệnh THA, tuy nhiên chương trình phòng
chống THA đang triển khai tại TYT hướng tới nhóm đối tượng có nguy cơ mắc
THA là nhóm người trên 25 tuổi. Vì vậy để triển khai chương trình đạt hiệu quả
cao, NSV đã tham vấn ý kiến của cán bộ TYT và quyết định xây dựng mô hình can
thiệp cho nhóm đối tượng trên 25 tuổi tại xã nhằm nâng cao kiến thức và thực hành
phòng chống THA cho nhóm người có nguy cơ mắc THA.
Đối tượng phỏng vấn định lượng là người trên 25 tuổi tại địa bàn xã Trung Giã.
Cách tiếp cận đối tượng: Nhờ sự giúp đỡ của cô Trạm trưởng Tô Thị Lan, nhóm
đã liên lạc và sắp xếp lịch xuống phỏng vấn cộng đồng cùng YTTB phụ trách từng
thôn dẫn đường giúp NSV tiếp cận và phỏng vấn nhóm đối tượng. Số người trên 25

tuổi tại xã Trung Giã là 7003 người nằm rải rác trên 10 thôn.
11


3. Quy trình xác định VĐSK ưu tiên
Sơ đồ 1: Sơ đồ mô tả quy trình xác định VĐSK

Xem sổ sách, báo cáo tại TYT xã
và UBND xã

PV CBYT tại TYT xã
(Phụ lục 5)
Đánh giá nhanh cộng đồng và
quan sát thực tế (Phụ lục 4)

Thông tin chung và tình
hình sức khoẻ tại xã

3 VĐSK nổi cộm tại địa
phương

VĐSK ưu tiên can thiệp

Tìm hiểu tài liệu, thu thập thêm
thông tin (sách, internet,…)

PVS cán bộ y tế (Phụ lục 6)

Xây dựng cây vấn đề, xác
định nguyên nhân gốc rễ


Bộ câu hỏi định lượng dành cho
đối tượng ưu tiên (Phụ lục 10)

Đưa ra giải pháp

Tham vấn ý kiến CBYT xã

Đưa ra kế hoạch can thiệp
khả thi và phù hợp với tình
hình thực tế tại địa
phương

4. Các vấn đề sức khoẻ nổi cộm tại xã Trung Giã
Qua thu thập số liệu và tổng hợp sổ sách, báo cáo của TYT kết hợp với
phỏng vấn và đánh giá nhanh, NSV xác định được 3 VĐSK nổi cộm tại xã là:
- Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp của người dân trên 40 tuổi tại xã Trung
Giã năm 2016 cao (56,1%)
- Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ em dưới 5 tuổi xã Trung Giã
năm 2016 cao (29,1%)
- Tỉ lệ phụ nữ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) tại xã Trung Giã năm 2016 mắc
bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản cao (73%)

12


5. Mô tả, phân tích các VĐSK nổi cộm tại xã Trung Giã
5.1. Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp của người dân trên 40 tuổi tại xã Trung Giã
năm 2016 cao (56,1%)
Theo báo cáo hoạt động của trạm y tế cũng như theo sổ khám chữa bệnh hàng

ngày tại xã: Trong năm 2015, TYT phát hiện 144 người mắc THA tuy nhiên đến
đầu năm 2016 số người bị THA được phát hiện là 174 người trong đó những người
mắc THA có độ tuổi trên 40 chiếm 97,1%. Riêng trong năm 2016, tại trạm y tế xã
có 1512 lượt người đến khám lấy thuốc THA định kỳ, chiếm 21,1% tổng số lượt
khám, cao thứ hai trong tất cả các bệnh được thống kê. Trong đó hoàn toàn là đối
tượng trên 40 tuổi. Cụ thể là: trong năm 2016, tại xã đã phát hiện và quản lý được
174 người bị tăng huyết áp trên tổng số 5003 người trên 40 tuổi tại xã (chiếm
4,93%). Trong đợt khám sàng lọc THA cho những người trên 40 tuổi chỉ có 310
lượt người đến khám sàng lọc chiếm 6,38%. Vậy tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp của
người dân trên 40 tuổi tại xã Trung Giã năm 2016 là 56,1%
Theobáo cáo y tế xã phường TYT xã Trung Giã năm 2016, số trường hợp tử
vong liên quan đến THA là 12 người (17,6%), đứng thứ 2 chỉ sau ung thư. Trong
đó, tất cả 14 số người tử vong đều trên 40 tuổi (45-94 tuổi).
Theo nhận định của CBYT: Tuy nhiên, không chỉ có 174 trường hợp này bị
THA mà còn rất nhiều nhưng TYT chưa quản lý được “Số người mắc THA tại xã
thì nhiều nhưng TYT chưa thể quản lý và thống kê cụ thể được vì có người không
đến khám tại trạm mà khám tại các cơ sở y tế khác, các ông bà không đi lại được
thì không đi khám. Hơn nữa, người dân chưa quan tâm đến sức khoẻ của mình, như
đợt khám sàng lọc THA của trạm, mời tất cả người dân trên 40 tuổi đến khám sàng
lọc mà chỉ có hơn 300 người hầu hết trên 40 tuổi đến khám, mà những người này
thì đã có tiền sử THA. Năm 2016 tại xã có nhiều trương hợp tử vong do bị đột quỵ,
nhồi máu não, toàn là do tai biến của tăng huyết áp”- Cán bộ phụ trách chương
trình phòng chống THA cho biết. Trên thực tế, theo quan sát của nhóm sinh viên,
những người đến trạm khám về THA đa số là những người cao tuổi đã mắc THA
hoặc đã bị các biến chứng của bệnh. “ Những đối tượng trẻ thì thường chủ quan và
không quan tâm đến bệnh nên cũng không đến khám” (TTTH_CBYT)
Qua đánh giá nhanh cộng đồng: Tăng huyết áp nếu không điều trị sớm có thể
dẫn đến các tổn thương và các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương các động
mạch vành, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận,…Tuy nhiên, người dân vẫn
chưa có kiến thức và thái độ đúng về bệnh THA. Một người khác cho biết: “ Bác

chưa bị THA nên cũng chẳng quan tâm gì, lúc nào bị thì tính sau” (NTT_người dân
52 tuổi). Một người khác cho biết “Tôi nghĩ THA là bệnh của người già mà, chứ tôi
còn trẻ như thế này, làm sao mà mắc bệnh được” (TTĐ_người dân 28 tuổi).
Cùng với đó hoạt động truyền thông về THA của trạm mới chỉ dừng lại ở việc
truyền thanh qua loa dài (chủ yếu thông báo thời gian khám, số lượng buổi truyền
thanh ít, thời lượng phát thanh ngắn, truyền thanh xen kẽ các chuyên mục khác), tư
vấn ngắn cho những người đến khám tại trạm mà vẫn chưa có những buổi tập huấn
chính thức hoặc tư vấn sâu cho đối tượng ≥ 40 tuổi, là những đối tượng có nguy cơ
cao mắc bệnh THA.
Hiện tại TYT đã triển khai quản lý những người bị THA trong mô hình bác sĩ
gia đình cho những đối tượng có BHYT tại TYT xã.Được triển khai từ tháng 7 năm
13


2015, đến nay đã quản lý 174 bệnh án. Những người này được khám và cấp phát;
mà nhân lực có hạn nên CBYT không có nhiều thời gian để tư vấn cho bệnh
nhân về điều trị THA, CBYT chỉ khám và kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, qua đánh giá nhanh tại cộng đồng, đồng thời dựa trên các kết quả
phóng vấn sâu người dân, cho thấy rất nhiều người dân trong xã chưa có các kiến
thức và thực hành đúng về phòng chống biến chứng của bệnh tăng huyết áp.
5.2. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 70
tuổi tại xã Trung Giã năm 2016 cao (29,1%)
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là bệnh phổ biến gặp hơn so với nhiễm khuẩn
đường hô hấp dưới. Nhiễm khuẩn hô hấp trên là tổng hợp những bệnh do bị cảm
lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản,…Có nhiều nhóm
nguyên nhân khác nhau gây bệnh về đường hô hấp trên như: do dị ứng thời tiết, bụi
trong không khí, hóa chất, khói thuốc lá hoặc do vi sinh vật gây bệnh (nấm, vi
khuẩn, virut), ..Ngoài ra, bệnh còn phụ thuộc sức đề kháng của mỗi người, những
người sức đề kháng kém, khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với tác nhân gây viêm
rất dễ nhiễm bệnh.

Theo báo cáo hoạt động của trạm y tế cũng như theo sổ khám chữa bệnh hàng
ngày tại xã, trong năm 2016, tại xã có 3544 lượt người đến khám được chẩn đoán là
bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, chiếm 49,4% tổng số lượt khám, cao nhất trong
tất cả các bệnh được thống kê.Trong đó chủ yếu là đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi..
Năm 2016, số trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp trên là 460 trẻ, chiếm
29,1% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tại xã.
Theo nhận định của CBYT cũng như của người dân tại xã:“Hàng năm đa số
trẻ em bị mắc 4-6 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp, chiếm một phần lớn bệnh nhân đến
khám tại trạm y tế,chưa kể đến có rất nhiều trẻ bị bệnh NKHH tự chữa trị tại
nhà.”- CBYT tại trạm cho biết.“Trẻ con đứa nào trong một năm chẳng bị ho, ngạt
mũi, sốt cao vài lần.Nhất là mấy đợt chuyển mùa, chúng nó còn bị cùng nhau
cơ.Chả tránh được.Nhưng mà cứ cho uống thuốc vài hôm là khỏi.” - Một số người
dân tại xã khi được hỏi về nhiễm khuẩn đường hô hấp cho biết.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ em và gây tỉ lệ tử vong cao
nhất so với các bệnh khác. Đây là bệnh phát triển theo mùa nên TYT luôn có sự
chuẩn bị và đề phòng để chủ động đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Số trẻ em và người cao tuổi được khám và điều trị kịp thời, chưa có trường hợp gây
hậu quả nghiêm trọng.Trường hợp có tiến triển nặng chỉ có vài trường hợp gặp ở
người cao tuổi là hậu quả của mắc nhiều bệnh khác nhau.
5.3. Tỉ lệ phụ nữ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) tại xã Trung Giã năm 2016 mắc
bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản cao (73%)
Theo thống kê sổ khám sức khoẻ hàng ngày của trạm y tế xã, trong năm 2016
tại trạm y tế ghi nhận có 1015 lượt người đến khám được chuẩn đoán mắc bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) chiếm 14.2% tổng số lượt khám, cao thứ 3
trong tất cả các bệnh được thống kê. Trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ
15 - 49 tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn sinh sản cao nhất- khoảng 741 lượt
(khoảng 73% lượt khám bệnh nhiễm khuẩn sinh sản - Theo nhận định của CBYT).
Theo báo cáo kết quả khám phụ khoa và khám tầm soát phát hiện ung thư vú –
14



ung thư cổ tử cung cho phụ nữ tuổi 15 – 60 của trạm y tế xã riêng 3 tháng đầu năm
2016, tổng số phụ nữ đến khám và điều trị bệnh NKĐSS trong độ tuổi 15 - 49 là
314 người. Các bệnh NKĐSS thường gặp tại xã là viêm âm hộ (7,8%), viêm
bartholin (1,3%), viêm âm đạo do nấm (27,6%), viêm âm đạo do trùng roi (10,5%),
viêm âm đạo do tạp khuẩn (30,2%), viêm cổ tử cung thường (14,5%) và viêm cổ tử
cung lộ tuyến (7,9%).
Trong quá trình phỏng vấn cộng đồng, nhóm sinh viên có ghi lại được một số ý
kiến về vấn đề NKĐSS như sau: “…mình chưa lấy chồng có làm sao mà phải đi
khám, thỉnh thoảng bị ngứa là bình thường, rửa lá trầu không là khỏi…” (chị ĐHT
- 30 tuổi, thôn An Lạc). Hầu hết là phụ nữ trên 30 tuổi quan tâm đến vấn đề sức
khỏe sinh sản của mình.Bên cạnh đó, cán bộ TYT cho biết trạm cũng thường xuyên
phối hợp với Hội nông dân, UBND, hội phụ nữ để tổ chức các buổi truyền thông về
CSSKSS tại nhà văn hóa thôn.Đồng thời, TYT cũng lồng ghép tư vấn về SKSS cho
các bà mẹ qua các đợt tiêm chủng.Bên cạnh đó, người dân cũng được CBYT thôn
tư vấn tại nhà về SKSS. Theo ý kiến của một phụ nữ 30 tuổi làm nghề trồng màu,
chị nhận xét về các chương trình CSSKSS tại xã như sau: “… ở đây tổ chức thường
xuyên lắm, mỗi buổi phải có trăm người, mỗi thôn người ta gọi một ít đến nghe,
làm ở nhà văn hóa đấy, cơ mà nhiều khi bận cũng chả đi…”. Các buổi truyền thông
tuy được diễn ra thường xuyên, nhưng do thời gian làm việc trong ngày của chị em
quá dài, khi đi làm về mệt mỏi nên không có nhiều người có thể tham gia, buổi
truyền thông cũng phải lồng ghép với nhiều nội dung khác nên dẫn đến bão hòa
thông tin. Một số phụ nữ khi mắc bệnh thì chữa trị theo phương pháp dân gian như
đun lá trầu hay được bạn bè giới thiệu cho “thuốc đặt âm đạo”. Họ chỉ đến TYT khi
có dấu hiệu thông thường của bệnh như ngứa, có dịch trắng…. và khi cảm thấy
bệnh nặng hơn thì đến các cơ sở tư nhân hoặc bệnh viện tuyến trên. Họ cũng phản
ánh về CBYT tại trạm là kiêm quá nhiều việc nên dẫn đến tình trạng bệnh nhân đợi
lâu và thiếu cán bộ khám cho họ.
6. Xác định vấn đề sức khoẻ ưu tiên tại xã Trung Giã
Sau khi xác định được 3 VĐSK nổi cộm, để xác định 1 VĐSK ưu tiên can thiệp

NSV đã sử dụng phương pháp xác định vấn đề ưu tiên theo hệ thống thang điểm cơ
bản (BPRS) của tổ chức y tế Thế giới. (Chi tiết xem tại phụ lục 10: Bảng lý giải
phương pháp chấm điểm lựa chọn VĐSK ưu tiên can thiệp theo thang điểm cơ bản)

15


Bảng 1: Bảng chấm điểm các VĐSK theo các yếu tố (BPRS)

STT

Tên vấn đề sức khoẻ

1

Tỷ lệ mắc bệnh tăng
huyết áp của người dân
trên 40 tuổi tại xã Trung
Giã năm 2016 cao
(56,1%)
Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô
hấp của trẻ em dưới 5 tuổi
tại xã Trung Giã năm 2016
cao (29,1%)
Tỉ lệ phụ nữ tuổi sinh sản
(15-49 tuổi) tại xã Trung
Giã năm 2016 mắc bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh
sản cao (chiếm 73%)


2

3

A
(Phạm vi
vấn đề)

Các yếu tố
B
(Tính
nghiêm
trọng)

C
(Tính hiệu
quả)

BPRS
(A+2B)*C

7

8

8

184

6


6

6

108

2

6

5

70

Nhóm quyết định lựa chọn vấn đề “Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp của người
dân trên 40 tuổi tại xã Trung Giã năm 2016 cao (56,1%)” là vấn đề ưu tiên can
thiệp.
III. Phân tích vấn đề ưu tiên can thiệp
1. Tên vấn đề ưu tiên can thiệp
Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp của người dân trên 40 tuổi tại xã Trung Giã năm
2016 cao (56,1%)
2. Phân tích vấn đề ưu tiên can thiệp
Theo tổ chức Y tế Thế Giới và Hiệp hội Tăng huyết áp quốc thế thì ở người
trưởng thành huyết áp bình thường khi huyết áp tâm thu (HATT) <140 mmHg và
huyết áp tâm trương (HATTr) <90 mmHg, THA nếu HATT>140 mmHg và/hoặc
HATTr >=90 mmHg. Trong những năm gần đây, THA đã trở thành nguy cơ gây
bệnh tật và tử vong hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Là một bệnh không lây nhiễm
phổ biến nhất trong cộng đồng với tỷ lệ mắc ở người lớn khoảng 25% - 35% và
được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, THA chịu trách nhiệm cho khoảng 9

triệu người tử vong mỗi năm trên thế giới. Tại Việt Nam, với số mắc khoảng 12
triệu người và quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, tăng huyết áp sẽ gây ra
những gánh nặng tàn tật và tử vong ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không có
những giải pháp hữu ích.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga thực hiện tại 16 phường, xã ở thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy nguy cơ THA càng tăng khi tuổi càng cao, người >55
tuổi có tỉ lệ THA là 60,7%, như vậy cứ 2 người 55 tuổi thì có 1 người bị THA.
16


Tương tự nghiên cứu của tỉnh Hải Dương, tỷ lệ THA ở người >60 tuổi là 60,6%[9].
Nhiều nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA ở người trên 60 tuổi khoảng
50% [8], [12], [22]. Điều tra của Trần Thiện Thuần năm 2007 trên 1.981 người có
độ tuổi 25 -64 tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ tăng huyết áp 24%, trong đó tỷ lệ
tăng huyết áp ở nam là 29% và nữ là 19% [13]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc
về tỷ lệ THA và các yếu tố nguy cơ ở người lớn 25-64 tuổi tại quận 12, thành phố
Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp 16% trong đó nam 18%, nữ 13% [10].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm người có nguy cơ THA cao là người trưởng thành
trên 25 tuổi. Trong số những người bị THA, có 52% (5,7 triệu người) không biết
mình bị THA, 30% (1,6 triệu người) những người đã biết bản thân bị THA nhưng
vẫn không có một biện pháp điều trị nào. Điều tra dịch tễ năm 2002 của Viện Tim
mạch Việt Nam, 77% người dân hiểu sai về bệnh THA và các yếu tố nguy cơ của
bệnh, hơn 70% các trường hợp không biết cách phát hiện sớm và dự phòng bệnh
THA. Hiểu biết của người dân về bệnh THA 2002 qua 5.012 người ≥ 25 tuổi ở 4
tỉnh Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình, Thái Nguyên, kết quả 16,3% người bị THA
23,0% biết đúng các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huy ết áp [11].
Tăng huyết áp là một bệnh nguy hiểm do mức độ cũng như bệnh tiến triển gây
biến chứng nặng nề cho người bệnh như đột quỵ não, suy tim, suy thận mạn, xuất
huyết võng mạc gây mù loà… Những biến chứng này có thể gây tử vong hoặc tàn
phế cho bệnh nhân THA. Vì vậy, việc điều trị để kiểm soát THA sẽ hạn chế tai biến,

biến chứng xuất hiện. Theo Đặng Vạn Phước và cộng sự (2008) [4], lợi ích của việc
kiểm soát huyết áp rất có giá trị bằng cách điều trị phù hợp với từng giai đoạn của
THA như phát hiện sớm, sử dụng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh, tích cực.
Cụ thể, kiểm soát huyết áp sẽ giảm 50% số bệnh nhân xuất hiện suy tim xung
huyết, 38% xuất hiện đột quỵ, 35% xuất hiện phì đại thất trái, 21% bệnh nhân tử
vong và 16% biến cố mạch vành. Trên thực tế, ở nước ta, kinh tế xã hội phát triển
giúp nhận thức của người dân về bệnh tật nói chung và THA dần được nâng cao,
người dân có thái độ tích cực hơn trong phòng và điều trị bệnh. Tuy nhiên, mức độ
nhận thức của người dân ở những khu vực khác nhau chưa đồng đều, đặc biệt ở
nông thôn, vùng sâu, vùng xa [1]. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ và
cộng sự (2014) [8] về kiến thức và thực hành của bệnh nhân THA khu vực nông
thôn Hà Nội và Vĩnh Phúc, 33,2 % người mắc THA không biết thế nào là bình
thường. Đa số người mắc THA không biết hoặc hiểu sai về nguyên nhân các yếu tố
nguy cơ gây THA. 87,9% người mắc THA biết biến chứng đột quỵ não nhưng dưới
43% không biết các biến chứng suy tim, suy thận, tổn thương mắt, 28% người mắc
THA không hiểu điều trị THA thế nào cho đúng và 89,9% hiểu sai khi cho rằng
bệnh THA có thể điều trị hoàn toàn, 38,7% người mắc THA không điều trị hoặc
điều trị không liên tục. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hòa năm 2012 ở bệnh
nhân THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện E, Hà Nội cho thấy, có tới 32,4% người bị
THA không biết về các dấu hiệu của THA; 68,1% người bệnh không có kiến thức
về các yếu tố nguy cơ của THA và 43,4% người bệnh chưa có kiến thức đúng về lối
sống tích cực cho người THA để phòng tránh biến chứng [2].
Điều này cho thấy còn rất nhiều người bị THA nhưng vẫn chưa được trang bị
những kiến thức cần thiết cũng như các biện pháp hiệu quả để kiểm soát huyết áp
của mình, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của THA.
Theo báo cáo tính đến hết năm 2016, TYT xã Trung Giã hiện đang quản lý 174
17


bệnh nhân THA điều trị ngoại trú, sinh sống trong địa bàn xã gồm 10 thôn. Qua

đánh giá nhanh 34 người dân mắc THA đến khám định kỳ tại TYT một số người
dân trên 40 tuổi tại thông Phong Mỹ thì chỉ có 6 người dân có hiểu biết đúng về
THA, các biến chứng của THA, và cách phòng tránh biến chứng THA. Câu hỏi
được đặt ra là: Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng biến chứng THA của bệnh
nhân THA tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn như thế nào? Kiến thức và thực hành
của bệnh nhân THA có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát THA, phòng ngừa
các biến chứng THA?
Kiến thức không đầy đủ về bệnh THA là nguyên nhân người dân chủ quan
không đến khám sàng lọc và bệnh nhân THA không tuân thủ điều trị THA dẫn tới tỷ
lệ THA không được kiểm soát cao. Những bệnh nhân có kiến thức tốt về bệnh của
họ sẽ thực hành theo dõi huyết áp tại nhà tốt hơn, cải thiện đáng kể việc tuân thủ
thuốc và kiểm soát huyết áp. Vì vậy, NSV tiến hành điều tra định lượng nhóm
người có nguy cơ mắc THA trên địa bàn xã Trung Giã (người trưởng thành trên 25
tuổi) nhằm đánh giá kiến thức, thưc phòng, chống THA và xác định các yêu tố liên
quan. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở để chúng tôi thiết kế và triển khai can thiệp, nhằm
cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân THA tại xã.
Qua tìm hiểu các chương trình, mô hình can thiệp về THA cho thấy các biện
pháp can thiệp cộng đồng đã phát huy được hiệu nâng cao kiến thức của người dân
về phòng chống bệnh THA. Cụ thể nghiên cứu đánh giá hiệu quả nâng cao kiến
thức về phòng, chống bệnh tăng huyết áp được tiến hành trên 880 đồng bào dân tộc
Khmer từ 25-64 tuổi, tại 2 xã An Quảng Hữu và Hòa Ân, tỉnh Trà Vinh, với thiết kế
nghiên cứu can thiệp có đối chứng và so sánh trước sau can thiệp. Sau một năm,
hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức đúng về nhận biết bệnh THA đạt 7,1%; kiến
thức đúng về hậu quả bệnh đạt 12,9%, kiến thức đúng về một số yếu tố nguy cơ đạt
41,9%; kiến thức đúng về cách phòng bệnh đạt 35,1% và cách điều trị bệnh đạt
3,5%; kiến thức chung 63,5%. [7]
Nghiên cứu mô hình can thiệp của TS. Trần Thị Mỹ Hạnh trên 151 bệnh nhân
THA tại một số xã huyện Tiền Hải nhằm can thiệp tăng cường thực hành tự theo dói
huyết áp và tuân thủ điều trị ở người bệnh cũng cho thấy: trong thời gian can thiệp
5 tháng, can thiệp đã giúp làm tăng thêm 26,4% người bệnh biết cần theo dõi huyết

áp thường xuyên, giúp tăng 36,4% số bệnh nhân tự đo huyết áp thường xuyên tạp
nhà và tăng 59,9% tỷ lệ người bệnh ghi chép lại chỉ số huyết áp của mình khi đo
được. Về thực hành dùng thuốc và tuân thủ điều trị, việc dùng thuốc và tuân thủ
điều trị cũng cải thiện rõ rệt nhờ mô hình can thiệp. Cụ thể can thiệp đã giúp tăng
thêm 29,2% tỷ lệ bệnh nhân điều trị thuốc hạ huyết áp và giúp tăng thêm 22,6% tỷ
lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị. [14]
Theo số kết quả vấn định lượng trên 200 đối tượng có nguy cơ mắc THA
(người dân trên 25 tuổi) tại xã Trung Giã do nhóm sinh viên thực hiện. Tỷ lệ người
dân trên 25 tuổi tại xã Trung Giã có kiến thức đúng về phòng, chống THA là 39%,
trong đó số người được chuẩn đoán mắc THA hiểu biết đúng là 68,92%, tỉ lệ ở
nhóm người không mắc THA là 27%. 27,5% đối tương được phỏng vấn thực hành
phòng chống THA, trong đó tỷ lệ người được chuẩn đoán THA thực hành đúng là
32,43%, nhóm người không mắc THA là 24,6%. (Chi tiết xem Phụ lục 11).
18


Dựa trên những thông tin thu được từ số liệu điều tra và PVS, nhóm đã xây
dựng cây vấn đề phân tích nguyên nhân dẫn tới “Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp
của người dân trên 40 tuổi tại xã Trung Giã năm 2016 cao (56,1%)” từ đó xây
dựng chương trình can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ người dân có nguy cơ mắc THA
(trên 25 tuổi) có kiến thức và thực hành đúng về phòng THA tại xã Trung Giã,
huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2017-2018.
3. Cây vấn đề(Sơ đồ 2: Cây vấn đề xác định nguyên nhân gốc rễ)
(Trang sau)

19


3. Cây vấn đề(Sơ đồ 2: Cây vấn đề xác định nguyên nhân gốc rễ)
Tỷ lệ mắc THA của người dân trên 40 tuổi tại xã Trung Giã cao (56.1%)


Yếu tố cá nhân

Yếu tố
di
truyền,
gen

Người dân
không đến
TYT khám,
chữa bệnh

BHYT của
người
dân ở cơ
sở khác

Người dân
không tin
tưởng đội
ngũ CBYT


Được
cấp phát
tại CSYT
khác

Mua

BHYT ở
CSYT
khác

TYT hoạt động chưa hiệu quả

Người bị
THA
không
đến khám
định kỳ

Tâm lý người dân
chủ quan
Người dân không có
thời gian
Người dân thiếu
kiến thức về THA và
biến chứng của THA

Truyền
thông
chưa
hiệu quả

Phương
thức
truyền
thông
chưa

hiệu
quả

Thiếu
kinh phí
và trang
thiết bị y
tế

Chưa có
lớp tập
huấn về
THA cho
người
dân

Thiếu sự trợ giúp từ bên ngoài

Công tác
quản lý, theo
dõi điều trị
THA chưa
hiệu quả

CBYT
thiếu
kỹ
năng
tư vấn


TYT
thiếu
nhân
lực
chuyên
trách

CBYT chưa được
đào tạo, tập huấn
chuyên môn

Nguyên nhân gốc rễ

Chính
quyền xã
chưa đề
cao tính
nghiêm
trọng của
bệnh
Số buổi
khám
và sàng
lọc
định kỳ
ít

CBYT khiêm
nhiệm nhiều
việc


Thiếu sự
phối hợp
giữa các
ban
ngành


4. Nguyên nhân gốc rễ
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như
liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim,
thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ
khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Do đó việc điều trị,
phòng và chống huyết áp cao cần được quan tâm để tránh những tai biến nguy hiểm
mà nó có thể gây ra.
Sau khi thu thập thông tin liên quan đến vấn đề sức khoẻ ưu tiên và sử dụng cây
vấn đề để phân tích vấn đề ưu tiên kết hợp thông tin phỏng ấn sâu CBYT xã và
nhóm người dân trên 40 tuổi tại xã Trung Giã, NSV đã xác định được những
nguyên nhân gốc rễ có thể can thiệp bao gồm: phuơng thức truyền thông chưa đa
dạng, tần suất truyền thông ít, thiếu tài liệu truyền thông, kỹ năng truyền thông yếu,
số buổi khám và sàng lọc sức khoẻ định kỳ ít, thiếu sự phối hợp của các bên liên
quan tại địa bàn.
a. Truyền thông chưa hiệu quả: phương thức chưa đa dạng, tài liệu sơ sài, tần
suất truyền thông ít.
Mỗi khi TYT triển khai chương trình phòng chống THA cho người dân, phương
thức hoạt động truyền thông chủ yếu của xã là phát thanh qua loa đài, mà thực tế
mỗi thôn chỉ có 1 loa ở nhà văn hóa thôn và qua những tấm poster, áp phích được
treo tại trạm. Thêm vào đó, nội dung phát thanh không được chú trọng đầu tư: lý
thuyết về phòng tránh bệnh THA và các biến chứng của THA nhiều, khô khan, khó
nhớ. Nội dung truyền thông của poster, áp phích còn sơ sài, chưa đủ thông tin, thiết

kế không bắt mắt.Tỷ lệ người dân nắm bắt được thông tin qua những tài liệu phát
tay qua phỏng vấn là 9,1%.
Trên thực tế kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy: 75,5% đối tượng đã từng
nghe qua thông tin về bệnh THA qua ti vi, 50,5% đối tượng được phỏng vấn biết tới
bệnh qua CBYT tư vấn trong các buổi khám sáng lọc THA hoặc thông qua chương
trình TCMR, 26,5% đối tượng được nghe qua loa phát thanh, 9% đối tượng được
biết về THA qua tờ rơi và 31% đối tượng trả lời được bạn bè cho biết thông tin về
bệnh.
Việc triển khai các hình thức truyền thông như hiện nay tại TYT chưa được phù
hợp với thói quen sinh hoạt và sở thích của đối tượng.Theo kết quả định lượng: hầu
hết đối tượng cho rằng truyền thông qua ti vi là hình thức phù hợp với họ (90%),
qua loa phát thanh là 36%, 46% đối tượng chọn truyền thông qua CBYT, tỉ lệ người
dân chọn truyền thông qua các tổ chức ban ngành đoàn thể như trường học, cơ
quan, hội người cao tuổi, hội phụ nữ là 40% và 36% đối tượng chọn hình thức là tài
liệu phát tay, tờ rơi. Do vậy, người dân rất khó có thể tiếp cận được thông tin, và
hiểu biết hết kiến thức cần thiết về bệnh THA.
b. Kỹ năng truyền thông yếu
Bên cạnh đó, TYT còn áp dụng hình thức truyền thông khác là tư vấn trực tiếp


trong các buổi khám sàng lọc. Nhưng hiệu quả của việc cung cấp thông tin trong
các buổi khám sàng lọc thấp vì nhân lực tại trạm thiếu, 1 CBYT phải phụ trách
nhiều chương trình, kỹ năng truyền thông của CBYT còn yếu và phần lớn người
dân gặp khó khăn trong việc nghe, tiếp nhận thông tin do đối tượng đến khám và
nghe tư vấn chủ yếu là người cao tuổi.
Theo chia sẻ của CBYT tại TYT xã: “Hiện nay chỉ CBYT phụ trách riêng
chương trình THA mới được cử đi tập huấn chuyên môn về bênh, nhưng hầu hết là
tập huấn kiến thức chứ tập huấn về kỹ năng truyền thông để nói làm sao cho người
dân hiểu và làm đúng thì chưa có.”- (PVS – CBYT). Qua đó, CBYT chia sẻ hiện
nay tại trạm chỉ có cán bộ phụ trách chuyên mục truyền thông giáo dục sức khoẻ là

có chuyên môn về công tác tuyên truyền, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức độ viết
bài truyền thông để gửi lên UBND xã phát thanh qua loa.
c. Số buổi khám và sàng lọc sức khoẻ định kỳ ít
Ngoài ra, trạm tổ chức khám sáng lọc chỉ 1 lần/ tháng là khá ít. Mục đích của
việc khám sàng lọc sức khỏe định kỳ là để phát hiện những đối tượng có nguy cơ
mắc THA và theo dõi tình hình của những người đã được chẩn đoán THA. Tuy
nhiên, số buổi khám ít dẫn đến việc khó kiểm soát tỷ lệ mắc THA và khó can thiệp
để giảm tỷ lệ THA ở người cao tuổi tại xã.
Những nguyên nhân trên là yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc THA ở người trên
40 tuổi.Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về sự thường gặp và mức độ nguy
hiểm của bệnh còn chưa đầy đủ và đúng mực; những thói quen sinh hoạt không hợp
lý của người dân đã tồn tại khá lâu; nhiều người bệnh chưa thực hiện điều trị bệnh
một cách liên tục và lâu dài.Đây là vấn đề cá nhân chính gây nên bệnh THA ở
người cao tuổi. Tuy nhiên, điều này không thể can thiệp một cách ngắn hạn và khẩn
cấp. NSV nhận thấy cần phải can thiệp một cách dài hạn để cải thiện nhận thức về
bệnh không chỉ ở người cao tuổi mà còn những người trẻ ở độ tuổi trên 25 tuổi. Để
giải quyết các nguyên nhân gốc dễ trên, NSV đã xây dựng kế hoạch can thiệp
“Nâng cao kiến thức và thực hành về phòng chống tăng huyết áp của người
dântrên 25 tuổi có nguy cơ mắc bệnh THA tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn,
TP. Hà Nội từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018”.
VI. Mục tiêu can thiệp
1.Mục tiêu chung
Nâng cao kiến thức và thực hành về phòng chống tăng huyết áp của người
dân trên 25 tuổi có nguy cơ mắc bệnh THA tại xã Trung Giã năm 2017-2018.
2.Mục tiêu cụ thể
2.1. Tăng tỷ lệ người dân từ 25 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh có kiến thức đúng
về phòng chống tăng huyết áp tại xã Trung Giã từ 27% (4/2017) lên 70% (6/2018).
2.2. Tăng tỷ lệ hiểu biết về thực hành, phòng chống tăng huyết áp của người dân từ



25 tuổi trở lên tại xã Trung Giã năm 2017 từ 24,6% (4/2017) lên 60% (6/2018).
2.3. Tăng tỷ lệ CBYT tại TYT xã Trung Giã năm 2017 có kỹ năng truyền thông về
THA lên 100% (6/2018).
3. Thời gian, địa điểm can thiệp
- Thời gian: Tháng 1/7/2017 đến 30/6/2018
- Địa điểm: xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Do thời gian và nguồn lực có hạn (trong 2 tuần) nên nhóm sinh viên chưa tổ chức
được buổi khám sàng lọc THA tại xã Trung Giã nên số người mắc biến chứng chính
xác tại xã sẽ được điều chỉnh trước khi tiến hành can thiệp thông qua buổi khám
sàng lọc THA cho tất cả những người trong độ tuổi nguy cơ (trên 25 tuổi) tại xã.
Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp
4. Xác định giải pháp can thiệp
Bảng 2: Bảng ma trận giải pháp can thiệp
Nguyên
Giải pháp
nhân gốc
rễ
Phương
thức
truyền
thông
chưa đa
dạng

Tài liệu
truyền
thông
chưa đa

Phương thức thực hiện


Hiệu Khả
quả thi

Tích
số

Lựa
chọn
(C/K)

3

2

6

K

3

5

15

C

Xây dựng góc tư vấn tại
4
TYT vào buổi khám và phát

thuốc định kì cho người
THA.

4

16

C

Xây dựng chuyên mục truyền
thanh riêng CSSK NCT và
lồng ghép các bài phát thanh
về THA và điều trị THA.

2

3

6

K

Cung cấp sổ tay kiến thức
về THA cho người dân sau
buổi khám vừa giúp bệnh
nhân và người nhà có thể
nâng cao kiến thức và tự
theo dõi tình hình sức khỏe.

4


4

16

C

Xây dựng, thiết kế và phát
triển thêm các tài liệu
truyền thông về bệnh THA
và các biến chứng của THA

4

4

16

C

Đa dạng hóa Lập đường tư vấn qua điện
phương thức thoại.
truyền
Treo poster về phòng chống
thông.
các biến chứng của THA.

Bổ sung và
đa dạng hóa
tài liệu

truyền


dạng.

Kỹ năng
truyền
thông
yêu

Số buổi
khám và
sàng lọc
ít

thông.

Nâng cao
trình độ, kĩ
năng cho
cán bộ
truyền thông

Tăng tần
suất các
buổi khám

thông qua phỏng vấn người
dân, CBYT trạm
Xin thêm tài liệu truyền

thông từ các tuyến trên

4

5

20

C

Tham khảo tài liệu truyền
thông của những địa
phương khác.

3

5

15

C

Cử cán bộ truyền thông của
xã lên các tuyến trên tham
gia các lớp tập huấn nâng
cao kĩ năng truyền thông.

4

3


8

C

Tổ chức tập huấn lại cho
4
cán bộ truyền thông tại xã
sau khi đã cử cán bộ đại
diện lên tuyến trên tập huấn

4

16

C

Đào tạo, tập huấn cho
CBYT thôn bản, Hội người
cao tuổi, Hội phụ nữ, v.v…

4

4

16

C

Tăng cường thêm các buổi

khám sàng lọc định kỳ 2-3
lần/ tháng, nên vào dịp cuối
tuần

4

2

8

C

Lý giải chấm điểm các giải pháp can thiệp (Chi tiết xem Phụ lục 12)


×