Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài giảng Marketing căn bản: Chương 11 - Phạm Thị Minh Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.05 KB, 8 trang )

Chương 11
MARKETING QUỐC TẾ

11.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING QUỐC TẾ

 11.2. MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ

 11.3. MARKETING XUẤT KHẨU


MỤC TIÊU

Khái niệm và bản chất của Marketing quốc tế
Xu hướng mở rộng thương mại quốc tế
Các phương pháp xâm nhập thị trường quốc tế khác nhau
Các đặc điểm căn bản của môi trường Marketing quốc tế
Các vấn đề cơ bản của Marekting xuất khẩu


TỔNG QUAN VỀ MARKETING QUỐC TẾ
KHÁI NIỆM

Marketing quốc tế là Marketing hàng hoá, dịch vụ đối
với khách hàng bên ngoài lãnh thổ quốc gia của doanh
nghiệp. Marketing đa quốc gia là dạng phức hợp của
Marketing quốc tế trong đó doanh nghiệp tham gia hoạt
động Marketing ở nhiều quốc gia khác nhau.

Có nhiều lý do cho sự hình thành và phát triển của Marketing quốc tế.
1)


Thứ nhất, đó là lợi thế so sánh.

2) Thứ hai, đó là sự đa dạng về môi trường kinh doanh.
3) Thứ ba, cạnh tranh tại thị trường trong nước ở nhiều quốc gia ngày càng gia tăng.
4) Thứ tư, vươn ra thị trường quốc tế giúp cho công ty mở rộng chu kỳ sống sản phẩm
5) Thứ năm, các ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài.
6) Thứ sáu, xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế thúc đẩy thương mại đầu tư toàn
cầu.


Phương pháp xuất khẩu

5) Doanh nghiệp toàn cầu
Đây là bậc thang tiến triển cuối cùng của quá trình vươn ra thị trường thế
giới. Đối với các công ty toàn cầu này, không có sự phân biệt giữa hoạt động
trong nước và nước ngoài, chiến lược Marketing được xây dựng trên cơ sở
toàn cầu. Đó là trường hợp của các công ty như TNT, DHL, Nestlé, Shell Oil,
Unilever, Toyota, Nokia...Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, ngày
càng có nhiều công ty toàn cầu xuất hiện thông qua liên minh liên kết, sáp
nhập, mua lại...
Tương ứng các loại Marketing như sau:
Marketing xuất khẩu. Đây là Marketing giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu
thích ứng với các yêu cầu, đòi hỏi của thị trường nước ngoài.
Marketing thâm nhập. Marketing xâm nhập là công cụ của các công ty muốn
có chỗ đứng trên thị trường quốc tế nào đó. Ví dụ, đó là Marketing mà các
công ty liên doanh tại Việt Nam sử dụng để chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Marketing toàn cầu. Đây là Marketing mà các hãng đa quốc gia sử dụng đề
đáp ứng nhu cầu của các khu vực khác nhau trên thị trường quốc tế hoặc của
toàn bộ thị trường thế giới.



MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ






1) Xu hướng toàn cầu hoá của các nền kinh tế
Toàn cầu hoá dẫn đến tự do hoá thương mại quốc tế. Tự do hoá
thương mại lại thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá phát triển nhanh
chóng. Do vậy, có thể nói toàn cầu hoá, tự do hoá kinh tế và hội
nhập quốc tế là một quá trình kép.
2) Các xu hướng liên kết khác nhau để tăng sức cạnh tranh
Toàn cầu hoá các công ty thông qua các con đường khác nhau như
hợp nhất, mua lại, liên kết… nhằm tạo nên các tập đoàn kinh tế
hùng mạnh hoạt động trên phạm vi toàn cầu.


MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ



Đầu tư quốc tế tăng nhanh
Các nước phát triển dẫn đầu trong lĩnh vực này, chiếm 88%
mức đầu tư quốc tế vào thập kỷ 90, trong đó Tây Âu chiếm 40%,
Mỹ chiếm 33% và Nhật chiếm 15%. Trong những năm qua, Việt
Nam có nhiều chính sách kêu gọi thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đây là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới.



MÔI TRƯỜNG KINH TẾ


Môi trường kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến
hoạt động xuất khẩu vào nước đó. Nó quyết định đến sức hấp dẫn
của thị trường đối với loại hàng hoá nào đó của công ty. Môi trường
kinh tế cho biết tiềm năng của thị trường, thuận lợi khó khăn khi
xâm nhập thị trường (cơ sở hạ tầng). Do vậy, trước khi xâm nhập
vào thị trường quốc tế doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu điều
kiện kinh tế của đất nước đó. Hạ tầng quốc gia và giai đoạn phát
triển kinh tế là các yếu tố kinh tế chủ yếu của một quốc gia có ảnh
hưởng đến độ hấp dẫn của thị trường đó và gợi ý về chiến lược
Marketing cho công ty.


MÔI TRƯỜNG KINH TẾ








2) Mức độ phát triển kinh tế
Mức độ phát triển kinh tế của một đất nước là thông tin quan trọng
cho biết đất nước đó có nhu cầu về sản phẩm gì? Chỉ số phát triển
quan trọng nhất là GNP trên đầu người.

Để phân loại thị trường nước ngoài theo mức độ hấp dẫn, người ta có
thể căn cứ vào 3 yếu tố là: dân số, cơ cấu kinh tế và mức sống dân
cư.
Theo cơ cấu kinh tế, có thể phân chia ra 4 nhóm thị trường như sau:



×