Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nguyên nhân của hội chứng thực bào máu ở trẻ em và kết quả ứng dụng phác đồ hemophagocytic lymphohistiocytosis 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.07 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 

Nghiên cứu Y học

NGUYÊN NHÂN CỦA HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU Ở TRẺ EM  
VÀ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHÁC ĐỒ HEMOPHAGOCYTIC 
LYMPHOHISTIOCYTOSIS 2004 
Trần Thị Mộng Hiệp* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát các nguyên nhân của hội chứng thực bào máu (HCTBM) ở trẻ em và 
đánh  giá  tình  hình  chẩn  đoán,  điều  trị  và  tử  vong  sau  khi  ứng  dụng  phác  đồ  Hemophagocytic 
lymphohistiocytosis (HLH) 2004 tại bệnh viện Nhi Đồng 2. 
Phương  pháp:  Để khảo sát nguyên nhân, nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 38 bệnh nhi 
được chẩn đoán HCTBM tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2010. Tất cả các 
bệnh nhi được tầm soát nguyên nhân.  
Việc đánh giá tình hình chẩn đoán, điều trị và tử vong tại bệnh viện sau khi ứng dụng phác đồ HLH 2004 
được khảo sát qua hai giai đoạn 2002‐2006 và 2007‐2010. 
Kết quả: Trong tổng số 38 bệnh nhân được khảo sát, tỷ lệ nam/nữ là 1,8. Tuổi trung bình là 5 tuổi. Nguyên 
nhân thứ phát chiếm đa số (37/38 trường hợp). Một trường hợp nghi ngờ do nguyên nhân nguyên phát (thể gia 
đình) được ghi nhận. Nguyên nhân thứ phát được chẩn đoán khi có  bệnh  lý  nhiễm  trùng  (32/37  các  trường 
hợp), rối loạn miễn dịch (3/37), ác tính (1/37) và rối loạn chuyển hóa (1/37) đi kèm. Trong số các nguyên nhân do 
nhiễm trùng, nguyên nhân do siêu vi chiếm đa số (28 ca), có 3 trường hợp nhiễm trùng huyết do vi trùng và 1 
trường hợp nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Ebstein Barr virus (EBV) là tác nhân được tìm thấy nhiều nhất (13/28) 
trong các nguyên nhân do siêu vi, kế đến là virus Dengue (10/28), Cytomegalovirus (4/28) và virus thủy đậu 
(1/28). Bệnh lý miễn dịch bao gồm 1 trường hợp Lupus đỏ hệ thống, 1 trường hợp viêm khớp mạn thiếu niên và 
1  trường  hợp  bệnh  Kawasaki.  Ngoài  ra,  có  1  trường  hợp  lymphoma  và  1  trường  hợp  rối  loạn  chuyển  hóa 
carnitine được ghi nhận. Trước khi ứng dụng phác đồ HLH 2004, số ca được chẩn đoán là 5 ca/năm, tỉ lệ tử 
vong là 48%. Sau khi ứng dụng phác đồ HLH 2004 số ca được chẩn đoán là 11 ca/năm và tỉ lệ tử vong là 29%.  
Kết luận: Siêu vi EBV là tác nhân được tìm thấy nhiều nhất trong HCTBM ở trẻ em. Việc ứng dụng phác 
đồ HLH 2004 giúp chẩn đoán được nhiều ca hơn và làm giảm tỉ lệ tử vong trong HCTBM ở trẻ em một cách 


đáng kể. 
Từ khóa: Histiocyte, EBV, HLH 2004  

ABSTRACT 
ETIOLOGY AND TREATMENT PROTOCOL FOR HEMOPHAGOCYTIC LYMPHOHISTIOCYTOSIS 
2004 IN CHILDREN  
Tran Thi Mong Hiep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2012: 131 ‐ 136 
Objective:  To  determine  the  etiology  of  hemophagocytic  lymphohistiocytosis  (HLH)  in  children  and  to 
evaluate preliminary results on diagnosis, treatment and mortality, using treatment protocol for HLH 2004. 
Methods:  This  cross‐sectional  study  was  conducted  to  determine  the  etiology  of  HLH  in  38  patients 
hospitalized  at  Childrenʹs  hospital  Nhi  Dong  2  from  January,  2009  to  December  2010.  The  etiology  was 
* Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ‐ Khoa Thận ‐ Nội Tiết BV Nhi Đồng 2 
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Thị Mộng Hiệp  ĐT: 0908.198.104   Email:  

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 

131


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

investigated  in  all  children.  Results  on  diagnosis,  treatment  and  mortality  using  treatment  protocol  for  HLH 
2004 were evaluated during the two periods 2002‐2006 and 2007‐2010. 
Results: Among the 38 HLH patients, boys/girls ratio was 1,8. The mean age was 5 years. Secondary HLH 
was  the  most  found  in  37/38  of  the  cases.  Only  one  patient  with  familial  (primary)  HLH  was  suspected.  The 
diagnosis  of  secondary  causes  was  made  in  association  with  infections  (32/37),  autoimmune  disease  (3/37), 
underlying malignancie (1/37) and metabolic disease (1/37). Among infections, viral causes were the most found 
in 28/32 of the cases, septicemia in three cases,  and  malaria  in  one  patient.  Among  viral  causes,  Ebstein  Barr 

virus (EBV) was the main cause in 13/28 of the cases. Dengue virus was found in 10 patients, Cytomegalovirus 
in  4  children  and  varicella  in  1  case.  The  three  autoimmune  diseases  included  erythematosus  lupus,  juvenile 
idiopathic  arthritis  and  Kawasaki  disease.  One  lymphoma  patient  and  one  carnitine  carrier  defect  case  were 
reported.  Before  using  treatment  protocol  for  HLH  2004,  the  annual  number  of  HLH  diagnosed  cases  was  5 
cases/year and the mortality rate was 48%. After treatment protocol for HLH 2004, the annual number of HLH 
diagnosed cases was 11 cases/year and the mortality rate was 29%.  
Conclusions:  EBV  was  the  most  frequent  infection  associated  with  HLH  in  children.  Increased  HLH 
diagnosed cases and decreased mortality were reported using treatment protocol for HLH 2004. 
Keywords: Histiocyte, EBV, HLH 2004  

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hội  chứng  thực  bào  máu  (HCTBM)  là  kết 
quả của sự kích hoạt bất thường các đại thực bào 
do rối loạn miễn dịch trên một cơ địa di truyền. 
Thể  nguyên  phát  được  tìm  thấy  trong  gia  đình 
và  được  chẩn  đoán  xác  định  gen,  thể  thứ  phát 
thường xảy ra sau một yếu tố khởi phát thường 
là  sau  nhiễm  siêu  vi.  Thể  thứ  phát  có  thể  tìm 
thấy  trong  bệnh  tự  miễn,  bệnh  ác  tính  (bạch 
huyết  cấp,  lymphoma)  và  bệnh  do  rối  loạn 
chuyển hóa(3,7). Từ năm 1994, Hiệp hội Histiocyte 
đã  đưa  ra  phác  đồ  điều  trị  HCTBM  lần  đầu 
tiên(1)  và  đến  năm  2004,  phác  đồ  này  đã  được 
hoàn thiện hơn với sự chia sẻ kinh nghiệm của 
nhiều nước trên thế giới(2,3). Hội chứng thực bào 
máu  ít  được  biết  đến  ở  Việt  Nam,  việc  chẩn 
đoán và điều trị còn nhiều thách thức và tỉ lệ tử 
vong của bệnh còn rất cao (40‐60%)(5,6).  
Mục  tiêu  nghiên  cứu  của  đề  tài  nhằm  khảo 
sát  các  nguyên  nhân  của  HCTBM  và  đánh  giá 

tình hình chẩn đoán, điều trị và tử vong sau khi 
ứng  dụng  phác  đồ  Hemophagocytic 
lymphohistiocytosis  (HLH)  2004  tại  bệnh  viện 
Nhi Đồng 2. 

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để  khảo  sát  nguyên  nhân,  nghiên  cứu  mô 
tả  cắt  ngang  được  thực  hiện  trên  tất  cả  bệnh 

132

nhân  dưới  15  tuổi  được  chẩn  đoán  HCTBM 
nhập  viện  Bệnh  viện  Nhi  Đồng  2  từ  tháng  1 
năm 2009 đến tháng 12 năm 2010. Về cỡ mẫu, 
chúng tôi lấy trọn và có 38 bệnh nhi được chọn 
vào lô nghiên cứu. 
HCTBM được chẩn đoán xác định khi có 5/6 
tiêu  chuẩn  dựa  theo  Hemophagocytic 
Lymphohistiocytosis  Study  Group  2004(2):  vào 
năm 
2004, 
Hemophagocytic 
Lymphohistiocytosis  Study  Group(2)  đã  đưa 
thêm  3  tiêu  chuẩn  mới  là  Ferritin  ≥  500  μg/l, 
giảm hoạt lực hay mất hoạt lực của tế bào NK‐
cell  và  định  lượng  CD25  hòa  tan  ≥  2400  U/ml, 
nhưng  trong  điều  kiện  hiện  nay  tại  Việt  Nam, 
chúng  tôi  không  thể  áp  dụng  được  hai  tiêu 
chuẩn chẩn đoán sau cùng.  
1. Sốt ≥ 38,5 0C 

2. Lách to ≥ 3 cm dưới bờ sườn  
3. Giảm ≥ 2 dòng trong 3 dòng tế bào máu 
ngoại biên:  
Hb < 9 g/dl 
Tiểu cầu <100 000/mm3 
Bạch cầu đa nhân trung tính <1000/mm3 
4.  Tăng  triglyceride  và/hoặc  giảm 
fibrinogen  máu:  triglyceride  máu  lúc  đói 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 
≥3mmol/l (≥ 2,65 mg/dl) và / hoặc fibrinogen ≤ 
1,5 g/l. 
5.  Có  hiện  tượng  thực  bào  máu  trong  tủy 
xương  hoặc  lách,  hạch  và  không  có  bằng 
chứng của bệnh lý ác tính. 
6. Ferritin ≥ 500 μg/l 
Ngoài  các  xét  nghiệm  để  chẩn  đoán 
HCTBM, tất cả bệnh nhi được tầm soát nguyên 
nhân nhiễm trùng, bệnh hệ thống và bệnh lý ác 
tính. Tùy bệnh cảnh lâm sàng, khi không tìm ra 
được các nguyên nhân trên đây, các xét nghiệm 
tầm soát bệnh chuyển hóa sẽ được thực hiện. 
Nguyên  nhân  nguyên  phát  (thể  gia  đình) 
được chẩn đoán dựa vào tiền căn trong gia đình 
có  bệnh  tương  tự  và  tuổi  xuất  hiện  sớm  của 
bệnh.  Hiện  chưa  khảo  sát  được  di  truyền  học 
bằng cách xác định gen trên các bệnh nhân này. 

Nguyên  nhân  thứ  phát  (mắc  phải)  được 
chẩn đoán khi có sự hiện diện của nhiễm trùng, 
bệnh  do  rối  loạn  miễn  dịch,  bệnh  ác  tính  hoặc 
bệnh chuyển hóa.  
Các  xét  nghiệm  giúp  chẩn  đoán  nguyên 
nhân do nhiễm trùng bao gồm: 
Cấy  máu,  cấy  nước  tiểu,  chọc  dò  tủy  sống, 
cấy  dịch  não  tủy,  CRP,  Widal,  VDRL,  tầm  soát 
lao (IDR, VS, tìm BK trong dịch dạ dày, dịch hút 
mũi hầu...). 
Huyết  thanh  chẩn  đoán  và  PCR  EBV  và 
CMV, Elisa IgM Dengue và NS1Ag, huyết thanh 
chẩn đoán HBV, test nhanh HIV, P24. 
Cấy máu và cấy bệnh phẩm tìm nấm. 
Các  xét  nghiệm  chẩn  đoán  bệnh  hệ  thống 
bao  gồm:  đạm  máu,  điện  di  đạm,  ANA,  Anti 
DsDNA, LE cells, RF. 
Trong  bệnh  cảnh  bệnh  ác  tính  lymphoma, 
bệnh  nhi  được  sinh  thiết  hạch  với  hóa  mô 
miễn dịch. 
Các  xét  nghiệm  tầm  soát  bệnh  chuyển  hóa 
bao gồm: khí máu, đường huyết, chức năng gan 
thận,  lactat,  pyruvat,  cêton,  ammoniac  và  acid 
uric. Ngoài ra để thực hiện sắc ký đồ acid amin 
trong máu, test Guthrie trên giấy thấm và sắc ký 

Nghiên cứu Y học

đồ acid amin và acid hữu cơ trong nước tiểu, các 
bệnh  phẩm  được  gởi  sang  phòng  xét  nghiệm 

bệnh viện nhi Reine Fabiola tại Brussels, Vương 
Quốc Bỉ. 
Phác đồ HLH 2004 bắt đầu được ứng dụng 
tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 vào năm 2006(8). Trước 
năm  2006,  chúng  tôi  áp  dụng  phác  đồ  HLH 
1994.  Ca  đầu  tiên  được  điều  trị  bằng  phác  đồ 
HLH 1994 vào năm 2002. 
Việc  đánh  giá  tình  hình  chẩn  đoán,  điều  trị 
và tử vong tại bệnh viện sau khi ứng dụng phác 
đồ  HLH  2004  được  so  sánh  qua  hai  giai  đoạn 
2002‐2006 và 2007‐2010. 

KẾT QUẢ 
Trong  38  bệnh  nhân  được  khảo  sát,  tỷ  lệ 
nam/nữ là 1,8. Tuổi tối thiểu là 1 tháng, tuổi tối 
đa  là  15  tuổi.  Tuổi  trung  bình  chung  là  5  tuổi. 
Bệnh nhi ở Thành phố chiếm 39% và 61% đến từ 
các tỉnh. 

Khảo sát nguyên nhân 
Nguyên  nhân  được  tầm  soát  trên  tất  cả  38 
bệnh nhân (bảng 1): 
Các  nguyên  nhân  thứ  phát  chiếm  đa  số 
(37/38  trường  hợp)  và  được  chẩn  đoán  khi  có 
bằng  chứng  của  nhiễm  trùng  trong  32/37  các 
trường  hợp,  kế  đến  là  bệnh  do  rối  loạn  miễn 
dịch (3/37), bệnh ác tính (1/37) và bệnh lý chuyển 
hóa (1/37).  
Một  trường  hợp  nghi  ngờ  do  nguyên  nhân 
nguyên phát (thể gia đình) được ghi nhận.  

Trong số các nguyên nhân do nhiễm  trùng, 
nguyên nhân do siêu vi chiếm đa số (28/32), kế 
đến là nhiễm trùng huyết  do  vi  trùng  (3/32)  và 
có  1  trường  hợp  nhiễm  ký  sinh  trùng  sốt  rét 
(1/32).  
Trong  28  nguyên  nhân  do  siêu  vi,  Ebstein 
Barr virus (EBV) là tác nhân được tìm thấy nhiều 
nhất  (13/28),  kế  đến  là  siêu  vi  Dengue  (10/28), 
Cytomegalovirus (4/28) và virus thủy đậu (1/28).  
Trong  10  ca  sốt  xuất  huyết  có  7  ca  huyết 
thanh  chẩn  đoán  sốt  xuất  huyết  (Elisa  IgM) 
dương tính kèm NS1Ag dương tính, còn lại 3 ca 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 

133


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

chỉ  có  Elisa  IgM  dương  tính.  Các  bệnh  nhi  này 
đã  được  chẩn  đoán  ban  đầu  là  sốt  xuất  huyết, 
nhưng  diễn  tiến  bất  thường  với  sốt  kéo  dài  và 
xuất hiện dần lách to hoặc bất thường trên huyết 
đồ  và  xét  nghiệm  sinh  hóa  khác  như 
Triglyceride,  Fibrinogen,  Ferritin  và  tủy  đồ  có 
bạch  cầu  đang  thực  bào.  HCTBM  sau  sốt  xuất 
huyết  được  chẩn  đoán  vào  ngày  thứ  10‐12  của 

bệnh.  Tất  cả  các  trường  hợp  này  đều  hồi  phục 
hoàn  toàn  mà  không  cần  điều  trị  thuốc  ức  chế 
miễn dịch. 

được chẩn
đoán nguyên
nhân: 10/40)

(n=38, số ca được
chẩn đoán
nguyên nhân: 38
ca)

1

1

9

37

2

13

3

10

3


4

Nguyên phát:
thể gia đình
Thứ phát:
1/ Nhiễm trùng
Siêu vi
EBV
Dengue (sốt xuất
huyết)
CMV
Thủy đậu

1

Vi trùng

Nhiễm trùng huyết với cấy máu dương tính 
với  phế  cầu  trong  2  trường  hợp  và  với 
Staphylococcus aureus trong 1 trường hợp.  
Trong  3  nguyên  nhân  do  bệnh  lý  miễn 

Nhiễm trùng
huyết
Ký sinh trùng:
sốt rét
2/ Rối loạn miễn
dịch


1

3
1

dịch,  có  1  trường  hợp  Lupus  đỏ  hệ  thống,  1 

Lupus

1

trường  hợp  viêm  khớp  mạn  thiếu  niên  và  1 

Viêm khớp mạn

1

trường hợp bệnh Kawasaki. Trong cả 3 trường 

Kawasaki

1

hợp  này,  HCTBM  đều  xuất  hiện  trong  quá 

3/ Ung thư
Lymphoma
4/ Bệnh lý
chuyển hóa


trình theo dõi và điều trị của bệnh, sau 3 tháng 
đối với ca mắc bệnh Lupus đỏ, sau 1 năm đối 

1
1

với  bệnh  viêm  khớp  mạn  thiếu  niên  và  sau  3 

Đặc điểm tủy đồ 

tuần đối với bệnh Kawasaki. 

Tủy  đồ  thực  hiện  trên  38  bệnh  nhi  cho  kết 
quả 32/38 ca có hoạt động thực bào máu, chiếm 
84,2%. Trong các trường hợp tử vong, tất cả kết 
quả tủy đồ đều có sự hiện diện của đại thực bào 
đang thực bào. 

Ngoài ra, có 1 trường hợp lymphoma được 
chẩn  đoán  bằng  sinh  thiết  hạch  và  hóa  mô 
miễn dịch và 1 trường hợp rối loạn chuyển hóa 
carnitine (carnitine acylcarnitine carrier defect) 
được  ghi  nhận.  Trường  hợp  này  được  chẩn 
đoán bệnh do rối loạn chuyển hóa sau 3 đợt tái 
phát  HCTBM,  nhưng  chưa  được  xét  nghiệm 
gen. 
Nguyên  nhân  nguyên  phát  (thể  gia  đình) 
được ghi nhận là một trẻ trai 1 tháng tuổi, với 
tất cả các xét nghiệm tìm nguyên nhân đều âm 
tính và bệnh nhi có 1 người anh trong gia đình 

mắc  bệnh  tương  tự  và  đã  tử  vong.  Hiện  cũng 
chưa khảo sát được gen trên bệnh nhi này. 
Bảng 1: Nguyên nhân của hội chứng thực bào máu 
tại bệnh viện Nhi Đồng 2 
Chẩn đoán
nguyên nhân

134

2002-2008(6)
(n=40, số ca

2009-2010
(Nghiên cứu này)

Đặc điểm điều trị 
Trong 38  ca  của  lô  nghiên  cứu,  có  10  ca  sốt 
xuất  huyết.  Thuốc  ức  chế  miễn  dịch  được  sử 
dụng cho tất cả 28 ca HCTBM không có sốt xuất 
huyết  đi  kèm  bao  gồm  Dexamethasone  và 
Ciclosporin  A  cho  tất  cả  các  trường  hợp. 
Etoposide  chỉ  được  sử  dụng  trong  60%  (17/28) 
các trường hợp.  
Đối  với  các  trường  hợp  HCTBM  thứ  phát 
sau  sốt  xuất  huyết,  chúng  tôi  chỉ  theo  dõi  sát 
bệnh  nhân  mà  không  quyết  định  dùng  ức  chế 
miễn dịch. Tất cả các ca này đều hồi phục hoàn 
toàn và không có ca nào tái phát. 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 
Tất cả bệnh nhân được điều trị hỗ trợ bằng 
Clotrimoxazole  (5  mg/kg  Trimethoprim,  2‐3 
lần/tuần,  từ  tuần  1),  Immunoglobuline  (0,5g/kg 
TTM mỗi 4 tuần), thuốc chống nấm (tuần 1 ‐ 9) 
và thuốc bảo vệ dạ dày (tuần 1 ‐ 9).  
Kháng  sinh  được  sử  dụng  cho  tất  cả  bệnh 
nhân  ngay  từ  khi  chẩn  đoán  HCTBM, 
Ganciclovir được sử dụng cho tất cả các trường 
hợp  nhiễm  CMV  và  Acyclovir  cho  các  trường 
hợp nhiễm EBV. 

Đặc điểm của nhóm tử vong 
Trong  giai  đoạn  2009  ‐2010,  trong  38  bệnh 
nhi, có 8 ca tử vong tại bệnh viện bao gồm 5 trẻ 
nam và 3 trẻ gái, trong đó nhiễm EBV chiếm đa 
số (5/8 ca), kế đến là nhiễm trùng huyết (2/8 ca) 
và có 1 ca tử vong với chẩn đoán Lymphoma.  

Đánh giá tình hình chẩn đoán, điều  trị  và 
tử vong tại bệnh viện 
Việc  đánh  giá  tình  hình  chẩn  đoán,  điều  trị 
và tử vong tại bệnh viện sau khi ứng dụng phác 
đồ  HLH  2004  được  khảo  sát  qua  hai  giai  đoạn 
2002‐2006 và 2007‐2010. 
Trước  khi  ứng  dụng  phác  đồ  HLH  2004, 
trong giai đoạn từ 2002‐2006 có 23 ca được chẩn 
đoán/5 năm, số ca được chẩn đoán là 5 ca/năm 

và tỉ lệ tử vong là 48%.  
Sau khi ứng dụng phác đồ HLH 2004, trong 
giai  đoạn  từ  2007‐2010  có  45  ca  được  chẩn 
đoán/4 năm, số ca được chẩn đoán là 11 ca/năm 
và tỉ lệ tử vong là 29% (Hình 1). 
18
16

16

Số bệnh nhân

14

12

12
10

10
8

6

6

6

4
1


2

3

22

2

1

0

0
02
20

Tử vong
Tổng số bệnh nhân

7

6

4
2

10

03

20

04
20

05
20

06
20

07
20

08
20

2

09
20

10
20

 
Hình 1: Số trường hợp được chẩn đoán và số ca tử 
vong từ 2002 đến 2010. 

BÀN LUẬN 


Nghiên cứu Y học

Đặc điểm về chẩn đoán HCTBM 
Theo phác đồ HLH 1994(1), bệnh nhân được 
chẩn đoán HCTBM phải có tiêu chuẩn như sau: 
có sự hiện diện của tế bảo thực bào trên tủy đồ. 
Theo  phác  đồ  HLH  2004(2),  tủy  đồ  không  bắt 
buộc phải có tế bào đang thực bào và điều này 
không còn là tiêu chuẩn chẩn đoán bắt buộc, nên 
từ  sau  khi  ứng  dụng  phác  đồ  HLH  2004,  số  ca 
được  chẩn  đoán  HCTBM  đã  tăng  rõ  rệt  từ  5 
ca/năm lên 11 ca/năm. 
Vào 
năm 
2004, 
Hemophagocytic 
Lymphohistiocytosis  Study  Group(2)  đã  đưa 
thêm  3  tiêu  chuẩn  mới  là  Ferritin  ≥  500  μg/l, 
giảm hoạt lực hay mất hoạt lực của tế bào NK‐
cell và định lượng CD25 hòa tan ≥ 2400 U/ml.  
Chúng  tôi  đã  đưa  Ferritin  thêm  vào  tiêu 
chuẩn chẩn đoán từ năm 2006(8), điều này cũng 
đã giúp làm tăng số ca được chẩn đoán, không 
bỏ  sót  các  ca  HCTBM  mà  trước  đây  không  đủ 
tiêu  chuẩn  nên  không  được  điều  trị  theo  phác 
đồ,  nhất  là  không  được  điều  trị  bằng  ức  chế 
miễn dịch nên có thể đã tử vong. 
Điều kiện hiện nay tại Việt Nam không đánh 
giá  được  hoạt  lực  của  tế  bào  NK‐cell  và  cũng 

không đo được CD25 hòa tan. Chúng tôi mong 
rằng  các  xét  nghiệm  này  sớm  có  thể  thực  hiện 
được  ở  Việt  Nam,  nhằm  giúp  chẩn  đoán  được 
tốt hơn.  
Việc phân biệt nguyên nhân nguyên phát và 
thứ  phát  trong  HCTBM  ở  trẻ  em  trong  nghiên 
cứu  này  còn  nhiều  giới  hạn,  vì  chưa  khảo  sát 
phân tử, xác định gen trong hoàn cảnh hiện nay 
tại Việt Nam. Các yếu tố thuận lợi gây khởi phát 
bệnh  như  tác  nhân  siêu  vi,  vi  trùng,  bệnh  nền 
như  bệnh  tự  miễn,  ung  thư....đều  có  thể  xảy  ra 
trên  bệnh  nhân  có  đột  biến  gen.  Do  vậy,  cần 
triển  khai  thêm  nghiên  cứu  về  di  truyền  học 
trong HCTBM.  

Đặc điểm về chẩn đoán nguyên nhân 
Việc  tầm  soát  nguyên  nhân  của  HCTBM 
được  quan  tâm  nhiều  hơn  và  được  thực  hiện 
một  cách  có  hệ  thống  vào  năm  2009,  tại  bệnh 
viện  Nhi  Đồng  2.  Trong  nghiên  cứu  này  (2009‐

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 

135


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013


2010), tất cả các bệnh nhi được tầm soát nguyên 
nhân so với giai đoạn 2002‐2008, chỉ có 1/4 số ca 
được tầm soát nguyên nhân(6).  
Tác  nhân  EBV  được  tìm  thấy  nhiều  nhất 
trong  cả  hai  giai  đoạn,  phù  hợp  với  các  nghiên 
cứu trên thế giới(4,6,9). Trước đây, do xét nghiệm 
PCR  chưa  được  thực  hiện  rộng  rãi,  việc  chẩn 
đoán nhiễm EBV và CMV thường dựa vào việc 
định lượng IgM và IgG, nên không chính xác.  

KẾT LUẬN 
EBV  là  tác  nhân  được  tìm  thấy  nhiều  nhất 
trong HCTBM ở trẻ em. Việc ứng dụng phác đồ 
HLH 2004 giúp chẩn đoán được nhiều ca hơn và 
làm giảm tỉ lệ  tử  vong  một  cách  đáng  kể  trong 
HCTBM ở trẻ em. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Đặc điểm về điều trị 
Ngoài  việc  điều  trị  hỗ  trợ  như  truyền  hồng 
cầu lắng, truyền tiểu cầu, dùng thuốc kích thích 
tăng bạch cầu...các thuốc ức chế miễn dịch được 
sử  dụng  bao  gồm  Ciclosporin  A, 
Dexamethasone và Etoposide. 
Theo  phác  đồ  HLH  2004,  Ciclosporin  A 
được  khuyến  cáo  nên  dùng  sớm  nhất,  trước  cả 
Dexamethasone  và  Etoposide.  Ciclosporin  A 
giảm sự kích hoạt của các tế bào Lympho T một 

cách đáng kể.  
Việc điều trị hỗ trợ bằng Immunoglobuline, 
chống  nấm,  băng  dạ  dày  và  sử  dụng 
Cotrimoxazole  một  cách  có  hệ  thống  đồng  thời 
sử  dụng  Ciclosporin  A  ngay  từ  đầu  có  thể  đã 
giúp làm giảm tỉ lệ tử vong từ 46% (2002‐2006) 
xuống còn 29% (2007‐2010). 
Đối  với  các  trường  hợp  HCTBM  thứ  phát 
sau  sốt  xuất  huyết,  không  có  ca  nào  được  điều 
trị bằng ức chế miễn dịch. Tất cả các ca này đều 
hồi phục hoàn toàn và không tái phát. HCTBM 
sau sốt xuất huyết rất thường gặp ở trẻ em, điều 
này đặt ra câu hỏi là virus Dengue cũng có khả 
năng kích hoạt bạch cầu thực bào máu như EBV, 
nhưng với dự hậu tốt hơn. 

2.

3.

4.

5.

6.

7.
8.
9.


Henter  JI,  Arico  M,  Egeler  RM,  et  al.  HLH‐94  (1997).  A 
treatment  protocol  for  hemophagocytic  lymphohistiocytosis. 
HLH  study  Group  of  the  Histiocyte  Society.  Med  Pediatr 
Oncol; 28: 342‐347. 
Henter  JI.  Hemophagocytic  Lymphohistiocytosis‐2004. 
Protocol  of  the  Second  International  HLH  Study  2004. 
Available 
at 
/>Accessed June 2010. 
Henter  JI,  Horne  A,  Arico  M  et  al.  HLH‐2004  (2007). 
Diagnostic  and  therapeutic  guidelines  for  hemophagocytic 
lymphohistiocytosis.  Pediatr  Blood  Cancer.  2007 
Feb;48(2):124‐131. 
Kelesidis  T,  Humphries  R,  Terashita  D  et  al  (2012).  Epstein‐
Barr virus‐associated hemophagocytic lymphohistiocytosis in 
Los Angeles County. J Med Virol. 2012 May;84(5):777‐785. 
Lâm  Thị  Mỹ  (2007).  Các  thách  thức  trong  xử  trí  Hội  chứng 
thực bào máu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM. Y học TP 
Hồ Chí Minh; 11: 29‐45. 
Nguyễn Đức Toàn, Trần  Thị  Mộng  Hiệp  (2010).  Yếu  tố  tiên 
lượng tử vong ở trẻ mắc Hội chứng thực bào máu. Y Học TP 
Hồ Chí Minh, 14 (4), 1‐6. 
Trần Thị Mộng Hiệp (2012). Bài giảng Nhi Khoa sau đại học. 
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. 
Trần Thị Mộng Hiệp, Trần Phẩm Diệu. Hội chứng thực bào 
máu (2006). Phác đồ điều trị Bệnh viện Nhi Đồng 2, 492‐497. 
Ying‐kang, XIE Zheng‐de, Yang Shuang, Lu Gen, Shen Kun‐
ling  (2010).  Epstein‐Barr  virus‐associated  hemophagocytic 
lymphohistiocytosis:  a  retrospective  study  of  78  pediatric 
cases  in  mainland  of  China.  Chinese  Medical  Journal,  2010, 

Vol. 123(11):1426‐1430. 

 

Ngày nhận bài báo   
 
   
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 
Ngày bài báo được đăng: 

 

 

21‐01‐2013 
27‐03‐2013 
  20–04‐2013 

 

 

136

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 



×