Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mô hình bệnh tật, tử vong và nguyên nhân chuyển viện của trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2013-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.84 KB, 7 trang )

u quả là phải nằm viện kéo dài, thở máy, có

40

nhiều thủ thuật xâm lấn, nguy cơ nhiễm khuẩn
bệnh viện rất cao. Đây là nỗi trăn trở của các nhà
lâm sàng, làm sao hạ thấp tỉ lệ trẻ sinh non và
giảm tối đa có thể tình trạng nhiễm khuẩn tại
bệnh viện, mới hy vọng giảm được tỉ lệ tử vong
ở trẻ sơ sinh.

Mô hình tử vong sơ sinh
Tỉ lệ tử vong sơ sinh/ tổng số trẻ sơ sinh
nhập viện thay đổi theo từng năm, nghiên cứu
của Trần Thị Gắn lần lượt như sau: 9,26%(2000),
11,6%(2001), 9,4%(2002). Nghiên cứu của chúng
tôi, thì tỉ lệ tử vong sơ sinh/ tổng số trẻ sơ sinh
nhập viện: (7,35%). Chúng ta thấy tỉ lệ tử vong ở
trẻ sơ sinh có giảm, điều này theo chúng tôi nghĩ
là do có sự tiến bộ về điều trị, nâng cấp về
chuyên môn và trang thiết bị y tế, Tuy nhiên, tỉ lệ
tử vong trẻ sơ sinh trong bệnh viện còn khá cao,
tỉ lệ tử vong sơ sinh chiếm đa số (70,64%) so với
tử vong chung của trẻ em dưới 15 tuổi. Điều này
cho thấy rằng, muốn giảm tỉ lệ tử vong chung
của Khoa Nhi thì phải giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ
sinh trước tiên. Trong nghiên cứu của Tạ Văn
Trầm, hơn 85,5% tử vong sơ sinh xảy ra trong
giai đoạn sơ sinh sớm và gần một nửa số sơ sinh
tử vong trong ngày đầu của cuộc đời, cho thấy
nguy cơ mắc bệnh cũng như tử vong trong giai


đoạn này là rất lớn, cần ưu tiên hàng đầu trong
việc chăm sóc sơ sinh lúc sanh và tuần đầu sau
sanh(5). Những nghiên cứu tại Việt Nam và trên
thế giới cho thấy 4 nguyên nhân trực tiếp chính
gây tử vong sơ sinh là: Tai biến trong lúc sinh
dẫn đến ngạt và sang chấn ở trẻ sơ sinh, biến
chứng của sanh non, Nhiễm khuẩn sơ sinh và
các dị tật bẩm sinh, trong đó 3 nguyên nhân:
Ngạt, Nhiễm khuẩn và Biến chứng của sanh non
chiếm 85%(5). Mô hình tử vong ở trẻ sơ sinh của
chúng tôi là: Sinh non/nhẹ cân và biến chứng,
Suy hô hấp, Nhiễm khuẩn sơ sinh, Viêm phổi.
Mô hình này tương tự như những công trình
nghiên cứu khác như Tạ Văn Trầm 2005 tại Bệnh
viện Đa khoa Tiền Giang, Phạm Thị Thanh Tâm
2006 tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Mô hình tử vong
ở trẻ sơ sinh năm nay khác với mô hình 10 năm
về trước, điều này cho thấy các bệnh tử vong lúc

Chuyên Đề Nhi Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
trước thường gặp như Viêm phổi, Vàng da sơ
sinh đã được điều trị thành công. Tỉ lệ tử vong
trẻ sơ sinh non tháng/nhẹ cân và biến chứng vẫn
còn cao, đây là vấn đề quan trọng trong công tác
chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh, cần phải có sự
phối hợp chuyên ngành Sản với chuyên ngành
Nhi, quản lý thai nghén và quá trình sinh sản an

toàn kết hợp với công tác chăm sóc và điều trị sơ
sinh non tháng/nhẹ cân tốt thì mới có thể giảm tỉ
lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Chuyển viện và nguyên nhân
Với tình hình chuyển viện hiện nay vẩn khá
nhiều (11,27%), vấn đề đặt ra cho chúng ta làm
sao hạ thấp tỉ lệ chuyển viện. Khảo sát lại những
bệnh lý chúng ta đã chuyển, trong đó đa số là
nhiễm khuẩn nặng, phức tạp, kéo dài, suy hô
hấp, viêm phổi và bệnh màng trong. các nguyên
nhân khác chỉ rất ít. Chúng ta thấy rằng nếu có
được trang bị đầy đủ dụng cụ và máy giúp thở,
cùng với thuốc kháng sinh đa dạng chủng loại
và hiệu quả, chúng ta có thể điều trị được những
nguyên nhân chuyển viện do nhiễm khuẩn, suy
hô hấp và viêm phổi, đồng thời khi triển khai
được thủ thuật bơm surfactant thì chúng ta sẽ
không chuyển những bệnh màng trong, giúp
giảm tỉ lệ bệnh nhân chuyển viện.

Hướng đề xuất nhằm giảm tỉ lệ tử vong trẻ
sơ sinh
Đứng trước tình hình hiện nay, chúng tôi xin
có những đề xuất sau:

Cải thiện năng lực xử trí tại chỗ
Giảm tỉ lệ chuyển viện từ tuyến huyện lên
tuyến tỉnh, Bệnh viện tỉnh hỗ trợ cho Bệnh viện
tuyến huyện thành lập Đơn vị chăm sóc sơ sinh

≥ cấp I.
Tại bệnh viện Tỉnh phải xây dựng, sửa chữa
cơ sở điều trị nhằm hạn chế tối đa tình trạng
nhiễm trùng trong bệnh viện, Khoa phải qui
định lại qui trình khám bệnh và chăm sóc bệnh
sơ sinh, thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn
chế lây lan từ bệnh này sang bệnh khác, từ người
nuôi và thầy thuốc đến bệnh sơ sinh.

Chuyên Đề Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

Bệnh viện Tỉnh gửi đào tạo chuyên khoa sơ
sinh căn bản và nâng cao thêm cho Bác sĩ và điều
dưỡng phụ trách, đáp ứng nhu cầu ngày càng
chuyên sâu hơn.

Trang bị thêm máy móc và thiết bị
Trang bị thêm máy móc và thiết bị phục vụ
cho việc điều trị như Bơm tiêm tự động,
Monitor. Máy đo Sp02, máy giúp thở, để thực
hiện đủ chuẩn II B.
Về chuyên môn
Khoa Hồi sức tích cực và chống độc Nhi,
Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, cố gắng phấn
đấu đạt mức độ chăm sóc cấp IIB trong tương lai
gần.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về mô hình bệnh tật, tử
vong ở trẻ sơ sinh năm 2013-2014, chúng tôi
được kết quả như sau: Mô hình bệnh tật sơ sinh
tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang chủ yếu là:
Sinh non/nhẹ cân và biến chứng, nhiễm khuẩn
sơ sinh, viêm phổi, vàng da, suy hô hấp. Tỉ lệ tử
vong sơ sinh chiếm 70,64% tử vong chung trẻ em
<15 tuổi, chiếm 7,35% tổng số trẻ sơ sinh nhập
viện. Nguyên nhân tử vong hay gặp là sinh non/
nhẹ cân và biến chứng, suy hô hấp, nhiễm
khuẩn. Tỉ lệ chuyển viện ở trẻ sơ sinh là: 11,27%,
Nguyên nhân chuyển viện thường gặp nhất là:
Nhiễm khuẩn nặng, phức tạp, kéo dài, suy hô
hấp, viêm phổi và bệnh màng trong. Phấn đấu
trong tương lai, khắc phục dần những hạn chế,
điều trị tốt hơn và chăm sóc sơ sinh đạt được
chuẩn cấp II B.

KIẾN NGHỊ
Trang bị thêm trang thiết bị để theo kịp
với nhu cầu phát triển chuyên môn sâu của
ngành hồi sức Nhi như là máy giúp thở, máy
X quang tại giường, máy siêu âm màu tại
giường, Monitor, bơm tiêm tự động, truyền
dịch tự động.
Tăng thêm nhân lực để có thể thực hiện
những kỹ thuật cao, theo dõi và nâng mức độ
chăm sóc ngày càng tốt hơn.

41



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

42

Bộ Y Tế (2003). Chỉ thị số 04/2003/CT – BYT về việc tăng
cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong sơ sinh.
Đinh Phương Hòa (2005). Tình hình bệnh tật và tử vong sơ
sinh tại các tuyến bệnh viện và các yếu tố liên quan. Tạp chí
nghiên cứu khoa học y học, phụ trương 35.
Nguyễn Thu Nhạn (2001). Nghiên cứu thực trạng sức khỏe và
mô hình bệnh tật trẻ em việt Nam, đề xuất các biện pháp khắc
phục. Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước năm 2001.
Phạm Thị Thanh Tâm (2006). Khảo sát chất lượng chăm sóc sơ
sinh theo cấp cúa các đơn nguyên sơ sinh tại các tỉnh thành
phía nam Việt Nam (12/2006).

5.
6.


Tạ Văn Trầm (2005). Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong
sơ sinh tại Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang năm 2005.
Trần Thị Gắn (2002). Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại
Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang từ 2000-2002.

Ngày nhận bài báo:

12/01/15.

Ngày phản biện đánh giá bài báo:

23/01/15.

Ngày bài báo được đăng:

22/06/15.

Chuyên Đề Nhi Khoa



×