Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mô hình bệnh tật sơ sinh và hiện trạng đơn nguyên sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa tiền giang năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.7 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Nghiên cứu Y học

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010
1

MÔ HÌNH BỆNH TẬT SƠ SINH VÀ HIỆN TRẠNG ĐƠN NGUYÊN SƠ
SINH TẠI KHOA NHI - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG NĂM 2009
Võ Hữu Đức*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định mô hình bệnh tật sơ sinh và xác định hiện trạng của Đơn nguyên Sơ sinh tại Bệnh viện
Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2009, nhằm đưa ra được những giải pháp điều trị hiệu quả, giảm tỉ lệ
chuyển viện, và giảm tỉ lệ tử vong.
Phương pháp: Hồi cứu, cắt ngang mô tả.
Kết quả: Mô hình bệnh tật theo thứ tự thường gặp là: sanh non/nhẹ cân và bệnh lý, viêm phổi, nhiễm trùng
sơ sinh, vàng da sơ sinh, suy hô hấp Tử vong sơ sinh chiếm 57,9% tử vong chung của trẻ em, 66,6% tử vong
trẻ dưới 5 tuổi và 84,6% tử vong của trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân chính gây tử vong là sanh non/nhẹ cân và
biến chứng, suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh. Hiện trạng Đơn nguyên sơ sinh của Khoa nhi – Bệnh viện Đa
Khoa TT TG đạt cấp IIB thiếu, phấn đấu trong tương lai đạt chuẩn cấp IIB đủ.
Kết luận: Mô hình bệnh tật và mô hình tử vong có thay đổi so với những năm trước, chủ yếu là sinh
non/nhẹ cân và bệnh lý. Muốn giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh phải có sự phối hợp tốt giữa Khoa Sản và Khoa Nhi,
đồng thời phải cải thiện hệ thống chăm sóc sơ sinh từ tuyến Tỉnh, Huyện đến cơ sở.
Từ khoá: Mô hình bệnh tật sơ sinh.
ABSTRACT
THE PATTERN OF NEONATAL DISEASE AND TO SET THE
ACTUAL STATE OF NEONATAL UNIT AT THE CENTRAL GENERAL HOSPITAL
IN TIEN GIANG 2009
Vo Huu Duc** Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 140 - 145
Aim: To affirm the pattern of neonatal diseases and to set the actual state of neonatal Unit at The Central
General Hospital in Tien Giang 2009, and to give some effective solutions decreasing hospital-transferring rate
and casualties.


Method: The retrospective, cross-sectional.
Results: The usual disease pattern of neonatal in common order were: premature/ low birth weight,
pneumonia, neonatal infection, neonatal jaudice, asphysia. Neonatal mortality consisted 57.9% of children
mortality, 66.6% of under-five mortality and 84.6% of infant mortality. The main causes of neonatal deaths were
premature/low birth weight and complications, followed by asphysia, neonatal infection. Actual state of Neonatal
Unit of pediatric deparment- Tien Giang hospital Central General Hospital obtains standard at short level II B,
making an effort to obtains standard at enough Level II B in future.
Conclusion: The model of disease and mortality patterns have changed compared to previous years, mainly
premature / underweight and pathology. To reduce the rate of infant mortality must have good coordination
between the Department of Obstetrics and Pediatrics, and to improve neonatal care system from the provincial,
district to facilities.
* Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang
Tác giả liên lạc: BSCK2 Võ Hữu Đức, ĐT: 0913879279, Email:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Nghiên cứu Y học

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010
2

Key words: Pattern of neonatal diseases.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đơn nguyên sơ sinh - Khoa Nhi Bệnh viện
Đa khoa Trung tâm Tiền giang được thành lập
năm 2007, bước đầu điều trị chuyên sâu sơ sinh,
góp phần nâng cao công tác điều trị bệnh sơ sinh
và chất lượng chăm sóc sức khỏe sơ sinh, nhằm
giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và giảm số lượng
bệnh nhân cần chuyển viện. Khoa Nhi ngày
càng hoàn thiện hơn Đơn nguyên sơ sinh, về
mặt nhân sự lẫn trang thiết bị, cơ sở vật chất,

cùng với sự nổ lực của Khoa, sự hổ trợ tích cực
của Lảnh đạo các cấp, công tác điều trị bệnh lý
sơ sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh tiến bộ khả quan.
Vấn đề hiện nay chúng ta cần phải quan tâm
thật sự đó là tỷ lệ tử vong sơ sinh tại bệnh viện
vẫn chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân tử vong
thường gặp là nhiễm trùng, sanh ngạt, biến
chứng non tháng và dị tật bẩm sinh
(2)
. Trước tình
hình đó, Bộ Y Tế đã ban hành Chỉ thị 04, tháng
10/2003 về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe sơ
sinh, nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh
(1)
. Trong
những năm trước đây, đã có các đề tài nghiên
cứu về mô hình bệnh tật trẻ sơ sinh tại Tiền
giang và địa phương khác, để có cơ sở khoa học
góp phần nâng cao công tác điều trị và chăm sóc
sức khỏe sơ sinh, chúng tôi tiến hành đề tài này
nhằm khảo sát sự thay đổi của mô hình bệnh lý
và tử vong ở trẻ sơ sinh hiện nay, xác định hiện
trạng của đơn nguyên sơ sinh và đề xuất những
giải pháp điều trị hiệu quả, giảm chuyển viện.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định mô hình bệnh tật và hiện trạng Đơn
nguyên sơ sinh tại Khoa Nhi, Bệnh viện ĐKTT
Tiền giang năm 2009.
Mục tiêu cụ thể

Xác định mô hình bệnh lý và tử vong trẻ sơ
sinh năm 2009.
Xác định thực trạng Đơn nguyên sơ sinh.
Đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm
giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ trẻ sơ sinh nhập viện điều trị Khoa
Nhi - Bệnh viện ĐKTT TG năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu, cắt ngang, mô tả.
Phương pháp tiến hành
- Hồi cứu tất cả bệnh án sơ sinh tại Khoa Nhi
từ 1/2009 đến 11/2009.
- Xác định chẩn đoán theo Bảng Phân loại
quốc tế ICD 10.
- Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 14.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình hình bệnh tật sơ sinh trong bệnh viện
năm 2009
Tổng số bệnh nhân dưới 5 tuổi vào viện:
5731
<1 ngày tu?i
1-2 ngày tu?i
3-7 ngày tu?i
8-28 ngày tu?i

Trong đó:
+ Tổng số trẻ dưới 1 tuổi: 2421

+ Tổng số trẻ sơ sinh: 799, chiếm 33% số trẻ
dưới 1 tuổi và 14% số trẻ dưới 5 tuổi.
Phân bố trẻ sơ sinh theo ngày tuổi:
* Nhận xét: Trẻ sơ sinh ≤ 7 ngày tuổi, nhập
viện chiếm 60,5%, đa số.
Bảng 1: Mô hình bệnh lý sơ sinh:
Bệnh lý Số bệnh Tỉ lệ
Vàng da 122 15.26%
Suy hô hấp 59 7.38%
Viêm phổi 130 16.2%
Sanh non/ nhẹ cân và bệnh lý 212 26.53%
Nhiễm trùng sơ sinh 86 10.76%
Tiêu chảy 17 2.12%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Nghiên cứu Y học

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010
3

Bệnh lý Số bệnh Tỉ lệ
Các bệnh ngoại khoa 2 0.25%
Dị tật 28 3.5%
Nhiễm trùng huyết 69 8.63%
Xuất huyết tiêu hóa 5 0.62%
Xuất huyết não, màng não 3 1.12%
Khác 60 7.5%
Nhận xét: Sanh non/nhẹ cân và bệnh lý,
nhiễm trùng, viêm phổi, vàng da, suy hô hấp…
Bảng 2: Tình hình tử vong sơ sinh:
Tình hình tử vong sơ sinh

Số
lượng
Tỉ lệ
Tổng số trẻ sơ sinh tử vong 44
Tử vong trước 24h/tử vong sơ sinh 6/44 13.6%
Tử vong sau 24h/tử vong sơ sinh 38/44 86.4%
Tử vong sơ sinh/tử vong trẻ em 44/76 57.9%
Tử vong sơ sinh/tử vong trẻ <5 tuổi 44/66 66.66%
Tử vong sơ sinh/tử vong trẻ <1 tuổi 44/52 84.6%
Tử vong sơ sinh/tổng số sơ sinh nhập
viện
44/799

5.5%
Mô hình tử vong sơ sinh
+ Sanh non/nhẹ cân và bệnh lý: 18 (40,9%)
+ Suy hô hấp: 12 (27,27%)
+ Nhiễm trùng sơ sinh: 7 (15,9%)
+ Viêm phổi: 2 (4,5%)
+ Đa dị tật: 4 (9,1%)
+ Xuất huyết não màng não: 1 (2,2%)
0
2
4
6
8
10
12
14
16

18
Mô hình tử vong sơ sinh
Sanh non/nhẹ câ
n và bệnh lý
Suy hô hấp
Nhiễm trùng sơ
sinh
Viêm phổi
Đa dị tật
Xuất huyết não
màng não
Nhận xét: Tử vong cao: sanh non/ thấp cân và
bệnh lý, suy hô hấp, nhiễm trùng.
Phân bố tử vong theo ngày tuổi
+ < 1 ngày tuổi: 6 (13,6%)
+ 1 – 7 ngày tuổi: 30 (68,18%)
+ 7 – 28 ngày: 8 (18,18%)
Nhận xét: 81,8% số trẻ sơ sinh tử vong trong
7 ngày tuổi đầu tiên.
Hiện trạng của Đơn nguyên sơ sinh – Khoa Nhi BVĐKTT TG
Chăm sóc cơ bản Chăm sóc ñặc biệt
Cấp 1 Cấp IIA Cấp IIB
Khả năng chuẩn ñoán và xử trí trẻ sơ sinh ñủ

tháng, khỏe mạnh và trẻ sanh từ 35 – 37
tuần tuổi thai
Khả năng thực hiện hồi sức ngưng tim
ngưng thở sơ sinh
Cấp I, và:
Khả năng chuẩn ñoán và xử trí

trẻ sơ sinh * 34 tuần tuổ
i thai và >
1500gr
Khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh
bệnh nhẹ
Cấp IIA, và:
Khả năng chuẩn ñoán và xử trí trẻ
sơ sinh * 32
tuần tuổi thai và > 1500gr
Khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh trung
bình: cần thở NCPAP
Nuôi con bằng sữa mẹ
Kiểm soát thân nhiệt:
Lồng ấp/ Giường sưởi
Chăm sóc bà mẹ Kangaroo
Chiếu ñèn vàng da
Theo dõi SpO
2

Tầm soát Dexstrostix
Nuôi ăn qua ống thông dạ dày
Thở Oxy qua cannula mũi
Chính tĩnh mạch ngoại biên ñể truyền dịch,
kháng sinh trước khi chuyển
Cấp I, và:
Theo dõi khí máu ñộng mạch
Cấp IIA, và:
Nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần: dị
ch pha có Acid
amin; có dung dịch Lipid

Thở máy trong thời gian ngắn (<24 giờ)
Thở NCPAP
Xquang chụp tại giường
Tầm soát còn ống ñộng mạch (siêu âm tim
màu)
Đặt catheter tĩnh mạch rốn
Đặt catheter ñộng mạch ngoại biên
Thay máu
BÀN LUẬN
Mô hình bệnh lý sơ sinh
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn
(3)

năm 2001, cho thấy bệnh lý sơ sinh đứng hàng
thứ 6 trong mô hình bệnh tật trẻ em ở các bệnh
viện tỉnh. Trong nghiên cứu của Đinh Phương
Hòa
(2)
về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại
các tuyến Bệnh viện năm 2004, ghi nhận tỉ lệ trẻ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Nghiên cứu Y học

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010
4

sơ sinh vào viện là 23% so với bệnh nhân dưới 1
tuổi
(2)
Nghiên cứu của Trần thị Gắn

(7)
, 2000-2002
tại BVĐKTT TG, tỉ lệ sơ sinh / tổng số trẻ nhập
viện thay đổi từ 7,2%- 14,8%. Nghiên cứu của Tạ
văn Trầm
(5)
năm 2005, thì tỉ lệ trẻ sơ sinh chiếm tỉ
lệ là 39% số trẻ dưới 1 tuổi nhập viện và 19% trẻ
< 5 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ sơ sinh
chiếm 33% số trẻ dưới 1 tuổi và 14% số trẻ dưới 5
tuổi.
Nhận xét rằng tỉ lệ trẻ sơ sinh nhập viện tại
BVĐKTT TG với số lượng bệnh nhân ngày một
lớn hơn, đòi hỏi một nhu cầu thực tế là cần phải
có Khoa điều trị sơ sinh tại bệnh viện mới đáp
ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trẻ sơ sinh.
Đơn nguyên sơ sinh của Khoa Nhi được thành
lập đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu trên.
Mô hình bệnh lý sơ sinh
Theo Trần thị Gắn 2001, đứng đầu là
nhiễm trùng sơ sinh, suy hô hấp sơ sinh, viêm
phổi sơ sinh
(7)
.
Theo Tạ Văn Trầm 2005, vàng da, suy hô
hấp, viêm phổi, Sanh non/ thấp cân và biến
chứng, nhiễm trùng sơ sinh chiếm tỉ lệ cao
(5)
.

Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu
Nhạn
(3)
, Đinh Phương Hòa
(2)
, Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi thì Mô hình bệnh lý sơ sinh là:
Sanh non/nhẹ cân và bệnh lý, nhiễm trùng, viêm
phổi, vàng da, suy hô hấp…Mô hình bệnh tật sơ
sinh hiện tại khác với năm 2000-2002 của Trần
Thị Gắn vì lúc đó Khoa Nhi chưa nhận điều trị
trẻ sinh non tháng và nhẹ cân <2500g, toàn bộ
đều phải chuyển tuyến trên. Hiện nay cùng với
sự trang bị cơ sở vật chất, Khoa Nhi đào tạo
chuyên khoa cho các bác sĩ và điều dưỡng, nhận
điều trị toàn bộ trẻ sơ sinh nhập viện.
Tử vong sơ sinh
Nghiên cứu của Trần Thị Gắn thì tỉ lệ tử
vong sơ sinh/ tổng số trẻ sơ sinh nhập viện như
sau: 9,26%(2000), 11,6%(2001), 9,4%(2002).
Nghiên cứu của chúng tôi 2009, thì tỉ lệ tử vong
sơ sinh/ tổng số trẻ sơ sinh nhập viện: 44/799
(5,5%). Chúng ta thấy tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
có giảm rõ rệt, điều này theo chúng tôi nghĩ là
do có sự tiến bộ về điều trị, nâng cấp về chuyên
môn và cơ sở trang thiết bị y tế, Tuy nhiên tỉ lệ tử
vong trẻ sơ sinh trong bệnh viện còn khá cao, tỉ
lệ tử vong sơ sinh chiếm 57,9% tử vong chung
của trẻ em; chiếm 66,66% tử vong trẻ dưới 5 tuổi
và 84,6% tử vong trẻ dưới 1 tuổi. Điều này cho

thấy rằng trẻ càng nhỏ tuổi khi mắc bệnh dễ dẫn
đến tử vong. Trong nghiên cứu của Tạ văn
Trầm, hơn 85,5% tử vong sơ sinh xảy ra trong
giai đoạn sơ sinh sớm và gần một nửa số sơ sinh
tử vong trong ngày đầu của cuộc đời cho thấy
nguy cơ mắc bệnh cũng như tử vong trong giai
đoạn này là rất lớn, cần ưu tiên hàng đầu trong
việc chăm sóc sơ sinh lúc sanh và tuần đầu sau
sanh
(5)
. Những nghiên cứu tại Việt Nam và trên
thế giới cho thấy 4 nguyên nhân trực tiếp chính
gây tử vong sơ sinh là các tai biến trong lúc sinh
dẫn đến ngạt và sang chấn ở trẻ sơ sinh, các biến
chứng của sanh non, nhiễm trùng sơ sinh và các
dị tật bẩm sinh, trong đó 3 nguyên nhân ngạt,
nhiễm khuẩn và các biến chứng của sanh non
chiếm 85%
(5)
.
Mô hình tử vong ở trẻ sơ sinh của chúng tôi
là: sinh non/nhẹ cân và bệnh lý, suy hô hấp,
nhiễm trùng sơ sinh, viêm phổi. Mô hình này
tương tự như những công trình nghiên cứu khác
như Tạ Văn Trầm 2005 tại BVĐKTT TG, Phạm
thị Thanh Tâm 2006 tại BV Nhi Đồng 1. Nguyên
nhân hàng đầu tử vong ở trẻ sơ sinh là sinh
non/nhẹ cân và bệnh lý hay gặp nhất, mô hình
bệnh tật sơ sinh năm nay khác với mô hình 10
năm về trước là suy hô hấp, nhiễm trùng, viêm

phổi, vàng da như trong nghiên cứu của Trần
thị Gắn 2000-2002. Điều này cho thấy các bệnh tử
vong thường gặp như viêm phổi, Vàng da sơ
sinh đã được điều trị thành công. Tỉ lệ trẻ sơ sinh
non tháng/nhẹ cân và bệnh lý tử vong cao vẫn
còn là vấn đề quan trọng trong công tác chăm
sóc và điều trị trẻ sơ sinh, cần phải có sự phối
hợp chuyên ngành Sản – Nhi, quản lý thai nghén
và quá trình sinh sản an toàn kết hợp với công
tác chăm sóc và điều trị sơ sinh non tháng/nhẹ
cân tốt thì mới có thể giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Nghiên cứu Y học

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010
5

sinh. Vấn đề thành lập Đơn nguyên sơ sinh và
nâng cấp cơ sở điều trị đã kịp thời giải quyết
nhu cầu thực tế này.
Hiện trạng của Đơn nguyên sơ sinh tại
Khoa Nhi BVĐKTT TG
Theo kết quả khảo sát hiện tại, dựa theo
bảng phân Cấp độ Chăm sóc của Đơn nguyên sơ
sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1
(4)
, chúng tôi có khả
năng làm được những việc sau:
Chăm sóc cơ bản
Cấp I: Khả năng chẩn đoán và xử trí trẻ sơ

sinh đủ tháng khỏe mạnh và trẻ sinh từ 35 tuần-
37tuần tuổi thai, thực hiện được hồi sức ngưng
tim ngưng thở sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ,
kiểm soát thân nhiệt, lồng ấp, giường sưởi, chăm
sóc bà mẹ Kangaroo, chiếu đèn vàng da, theo dõi
SpO
2
, tầm soát Dextrostix, nuôi ăn qua ống
sonde dạ dày, thở oxy qua cannula mũi, chích
tĩnh mạch ngoại biên để truyền dịch, kháng sinh
trước khi chuyển.
Chăm sóc đặc biệt
Cấp IIA: Cấp I và Khả năng chẩn đoán và xử
trí trẻ sơ sinh 34 tuần và > 1500g, chăm sóc trẻ sơ
sinh bệnh nhẹ, theo dõi như cấp I và theo dõi khí
máu động mạch.
Cấp IIB: Cấp IIA và Khả năng chẩn đoán và
xử trí trẻ sơ sinh 32 tuần và >1500g, chăm sóc trẻ
sơ sinh bệnh trung bình cần thở NCPAP, theo
dõi như cấp IIA và nuôi ăn tỉnh mạch toàn phần:
dịch pha có Acid Amin, dung dịch lipid, thở
máy trong thời gian ngắn <24h, thở NCPAP, X
quang chụp tại giường.
Còn thiếu: Chưa thực hiện được: siêu âm
màu tầm soát còn ống động mạch, đặt catheter
tĩnh mạch rốn, đặt catheter động mạch ngoại
biên, thay máu.
Đây là tình trạng chung hay gặp ở các đơn
nguyên sơ sinh tuyến tỉnh, những vấn đề chúng
ta chưa làm được thì đa số các tỉnh cũng như

vậy. Thiếu con người và trang thiết bị. Muốn cải
thiện chất lượng điều trị sơ sinh phải cải thiện
chất lượng chăm sóc sơ sinh, theo dõi điều trị và
phát hiện các biến chứng kịp thời. Việc cải thiện
năng lực xử trí tại chổ sẽ góp phần giảm tỉ lệ tử
vong và giảm chuyển viện.
Hướng đề xuất nhằm giảm tỉ lệ tử vong trẻ
sơ sinh
Cải thiện năng lực xử trí tại chổ
Bệnh viện Tỉnh hổ trợ cho tuyến huyện
thành lập đơn vị chăm sóc SS ≥ Cấp I.
Bệnh viện Tỉnh gửi đào tạo chuyên khoa sơ
sinh cho Bác sĩ và điều dưỡng.
Trang bị thêm máy móc và thiết bị đủ
chuẩn IIB.
Trang bị và tổ chức riêng biệt phòng NICU,
phòng sơ sinh bệnh nhiễm và phòng sơ sinh
không nhiễm trùng
Bệnh viện Tỉnh phấn đấu đạt cấp IIB đủ.
KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu về mô hình bệnh tật, tử
vong ở trẻ sơ sinh năm 2009, chúng tôi được kết
quả như sau: Mô hình bệnh tật sơ sinh tại
BVĐKTT TG chủ yếu là: sinh non/nhẹ cân và
bệnh lý, nhiễm trùng sơ sinh, viêm phổi, vàng
da, suy hô hấp. Tỉ lệ trẻ sơ sinh chiếm 33% trẻ
dưới 1 tuổi nằm viện và 14% trẻ dưới 5 tuổi. Tỉ lệ
tử vong sơ sinh chiếm 57,9% tử vong chung trẻ
em, 66,66% tử vong của trẻ dưới 5 tuổi và 84,6%
tử vong trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân tử vong

hay gặp là sinh non/nhẹ cân và bệnh lý, suy hô
hấp, nhiễm trùng. Xác định hiện trạng của Đơn
nguyên sơ sinh – Khoa Nhi đạt Cấp IIB thiếu,
hiện trạng của Đơn nguyên sơ sinh Khoa Nhi,
BVĐKTT TG cũng tương tự các đơn nguyên sơ
sinh Bệnh viện Tỉnh khác. Phấn đấu trong tương
lai gần nhất đạt được chuẩn cấp IIB.
KIẾN NGHỊ:
Nhằm đạt được mong muốn làm giảm tỉ lệ
tử vong ở trẻ sơ sinh, ngoài việc cần phải phối
hợp tốt giữa hai chuyên ngành Sản và Nhi,
chúng tôi có một số đề xuất sau để cải nthiện
năng lực xử trí tại chổ như sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Nghiên cứu Y học

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010
6

- Bệnh viện Tỉnh hỗ trợ cho tuyến huyện
thành lập đơn vị chăm sóc SS ≥ Cấp I.
- Gửi đào tạo thêm chuyên khoa sơ sinh cho
Bác sĩ và điều dưỡng.
- Trang bị cơ sở, máy móc và thiết bị đủ
chuẩn IIB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2003). Chỉ thị số 04/2003/CT – BYT về việc tăng cường
chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong sơ sinh.
2. Đinh Phương Hòa (2005). Tình hình bệnh tật và tử vong sơ
sinh tại các tuyến bệnh viện và các yếu tố liên quan. Tạp chí

nghiên cứu khoa học y học, phụ trương 35 (2).
3. Nguyễn Thu Nhạn (2001). Nghiên cứu thực trạng sức khỏe và
mô hình bệnh tật trẻ em việt Nam, đề xuất các biện pháp khắc
phục. Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước năm 2001.
4. Phạm Thị Thanh Tâm (2006). Khảo sát chất lượng chăm sóc sơ
sinh theo cấp cúa các đơn nguyên sơ sinh tại các tỉnh thành
phía nam Việt Nam cho đến tháng 12 năm 2006.
5. Tạ Văn Trầm (2005). Tình hình bệnh tật và tử vong của trẻ em
tại Bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2004 và đề xuất các giải
pháp khắc phục. Tạp chí nghiên cứu y học, tập 38, phụ trương
số 5, trang 5 – 10.
6. Tạ Văn Trầm (2005). Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong
sơ sinh tại Bệnh viện Đa Khoa Tiền giang năm 2005.
7. Trần Thị Gắn (2002). Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại
Khoa Nhi BVĐTTTG từ 2000-2002.
8. WHO (2002). Improving neonatal health in the SouthEast Asia
region. Report of a Regional consultation New Delhi, India, 1-
5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Nghiên cứu Y học

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010
7


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Nghiên cứu Y học

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010
8



×