Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, điện não đồ và hiệu quả dự phòng co giật do sốt ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.71 KB, 5 trang )

PHẦN NGHIÊN CỨU

NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, ĐIỆN NÃO ĐỒ
VÀ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM
Cao Xuân Đĩnh, Nguyễn Văn Thắng

TÓM TẮT
Co giật do sốt (CGDS) là một cấp cứu nhi khoa thường gặp nhất trong các loại co giật. Mục
tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và điện não của CGDS ở trẻ em và hiệu quả dự phòng
CGDS. Đối tượng 328 trẻ bị CGDS điều trị nội trú tại BV. Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên
cứu mô tả, và nghiên cứu can thiệp. Kết quả và kết luận: CGDS thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi
chiếm 94,21%. Cơn giật xảy ra ở thân nhiệt cao 39-400(71,95%). Cơn giật xảy ra trong 6 giờ đầu
cơn sốt chiếm 29,88%. CGDS đơn thuần chiếm 63,72%, CGDS phức hợp 36,3%, CGDS tái phát
63,4%. Không có sự khác biệt về tái cơn co giật giữa nhóm dùng thuốc chống động kinh hàng
ngày và nhóm dự phòng trong đợt sốt, giữa hai nhóm có điện não có hoạt động sóng kịch phát
dạng động kinh được dùng thuốc chống động kinh dự phòng hàng ngày và được dùng trong đợt
sốt. Khuyến nghị: không dùng thuốc chống động kinh hàng ngày dự phòng CGDS ở trẻ em.
Từ khoá: Co giật do sốt ở trẻ em, Dự phòng co giật do sốt.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Co giật do sốt là một bệnh rất thường gặp ở
trẻ em. Theo thống kê của tác giả Mỹ và châu
Âu có từ 3-5% trẻ bị CGDS một lần ở trẻ dưới 5
tuổi. Nguyên nhân của sốt thường do nhiễm virus
đường hô hấp. Ngày nay, nhiều tác giả đã đề cấp
nhiều đến nhiễm virus herpes-6 (HHV-6) ở người [5].
Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Gen gây
CGDS được tìm thấy ở vị trí trên nhiễm sắc thể
19p và 8q13-21, kiểu di truyền trội ở một số gia
đình. Có khoảng 10% số trường hợp CGDS có thể
chuyển thành động kinh. Về điều trị, có nhiều tranh
luận về việc dùng thuốc kháng co giật liên tục hay


không dùng thuốc?, thuốc nào được sử dụng tốt
nhất. Hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo không
dùng thuốc dự phòng co giật liên tục cho CGDS
đơn thuần và phức hợp[6]. Ở nước ta, việc dự
phòng thuốc chống CGDS còn chưa thống nhất,
có thày thuốc dùng thuốc dự phòng liên tục cho
trẻ có nguy cơ chuyển thành động kinh, liều lượng
thuốc hàng ngày cũng không thống nhất. Chính
vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và điện não ở
trẻ CGDS và hiệu quả dự phòng co giật do sốt ở

trẻ em. Với hy vọng đưa ra một khuyến nghị đúng
trong dự phòng CGDS ở trẻ em.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng: 328 trường hợp CGDS được
điều trị nội trú tại khoa Thần kinh Bệnh viện Nhi
Trung ương từ 6/2005-9/2007.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán CGDS dựa vào định
nghĩa của Hiệp hội chống động kinh Quốc tế [6]:
Tuổi của trẻ thường gặp từ 1-5 tuổi, có sốt nhưng
không do nhiễm khuẩn ở hệ thần kinh, co giật xảy
ra khi có sốt, loại trừ các trường hợp co giật do sốt
do tiêm vaccin hoặc độc tố, không có tiền sử co
giật sơ sinh, hoặc có một cơn giật xảy ra trước đó
không do sốt.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán CGDS đơn thuần: Cơn
co giật toàn thể, thời gian cơn dưới 15 phút, xảy ra
ở một trẻ phát triển bình thường, không có dấu hiệu

thần kinh cục bộ, không có cơn thứ 2 trong 24 giờ.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán co giật do sốt phức
hợp: một trong 3 dấu hiệu sau: cơn giật cục bộ,
thời gian cơn giật kéo dài trên 15 phút, có trên một
cơn giật trong 24 giờ.

53


TẠP CHÍ NHI KHOA 2012, 5, 4
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô

Dưới 15 phút: 193 (89,3%)

tả và phân tích, kết hợp nghiên cứu tiến cứu can

Trên 15 phút: 35 (10,7%)

thiệp giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng.

3.1.5. Số cơn giật trong 24 giờ

2.3. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo

1 cơn: 226 (68,9%)

phương pháp thông kê dịch tễ học trên phần mềm

Trên 1 cơn: 102(31,1%)


vi tính EPI-IFNO 6.0 của tổ chức Y tế thế giới.

Nhận xét: Phần lớn trẻ cơn co giật toàn thể(

3. Kết quả

90,24%), cơn giật dưới 15 phút (89,3%) và có

3.1. Một số đặc điểm lâm sàng về co giật

1cơn/24 giờ 68,9%

do sốt.

3.1.6. Phân loại đơn thuần,phức hợp

3.1.1. Phân bố co gật do sốt theo tuổi và giới

- Cơn co giật do sốt lần đầu

328 trẻ bị co giật do sốt được phân bố như sau:

CGDS đơn thuần chiếm 209(63,7%)

Trẻ dưới 1 tuổi: 105 trẻ (37,01%); 12- <24 tháng

CGDS phức hợp

: 151trẻ (40,04%);
24 - < 36 tháng: 53 trẻ (16,04%); 36 - < 48

tháng : 16 trẻ (4,88%); > 48 tháng: 3 trẻ (0,91%).
Nhận xét: Co giật do sốt tập trung nhiều lứa
tuổi 24-36 tháng, trẻ dứới 36 tháng chiếm 78,05%
tổng trẻ mắc cơn đầu tiên nhập viện.
Tỷ lệ mắc CGDS ở trẻ nam so với trẻ nữ là
205/123= 1,67 (p < 0,05).
3.1.2. Thời điểm sốt gây lên co giật
37,5 - 38,5OC: 26 trẻ (7,93%); 38,5- 39OC: 47
trẻ (14,33%)
39- 40OC : 236 trẻ(71,95%); trên 40OC : 19 trẻ
(5,79%)
Nhận xét: Thời điểm nhiệt độ từ 39 đến 40OC trẻ
thường bị co giật nhất, chiếm 71,95%; trẻ có nhiệt
độ dưới 38,5OC có tỷ lệ co giật thấp là 7,93%.
3.1.3. Thời gian từ khi trẻ bị sốt đến khi xảy

119(36,3%)

(trong đó trạng thái CGDS 10: 3,05%)
- Cơn co giật do sốt tái phát
CGDS đợt đầu

120(36,59%)

CGDS tái phát

208(63,41%)

từ CGDS phức hợp 90/119(75,6%)
từ CGDS đơn thuần 118/209(56,5%)

Nhận xét: CGDS đơn thuần chiếm tỉ lệ cao hơn
CGDS phức hợp. Ngược lại CGDS phức hợp tái
phát nhiều hơn
3.1.7. Một số yếu tố liên quan CGDS
Tiền sử gia đình CGDS :

41(12,5%)

Tiền sử gia đình động kinh 3 (0,09)
Trẻ đẻ thiếu tháng
Trẻ đẻ can thiệp

3 (0,09)
22(6,7%)

Trẻ bị ngạt chu sinh 8(2,4%)
Không có yếu tố liên quan 251(76,6%)
Nhận xét: Trẻ có tiền sử gia đình CGDS là

ra cơn co giật
Dưới 6 giờ 98 trẻ(29,88%); 12-24 giờ: 61
trẻ(18,60%); trên 24 giờ : 19 trẻ(5,79%)
Nhận xét: Thời gian từ khi sốt đến co giật

12,5%, phần lớn số trường hợp không tìm thấy
yếu tố liên quan.
3.1.8. Nguyên nhân gây sốt

thường gặp 6-12 giờ chiếm 45,73%, trước 6 giờ


Hô hấp và tai mũi họng

khoảng 30 % số trẻ co giật.

Tiêu hoá

32(9,7%)

3.1.4. Đặc điểm cơn co giật

Cơ quan khác

12(3,7%)

Dạng cơn giật:

Nhận xét: Phần lớn nguyên nhân do nhiễm

Cơn giật toàn thể chiếm 296 (90,24%)
Cơn giật cục bộ
Thời gian kéo dài cơn:

54

32 (9,76%)

284(86,6%)

khuẩn đường hô hấp cấp
3.1.9. Một số thay đổi điện não đồ trong

CGDS


PHẦN NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Một số thay đổi chủ yếu về điện não theo các thể co giật do sốt
CGDS đơn thuần

CGDS phức hợp

SBN

%

SBN

%

Bình thường

64

56,64

12

Sóng chậm khu trú

25

22,12


24
113

Hoạt động điện não

Kịch phát điển hình dạng
động kinh
Tổng số

Tổng số

P

17,39

76

< 0,01

24

34,78

49

> 0,05

21,24


33

47,83

57

< 0,01

100,0

69

100,0

182

Nhận xét: 57/182 trẻ được làm điện não đồ trẻ có hình ảnh sóng điện não biểu hiện kịch phát dạng
động kinh. Tỉ lệ hoạt động điện não tạo thành kịch phát các sóng nhọn của CGDS phức hợp nhiều hơn
CGDS đơn thuần(47,83 % so với 21,24%).
3.2. Hiệu quả dự phòng tái phát cơn co giật do sốt
Bảng 2. Phân bố tái phát cơn co giật khi có sốt theo phương pháp dự phòng

Kết quả

Điều trị liên tục

Điều trị trong đợt sốt

(n=132 đợt sốt)


(n=195 đợt sốt)

CGDS
Đơn thuần

tái phát

Tổng

CGDS

CGDS

CGDS

Phức hợp

Đơn thuần

Phức hợp

P

số

n

%

n


%

n

%

n

%

Không

83

87,36

24

64,86

113

84,96

38

61,29

258


p1>0,05



12

12,64

13

35,14

20

15,04

24

38,71

69

p2>0,05

Tổng

95

100,0


37

100,0

133

100,0

62

100,0

327

OR, P

P3 < 0,01

p4 < 0,01

OR= 3,75 (1,38-10,23)

OR= 3,57 (1,68-7,61)

Nhận xét: Tỷ lệ tái phát cơn ở nhóm CGDS phức hợp cao hơn so với nhóm CGDS đơn thuần .
Không có khác biệt về tỷ lệ tái phát giữa 2 nhóm dự phòng co giật hàng ngày và trong đợt sốt.
3.3. Đánh giá kết quả điều trị ở trẻ CGDS phức hợp có điện não bất thường
Bảng 3. Phân bố sự tái phát ở trẻ CGDS phức hợp có điện não hoạt động dạng sóng
kiểu động kinh theo hai phương pháp dự phòng

Kết quả điều trị

Liên tục

Trong đợt sốt

Tổng số

Số BN

%

Số BN

%

Không co giật khi sốt

19

65,52

31

64,58

50

Co giật khi sốt


10

34,48

17

35,42

27

Tổng số

29

100,0

48

100,0

77

P

> 0,05

Nhận xét: 77 bệnh nhân CGDS phức hợp có hoạt động điện não dạng động kinh được điều trị dự phòng
theo hai phương pháp thấy không khác biệt (p > 0,05).

55



TẠP CHÍ NHI KHOA 2012, 5, 4
4. BÀN LUẬN
4.1. Tuổi của trẻ bị co giật do sốt
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 328 trường
hợp bị CGDS, thì phần lớn trẻ bị co giật do sốt là
dưới 36 tháng (94,21%), nhóm tuổi xảy ra nhiều
nhất là 12-24 tháng (78,05%), chỉ có một tỷ lệ thấp
(5,79%) trường hợp trên 36 tháng tuổi. Một số tác
giả khác cũng thấy tuổi dưới 36 tháng phần lớn bị
CGDS. Rossiter E.J.R(1993) trong 198 trường hợp
CGDS có 88,89% trẻ dưới 3 tuổi; Deng CT. (1994)
nghiên cứu 117 trẻ CGDS ở Malaysia thấy trẻ mắc
bệnh dưới 3 tuổi 92,9%.
Tuổi trung bình có cơn CGDS đầu tiên là
16,68±9,35 tháng. Kết quả này cũng gần tương
đương với một số tác giả ngoài nước, Verity CM. 19
tháng, Sandi Arabia 18,6 tháng. Nelson KB. cho kết
quả trung bình cao hơn ở 1706 trẻ bị CGDS dưới 7
tuổi là 23,2- 23,3 tháng[3].
Tuổi có cơn CGDS phức hợp đầu tiên ở trẻ
dưới 24 tháng chiếm 86,24% với CGDS đơn thuần
76,08%(p < 0,05 ). Tuổi có cơn CGDS đầu tiên càng
thấp thì càng hay tái phát [5}. Có lẽ vì vậy, tỷ lệ CGDS
tái phát của chúng tôi chiếm tỷ lệ khá cao 63,41%
trường hợp. CGDS phức hợp có cơn tái phát nhiều
hơn CGDS đơn thuần.
4.2. Đặc điểm sốt
Về thời điểm cơn sốt xảy ra co giật, kết quả

nghiên cứu cho thấy thân nhiệt trung bình khi cơn co
giật xuất hiện là 390,25± 0,630. Cơn giật thường xảy
ra nhất là 390-400 (71,95%). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với nhận xét của Lennox A. với
86% trường hợp có thân nhiệt lớn hơn hoặc bằng
39,50C, của Camfield Peter R. (1988) 95% trường
hợp có thân nhiệt lớn hơn hoặc bằng 390C[1].
Thời gian bắt đầu có sốt đến khi cơn co giật là
thời gian có ý nghĩa trong việc chọn thuốc chống
co giật dự phòng, Nhóm bệnh nhân của chúng tôi
xảy cơn co giật ra dưới 6 giờ từ khi bắt đầu sốt là
29,8% trường hợp. Hầu hết bệnh nhân xảy ra cơn
co giật trong ngày sốt đầu tiên(94,2%). Kết quả của
Anderson cũng có 91% trẻ xảy ra cơn co giật trong
ngày sốt đầu tiên.
4.3. Co giật do sốt đơn thuần và phức hợp
Co giật do sốt đơn thuần chiếm khoảng 2/3
(63,7%,) số trường hợp. Như vậy CGDS đơn thuần
nhiều hơn hai lần CGDS phức hợp. Waruiru và

56

Appleton(2004) thông báo CGDS phức hợp chiếm
từ 9-35%, Verity C.M.(2003) ở Mỹ là 18%. Các tác
giả khác [5], [6] thông báo tỷ lệ này thay đổi 22-25%
trường hợp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ
lệ CGDS phức hợp nói chung cao hơn. Lứa tuổi xảy
ra co giật do sốt phức hợp xảy ra nhiều hơn ở trẻ
dưới 24 tháng tuổi so với CGDS đơn thuần (86,24%
so với 76,08%, P<0,05).

4.4. Co giật do sốt tái phát
Co giật do sốt tái phát là vấn đề quan tâm vì người
ta quan ngại về vấn đề chuyển thành động kinh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 63,41% trường
hợp co giật do sốt tái phát, tái phát từ hai đến trên 4
đợt. So với tác giả ngoài nước, tỷ lệ CGDS tái phát
của nghiên cứu chúng tôi cao hơn nhiều. Martin và cs
(1996) thấy tỷ lệ tái phát là 34% của 509 trẻ bị CGDS.
Nghiên cứu của Berg A.T. ở 428 trường hợp cũng có
tỷ lệ tái phát tương đương là 31,8%. CGDS tái phát
thường xảy ra nhiều ở trẻ bị CGDS phức hợp so với
thể đơn thuần (75 ,6% so với 56,5%) và thường xảy
ra trong năm đầu tiên 89,42% và trong 6 tháng đầu
là 67,79%. Kết quả của chúng tôi cao hơn Wolf với
70% trong năm đầu và 30% trong 6 tháng đầu. Trẻ bị
co giật do sốt tái phát thường xảy ở trẻ bị CGDS đầu
tiên có nhiệt độ thấp hơn, và thời gian từ khi bắt đầu
đầu sốt đến khi co giật ngắn hơn. Nhận xét này cũng
phù hợp với nhận xét của một số tác giả[3], [5]
4.5. Đánh giá hiệu quả của phác đồ dự phòng
CGDS
Chúng tôi đã nghiên cứu 74 trường hợp bị
CGDS được dự phòng hàng ngày với acid valproic
(Depakin hoặc Dipromal) liều 20 mg/kg và 108 trẻ
chỉ dùng thuốc kháng co giật dự phòng trong đợt
sốt (bảng 2). Tỷ lệ trẻ bị co giật do sốt tát phát ở
nhóm dự phòng hàng ngày là 20,24% và nhóm
dự phòng trong đợt sốt là 22,56% không thấy có
sự khác biệt (p > 0,05). Nhiều báo cáo trên thế
giới về thực hiện dự phòng co giật ở trẻ bị CGDS

bằng diazepam trong đợt sốt. Hisao Miura(1990)
dự phòng ở 2365 đợt sốt ở trẻ bị CGDS có 6,2%
trường hợp tái phát, Cavazzuti GB. bằng depakin
có 4% trường hợp CGDS tái phát. Số bệnh nhi
CGDS của chúng tôi có tỷ lệ tái phát cao hơn.
Đánh giá hai nhóm CGDS phức hợp có hoạt
động điện não biểu hiện kịch phát nhọn sóng dạng
động kinh. Một nhóm được dự phòng bằng depakin
hàng ngày, một nhóm khác chỉ dùng depakin trong


PHẦN NGHIÊN CỨU
đợt sốt (bảng 3) chúng tôi không thấy sự khác biệt
về tỷ lệ co giật tái phát giữa hai nhóm( 34,48% so
với 35,42%, p > 0,05). Okumura nghiên cứu trên
43 bệnh nhi trong đó có 25 trường hợp phóng lực
dạng cục bộ và 18 trường hợp phóng lực dạng toàn
thể được theo rõi trong 3 năm, tác giả không thấy
sự tái phát cơn giật khác nhau giữa hai nhóm cục
bộ và toàn thể. 19 bệnh nhi được dự phòng thuốc
hàng ngày và 14 trường hợp chỉ dùng thuốc trong
đợt sốt với diazepam tỷ lệ CGDS tái phát giữa hai
nhóm cũng không thấy sự khác biệt [4]. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với thông
báo của Okumura và khuyến nghị của Hội Nhi khoa
Hoa Kỳ về không dùng thuốc kháng động kinh liên
tục cho trẻ CGDS đơn thuần và phức hợp.
5. KẾT LUẬN
- Co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi
chiếm 94,21%, dưới 6 tháng chỉ gặp 3,6% trường

hợp. Phần lớn cơn giật xảy ra ở thân nhiệt cao 3940 (71,95%). Cơn giật xảy ra tước 6 giờ đầu của
sốt chiếm 29,88%. Cơn giật do sốt đơn thuần chiếm
63,72%, co giật do sốt phức hợp 36,3%. Co giật do
sốt tái phát 63,4%, trong đó sự tái phát xảy ra nhiều
ở trẻ bị co giật do sốt phức hợp.
- Không thấy có sự khác biệt về sự tái cơn co
giật giữa nhóm dùng thuốc hàng ngày và nhóm dự
phòng trong đợt sốt, giữa hai nhóm co giật do sốt

phức hợp có điện não đồ bất thường được dùng
thuốc hàng ngày và chỉ được dùng trong đợt sốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Camfield P., Camfield C (1994), “What types
of epilepsy are preceed by febrile seizures?” , A
population – based study of children, Dev Med Child
Neurol;36, 887-92
2. Michael V. Johnston (2003), seizures in
childhood”.Nelso textbook of pediatrics 17th ed,
Sauder, Chapter 586 .
3. Nelson KB. (1990), The natural history of febrile
seizures. The joint convention of the 5th international
child Neurology Congress and the 3th Asian and
Oceanian Congress of child Neurology, 600.
4. Okumuva A, et al, (2004), treatment
and outcome in patients with febrile convulsion
associated with epileptiform dicharges on
electroencephalography, Brain Dev, 26-(4) 241- 4.
5. Ying –Chao Chang et al (2008), “Long-term
Neuroplasticity Effects of Febrile Seizures in the
Developing Brain”, Chang Gung Med J, Vol. 31,

No.2, 125-135.
6. Waruiru C. and Appleton, 2004, “ Febrile
seizures: an update”, Arch. Dis. Child; 89;751-756.

ABSTRACT
ANALYSIS OF CLINICAL, ELECTROENCEPHALOGRAPHIC FEATURES OF FEBRILE
SEZURES AND PROPHYLAXIS EFFECTS TO FEBRILE SEZURES IN CHILDREN
Febrile seizures are the most common type of seizures in the pediatric age group. Objective: analysis
of some clinical, electroencephalographic features in febrile seizures and evaluation of preventive effets
in children. Materiel: 328 pediatric patients are treated at The National pediatric hospital. Method:
decriptive and randomized control study with intervention. Resultat and conclusion: FS occur in
children aged under 3 years 94,21%. Convulsive crises occur in hight temperature 39-400(71,95%),
in the first 6 houres of fever onset (29,88%). 63,72% patients had a simple febrile seizure; 36,3%
complex febrile seizure; 63,4% recurrent febrile seizure. There a’nt different in prophylxis of recurrence
of febrile seizure between group taking daily antiepileptic drugs and other group in febrile episode,
betwween two groups with epileptiform decharge taking daily antiepileptic drugs and in febrile episode.
Recommendation: do not recommend the use of prophylactic antiepileptic medication in children with
either simple or complex FS.
Keywords: febrile seizure in children, prophylaxis of febrile seizure.

57



×