Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hình ảnh siêu âm xoắn túi mật ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.09 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Nghiên cứu Y học

HÌNH ẢNH SIÊU ÂM XOẮN TÚI MẬT Ở TRẺ EM
Nguyễn Hữu Chí*, Đào Trung Hiếu*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Trình bày đặc điểm lâm sàng và siêu âm xoắn túi mật ở trẻ em.
Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả một ca.
Kết quả: Bé trai 14 tuổi, đột ngột đau hạ sườn phải, gồng cứng bụng, không sốt, không ói. Tăng bạch cầu
máu, bilirubine và Amylase máu bình thường. Được chẩn đoán siêu âm trước mổ xoắn túi mật chính xác, dựa
trên hình ảnh túi mật căng tròn, nằm vị trí bất thường, trục dọc nằm ngang, vách dày, nhiều lớp echo kém, echo
dày vùng ống túi mật và có dấu whirl sign. Phẫu thuật nội soi, cho thấy túi mật xoắn vặn vùng cổ túi mật 180
độ, hoại tử hoàn toàn, không sỏi. Kết quả giải phẫu bệnh lý cho thấy hoại tử xuất huyết toàn bộ túi mật.
Kết luận: Xoắn túi mật, một bệnh lý ngoại khoa cực kỳ hiếm gặp trong nhi khoa. Bệnh có thể chẩn đoán
trước mổ dựa trên những dấu hiệu đặc trưng về hình ảnh siêu âm.
Từ khoá: Xoắn túi mật, siêu âm, trẻ em.

ABSTRACT
IMAGING ULTRASOUNDS OF THE GALLBLADDER TORSION IN CHILDREN: CASE REPORT
Nguyen Huu Chi, Dao Trung Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 151 - 153
Objectives: To present clinical and sonographics findings of the gallbladder torsion in children.
Methods: Case report.
Results: A 14-year-old boy was admitted to our hospital with acute onset of severe right upper abdominal
pain, without fever or vomiting. At admission, physical examination revealed board rigidity and tenderness in the
right upper quadrant. Laboratory findings showed elevated white blood cell count, normal bilirubinemia and
amylasemia. A preoperative sonographic diagnosis of gallbladder torsion was made accurately based on the
following signs: markedly distended and anterioly dislocated gallbladder with horizontal orientation of its long
axis; thickened, multi-layered hypoechoic gallbladder wall; hyperechoic wall of cystic duct with whirl sign. The


patient underwent emergent laparoscopy and a 1800 torsion at the neck of the entirely gangrenous gallbladder
without gallstones was found. Histopathological examination revealed an entirely acute hemorragic and
gangrenous gallbladder.
Conclusions: Gallbladder torsion is an emergent and extremely rare surgery in pediatric population. It may
be diagnosed preoperatively based on specific sonographic findings.
Key words: Gallbladder torsion, children, ultrasound.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoắn túi mật, một bệnh lý ngoại khoa hiếm
gặp, đặc biệt trong nhi khoa, do những bất
thường về mặt giải phẫu. Bệnh cảnh lâm sàng
rất giống viêm túi mật, nhưng bệnh cần được

chẩn đoán sớm và can thiệp ngoại khoa kịp thời,
để tránh biến chứng thủng túi mật và viêm phúc
mạc mật. Chúng tôi báo cáo trường hợp xoắn túi
mật ở trẻ em đầu tiên được chẩn đoán siêu âm
chính xác trước mổ ở Việt Nam.

* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: Ths.BSCK2 Nguyễn Hữu Chí, ĐT: 01286558536, Email:

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Ca lâm sàng
Bé trai L.H.Đ, 14 tuổi, TPHCM. Nhập viện vì

đau bụng. Khoảng 19g ngày 27/6/2010, BN đột
ngột đau bụng vùng thượng vị sau đó lan đến
vùng hạ sườn phải. không sốt, không nôn ói,
đau ngày càng tăng Nhập viện lúc 0h30 phút.
Thăm khám lâm sàng, ghi nhận ấn đau nhiều
vùng bụng (P), nhất là vùng hạ sườn (P), có đề
kháng vùng HS (P).
Xét nghiệm công thức máu, cho thấy bạch
cầu 19.850/mm3, Neutrophile: 18.860/mm3
(95%), bilirubin máu, SGOT, SGPT và Amylase
máu bình thường. Siêu âm ghi nhận túi mật
căng tròn, vị trí nằm cao hơn bình thường, d=
39,4 x 63 mm, vách dày phù nề d = 7,3 mm,
vùng cổ túi mật phù nề, echo dày, có dấu xoắn
vặn nhẹ cổ túi mật, không thấy được sự liên
tục của ống túi mật vào ống mật chủ, trục dọc
túi mật nằm ngang, hình ảnh siêu âm nghĩ
nhiều đến xoắn túi mật. Bệnh nhân được phẫu
thuật nội soi, ghi nhận ổ bụng vùng dưới gan
có ít dịch vàng trong, túi mật bị hoại tử hoàn
toàn, mặt ngoài túi mật, mặt dưới gan có ít giả
mạc màu vàng sậm, túi mật bị xoắn ở vùng cổ
túi mật, tháo xoắn, thấy xoắn ½ vòng. Bộc lộ
vùng tam giác Calot, tách ống túi mật và động
mạch túi mật, Clip ống túi mật và động mạch
túi mật, cắt túi mật và động mạch túi mật. Cắt
rời túi mật khỏi gan, túi mật chỉ dính 1 phần ở
cổ túi mật với gan. Phần giường túi mật không
dính với gan. Lấy túi mật ra qua lỗ trocar
10mm, xẻ túi mật không thấy sỏi. Kết quả giải

phẫu bệnh lý hoại tử túi mật.

BÀN LUẬN
Túi mật bình thường nằm trong hố túi mật,
ở mặt tạng của gan, không được phúc mạc che
phủ. Gồm ba phần: đáy, thân và cổ túi mật.
Mặt trên phần thân dính vào gan và chỉ ngăn
cách bởi một lớp tế bào xơ mỏng. Cổ túi mật
nằm cách xa gan và có một mạc treo, có chứa
động mạch túi mật. Cơ chế xoắn túi mật, còn

Nghiên cứu Y học

chưa rõ, có thể bẩm sinh hoặc mắc phải, nhưng
đều có túi mật di động quanh mạc treo túi mật
(floating gallbladder). Xoắn túi mật xảy ra khi
túi mật xoay quanh ống túi mật và cuống
mạch máu, gây tắc nghẽn mật và dòng máu,
dẫn đến hoại tử.
Xoắn túi mật, được mô tả lần đầu tiên vào
năm 1898, bởi Wendel, cho đến nay, ghi nhận
khoãng 400 trường hợp được báo cáo trên y
văn(2). Phần lớn gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, rất
hiếm ở trẻ em. Theo Levard G, xoắn túi mật ở
trẻ em cực kỳ hiếm gặp và rất hiếm khi được
chẩn đoán đúng trước mổ(8). Tuy nhiên, ca lâm
sàng chúng tôi trình bày, được chẩn đoán
chính xác trước mổ chỉ bằng siêu âm tại Việt
Nam và qua hồi cứu y văn, chúng tôi ghi nhận
bệnh cũng có thể chẩn đoán trước mổ bằng

siêu âm hoặc các phương tiện hình ảnh cắt lớp
khác như CT, MRI. Bệnh cảnh lâm sàng không
đặc hiệu, giống viêm túi mật(4,6). Thường khởi
phát cấp tính, hiếm khi sốt và vàng da(1)..
Dấu hiệu siêu âm bao gồm túi mật to, nằm
phía trước hoặc sang trái, di động kèm dày
đáng kể vách túi mật, nhiều lớp, không sỏi(7,5).
Dày thành túi mật, không đặc hiệu, có thể gặp
trong trường hợp viêm túi mật, viêm gan, sốt
xuất huyết hoặc bệnh lý giảm đạm.., nhưng ở
đây chúng tôi ghi nhận vách dày, có các lớp
echo kém liên tục và được giới hạn bởi đường
echo dày. Điều này cũng được ghi nhận bởi
Cameron và cs(3). Hơn nữa, hình ảnh siêu âm
vách túi mật dày phù nề, echo kém dạng nhiều
lớp, nhưng vùng cổ túi mật vách có độ hồi âm
echo dày và dấu hiệu xoắn vặn ‘‘Whirl sign”,
rất gợi ý xoắn túi mật. Dấu hiệu Whirlpool
vùng cổ túi mật cũng được ghi nhận qua chụp
cắt lớp điện toán của tác giả Tajima Y(10). Hơn
nữa, trục dọc của túi mật nằm ngang hơn so
với trục thẳng đứng, cũng được ghi nhận bởi
tác giả Matsuda A(9), Một dấu hiệu khác, cũng
gợi ý khi túi mật nằm lạc chỗ(4).

2Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010


Nghiên cứu Y học

Hình 4: Giải phẫu bệnh: hoại tử túi mật.
Hình 1.Vách túi mật dày, phù nề, nhiều lớp, liên tục.
Trục dọc túi mật nằm ngang.

KẾT LUẬN
Xoắn túi mật, một bệnh lý ngoại khoa hiếm
gặp nhưng cần cảnh giác ở những bệnh nhân có
bệnh cảnh giống viêm túi mật không sỏi và có
thể chẩn đoán trước mổ dựa trên những dấu
hiệu đặc trưng về hình ảnh học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

Hình 2. Vách túi mật dày, phù nề, nhiều lớp, liên tục

4.

5.

6.
7.

8.
9.


10.

Atsunori Nakao, et al (1999). Gallbladder torsion: case report
and review of 245 cases reported in the Japanese literature, J
Hepatobiliary Pancreat Surg;6(4):418-21.
Coquaz S (2005). Gallbladder volvulus: two cases report,
An Chir; 130(4): 252-3
Cameron et al (1993). Case report: torsion of the gallbladder
on ultrasound-differentiation from acalculous cholecystitis,
Clin Radiol, 47, p285-286.
Hamdi, M., J. V. Blondiau, et al. (1996). "Gallbladder volvulus:
a case report. Could the ultrasound be the key of the early
diagnosis?" Acta Chir Belg 96(1): 41-43.
Hamada, T., Y. Tajima, et al. (2009). "Torsion of the
gallbladder in a 3-year-old infant." J. Hepatobiliary Pancreat
Surg 16(2): 234-237.
Inoue, S., A. Odaka, et al. (2010). "Gallbladder volvulus in a
child with mild clinical presentation." Pediatr Radiol.
Komura, J., H. Yano, et al. (1993). "Torsion of the gallbladder
in a thirteen year old boy--case report." Kurume Med J 40(1):
13-16.
Levard, G., D. Weil, et al. (1994). "Torsion of the gallbladder in
children." J Pediatr Surg 29(4): 569-570.
Matsuda, A., K. Sasajima, et al. (2009). "Laparoscopic
treatment for torsion of the gallbladder in a 7-year-old
female." JSLS 13(3): 441-444.
Tajima Y (2009). Clinical images. Gallbladder torsion showing
a "whirl sign" on a multidetector computed tomography scan.
Am J Surg. Jan;197(1): p9-10.


Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

4Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

Nghiên cứu Y học

5



×