Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.39 KB, 6 trang )

Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

107(07): 163 - 168

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH RĂNG MIỆNG
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI MÔNG TỈNH YÊN BÁI NĂM 2011
Nguyễn Ngọc Nghĩa1*, Nguyễn Văn Tư2 , Trịnh Đình Hải3
1

Sở Y tế Yên Bái, 2Trường Đại học Y-Dược – ĐH Thái Nguyên,
3
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hà Nội

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của học
sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái. Đối tượng và phương pháp: Theo phương pháp mô tả cắt
ngang bằng phỏng vấn và khám lâm sàng bệnh răng miệng (sâu răng và viêm lợi ) cho 1370 em học
sinh tiểu học người Mông từ 7-11 tuổi tại 4 trường: Nậm Có, Púng Luông (huyện Mù Căng Chải),
Bản Công, Xà Hồ (huyện Trạm Tấu) tỉnh Yên Bái. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của học
sinh tiểu học người Mông chiếm 71,38%. Tỷ lệ sâu răng chiếm 69,64%, viêm lợi là 50,11%.
Chỉ số sâu, mất, trám đối với răng sữa trung bình trên một học sinh là 4,07, đối với răng vĩnh viễn
là 1,55. Chỉ số răng bị sâu đã được hàn còn ở mức thấp (0,03) ở cả 2 loại răng.
Bệnh răng miệng của các em học sinh có mối liên quan chặt chẽ với việc thực hành vệ sinh răng
miệng hằng ngày (p<0,05), với kiến thức của học sinh (p<0,001) và với chăm sóc y tế (khám chữa
bệnh răng miệng) thường xuyên (p<0,001). Kết luận: Tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học
người Mông còn cao, bệnh có liên quan đến kiến thức, thực hành chăm sóc răng miệng của học
sinh và công tác chăm sóc y tế đối với sức khỏe răng miệng của học sinh. Tỷ lệ học sinh được
thăm khám và điều trị thấp. Cần có một chương trình giáo dục và chăm sóc sức khỏe răng miệng
phù hợp theo từng độ tuổi cho học sinh.


Từ khóa: Người Mông, sâu răng, viêm lợi.

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bệnh răng miệng (sâu răng và viêm lợi) là
bệnh phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt
là trẻ em trong độ tuổi bắt đầu đến trường [5].
Trên thế giới, bệnh răng miệng ở học sinh 712 tuổi chiếm 75%[7], Tại Việt Nam, tỷ lệ
mắc bệnh răng miệng chiếm 85% [2]. Yên
Bái là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc bộ.
Yên Bái có 02 huyện nằm trong danh sách 61
huyện nghèo nhất trong cả nước đó là huyện
Mù Cang Chải và Trạm Tấu.
Những năm qua Ngành Y tế Yên Bái đã có sự
quan tâm đến công tác phòng bệnh răng
miệng cho học sinh tiểu học, nhưng tỷ lệ bệnh
răng miệng vẫn còn cao, đặc biệt học sinh
người Mông ở các trường tiểu học vùng cao
chiếm hơn 70% [4]. Nguyên nhân chủ yếu là
do học sinh người Mông chưa có kiến thức cơ
bản về sức khỏe răng miệng, một số phong
tục, tập quán về vệ sinh cá nhân còn hạn chế,
sự quan tâm của phụ huynh, giáo viên đến
*

Email:

bệnh răng miệng của các em chưa cao. Việc
thăm khám bệnh răng miệng định kỳ của cán
bộ y tế chưa tốt… Với những lý do đó, đồng
thời trả lời câu hỏi thực trạng và các yếu tố

liên quan đến bệnh răng miệng của học sinh
tiểu học người Mông hiện nay như thế nào?
để giúp cho ngành Y tế Yên Bái có cơ sở triển
khai các giải pháp có hiệu quả trong chăm sóc
sức khỏe răng miệng và sức khỏe ban đầu cho
nhân dân dân các dân tộc tại địa phương,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục
tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng và một
số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng
của học sinh tiểu học người Mông trên địa
bàn tỉnh Yên Bái năm 2011.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh tiểu học là người Mông của 4
trường tiểu học: Nậm Có, Púng Luông thuộc
huyện Mù Cang Chải và Bản Công và Xà Hồ
thuộc huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái trong độ
tuổi từ 7-11 tuổi đang học từ lớp 1 đến lớp 5.
163

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu : Mô tả cắt ngang
- Cỡ mẫu: Tính theo công thức:
p ( 1-q)
2
n = Z (1 - α/2)
d2
Trong đó: p=0,7 ( Theo Nguyễn Ngọc Nghĩa
nghiên cứu năm 2009) [4]
q = (1-p) =0,3, d=0,05 (sai số cho phép),
Z2(1-α/2) = 1,96
n = 330, cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi
trường là 330 học sinh, 4 trường là 1320
- Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn chủ đích 02
huyện (Mù Cang Chải và Trạm Tấu) hiện có
trên 95% người Mông sinh sống. Lập danh
sách các trường tiểu học có 100% học sinh
người Mông đang theo học và bốc thăm ngẫu
nhiên được 04 trường tiểu học: Nậm Có,
Púng Luông, (huyện Mù Cang Chải), trường
Bản Công, Xà Hồ (huyện Trạm Tấu). Do mỗi
trường đều có số học sinh nhiều hơn so với
dự kiến nên số học sinh đã được đưa vào điều
tra hết là 1370.
- Các chỉ số nhiên cứu: Tỷ lệ bệnh răng
miệng, tỷ lệ bệnh sâu răng, tỷ lệ bệnh viêm
lợi, các chỉ số về sâu, mất, trám răng sữa và
răng vĩnh viễn, mối liên quan giữa bệnh răng

107(07): 163 - 168


miệng với thực hành vệ sinh hàng ngày, mối
liên quan giữa bệnh răng miệng với khám và
điều trị bệnh răng miệng định kỳ.
- Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn
trực tiếp học sinh theo bộ câu hỏi lập sẵn,
khám lâm sàng bệnh răng miệng bằng dụng
cụ nha khoa dưới ánh sáng tự nhiên do các
bác sỹ chuyên khoa răng thực hiện, phỏng
vấn sâu giáo viên chủ nhiệm tại các trường.
- Xử lý số liệu: bằng phần mền Epi Info 6.04
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh
- Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của học sinh tiểu
học người Mông tại 04 trường là 71,38%.
Bệnh sâu răng chiếm 69,64% , bệnh viêm lợi
chiếm 50,11% .
28.62
Mắc BRM
Bình thường

71.38

Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh
tiểu học người Mông

Bảng 1. Phân bố tỷ lệ bệnh răng miệng theo độ tuổi
Bệnh
Tuổi


Số lượng
187
197
195
174
201
954

7
8
9
10
11
Cộng

Sâu răng
Tỷ lệ %
67.51
69.61
67.24
69.32
74.72
69.64

Viêm lợi
Số lượng
133
139
136
133

146
687

Tỷ lệ %
48.01
49.12
46.90
52.99
54.28
50.11

Cộng theo
tuổi
277
283
290
251
269
1370

Nhận xét: Tỷ lệ học sinh bị sâu răng và viêm lợi tăng lên theo độ tuổi, ở học sinh 7 tuổi thì tỷ lệ
sâu răng chiếm 67,51%, viêm lợi 48,01%, học sinh 11 tuổi tỷ lệ sâu răng chiếm 74,72%, viêm lợi
chiếm 54,28%.
Bảng 2. Chỉ số và cơ cấu sâu, mất, trám răng sữa và răng vĩnh viễn
Đặc điểm
Số lượng
Chỉ số

n
1370


Răng
sâu
4541
3.3

Răng sữa
Răng
Răng
mất
Hàn
985
53
0.71
0.03

smt
5579
4.07

Răng
sâu
1630
1.18

Răng vĩnh viễn
Răng
Răng
mất
Hàn

457
50
0.33
0.03

SMT
2137
1.55

164

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

107(07): 163 - 168

Nhận xét: Chỉ số răng sâu, mất, trám (smt) đối với răng sữa là 4,07, chỉ số sâu, mất, trám (SMT)
đối với răng vĩnh viễn là 1,55.
Một số yếu tố liên quan với bệnh răng miệng của học sinh.
Bảng 3. Liên quan giữa thực hành chải răng hàng ngày của học sinh với bệnh răng miệng (n=1370)
Bệnh
Thực hành chải răng
Thực hành chải răng kém
Thực hành chải răng tốt

Cộng

Bệnh răng miệng
Có bệnh
Không có bệnh
n
%
n
%
74.84
589
198
25.16
66.72
389
194
33.28
978
71.39
392
28.61

Cộng
787
583
1370

OR, p
χ2
p<0,05

χ2 = 10,41
OR=1,4

Nhận xét: Có mối liên quan giữa thực hành chải răng miệng hàng ngày với bệnh răng miệng,
những học sinh thực hành vệ sinh răng miệng kém thì tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn so
với những học sinh thực hành chải răng hàng ngày tốt ( p<0,05).
Bảng 4. Liên quan giữa kiến thức về bệnh răng miệng của học sinh với bệnh răng miệng (n=1370)
Bệnh
Kiến thức của học sinh
Kiến thức về BRM kém
Kiến thức về BRM tốt
Cộng

Bệnh răng miệng
Có bệnh
Không có bệnh
n
%
n
%
80.38
635
155
19.62
59.14
343
237
40.86
978
71.39

392
28.61

Cộng

OR, p
χ2

790
580
1370

p<0,001
χ2 =72,8
OR=2,8

Nhận xét: Có mối liên quan giữa bệnh răng miệng với kiến thức chăm sóc răng miệng của học
sinh, những học sinh có kiến thức kém thì sẽ có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tăng cao hơn so với
những học sinh có kiến thức tốt (p<0,001).
Bảng 5. Liên quan giữa chăm sóc y tế với bệnh răng miệng (n=1370)
Bệnh
Chăm sóc y tế
Không được CSYT định kỳ
Được CSYT định kỳ
Cộng

Bệnh răng miệng
Có bệnh
Không có bệnh
n

%
n
%
79.64
759
194
20.36
52.52
219
198
47.48
978
71.39
392
28.61

Cộng
953
417
1370

OR, p
χ2
p<0,001
χ2 =7,6
OR=3,5

Nhận xét: Có mối liên quan giữa bệnh răng miệng với khám và điều trị bệnh răng miệng định
kỳ, những học sinh không được khám bệnh định kỳ thì có tỷ lệ mắc bệnh răng miệng tăng cao
hơn so với những học sinh được khám, điều trị bệnh định kỳ (p<0,001)

lệ viêm lợi cao (50,11%). Tỷ lệ bệnh răng
BÀN LUẬN
miệng ở nghiên cứu này cao hơn so với báo
Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh
cáo y tế học đường của Sở Y tế tỉnh Yên Bái
tiểu học người Mông
(2011) là 65,5% [6], tỷ lệ viêm lợi ở nghiên
Tỷ lệ bệnh răng miệng
cứu này tương đương với báo cáo toàn tỉnh
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng bệnh
năm 2011 (49,5%) . Kết quả này thấp hơn với
răng miệng của 1370 học sinh tiểu học Người
nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009):
Mông tại 4 trường của 02 huyện Trạm Tấu và
bệnh răng miệng là 74,5%, sâu răng là 70,9%
Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đã cho thấy tỷ lệ
viêm lợi 55,4% [4]. Thấp hơn so với báo cáo
học sinh mắc bệnh răng miệng chiếm tỷ lệ
của bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương
khá cao (71,38%), sâu răng chiếm 69,64%, tỷ
năm 2010 đối với học sinh lứa tuổi 7-11 ở
165

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

một số tỉnh vùng núi phía Bắc có tỷ lệ bệnh
răng miệng là 75,2% [2]; còn tỷ lệ viêm lợi
thấp hơn trong nghiên cứu này 45,1% [2]. Do
người Mông có phong tục về vệ sinh cá nhân
còn hạn chế đặc biệt là vệ sinh răng miệng
hàng ngày, thường học sinh khi ở nhà là
không chải răng hàng ngày hoặc khi ở lớp học
sau khi ăn xong học sinh không chải răng, xúc
miệng. Hơn nữa người Mông thường ăn
những thức ăn cứng như ngô, mèn mén …
cũng có tác động và ảnh hưởng đến men răng
và có thể là nguy cơ gây tổn thương răng và
làm tăng tỷ lệ sau răng ở trẻ em. Tỷ lệ sâu
răng, viêm lợi ở học sinh người Mông tăng
theo lứa tuổi, tuổi cao hơn thì có tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn do các yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng tích lũy từ khi tuổi còn nhỏ.
Chỉ số sâu, mất, trám theo từng loại răng
Chỉ số sâu, mất, trám ở răng sữa (smt) là 4,07,
sâu mất trám răng vĩnh viễn (SMT) là 1,55
(Bảng 1). Chỉ số trong nghiên cứu này cao
hơn chỉ số sâu, mất, trám răng sữa (smt) của
học sinh cùng lứa tuổi trong nghiên cứu của
Đào Thị Dung (2007) là 3.75 [1], thấp hơn
báo cáo của bệnh viện RHM Hà Nội 2011
(chỉ số SMT 2.1) [2]. Tỷ lệ này thấp hơn so
với nghiên cứu tại Bắc Cạn năm 2010, có tỷ
lệ sâu răng sữa là 76,7%, chỉ số smt trong

nghiên cứu ở Bắc Cạn là 4,25 [3] , chỉ số sâu
mất trám răng vĩnh viễn là 2,5[3]. Trong
nhiên cứu này thì chỉ số sâu mất trám răng
vĩnh viễn còn thấp 1,55, chỉ số răng hàn và
răng trám rất thấp 0,03. Theo nghiên cứu tại
tỉnh NongKhai, Thái Lan thì tỷ lệ trẻ em bị
sâu răng vĩnh viễn chiếm 41,96%, chỉ số
SMT răng vĩnh viễn là 1,53, 50,45% trẻ em
bị viêm lợi [7].
Ở một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc thiểu
số, đặc biệt là người Mông thì kiến thức vệ
sinh răng miệng chưa cao, sự quan tâm của
các cấp các ngành đến vấn đề này còn hạn
chế. Trên thế giới hiện nay tỷ lệ sâu răng đang
có xu hướng tăng lên nhất ở các nước đang
phát triển, vì chế độ ăn nhiều đường và đạm,
thói quen vệ sinh cá nhân răng miệng chưa
tốt. Tỷ lệ bệnh viêm lợi và sâu, mất, trám ở
nước ta hiện nay cũng phù hợp với đánh giá

107(07): 163 - 168

trên. Chỉ số mất răng do sâu đối với răng sữa
ở nghiên cứu này là 0,71, răng vĩnh viễn là
0,33, phù hợp với thực trạng hiện nay tại Yên
Bái.
Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng
miệng của học sinh
Qua nghiên cứu về mối liên quan giữa các
yếu tố với bệnh răng miệng đã thể hiện rất rõ:

Có mối liên quan giữa thực hành chải răng
miệng hàng ngày với bệnh răng miệng
(p<0,05). Có mối liên quan với kiến thức
chăm sóc bệnh răng miệng của học sinh
(p<0,001), có mối liên quan giữa bệnh răng
miệng với khám và điều trị bệnh răng miệng
định kỳ (p<0,001), có 74,84% học sinh thực
hành chải răng hàng ngày kém, 80,38% có
kiến thức về bệnh răng miệng kém, 79,64%
học sinh không được khám chữa bệnh định kỳ
đã bị mắc bệnh răng miệng. Những yếu tố này
là những yếu tố có mối liên quan mật thiết với
bệnh răng miệng và cũng là nguy cơ gây ra
bệnh sâu răng, viêm lợi. Qua phỏng vấn sâu
giáo viên chủ nhiệm đã cho rằng: “Hầu hết
học sinh ở đây không được chải răng hàng
ngày, vì điều kiện gia đình học sinh và nhà
trường còn khó khăn nên chưa mua được bàn
chải răng cho học sinh. Bên cạnh đó kiến
thức của giáo viên, của cha mẹ về bệnh răng
miệng còn rất hạn chế, chăm sóc y tế và
truyền thông đến học sinh chưa thường
xuyên… đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng
đến việc học sinh thực hành hoặc phòng bệnh
răng miệng chưa tốt”
Theo nghiên cứu của Đào Thị Dung (2007)[1]
thì nguyên nhân sâu răng ở học sinh tiểu học
nơi thành thị không phải là do kiến thức hay
thực vệ sinh răng miệng của học sinh kém mà
do chế độ ăn uống hàng ngày nhiều chất đạm,

chất đường, ăn quà vặt nhiều [1]… Qua phần
nghiên cứu này, cần phải tăng cường hơn nữa
sự quan tâm của cha mẹ, giáo viên, công tác
truyền thông trong cộng đồng, trong nhà
trường để nâng cao kiến thức, thực hành cho
học sinh về bệnh răng miệng ở các trường
vùng cao, vùng xa, vùng sâu.

166

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

KẾT LUẬN
Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng ở học sinh tiểu
học người dân tộc Mông tại tỉnh Yên Bái còn
cao (71,38%), sâu răng là 69,64%, viêm lợi
50,11%, trung bình mỗi em học sinh người
Mông bị sâu đến 4,07 chiếc răng sữa và 1,55
chiếc răng vĩnh viễn.
Bệnh răng miệng của học sinh người Mông
tỉnh Yên Bái có mối liên quan với thực hành
chải răng hàng ngày của học sinh p<0,05, có
mối liên quan với kiến thức của học sinh về

bệnh răng miệng p<0,001 và có mối liên quan
với công tác chăm sóc y tế (khám chữa bệnh
răng miệng định kỳ ) p<0,001.
KHUYẾN NGHỊ
Ngành y tế Yên Bái cần tăng cường hơn nữa
các hoạt động thăm khám, điều trị, chăm sóc
răng miệng định kỳ cho học sinh. Phối hợp
với ngành giáo dục và Đào tạo nâng cao kiến
thức, thực hành cho học sinh về chăm sóc
sức khỏe răng miệng bằng các hình thức
tuyên truyền hàng ngày trên lớp, gia đình để
nâng cao nhận thức cho học sinh các dân tộc
thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhằm
góp phần phòng bệnh và nâng cao sức khỏe
cộng đồng.

107(07): 163 - 168

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Thị Dung: “Đánh giá hiệu quả can thiệp
chương trình Nha học đường tại một số trường
tiểu học quận Đống Đa Hà Nội năm 2007”:. Luận
án Tiến Sỹ – trường đại học Y Hà Nội, tr 79-80
[2]. Trịnh Đình Hải 2011: “Báo cáo tóm tắt công
tác y tế trường học của Việt Nam” Hội nghị Châu
Á – Thái Bình Dương về Răng Hàm Mặt tại Hà
Nội năm 2011, tr 96
[3]. Nguyễn Thái Hồng: “ Nghiên cứu thực trạng
và áp dụng các biện pháp can thiệp phòng chống
bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học tỉnh Bắc Cạn

năm 2011” Đề tài cấp tỉnh năm 2011.
[4]. Nguyễn Ngọc Nghĩa : “Kiến thức, thái độ
và thực hành của học sinh tiểu học trong chăm
sóc sức khỏe răng miệng tại huyện Văn Chấn –
tỉnh Yên Bái, năm 2009”: Luận văn thạc sỹ Y
học, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm
2009, tr 65.
[5]. Nguyễn Lê Thanh: “Đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường trong việc chăm sóc
sức khoẻ răng miệng học sinh miền núi tại thị xã
Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn năm 2006”, Luận án Tiến
Sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, tr 95-97.
[6]. Sở Y tế Yên Bái: “Báo cáo công tác y tế
trường học năm 2011”
[7] Thidarat Tangkittikasem, Watcharapong
Hormwuthiwong (2010) “ The oral health status
and dental health behavior of children age group
7-12 year old in primary school, Nongkhai
province, Thailand 2010” The 6th Asian
Conference of oral health Promotion for children
from 9-11th, november 2011 in Ha Noi, page 212.

167

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

107(07): 163 - 168

SUMMARY
STATUS AND SOME RELATED FACTORS TO DENTAL
AND ORAL DISEASES AMONG OF MONG PRIMARY SCHOOL CHILDREN
IN YEN BAI PROVINCE 2011
Nguyen Ngọc Nghia1*, Nguyen Van Tu2 , Trinh Dinh Hai3
1

Yen Bai Medicinal Department, 2College of Medicine and Pharmacy - TNU,
3
Hanoi Hospital of Dentistry

Objectives: To determine the rate of dental and oral diseases, relative factors of Mong primary
schools children in Yen Bai province. Methods: Cross-sectional and retrospective study:
interview and clinical examination for 1370 Mong primary school children in age 7 - 11 of 04
primary schools: Nam Co, Pung Luong (Mu Cang Chai district), Ban Cong, Xa Ho (Tram Tau
district). Results: The rate of tooth decay disease of these school children is 71,38%, The rate of
decay is 69,64%, the rate of gingivitis is 50,11%.
The average of of decay-lose-soldes index in baby-tooth is 4,07 and in older is 1,55. The index of
tooth decay to be treated is 0,03
The rate of dental and oral diseases had been related to nosh habit and hygienical practice
every day (there is significant difference, p<0,05), related to school children knowledge (there
is significant difference, p<0,001), related to regular dental and oral health care (there is
significant difference, p<0,001). Conclusions: The rate of dental and oral diseases in Mong
primary school children is very high, but examinated, treated is very low. The author
recommened that: It’s necessary to have curriculum for health education and health care
according to the age of school children.

Key words: Mong people, decay, gingivitis.

Ngày nhận bài: 19/7/2013; Ngày phản biện:16/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
Phản biện khoa học: TS. Lê Thị Thu Hằng - Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên
*

Email:

168

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×