Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết não - màng não ở trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân dưới 15 ngày tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.09 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
CỦA XUẤT HUYẾT NÃO – MÀNG NÃO Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
NHẸ CÂN DƯỚI 15 NGÀY TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
Huỳnh Thị Duy Hương*, Huỳnh Thị Tố Hảo*

TÓM TẮT
Trên trẻ sinh non nhẹ cân, xuất huyết não - màng não (XHN – MN) là một bệnh lý nguy cơ thường gặp, có
tỷ lệ tử vong còn khá cao, di chứng ảnh hưởng trầm trọng và lâu dài trên tương lai phát triển của trẻ. Khảo sát
các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng có liên quan đến xuất huyết não - màng não ở trẻ sinh non nhẹ
cân góp phần nhận biết và phát hiện sớm bệnh.

Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của XHN –MN ở trẻ sơ sinh non
tháng nhẹ cân (< 37 tuần và < 2500g) dưới 15 ngày tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng I và mối liên quan
giữa một số các đặc điểm này với XHN – MN.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả (hồi cứu và tiến cứu) và phân tích.
Kết quả: Trong 336 trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân đủ tiêu chuẩn đưa vào nhóm nghiên cứu, 83 trẻ có siêu
âm não xuyên thóp xác định có xuất huyết não, không có trường hợp xuất huyết màng não nào được ghi nhận.
Tỷ lệ XHN tương ứng là 24,7%. Tỷ lệ XHN theo phân độ: 96,4% độ I (80/83); 1,2% độ II (1/83); 0% độ III
(0/83); 2,4% độ IV (2/83). Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn. Tỷ lệ nam: nữ tương ứng là 1,18: 1. Trẻ XHN có tuổi
lúc sinh trung bình 33 ± 2,9 tuần tuổi, cân nặng lúc sinh trung bình 1752 ± 419 g. Gần 70% trẻ có cân nặng lúc
sinh từ 1500 g đến < 2500 g. 15,7% trẻ bệnh có tiền căn sinh ngạt. 54,2% trẻ bệnh được xác định có tiêm
vitamin K1 sớm trong 24 giờ đầu. 90,4% trẻ XHN có bệnh lý phối hợp, chiếm tỷ lệ cao là nhiễm khuẩn sơ sinh
(50,7%), còn ống động mạch (45,3%), viêm phổi (29,3%), nhiễm khuẩn bào thai do Rubella (26,7%). 53% trẻ
XHN có dị tật bẩm sinh đi kèm, thường gặp là tồn tại lỗ bầu dục (50%), thông liên nhĩ (47,8%). 70% trẻ XHN
cần các hình thức hô hấp hỗ trợ trong quá trình điều trị. 33,7% trẻ bệnh có biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng.
49,4% có các dấu hiệu thần kinh, trong đó thường gặp là không bú được (42,2%) và giảm trương lực cơ
(24,4%). 42,2% trẻ XHN có thiếu máu ở ngưỡng Hemoglobin < 13,5g/dl. Trẻ bệnh có Hct trung bình: 40,01 ±


9,53 (%), Hb trung bình: 13,76 ± 3,57 (g/dl), tiểu cầu trung bình: 148.000/mm3 ± 12.370/mm3. 60,4% trẻ XHN
được xác định có toan chuyển hóa. Siêu âm não xuyên thóp phát hiện 54% trường hợp XHN trong tuần đầu.
Gần 76% XHN ở cả hai bên. 36,1% trường hợp có dạng xuất huyết cấp, 63,9% dạng bán cấp. Trên phân tích đa
biến, XHN liên quan có ý nghĩa với các trường hợp cần hồi sức chống sốc/ngưng tim- ngưng thở ngay lúc nhập
viện (p = 0,016); trẻ có hô hấp hỗ trợ (p = 0,041); tiểu cầu thấp < 50.000/mm3 (p = 0,015); nhiễm khuẩn Rubella (p
= 0,017).
Kết luận: Tỷ lệ XHN trên trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân chứng tỏ bệnh khá phổ biến. Cần quan tâm phát
hiện sớm bệnh trên tất cả trẻ nhập viện, đặc biệt trên các trẻ đã có hồi sức chống sốc, ngưng tim – ngưng thở
ngay lúc nhập viện, trẻ có hô hấp hỗ trợ, có tiểu cầu thấp, trẻ nhiễm khuẩn Rubella. Thực hiện siêu âm não tầm
soát trong tuần đầu tạo điều kiện phát hiện bệnh sớm.
Từ khóa: Xuất huyết não – màng não, trẻ sinh non nhẹ cân, dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng.

* Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM.
Tác giả liên lạc: BS CKII Huỳnh Thị Tố Hảo,

18

ĐT: 0987713337,

Email:

Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

ABSTRACT
THE FEATURES OF EPIDEMIOLOGY, CLINIC, PARACLINIC OF PERI-VENTRICULAR AND

INTRA-VENTRICULAR HEMORRHAGE IN PRETERM NEWBORN WITH LOW BIRTH WEIGHT
LESS THAN 15 DAYS AT CHILDREN'S HOSPITAL No 1
Huynh Thi Duy Huong, Huynh Thi To Hao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 18 - 23
In low birth weight - preterm newborns, peri-ventricular and intra-ventricular hemorrhage is a common
disease in risk, with high mortality rates, serious sequelae impacts on future long-term development of children.
Investigation of epidemiological, clinical, subclinical characteristics related to peri-ventricular and intraventricular hemorrhage in low birth weight preterm newborns contributes to aware and diagnose soon.
Objective: Identify the epidemiological, clinical and subclinical characteristics of peri-ventricular and intraventricular hemorrhage in low birth weight - preterm newborns (<37 weeks and <2500 g) less than 15 days old at
Children's Hospitals I and the relation between some of these characteristics with peri-ventricular and intraventricular hemorrhage.
Design: Cross-sectional, descriptive and analysis studies.
Results: In 336 low birth weight - preterm newborns qualifying for the team of the research, 83 infants with
ultrasound trans-fontanel cerebral identified hemorrhage, no cases of hemorrhagic meningitis were reported. The
hemorrhagic rate is 24.7%, respectively. The hemorrhagic grading rate: 96.4% level I (80/83), 1.2% level II
(1/83), level III 0% (0/83), 2.4% level IV (2/83). Male infants in illness are more than female. The rate of male:
female 1.18,: 1. The average age of hemorrhagic infants is 33 ± 2.9 weeks, average birth - weight is 1752 ± 419 g.
Nearly 70% of infants have birth weight from 1500 g to <2500 g. 15.7% of them have a history of asphyxia when
born. 54.2% infants had vitamin K1 injection early in the first 24 hours. 90.4% low birth weight - preterm
hemorrhagic newborns has coordinated pathology, high rate of neonatal sepsis (50.7%), patent ductus arteriosus
(45.3%), pneumonia (29.3%), fetus due to rubella infection (26.7%). 53% of hemorrhagic infants has congenital
defects, frequently are the existion of oval hole (50%), atrial septal (47.8%). 70% of hemorrhagic newborns need
forms of support respiratory during treatment. 33.7% of diseased newborns has ischemic signs in clinical
practice. 49.4% has neurological signs, which in common are unability in breastfeeding (42.2%) and decreased
strength muscle (24.4%). 42.2% of hemorrhagic newborns is in anemia at the threshold of Hemoglobin <13.5 g /
dl. Diseased newborns have an average of Hct: 40.01 ± 9.53 (%), average Hb: 13.76 ± 3.57 (g/dl), average platelet
± 148.000/mm3 12.370/mm3. 60.4% hemorrhagic newborns is identified to have metabolic acidosis. Transfontanel brain ultrasonography awares hemorrhagy 54% of cases in the first week. Nearly 76% of hemorrhagy on
both sides. 36.1% of cases is in acute bleeding form, 63.9% in subacute form. On multivariate analysis, involved
hemorrhagy has in cases they need anti-shock resuscitation / cardiac arrest - apnea right at hospital admission (p =
0.016); infants with respiratory support (p = 0.041); infants with low platelets <50.000/mm3 (p = 0.015); infants
with Rubella infection (p = 0.017).
Conclusion: The rate of hemorrhagy of low birth weight - preterm newborns proves the disease quite

popular. We must pay attention to all newborns admitted to hospital for early diagnosis, especially on the ones had
anti-shock resuscitation, cardiac arrest - apnea at admission; infants with respiratory support, with low platelet
count, with Rubella infection. Cerebral ultrasound in the first week facilitate early detection.
Keywords: Peri-ventricular and intra-ventricular hemorrhage, preterm newborn with low birth weight,
epidemiology, clinical, paraclinical.

Nhi Khoa

19


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Cỡ mẫu

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân hiện nay trên thế
giới còn khá cao và đang có khuynh hướng gia
tăng, cho dù đã có nhiều nỗ lực quản lý và chăm
sóc tiền sản. Trên đối tượng đặc biệt này, xuất
huyết não - màng não là một bệnh lý nguy cơ
thường gặp, có tỷ lệ tử vong còn khá cao, di
chứng ảnh hưởng trầm trọng và lâu dài trên
tương lai phát triển của trẻ. Bên cạnh những nỗ
lực chung quản lý sinh non, việc theo dõi sát và
phát hiện sớm XHN – MN bằng nhiều biện
pháp được nhiều nước đặc biệt quan tâm, đã
góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và
mức độ nặng của bệnh(1,2,5,6).

Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng,
cận lâm sàng có liên quan đến xuất huyết não màng não ở trẻ sinh non nhẹ cân góp phần nhận
biết và phát hiện sớm bệnh.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận
lâm sàng của XHN –MN ở trẻ sơ sinh non tháng
nhẹ cân (< 37 tuần và < 2500g) dưới 15 ngày tuổi
tại Bệnh viện Nhi đồng I và mối liên quan giữa
một số các đặc điểm này với XHN – MN.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: n = Z2 (1-/2)
P (1- P) / d2. Cần thu thập 329 trường hợp trẻ sơ
sinh non tháng nhẹ cân <15 ngày tuổi có siêu âm
não xuyên thóp.

Tiêu chí chọn mẫu
Trẻ sinh non tháng (<37 tuần tuổi thai), nhẹ
cân (cân nặng lúc sinh < 2500g), dưới 15 ngày
tuổi ở thời điểm nhập viện và trong thời gian
nghiên cứu, có kết quả siêu âm não xuyên thóp
ít nhất một lần.

Tiêu chuẩn chẩn đoán XHN-MN
Siêu âm não xuyên thóp ít nhất một lần có
hình ảnh tổn thương theo phân loại
Papile (1978).
Tiêu chí loại trừ

Trẻ có dị tật sọ não, không siêu âm xuyên
thóp được. Trẻ có bệnh lý đã phẫu thuật, truyền
máu, dùng thuốc chống đông trước thời điểm
siêu âm xuyên thóp. Các trường hợp thiếu
thông tin cần thu thập.

Công cụ thu thập và cách thức tiến hành
Chọn trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân dưới 15
ngày tuổi, nhập viện tại khoa Sơ sinh và Hồi sức
sơ sinh bệnh viện Nhi đồng I, có siêu âm não

Thiết kế nghiên cứu

xuyên thóp. Siêu âm não xác định có hình ảnh

Cắt ngang mô tả (hồi cứu và tiến cứu) và
phân tích.

xuất huyết là tiêu chuẩn chẩn đoán.

Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Trẻ sinh non nhẹ cân (tuổi thai < 37 tuần và <
2500g) dưới 15 ngày tuổi, nhập viện tại khoa Sơ
sinh và khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi
đồng I từ 01/01/2009 đến 15/05/2011, có siêu âm
não xuyên thóp.

Xử lý và phân tích số liệu
Nhập và phân tích số liệu bằ


Dân số chọn mẫu
Trẻ sinh non nhẹ cân (tuổi thai < 37 tuần và <
2500g) dưới 15 ngày tuổi, nhập viện tại khoa Sơ
sinh và khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi
đồng I từ 01/01/2009 đến 15/05/2011, có XHN –
MN trên siêu âm não xuyên thóp.

20

Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Có 336 trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân được
đưa vào nhóm nghiên cứu. Tỷ số nam: nữ là
193: 143 (1,35:1). Tuổi trung bình lúc sinh 32,9
tuần. Cân nặng lúc sinh trung bình 1786g. 83 trẻ
có xuất huyết não trên siêu âm não, không có
trường hợp xuất huyết màng não nào được ghi
nhận. Tỷ lệ XHN tương ứng 24,7%. Tỷ lệ XHN
theo phân độ: 96,4% độ I (80/83); 1,2% độ II
(1/83); 0% độ III (0/83); 2,4% độ IV (2/83). Tỷ lệ
mắc bệnh ở nhóm cân nặng lúc sinh < 1000g cao
nhất (40%).

Đặc điểm dịch tễ học của XHN
Trong 83 trường hợp XHN, 52 trẻ được sinh

tại bệnh viện tỉnh/thành phố (62,7%). 60 con so
(72,3%), 64 sinh thường (77,1%), 17 sinh mổ
(20,5%), 2 sinh giúp (2,4%). Chỉ có 2 trường hợp
hồi sức lúc sinh bằng bóp bóng/NKQ (2,4%).
Trẻ XHN có tuổi lúc sinh trung bình 33 ±
2,89 tuần. CNLS trung bình 1752 ± 419g. Các lý
do nhập viện hàng đầu: sinh non (21,7%), suy
hô hấp (21,7%), nhiễm khuẩn sơ sinh (10,9%).
Tỷ số nam: nữ là 45: 38 = 1,18: 1. Hơn 37% trẻ
nhập viện sớm trong 24 giờ đầu. Gần 75% trẻ
nhập viện ở tuần tuổi đầu tiên. 13 trẻ sinh ngạt
chiếm hơn 15%. Gần 70% trẻ XHN có CNLS từ
trên 1500g. 45 trẻ được tiêm vitamin K1 trong 24
giờ đầu (54,2%).

Đặc điểm lâm sàng của XHN
32,5% trẻ XHN có tri giác lừ đừ, 33,7% có
biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng. Gần 1/2 số
trẻ có biểu hiện rối loạn nhịp thở (45,8%), có
triệu chứng thần kinh (49,4%). Không bú được
và giảm trương lực cơ thường thấy trong các
triệu chứng thần kinh (42,2% và 24,4%). Co
giật, thóp phồng, tăng trương lực cơ có giá trị
quan sát thấp.
90,4% trẻ XHN có bệnh lý phối hợp, nổi bật
là nhiễm khuẩn sơ sinh (50,7%), còn ống động
mạch (45,3%), viêm phổi (29,3%), nhiễm khuẩn
bào thai do Rubella (26,7%). 53% XHN có dị tật
bẩm sinh đi kèm, thường gặp tồn tại lỗ bầu dục


Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

(50%), thông liên nhĩ (47,8%). 70% trẻ XHN cần
các hình thức hô hấp hỗ trợ. 33,7% trẻ bệnh biểu
hiện thiếu máu trên lâm sàng. 86,8% có xuất
huyết nơi khác đi kèm trên da niêm và đường
tiêu hóa.

Đặc điểm cận lâm sàng của XHN
42,2% trẻ XHN có thiếu máu (Hb < 13,5g/dl).
Trẻ bệnh có Hct trung bình: 40,01 ± 9,53 (%), Hb
trung bình: 13,76 ± 3,57 (g/dl), tiểu cầu trung
bình: 148.000/mm3 ± 12.370/mm3. 57,7 % trẻ XHN
có giảm tiểu cầu, trong đó giảm tiểu cầu nặng
(tiểu cầu < 50. 103/mm3) có tỷ lệ cao nhất (34,9%).
15,3% trẻ XHN có hạ natri máu (< 135
mEq/l). 14,5% trẻ XHN có biểu hiện hạ đường
huyết (< 40 mg/dl). 60,4% trẻ XHN có toan
chuyển hóa. Nhiễm Rubella chiếm 24,1% trẻ
XHN. Trẻ bệnh có 41% tồn tại ống động mạch
phối hợp. Siêu âm não xuyên thóp phát hiện
54% trường hợp XHN trong tuần đầu. Gần 76%
XHN ở cả hai bên. 36,1% trường hợp có dạng
xuất huyết cấp, 63,9% dạng bán cấp.

Liên quan giữa đặc điểm dịch tễ học, lâm
sàng và cận lâm sàng với XHNN - MN
Trên phân tích đơn biến, XHN ở trẻ sinh

non, nhẹ cân liên quan có ý nghĩa với:
- Đặc điểm dịch tễ: sốt phát ban ở mẹ (p <
0,01); tuổi nhập viện của trẻ (p = 0,04).
- Đặc điểm lâm sàng: tri giác lừ đừ (p =
0,002); thiếu máu (p < 0,001); rối loạn nhịp thở (p
< 0,001); có triệu chứng thần kinh (p = 0,001); hồi
sức chống sốc/ngưng tim-ngưng thở lúc nhập
viện (p = 0,005); có bệnh lý phối hợp (p = 0,02);
có dị tật bẩm sinh phối hợp (p = 0,011); cần có hô
hấp hỗ trợ (p < 0,001); có tụ máu/xuất huyết nơi
khác (p < 0,001) (Bảng 1, Bảng 2).
- Đặc điểm cận lâm sàng: giá trị Hct, Hb, tiểu
cầu (p < 0,001) (Bảng 3).
Trên phân tích đa biến, XHN ở trẻ sinh
non, nhẹ cân liên quan có ý nghĩa với: tình
trạng cần hồi sức chống sốc/ngưng tim-ngưng
thở ngay từ đầu (p = 0,016); trẻ cần hô hấp hỗ
trợ (p = 0,041); tiểu cầu máu giảm thấp dưới

21


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

50.000/mm3 (p = 0,015); nhiễm khuẩn bào thai
do Rubella (p = 0,017) (Bảng 4).
Bảng 1: Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và XHN MN
Đặc điểm

XHN – MN
PR
n (%) Có (N=83) Không (N=253) (KTC 95%)
Tri giác
Tỉnh
Lừ đừ

56 (21,2)
27 (37,5)

Thiếu máu

28 (50)
Không 55 (19,6)
Rối loạn nhịp thở

38 (39,2)

208 (78,8)
45 (62,5)

1
1,77
0,002
(1,14-2,49)

28 (50)

2,55
<0,001

(1,79-3,62)
1

225 (80,4)
59 (60,8)

Không 45 (18,8)
194 (81,2)
Triệu chứng thần kinh

41 (35,7)
74 (64,3)
Không

42 (19)

p

179 (81)

2.08
<0,001
(1,45-2,99)
1
1,88
(1,3-2,7)
1

0,001


Bảng 2: Liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng phối
hợp và XHN
XHN – MN
Đặc điểm
PR (KTC

Không
n (%)
95%)
(N=83) (N=253)
Hồi sức lúc nhập viện *
Không
74 (23,3) 243 (76,7)
1
Bóp
4 (30,8) 9 (69,2) 1,3 (0,57-3,05)
bóng/NKQ
Sốc/ngưng 5 (83,3) 1 (16,7)
3,57
tim-ngưng thở
(2,37-5,37)
Bệnh lý phối hợp

75 (27,3) 200 (72,7) 2,08 (1,06-4,1)
Không
8 (13,1)
53 (86,9)
1
Dị tật bẩm sinh phối hợp


44 (31,6) 95 (68,4) 1,6 (1,12-2,3)
Không
39 (19,8) 158 (80,2)
1
Hô hấp hỗ trợ

58 (32,4) 121 (67,6) 2,03 (1,3-3,09)
Không
25 (15,9) 132 (84,1)
1
Tụ máu/xuất huyết nơi khác

33 (46,5) 38 (53,5) 2,46 (1,73-3,5)
Không
50 (18,9) 215 (81,1)
1

* Fisher’s exact test.

22

p

0,52
0,005

Bảng 3: Liên quan giữa phân nhóm tiểu cầu và XHN
Giá trị tiểu
cầu n (%)
< 50

(103/mm3)
50 - < 100
3
3
(10 /mm )
100 - < 150
(103/mm3)
≥ 150
3
3
(10 /mm )

XHN - MN

Không
(N=83) (N=253)
29
14
(67,4)
(32,6)
10
15
(40)
(60)
9
18
(33,3)
(66,7)
35
206

(14,5)
(85,5)

PR (KTC
95%)

p

4,64
(3,21-6,72)
2,75
(1,55-4,87)
2,3
(1,24-4,25)
1

<0,001
<0,001
0,008

Bảng 4: Liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ học, lâm
sàng và cận lâm sàng với XHN – MN qua phân tích
đa biến
Đặc điểm
PR
KTC 95%
Giới tính
0,59 0,24 – 1,43
Tuổi thai lúc sinh
0,43 0,15 – 1,2

Vitamin K1 24 giờ đầu 0,5 0,19 – 1,32
Sinh ngạt
0,65 0,21 – 1,99
Hồi sức lúc nhập viện
Bóp bóng/NKQ
1,73 0,33 – 9,03
Sốc/ngưng tim-ngưng 16,88 1,69 – 168,47
thở
Dị tật bẩm sinh phối hợp 0,58 0,21 – 1,61
Hô hấp hỗ trợ
5,72 1,07 – 30,47
Tiểu cầu
< 50.000/mm3
4,47 1,34 – 14,89
3
50.000 - < 100.000/mm 2,71 0,65 – 11,26
3
100.000 - < 150.000/mm 1,19 0,28 – 5,13
Nhiễm Rubella
4,96 1,34 – 18,45
Còn ống động mạch
1,8 0,65 – 4,99

p
0,241
0,11
0,162
0,455
0,516
0,016

0,297
0,041
0,015
0,17
0,82
0,017
0,261

BÀN LUẬN
0,02

0,011

<0,001

<0,001

Tỷ lệ mắc mới XHN (24,7%) với xuất huyết
độ nặng III – IV có khuynh hướng càng giảm
dần tỷ lệ, song song với tỷ lệ XHN ở độ nhẹ I –
II gia tăng. Tỷ lệ này phù hợp với y văn và
nhiều nghiên cứu khác, đồng thời gián tiếp
phản ánh hiệu quả tích cực của siêu âm não tầm
soát phát hiện bệnh sớm ngay từ mức độ nhẹ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân bố số trẻ
sinh non giảm dần theo phân cấp tuyến cơ sở
điều trị, tuy nhiên tỷ lệ XHN lại có chiều hướng
tăng lên. Điều này có thể phản ánh chất lượng
chăm sóc và dự phòng sẽ tốt hơn nếu trẻ sinh
non được theo dõi đón nhận ngay từ đầu tại các

cơ sở trung tâm chuyên khoa(1,7,8,4).

Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Trong số trẻ XHN, chúng tôi có đến 72,3%
sinh ≥ 32 tuần; 69,9% có CNLS 1500 - < 2500g,
khác biệt do chúng tôi mở rộng đối tượng chọn
bệnh so với các nghiên cứu khác. Do đó, chúng
tôi ghi nhận một tỷ lệ XHN khá cao (22,3%) trên
trẻ có CNLS ≥ 1500g.
Đặc điểm lâm sàng có liên quan với XHN,
nhưng chưa đặc hiệu. Các triệu chứng thần kinh
khó đánh giá, trong khi các ghi nhận có giá trị
(như co giật, thóp phồng, tăng trương lực) lại có
số quan sát thấp. Bệnh lý phối hợp và dị tật bẩm
sinh đi kèm phân tích được trên trẻ XHN có tỷ lệ
cao, đáng ghi nhận.
42,2% trẻ XHN trong nghiên cứu có thiếu
máu ở ngưỡng Hb < 13,5g/dl, với giá trị Hct
và Hb trung bình không khác biệt nhiều với
trị số bình thường. Thiếu máu trên cận lâm
sàng không nhiều, là hậu quả của XHN đa
phần ở mức độ nhẹ (96,4% độ I). Tiểu cầu
trung bình trong nhóm XHN là 142.600 /mm3,
chưa phải là thấp nặng, nhưng đã có liên
quan đến XHN (p < 0,001). Tỷ lệ XHN cao
nhất (67,4%) ở phân nhóm tiểu cầu thấp nhất
(< 50.000/mm3), gợi ý có thể có liên quan nhân

quả giữa giảm tiểu cầu và XHN, trong đó tiểu
cầu giảm có thể là nguyên nhân.
Chúng tôi có 29/83 (35%) trẻ XHN có mức
giảm tiểu cầu nặng, và có liên quan với XHN
trên phân tích đơn biến (p <0,001). Chúng tôi có
đồng thời mối liên quan có ý nghĩa giữa nhiễm
Rubella và XHN trên phân tích đơn biến (p <
0,001). Từ những nhận xét này và từ kết quả
phân tích đa biến, chúng tôi nhận thấy giảm tiểu
cầu cũng như nhiễm Rubella, có thể có mối liên
quan như là nguyên nhân gây XHN.
Siêu âm não xuyên thóp trong nghiên cứu
chúng tôi phát hiện 54% trường hợp XHN trong
tuần đầu, tương đối phù hợp với y văn và các
nghiên cứu khác(7,8,3).
Kết quả thu thập từ đề tài vẫn cần được

Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

kiểm chứng thêm bởi những nghiên cứu khác,
củng cố tính giá trị của nghiên cứu khi tham
khảo và ứng dụng vào thực tiễn.

KIẾN NGHỊ
Tỷ lệ XHN – MN trên trẻ sơ sinh non tháng
nhẹ cân chứng tỏ bệnh khá phổ biến, cần quan
tâm phát hiện sớm trên tất cả trẻ nhập viện
trong cơ sở điều trị sơ sinh.

Trong quá trình điều trị, cần cảnh giác khả
năng xuất hiện XHN – MN đặc biệt trên những
nhóm trẻ non tháng nhẹ cân có liên quan: cần
hồi sức chống sốc/ngưng tim – ngưng thở ngay
lúc nhập viện; có hô hấp hỗ trợ trong quá trình
điều trị; có tiểu cầu thấp < 50.000/mm3; nhiễm
khuẩn Rubella.
Thực hiện siêu âm não tầm soát sớm trong
tuần đầu và siêu âm não lặp lại định kỳ cho tất
cả trẻ sinh non, nhẹ cân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Bệnh viện Nhi đồng I, (2009) “Xuất huyết não-màng não sớm”,
Phác đồ điều trị Nhi khoa, NXB Y học, tr. 192-193.
Cloherty JP, Eichenwald EC, Stark AR et al (2008), “Intracranial

hemorrhage and periventricular leukomalacia”. Manual of
Neonatal Care sixth edition, chapter 27B, pp. 499-518.
Falip C, Toussaint I, Lahutte M, Andre C, Adamsbaum et al
(2009), “Échographie transfontanellaire”. EMC, Elsevier Masson
SAS 2009, 4-090-B-10, pp. 1-11.
Lee JY, Kim HS, Jung E et al (2010), “Risk Factors for PeriIntraventricular Hemorrhage in Premature Infants”, J. Korean
Med Sci 2010, 25, pp. 418-424.
Praveen B (2010), “Intraventricular Hemorrhage in Premature
Infants: Mechanism of Disease”, Pediatric Research January 2010,
Vol.67, Issue 1, pp.1-8.
Volpe JJ (2008), “Intraventricular hemorrhage: germinal matrix
intraventricular hemorrhage of the premature infants”,
Neurology of newborn, 5th Ed, Saunder Elsevier, Chapter 11, pp.
517-588.
Vũ Tề Đăng, Ngô Minh Xuân, Nguyễn thị Thanh Bình và cộng
sự (2010), “Nghiên cứu xuất huyết não ở trẻ sơ sinh non tháng
rất nhẹ cân và một số yếu tố liên quan”, Lễ kỷ niệm 10 năm Hội
nghị Việt – Pháp và khai mạc Hội nghị Sản – Phụ khoa Việt – Pháp –
Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 10, />21/05/2010.
Vũ Thị Thu Nga (2008), “Mô tả một số nguy cơ xuất huyết não
màng não ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi trung ương”, Luận văn
Thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.

23



×