Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
CÁC VI KHUẨN THƯỜNG GẶP TRONG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
TP. HỒ CHÍ MINH TỪ 01/2012 ĐẾN 06/2012
Nguyễn Ngọc Tú Anh*, Hoàng Tiến Mỹ**, Nguyễn Thanh Bảo**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và sự đề kháng kháng sinh là vấn đề thời sự ở tất cả các nước
trên thế giới do gây tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong cũng như làm gia tăng sự
trỗi dậy của các vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Mục tiêu: tỷ lệ vi khuẩn thường gặp trong NKBV và sự đề kháng kháng sinh tại BV Nhi Đồng 1 từ
01/2012 đến 06/2012.
Đối tượng và phương pháp: tiền cứu, mô tả cắt ngang. Các vi khuẩn phân lập từ mẫu bệnh phẩm của
bệnh nhân NKBV tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2012 ‐ 06/2012.
Kết quả: có 402 mẫu được phân lập: chiếm tỷ lệ cao nhất là Klebsiella spp. (25,37%), Acinetobacter spp.
(24,73%), E. coli (19,65%), P. aeruginosa (14,18%), ít hơn có các vi khuẩn Enterobacter spp. (4,48%), M.
morganii (3,98%), Burkholderia cepacia (3,48%), Serratia marcescens (0,5%)và S. aureus (4,23%). Tỷ lệ sinh
ESBLs của vi khuẩn đường ruột cao (Klebsiella spp.: 48,08%, E. coli: 34,42%). Klebsiella spp. và E. coli đề kháng
cao với hầu hết các nhóm kháng sinh, đề kháng thấp với Carbapenems. Acinetobacter spp. đề kháng cao với các
nhóm kháng sinh ngay cả nhóm Carbapenems. P. aeruginosa và Burkholderia cepacia còn nhạy cảm cao với
Ceftazidime. S. aureus đề kháng cao với hầu hết các kháng sinh, tỷ lệ đề kháng với Vancomycin là 0%.
Kết luận: Các vi khuẩn đề kháng cao với hầu hết các kháng sinh. Cần đẩy mạnh công tác giám sát NKBV.
Từ khóa: nhiễm khuẩn bệnh viện, đề kháng kháng sinh.
ABSTRACT
BACTERIA CAUSE NOSOCOMIAL INFECTIONS AND ANTIBIOTIC RESISTANCE
AT CHILDREN’S HOSPITAL NO1 HO CHI MINH CITY
Nguyen Ngoc Tu Anh, Hoang Tien My, Nguyen Thanh Bao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 290 ‐ 295
Background: Nosocomial infections and antibiotic resistance are urgent problems in the world.
Purpose: the prevalence of bacteria cause nosocomial infections and the antibiotic resistance of these.
Method: respective, descriptive and cross‐sectional methods. Bacteria from samples of patients diagnosed
nosocomial infections at children’s hospital No1, HCM in period 01/2012 – 06/2012.
Results: there are 402 bacteria. The isolated bacteria were Klebsiella spp. (25.37%), Acinetobacter spp.
(24.73%), E. coli (19.65%), P. aeruginosa (14.18%), Enterobacter spp. (4.48%), M. morganii (3.98%),
Burkholderia cepacia (3.48%), Serratia marcescens (0.5%) and S. aureus (4.23%). The prevalence of ESBLs
producing of Enterobacteriaceae was high (Klebsiella spp.: 48.08%, E. coli: 34.42%). Klebsiella spp. and E.coli,
Acinetobacter spp. resisted to almost of antibiotics. P. aeruginosa and Burkholderia cepacia were susceptible to
Ceftazidime. S. aureus were susceptible to Vancomycin 100%.
Conclusion: Hospital‐acquired pathogens were resistant to many commonly used antibiotics.
Keywords: nosocomial infections, antibiotic resistance.
* Khoa Vi sinh ‐ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM **BM Vi sinh – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Ngọc Tú Anh
Email:
290
Chuyên Đề Nội Khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Nghiên cứu Y học
Thiết kế nghiên cứu
ĐẶT VẤN ĐỀ
NKBV đang là vấn đề được đặc biệt quan
tâm không những ở các nước phát triển mà còn
là vấn đề ưu tiên ở các nước đang phát
triển.NKBV gây hậu quả rất nặng nề.Ngày nay,
giảm tỷ lệ NKBV đang là một thách thức thực sự
đối với các nhà quản lý bệnh viện.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các vi khuẩn được phân lập từ mẫu bệnh
phẩm của bệnh nhân bị NKBV tại bệnh viện
Nhi Đồng 1 theo tiêu chuẩn chẩn đoán NKBV
của CDC.
Tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Phương pháp tiến hành
Ghi nhận bệnh án theo mẫu phiếu thu thập
số liệu bệnh nhân chẩn đoán là NKBV.
Cấy phân lập, định danh, làm kháng sinh đồ
thường quy và phát hiện men ESBL.
Dữ kiện được nhập và phân tích bởi phần
mềm SPSS11.6.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Có 402 vi khuẩn được phân lập. Mẫu nghiên
cứu có đặc điểm như sau:
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Biểu đồ 1: Tỷ lệ các loại bệnh phẩm phân lập được
Biểu đồ 2: Tỷ lệ các loại vi khuẩn phân lập được
Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh theo từng loại NKBV
Bảng 1: Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh theo từng loại NKBV
Vi khuẩn
Acinetobacter spp.
P. aeruginosa
B. cepacia
Klebsiella spp.
Enterobacter spp.
E. coli
M. morganii
Staph. aureus
Nhiễm
Nhiễm khuẩn huyết
(n=58)
25,86
18,97
18,97
13,80
8,62
5,17
3,45
5,16
Viêm phổi
(n=242)
24,80
17,40
1,25
30,20
4,00
16,00
3,00
2,50
Nhiễm khuẩn vết mổ
(n=78)
23,08
5,12
Nhiễm khuẩn tiểu
(n=24)
16,67
19,20
3,85
29,49
9,00
10,26
25,00
58,33
291
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Nghiên cứu Y học
Tỷ lệ trực khuẩn gram âm sinh ESBL
Tỷ lệ sinh ESBL chung của trực khuẩn Gram
(‐) là 85,12% (183/215).
Bảng 2: Tỷ lệ các loài vi khuẩn sinh ESBL
Vi khuẩn
Klebsiella spp.
Escherichia coli
Enterobacter spp.
Morganella morganii
Tần số
88/183
63
17
15
Tỷ lệ %
48,08
34,42
9,30
8,20
Bảng 3: Tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL trong từng loài
Vi khuẩn
Klebsiella spp.
Escherichia coli
Enterobacter spp.
Morganella
morganii
ESBL (+)
ESBL (-) Tổng cộng
88 (86,27%) 14 (13,73%) 102 (100%)
63 (79,75%) 16 (20,25%) 79 (100%)
17(94,44%) 1 (5,56%) 18 (100%)
15 (93,75%)
1 (6,25%)
16 (100%)
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Biểu đồ 3: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của E.coli
Biểu đồ 4: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Klebsiella spp.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter spp.
Biểu đồ 6: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của PAEvà PCE
292
Chuyên Đề Nội Khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Nghiên cứu Y học
Biểu đồ 7: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của S. aureus
Tỷ lệ S. aureus kháng Methicillin (MRSA)
(n=17 chủng).
Trong 17 chủng Staphylococus aureus phân
lập được, 15 chủng có MIC của Vancomycin là
0,5 mg/L, 2 chủng có MIC là 1mg/L, chủng có
MIC >2mg/L=0.
BÀN LUẬN
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trong các vị trí NKBV thường gặp, nhiễm
khuẩn đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(60,17%), tiếp theo là nhiễm khuẩn vết thương,
vết mổ, da và mô mềm (19,4%), nhiễm khuẩn
huyết đứng vị trí thứ ba (14,43%) và thấp nhất là
nhiễm khuẩn tiết niệu (6%). Nhiễm khuẩn hô
hấp cũng luôn có tỷ lệ cao nhất theo kết quả điều
tra của Vũ Văn Giang năm 2005(8), và nghiên cứu
của Trần Thị Ngọc Anh BV Nhi Đồng 2 năm
2007(6). Điều này cho thấy, lây nhiễm qua đường
hô hấp trong NKBV là rất quan trọng, chiếm
hàng đầu trong lây nhiễm ở cả BV người lớn, BV
trẻ em.
Các chủng vi khuẩn gây NKBV tại BVNĐ1
chủ yếu là vi khuẩn gram âm (95,77%). Chiếm tỷ
lệ cao nhất là Klebsiella spp. (25,37%), đến
Acinetobacter spp. (24,13%), E. coli (19,65%) và P.
aeruginosa (14,18%). Nhìn chung, các loại vi
khuẩn gây NKBV là như nhau nhưng chỉ khác
nhau về tỷ lệ của từng vi khuẩn, sự khác biệt này
thay đổi theo từng bênh viện và từng thời điểm
khác nhau. Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Thị
Kim Cương: P. aeruginosa (29,7%), K.pneumoniae
(18,2%), S. aureus (13,6%), E. coli (13,3%), A.
baumannii (11,2%). So với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thanh Hà(4) cũng có sự khác biệt: S.
aureus (20,7%), A. baumannii (17,2%), Klebsiella
spp. (14%), E. coli (14%), P. aeruginosa (6,9%).
Nhiễm
Tỷ lệ vi khuẩn gây bệnh theo từng loại NKBV
Trong nhiễm khuẩn huyết, vi khuẩn
Acinetobacter spp. chiếm tỷ lệ cao nhất (25,86%),
tiếp theo là P. aeruginosa và Burkholderia cepacia
(18,97%), Klebsiella spp. đứng hàng thứ ba
(13,8%). Theo nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết
tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2009 thì vi
khuẩn hàng đầu là Klebsiella spp. (25,7%), kế đến
là S. aureus và P. aeruginosa, E. coli, Acinetobacter
spp. đứng hàng thứ tư.
Trong nhiễm khuẩn hô hấp vi khuẩn
Klebsiella spp. chiếm tỷ lệ cao nhất (30,2%), kế đến
là Acinetobacter spp. (24,8%), P. aeruginosa (17,4%)
và E. coli (16%). Nghiên cứu của Tô Song Diệp,
Nguyễn Phú Hương Lan tại BV Bệnh Nhiệt Đới
năm 2007 – 2008, tác nhân thường gặp trong
nhiễm khuẩn hô hấp là Acinetobacter spp. (27,8 –
32,5%), P. aeruginosa (22,7%), S. aureus (12,3%),
Klebsiella spp. (10,5%)(7).
Trong nhiễm khuẩn vết mổ, chiếm vị trí
hàng đầu là E. coli (29,49%), kế tiếp là
Acinetobacter spp. (23,08%) và Klebsiella spp.
(19,2%), S. aureus cũng chiếm tỷ lệ khá cao
(10,26%). Nghiên cứu của Phạm Đình Hòa, Trần
Ngọc Anh tại BV Nhi Đồng 2 năm 2004(5), vi
khuẩn thường gặp ngất là S. aureus (87,5%) và P.
aeruginosa (5%).
Trong nhiễm khuẩn tiết niệu, vi khuẩn E. coli
chiếm tỷ lệ cao nhất (58,33%), kế đến là Klebsiella
spp.(25%)và Acinetobacter spp. đứng hàng thứ ba
(16,67%). Nghiên cứu của tác giả Tô Song Diệp
tại BV Bệnh Nhiệt Đới năm 2000 – 2006, các tác
nhân thường gặp trong nhiễm khuẩn tiểu là E.
coli, K. pneumonia, Enterococcus spp., Proteus spp.
P. earuginosa.
293
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Tình hình đề kháng kháng sinh của từng
loại vi khuẩn
Klebsiella spp. đề kháng rất cao với các nhóm
kháng sinh: Cephalosporins, Aminoglycosides,
Fluoroquinolones, Bactrim, đề kháng thấp với
nhóm Carbepenems.
Acinetobacter spp. thì tỷ lệ đề kháng với các
kháng sinh nhóm Cephalosporins, Quinolones,
Gentamycin, Aminoglycosides là rất cao (>60%).
Trong đó, nhóm kháng sinh Carbapenems được
xem là mạnh nhất hiện nay cũng đề kháng với tỷ
lệ cao IMP (71,13%), Mem (73,2%). Đây là hiện
tượng báo động sớm cho lâm sàng, và điều đáng
nói, vi khuẩn này luôn là một trong những tác
nhân hàng đầu phân lập được trong các bệnh lý
NKBV, và đặc biệt đứng thứ nhất trong nhiễm
khuẩn huyết bệnh viện. So sánh với nghiên cứu
của Hồ Thị Kim Thoa, Trần Thị Ngọc Anh BV
Nhi Đồng 2 (2009)(3) thì tỷ lệ đề kháng của chúng
tôi cao hơn.
Ecoli là vi khuẩn phân lập được nhiều thứ ba,
đề kháng cao với nhóm kháng sinh
Cephalosporins,
Aminoglycosides,
Flouroquinolones, Bactrim, Ampicillin. Vi khuẩn
đề kháng trung bình với Ticarcillin. So với
nghiên cứu của BV Nhi Đồng 2 (2009)(3) thì tỷ lệ
đề kháng tại BV chúng tôi cao hơn.
Enterobacter spp. và.M morganii cũng có sự đề
kháng tương tự Ecoli
P. aeruginosa đề kháng với Cefotaxime rất cao
(>60%).Tuy nhiên, các kháng sinh nhóm
Carbapenems thì tỷ lệ đề kháng tương đối thấp
(khoảng 25 ‐ 30%), và trong đó, tỷ lệ đề kháng
với Ceftazidime dưới 20%. Điều này có thể có
liên quan với việc sử dụng kháng sinh ban đầu
là Cefotaxime, sau đó, khi có kết quả kháng sinh
đồ đề kháng với kháng sinh này, hay bệnh nhân
đáp ứng kém với điều trị, bác sỹ thường chuyển
sang dùng kháng sinh nhóm Carbapenems mà
không thường sử dụng Ceftazidime, do đó mà
kháng sinh này còn khá nhạy cảm.
Burkholderia cepacia tương tự với Pseudomonas
aeruginosa.
294
S. aureus: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ
lệ này MRSA rất cao 76,47%. Theo khảo sát
kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn gây
bệnh tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng
Nai từ 06/ 2011 – 04/ 2012, tỷ lệ vi khuẩn MRSA
cũng rất cao 90,6% và theo nghiên cứu sử dụng
kháng sinh và đề kháng kháng sinh 6 tháng đầu
năm 2009 tại bệnh viện Nhi Đồng 2 là trên 60%.
S. aureus đề kháng rất cao với các kháng sinh
đang sử dụng thông thường (>60%), kết quả này
cũng có thể xem là một lời cảnh báo rằng các
trường hợp NKBV khi có nghi ngờ tác nhân là S.
aureus thì việc sử dụng Oxacillin hầu như là vô
ích. S. aureus nhạy cảm 100% với Vancomycin.
Điều này tương tự với nghiên cứu của Hồ Thị
Kim Thoa, Trần Thị Ngọc Anh BV Nhi Đồng 2
năm 2009(3).
Tỷ lệ trực khuẩn gram âm tiết men ESBL
Tỷ lệ trực khuẩn gram âm tiết men ESBL là
(85,12%), Tại bệnh viện Thống Nhất, theo nghiên
cứu của tác giả Hoàng Kim Tuyến và cs. thì tỷ lệ
sinh ESBL của Klebsiella spp. là 18%, cao hơn E.
coli 17,7%(1) thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi.
Nếu so sánh hai nhóm ESBL (+) và ESBL (‐)
thì sự đề kháng các loại kháng sinh của nhóm vi
khuẩn ESBL (+) cao hơn nhóm còn lại. Nghiên
cứu của Hoàng Thị Phương Dung, Nguyễn
Thanh Bảo, Võ Thị Chi Mai(2) tại BV ĐHYD năm
2008, 47 chủng E. coli và 10 chủng Klebsiella spp.
tiết ESBL cũng đều có tỷ lệ đề kháng các kháng
sinh cao hơn các chủng không sinh ESBL.
KẾT LUẬN
Klebsiella spp. Acinetobacter spp, E. coli là
những vi khuẩn hay gặp gây NKBV tại BV Nhi
Đồng 1. Các vi khuẩn đề kháng kháng sinh rất
cao. Tỷ lệ sinh ESBLs cũng rất cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
Hoàng Kim Tuyến, Đặng Mỹ Hương, Thái Hữu Duyên,
Nguyễn Thị Thanh Tâm (2005), Phát hiện sớm ESBLs và hiệu quả
lâm sàng, Báo cáo khoa học bệnh viện Thống Nhất, thành phố
Hò Chí Minh.
Hoàng Thị Phương Dung (2009). “Khảo sát trực khuẩn GR(‐) sinh
men ‐Lactamase phổ rộng trong nhiễm trùng bệnh viện tại một số
bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
Vi Sinh khóa 2007‐2009 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Chuyên Đề Nội Khoa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
3.
4.
5.
6.
Hồ Thị Kim Thoa, Trần Thị Ngọc Anh (2012). “Tình hình sử
dụng kháng sinh 6 tháng đầu năm 2009 tại bệnh viên Nhi Đồng
2 TP. HCM”. Tạp chí Y Học Thực Hành, 831: 85‐92.
Nguyễn Thị Thanh Hà (2005). “NKBV‐tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy
cơ tại 6 bệnh viện phía nam”. Tạp chí y học thực hành, số chuyên
đề Hội thảo khoa học Chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Bộ Y tế
xuất bản, tr.81‐87.
Phạm Đình Hòa, Trần Ngọc Anh và tập thể khoa Vi Sinh (2006).
“Khảo sát vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm kháng sinh tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2004”. Tạp chí Y Học TP. HCM tập 10
– Phụ bản của số 2 – 2006: 113 – 118.
Trần Thị Ngọc Anh (2008). “Sự đề kháng KS của VK gây bệnh
thường gặp tại BV Nhi Đồng 2 năm 2007”. Tạp chí Y Học TP.
HCM tập 12 – Phụ bản của số 4: 183 – 191.
7.
8.
9.
Nghiên cứu Y học
Tô Song Diệp, Nguyễn Phú Hương Lan (2009), Tình hình đề
kháng kháng sinh của các chủng vi sinh phân lập tại bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới từ năm 2000‐2006, Báo cáo khoa học bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới, thành phố Hồ Chí Minh.
Vũ Văn Giang (2006), Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và một số
yếu tố liên quan tại một số bệnh viện thuộc Sở y tế thành phố Hà Nội.
Vũ Thị Kim Cương (2007), Khảo sát tình hình kháng kháng sinh của
các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất từ
15/10/2004 đến 30/06/2005, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 07/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Nhiễm
295