Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.81 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI  
MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 
Nguyễn Trần Tố Trân*, Lê Thị Tuyết Lan** 

TÓM TẮT 
Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đang ngày càng gia tăng cùng với xu hướng già hóa 
dân số nhưng chất lượng cuộc sống sức khỏe (CLCSSK) ở đối tượng cao tuổi ít được quan tâm. 
Mục  tiêu:  Đánh giá chất lượng cuộc sống sức khỏe bằng thang đo SGRQ và mối tương quan của nó với 
mức độ khó thở mMRC và FEV1 ở bệnh nhân BPTNMT cao tuổi . 
Đối tượng‐  phương pháp nghiên cứu: các bệnh nhân BPTNMT ≥ 60 tuổi đến khám tại phòng thăm dò 
chức năng hô hấp bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 9‐2012 đến tháng 3/2013. Phương pháp nghiên 
cứu: mô tả tiền cứu. 
Kết quả: có 113 bệnh nhân, tuổi trung bình 70,1± 7,5. Khó thở và khò khè là hai triệu chứng thường gặp 
(81,6% và 76,1%). CLCSSK của bệnh nhân nhóm A  cao  hơn  hai  nhóm  B  và  D  (p<0,001)  (phân  loại  GOLD 
2011). Nó có mối tương quan thuận rất chặt với mức độ khó thở mMRC (r=0,7, p<0,001) và tương quan nghịch 
mức độ trung bình với FEV1 (r= ‐0,4, p<0,001).  
Kết  luận:  CLCSSK của người BPTNMT cao tuổi liên quan đến mức độ nặng triệu chứng, có sự tương 
quan với mức độ khó thở và FEV1.  
Từ khóa: BPTNMT‐ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. CLCSSK‐ chất lượng cuộc sống sức khỏe. 

ABSTRACT 
THE HEALTH RELATED QUALITY OF LIFE IN THE ELDERLY PATIENTS WITH COPD 
Nguyen Tran To Tran, Le Thi Tuyet Lan  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 10 ‐ 13 
Background: Chronic obstructive pulmonary disease (COPD) is growing up along with population aging 
but the health related quality of life (HRQL) of the elderly patients hasn’t been concerned yet. 
Objectives:  To  evaluate  the  HRQL  in  the  elderly  patients  with  COPD  by  St  George’s  Respiratory 


Questionnaire (SGRQ) and the correlation of it with the severity of dyspnea mMRC and FEV1.  
Subjects and Methods: COPD patients ≥ 60 years old examined in the Respiratory function measurement 
Department  at  University  Medical  Center  HMC  from  September  2012  to  March  2013.  Methods:  prospective 
descriptive method. 
Results:  There  were  113  subjects  evaluated  with  mean  age  70.1±  7.5.  Dyspnea  and  wheezing  were  two 
common  symptoms  (81.6%  and  76.1%).  The  HRQL  of  Group  A  patients  was  higher  than  Group  B  and  D 
patients (p< 0.001) (GOLD 2011 classification). The HRQL was highly significant correlation with the severity 
of dyspnea mMRC (r= 0.7, p< 0.001) and moderate correlation with FEV1 (r= ‐0.4, p< 0,001). 
Conclusions: the HRQL of the elderly patients with COPD was related to the severity of symptoms, high 
correlation with the severity of dyspnea and moderate correlation with FEV1.  
Key words: COPD‐ Chronic obstructive pulmonary disease, HRQL‐ Health related quality of life. 
* Bộ môn Lão, ĐH Y Dược TP.HCM 
** Bộ môn Sinh lý, ĐH Y Dược TP.HCM 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Trần Tố Trân  ĐT: 0979635889  Email:  

10

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh  phổi  tắc  nghẽn  mạn  tính  (BPTNMT) 
đang  là  một  vấn  đề  được  quan  tâm  toàn  cầu. 
Theo dự báo của CDC đến năm 2020 đây sẽ là 
nguyên  nhân  gây  tử  vong  thứ  ba  trên  thế 
giới(7).  Năm  2006,  tần  suất  mắc  chung  của  thế 
giới  là  8,9%  nhưng  ở  người  ≥  65  tuổi  con  số 
này lên đến 15%(2). Từ năm 2003, Việt Nam đã 
là  nước  có  tần  suất  BPTNMT  đứng  đầu  khu 

vực  Châu  Á(6).  Với  xu  hướng  già  hóa  dân  số 
hiện nay, tần suất này sẽ ngày càng gia tăng và 
đặc biệt ở người cao tuổi(7).  
Đây  là  một  bệnh  lý  mạn  tính  và  tiến  triển 
nên mục đích điều trị là giảm nhẹ triệu chứng 
và  nâng  cao  chất  lượng  cuộc  sống  cho  bệnh 
nhân(1).  Có  nhiều  nghiên  cứu  về  chất  lượng 
cuộc  sống  nhưng  ít  tập  trung  vào  đối  tượng 
cao tuổi. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này 
nhằm  đánh  giá  chất  lượng  cuộc  sống  ở  bệnh 
nhân  BPTNMT  cao  tuổi  và  mối  tương  quan 
của  nó  với  mức  độ  khó  thở  theo  thang  đo 
mMRC và chỉ số FEV1.  

ĐỐI TƯỢNG‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất  cả  bệnh  nhân  BPTNMT  ≥60  tuổi  đến 
khám  tại  phòng  Thăm  dò  chức  năng  hô  hấp 
bệnh  viện  Đại  học  Y  Dược  thành  phố  Hồ  Chí 
Minh từ tháng 9/2012 đến tháng 3/2013. 

Tiêu chuẩn nhận vào  
Bệnh nhân ≥60 tuổi có chỉ số FEV1/FVC sau 
test giãn phế quản <0,7.  

Tiêu chuẩn loại trừ 
Có đợt cấp BPTNMT trong vòng 1 tháng qua 
Có các bệnh lý hô hấp khác đi kèm như: hen 
phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi mô kẽ. 
Đã phẫu thuật cắt phổi 

Ung thư phổi 

Phương pháp nghiên cứu 
Mô tả tiền cứu 

Hô Hấp 

Nghiên cứu Y học

Thu thập số liệu 
Bệnh  nhân  được  phỏng  vấn  về  triệu  chứng 
lâm sàng, tiền căn. Bệnh nhân được phân nhóm 
nguy cơ theo GOLD 2011 (A‐Nguy cơ thấp, triệu 
chứng ít, B‐ nguy cơ thấp, triệu chứng nhiều, C‐
nguy cơ cao, triệu chứng ít, D‐ nguy cơ cao, triệu 
chứng nhiều). 
Mức độ khó thở theo mMRC gồm 5 mức độ: 
0‐ Không khó thở, chỉ khó thở khi làm việc nặng, 
1‐  Khó  thở  khi  đi  vội  hay  lên  dốc,  2‐  Đi  chậm 
hơn  người  cùng  tuổi  hoặc  phải  dừng  lại  dù  đi 
trên đường bằng phẳng với tốc độ của mình, 3‐ 
Khó thở khi đi 100m hoặc vài phút trên đường 
bằng phẳng và 4‐ Khó thở khi thay quần áo hoặc 
không thể ra ngoài. 
Chất lượng cuộc sống SGRQ gồm 50 câu có 
ba yếu tố: triệu chứng, hoạt động và ảnh hưởng. 
Điểm tính cho từng yếu tố và tổng điểm chung 
bằng phần mềm Excel SGRQ calculator với điểm 
từ 0‐100.  
 Hô hấp ký đo bằng máy KoKo hãng Ferraris 

và theo chuẩn người Châu Á. 

Xử lý thống kê 
Phần mềm SPSS 16.0 

KẾT QUẢ 
Có  113  trường  hợp  đưa  vào  nghiên  cứu  và 
được phân tích với kết quả: 

Đặc điểm dân số nghiên cứu 
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu 
Tuổi trung bình
Giới: Nam
Nữ
Phân nhóm theo GOLD 2011
Nhóm A
Nhóm B
Nhóm C
Nhóm D
Các triệu chứng thường gặp
Khó thở
Khò khè
Ho ≥ 3 tháng
Khạc đàm ≥ 3 tháng

70,1 ± 7,5 tuổi
93,8%
6,2%
19,5%
41,6%

2,6%
36,3%
81,6%
76,1%
15,9%
15,9%

11


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Chất lượng cuộc sống sức khỏe theo thang 
đo SGRQ 

nữ(4).  Điều  này  cũng  phù  hợp  với  y  văn  và  các 
nghiên cứu trên thế giới. 

Bảng 2: Điểm chất lượng cuộc sống SGRQ theo 
nhóm nguy cơ  

Hai nhóm B và D chiếm tỉ lệ cao, có thể giải 
thích  do  đây  là  hai  nhóm  triệu  chứng  nhiều, 
thường  là  nguyên  nhân  khiến  bệnh  nhân  đến 
khám.  

Nhóm
A

B
C
D

n Điểm trung bình ± Khoảng tin cậy
p
Độ lệch chuẩn
95%
22
13,3 ± 8,8
9,4- 17,2
<0,001
47
28,6 ± 25,2
24,6- 35,6
3
32,5 ± 26
0- 97,1
41
36,4 ± 16,7
31,1- 41,7

Nhận  xét:  Dùng  phép  kiểm  ANOVA  so 
sánh,  chúng  tôi  chỉ  ghi  nhận  sự  khác  biệt  có  ý 
nghĩa thống kê giữa nhóm A so với hai nhóm B 
và D (p< 0,001). 

Mối tương quan giữa mức độ khó thở theo 
mMRC  với  chất  lượng  cuộc  sống  theo 
thang đo SGRQ 

 
Biểu đồ 2: Mối tương quan giữa FEV1 và chất 
lượng cuộc sống sức khỏe 

 
Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa mức độ khó thở 
mMRC và chất lượng cuộc sống sức khỏe. 

Khó  thở  và  khò  khè  là  hai  triệu  chứng 
thường gặp ở người BPTNMT cao tuổi (81,6% và 
76,1%).  Điều  này  phù  hợp  y  văn  vì  khó  thở  là 
triệu  chứng  chính  của  BPTNMT.  Ở  người  cao 
tuổi  có  tình  trạng  thoái  hóa  các  sợi  elastin  làm 
đường thở đóng sớm trong thì thở ra nên triệu 
chứng  khò  khè  dễ  xuất  hiện.  Trong  khi  ho  và 
khạc đàm mạn chiếm tỉ lệ thấp (15,9%), tương tự 
tác giả Marianne Voll‐Aenarud (12,9%)(4). 

Hệ số tương quan r = 0,7 (p< 0,001). Phương 
trình hồi qui Điểm SGRQ= 9,843 mMRC+11,331. 

Chất lượng cuộc sống sức khỏe theo thang 
đo SGRQ 

Mối tương quan giữa FEV1 với chất lượng 
cuộc sống sức khỏe theo thang đo SGRQ 

Trong  nghiên  cứu  này,  chúng  tôi  chỉ  ghi 
nhận sự khác biệt giữa nhóm A so với hai nhóm 
B  và  D  (p<0,001).  Nhóm  C  do  số  lượng  quá  ít 

nên chưa thấy sự khác biệt. Nhóm ít triệu chứng 
có  chất  lượng  cuộc  sống  cao  hơn  nhóm  nhiều 
triệu chứng. Điều này cũng được ghi nhận trong 
nghiên  cứu  của  Meilan  K  Han(3).  Mối  liên  hệ 
giữa triệu chứng và chất lượng cuộc sống cũng 
được nhiều nghiên cứu ghi nhận. 

Hệ số tương quan r = ‐0,4 (p< 0,001). Phương 
trình hồi qui Điểm SGRQ= ‐0,33 FEV1 + 46,56. 

BÀN LUẬN 
Đặc điểm dân số nghiên cứu 
Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 70,1± 7,5 
tuổi. Nam giới chiếm đa số (93,8%) do ở nước ta 
tỉ  lệ  hút  thuốc  lá  ở  nam  cao  hơn  nhiều  so  với 

12

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Mối  tương  quan  giữa  mức  độ  khó  thở 
mMRC và chất lượng cuộc sống sức khỏe 
Chúng tôi ghi nhận mức độ khó thở và chất 
lượng  cuộc  sống  sức  khỏe  có  sự  tương  quan 
thuận rất chặt (r= 0,7) ở người cao tuổi. Mức độ 
khó  thở  càng  cao  chất  lượng  cuộc  sống  càng 
thấp.  Mối  tương  quan  này  cũng  phù  hợp  với 
nhiều nghiên cứu(5). Điều này có thể giải thích vì 

khó thở là nguyên nhân chính cản trở cuộc sống 
của  bệnh  nhân  và  nó  là  chiếm  phần  lớn  trong 
thang đo SGRQ. 

Có  sự  tương  quan  thuận  rất  chặt  giữa  mức 
độ khó thở theo mMRC và chất lượng cuộc sống 
sức  khỏe.  Trong  khi  FEV1  có  sự  tương  quan 
nghịch  mức  độ  trung  bình  với  chất  lượng  cuộc 
sống sức khỏe ở bệnh nhân BPTNMT cao tuổi. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

Mối  tương  quan  giữa  FEV1  và  chất  lượng 
cuộc sống sức khỏe 

3.

Nghiên  cứu  chúng  tôi  ghi  nhận  có  mối 
tương quan nghịch mức độ trung bình giữa mức 
độ  nặng  hô  hấp  ký  (FEV1)  và  điểm  chất  lượng 
cuộc sống sức khỏe (r= ‐0,4, p<0,001). Mức độ tắc 
nghẽn  đường  thở  càng  nặng,  chất  lượng  cuộc 
sống càng thấp. Sự tương quan này phù hợp với 
nghiên  cứu  của  tác  giả  Marie  Westwood  (r  =‐
0,46,p<  0,001)(9).  Điều  này  có  thể  giải  thích  do 
mức  độ  tắc  nghẽn  đường  thở  và  triệu  chứng 
không  phải  luôn  song  hành,  có  những  trường 

hợp tắc nghẽn nặng nhưng triệu chứng ít.  

4.

KẾT LUẬN 
Triệu  chứng  thường  gặp  ở  bệnh  nhân 
BPTNMT  cao  tuổi  là  khó  thở  và  khò  khè.  Các 
nhóm  nhiều  triệu  chứng  có  chất  lượng  cuộc 
sống sức khỏe thấp hơn nhóm ít triệu chứng. 

Nghiên cứu Y học

5.
6.

7.
8.

9.

Global Initiative for Chronic Obstructive Pulmonary Disease 
(2013),  Global  strategy  for  the  diagnosis,  management  and 
prevetion  of  chronic  obstructive  pulmonary  disease. 
Available from: www.goldCOPD.com. 
Halbert  RJ,  et  al  (2006),  Global  burden  of  COPD:  systematic 
review and meta‐analysis. European Respiratoy Journal, Vol 
28: p.523‐532. 
Han  MK,  et  al  (2013),  GOLD  2011  disease  severity 
classification in COPDGene: a prospective cohort study. The 
Lancet Respiratory Medicine, Vol 1: p.43‐50. 

Hoang  Van  Minh,  et  al  (2013),  Knowledge  of  the  health 
consequences of tobacco smoking: across‐sectional survey  of 
Vietnamese adults. Glob Health Action, Vol 6: p.1‐9. 
Jone  PW  (2001),  Health  status  measurement  in  chronic 
obstructive pulmonary disease. Thorax, Vol 56: p.880‐887. 
Regional  COPD  working  group  (2003),  COPD  prevalence 
in 12 Asia‐ Pacific countries and regions: projections based 
on  the  COPD  prevalence  estimation  model.  Respirology, 
Vol 8: p.192‐198. 
Viegi  G,  et  al  (2006),  Epidemiology  of  Chronic  Obstructive 
Pulmonary Disease. Respration, Vol 11: p.523‐532. 
Voll Aenerud M, et al (2008), Respiratory symptoms, COPD 
severity,  and  health  related  quality  of  life  in  a  general 
population sample. Respiratory Medicine, Vol 102: p.399‐406.  
Westwood M, et al (2011), Relationship between FEV1 change 
and  patient  reported  outcomes  in  randomised  trials  of 
inhaled  bronchodilators  for  stable  COPD:  a  systematic 
review. Respiratory Research, Vol 12: p.1‐9. 
 

Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

 

Hô Hấp 

13




×