Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.87 KB, 3 trang )

I. Phép lặp cú pháp
Câu 1 (trang 150 sgk ngữ văn 12 tập 1):
a, Câu lặp cú pháp:
- Sự thật là từ mùa thu năm 1940… thuộc địa của Pháp nữa.
- Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay
Pháp.
Kết cấu phép lặp ở trên:
+ Sự thật là…, CN (dân ta) – VN (thành thuộc địa), bổ ngữ
+ Dân ta (đã/ lại) – VN
→ Mục đích nhấn mạnh, tô đậm, khẳng định sự thật, chân lí
b, Phép lặp trong đoạn thơ
Câu 1 và 2: CN (đây) - VN (là của chúng ta)
Câu 3, 4, 5: Những Danh từ- Định tố
Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với đất
nước của nhà thơ.
c, Lặp lại cấu trúc: Nhớ sao…
→ Tái hiện chân thực nỗi nhớ của những người lính cách mạng, tác giả khi trở
về xuôi vẫn tha thiết nhớ nhưng Việt Bắc
Câu 2 (trang 151 sgk ngữ văn 12 tập 1):
- Giống nhau: đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp
- Khác nhau:


+ Số lượng tiếng: ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (nhiều câu tục
ngữ), trong những câu (vế câu) lặp lại kết cấu cú pháp với nhau, cần tương ứng
về mặt từ loại
Trong văn xuôi, thơ tự do, những kết cấu cú pháp, sự đối xứng về từ loại và cấu
tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối :
+ Những dòng sông đỏ nặng phù sa/ những ngả đường bát ngát…
- Nhịp điệu: trong câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu, những vế câu lặp kết
cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng lặp


+ Kết cấu nhịp điệu 2/5 hoặc 2/2/3 trong hai câu thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm
II. Phép liệt kê
- Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn kết hợp phép liệt kê:… thì
ta… thì cùng nhau…
Nhằm bày tỏ nỗi lòng của tác giả, làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của
Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ: cho cơm áo, thăng chức, cấp bổng, cho thuyền,
ngựa
Trong đoạn văn Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:
- Sử dụng phép liệt kê (kể tội ác của giặc Pháp)
- Sử dụng phép lặp cú pháp
→ Lên án, tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng
lời lẽ hùng biện và giọng văn đanh thép
III. Phép chêm xen
Câu 1 (trang 152 sgk ngữ văn 12 tập 1):
(thị suy nghĩ đến giờ mới xong): trạng ngữ cho vị ngữ “thị hỏi hắn”
- Dấu tách biệt bộ phận: dấu ngoặc đơn


- Tác dụng của bộ phận đó: bổ sung thông tin cái khoảnh khắc “Thị Nở đặt bàn
tay lên ngực hắn (tức Chí Phèo)
b, Cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau: bổ sung cho từ “cô độc” đứng
trước
- Dấu tách các bộ phận: dấu phẩy
→ giải thích, làm rõ nghĩa cho từ “cô độc” trong suy nghĩ của Chí Phèo
c, Có ai ngờ và thương, thương quá đi thôi – được tách bằng dấu ngoặc đơn
cuối câu.
- Thông tin thêm về thái độ ngạc nhiên và tình cảm thương mến của người viết
với đối tượng
d, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam

là thành phần chêm xen, bổ sung cho chúng tôi, nằm ở giữa câu, được tách
bằng dấu phẩy
Câu 2 (Trang 153 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Tác giả Tố Hữu được biết đến là nhà thơ trữ tình chính trị với nhiều tác phẩm
tái hiện chân thực chặng đường cách mạng. Việt Bắc, kiệt tác nghệ thuật của
Tố Hữu, được sáng tác trong giai đoạn lịch sử quan trọng- thời kì kháng chiến
chống Pháp cứu nước của dân tộc. Với tầm nhìn của nhà tư tưởng, tâm hồn
nghệ sĩ, Tố Hữu miêu tả sâu sắc mà cảm động cuộc chia ly của những người
lính kháng chiến với căn cứ cách mạng Việt Bắc, cũng như hiện thực chiến
tranh suốt 15 năm kháng chiến.



×