Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả hóa trị trên bệnh nhân ung thư tụy tại bệnh viện K

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.84 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
conlusion, Corrective surgical therapy is one of the options that provided good long-term results
with few complications.
Keyword: hyperthyroidism, total thyroidectomy

KẾT QUẢ HÓA TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN
UNG THƯ TỤY TẠI BỆNH VIỆN K
Nguyễn Tuyết Mai, Phạm Thị Vân Anh
Bệnh viện K Hà Nội
Đánh giá kết quả hóa trị trên bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn lan tràn tại chỗ hoặc di căn tại bệnh viện
K. Kết quả cho thấy không có đáp ứng hoàn toàn và đáp ứng một phần là18,3%; bệnh giữ nguyên là 42,9%,
bệnh tiến triển là 38,8%. Sống thêm không tiến triển ước tính theo Kaplan - Meier tại thời điểm 6 tháng là
46,6% với thời gian sống thêm không tiến triển trung bình là 5,9 ± 0,7 tháng. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại 1
năm là 30,3% với thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 11,6 ± 1,5 tháng. Sống thêm toàn bộ nhóm đa hóa
trị cao hơn nhóm đơn hóa trị với gemcitabine. Hóa trị giúp cải thiện thời gian sống thêm cho ung thư tụy giai
đoạn lan tràn tại chỗ hoặc di căn. Phác đồ đa hóa trị với gemcitabine cho tỉ lê đáp ứng và sống thêm cao nhất.
Từ khóa: ung thư tụy, thời gian sống thêm không tiến triển, thời gian sống thêm toàn bộ, hóa trị liệu,
gemcitabine

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư tụy là một loại u ác tính có nguồn
gốc từ các tế bào của mô tụy. Trong đó hơn
95% là ung thư biểu mô tuyến của tụy xuất
phát từ phần tụy ngoại tiết được gọi là ung thư
tụy ngoại tiết, khoảng 5% ung thư phát triển từ
tế bào đảo tụy thuộc phần tụy nội tiết và được
xếp vào nhóm u thần kinh nội tiết [1].
Về dịch tễ học, ung thư tụy đứng thứ 13
trong số các bệnh ung thư hay gặp nhất trên
toàn thế giới và đứng thứ 8 trong số các
nguyên nhân gây tử vong do ung thư. Tỷ lệ


mắc cao nhất ở Mỹ, thấp nhất ở Ấn Độ và
Thái Lan. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư tụy
chuẩn theo tuổi là 0,7/100.000 dân và có xu
hướng tăng lên trong những năm gần đây [1].
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Tuyết Mai, Bệnh viện K Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 13/01/2013
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013

TCNCYH 82 (2) - 2013

Ung thư tụy thường gặp ở tuổi từ 70 đến 80
và khá cân bằng giữa 2 giới, một số yếu tố
nguy cơ gây ung thư tụy như các yếu tố về di
truyền, hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường,
uống rượu, viêm tụy, các yếu tố về môi trường
làm việc và chế độ ăn …. [1, 2]. Nhờ những
tiến bộ của y học nên việc chẩn đoán ung thư
tụy có nhiều cải thiện. Tuy nhiên do các triệu
chứng bệnh thường xuất hiện muộn và không
đặc hiệu mà 80% bệnh nhân ung thư tụy
được chẩn đoán là ở giai đoạn không còn khả
năng phẫu thuật cắt bỏ u [4]. Điều trị ung thư
tụy, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị cơ
bản, được chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn
sớm còn khả năng cắt bỏ u. Với ung thư tụy
giai đoạn III, IV hoặc ung thư tụy tái phát thì
hóa trị toàn thân là phương pháp điều trị chính
với mục đích là giảm nhẹ triệu chứng và cải
thiện thời gian sống thêm. Có nhiều phác đồ

hóa chất đã được áp dụng trong thực hành
lâm sàng, trong đó phác đồ gemcitabine đơn
83


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thuần hoặc kết hợp vẫn được xem là phác đồ
tối ưu cho điều trị ung thư tụy giai đoạn tiến
triển [1, 4]. Tuy nhiên, ung thư tụy vẫn là bệnh
có tiên lượng xấu, thời gian sống thêm trung
bình của ung thư tụy giai đoạn tiến triển tại
chỗ là từ 8 - 12 tháng và ở giai đoạn có di căn
là từ 3 - 6 tháng [3, 4]. Hiện nay ở nước ta, có
một số nghiên cứu về ung thư tụy nhưng chủ
yếu tập trung về vấn đề lâm sàng, giá trị của
một số xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán
hình ảnh trong chẩn đoán bệnh, đánh giá về
phương pháp điều trị phẫu thuật và kết quả
điều trị phẫu thuật. Vấn đề điều trị hóa chất và
đánh giá sống thêm của ung thư tụy sau điều
trị hóa chất đến nay vẫn chưa có tác giả nào
đề cập đến. Chính vì vậy nghiên cứu này
được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá kết
quả hóa trị trên bệnh nhân ung thư tụy giai
đoạn lan tràn tại chỗ hoặc tái phát di căn tại
bệnh viện K.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Bệnh nhân ung thư tụy được điều trị hóa

chất tại Bệnh viện K từ tháng 01/2007 đến
tháng 10/2012.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: bệnh
nhân ung thư tụy giai đoạn lan tràn tại chỗ
hoặc tái phát di căn (theo AJCC 2010) [3], có
mô bệnh học là ung thư tụy ngoại tiết, đã
được điều trị ít nhất 2 đợt hóa chất, bệnh
nhân được theo dõi sau điều trị, tự nguyện
tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: là nghiên cứu can
thiệp lâm sàng không đối chứng.
Cỡ mẫu: nghiên cứu được tiến hành trên
49 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn từ
01/2007 đến 10/2012 với phương pháp chọn
mẫu thuận tiện.
84

Các bước tiến hành
- Tùy theo thể trạng bệnh nhân, điều kiện
kinh tế, chế độ bảo hiểm y tế... bệnh nhân
được điều trị một trong những phác đồ sau:
+ Phác đồ GEM đơn thuần hoặc kết hợp:
Gemcitabin với capecitabin (GEMCAP).
Gemcitabin 1000 mg/m² da, truyền tĩnh
mạch 30 phút, ngày 1 + ngày 8.
Capecitabine 650 mg/m² da, uống 2 lần/
ngày, liên tục từ ngày 1 tới ngày 14 hoặc kết
hợp với Oxaliplatin ( GEMOX) 100 mg/m² da,
truyền tĩnh mạch 120 phút, ngày 2. Chu kì 2

tuần.
+ Phác đồ khác:
Capecitabine đơn thuần: liều 1250 mg/m²
da, uống 2 lần mỗi ngày liên tục trong 14
ngày, chu kì 21 ngày.
Hoặc 5-FU 425 mg/m² da, truyền tĩnh
mạch ngày 1 đến ngày 5 và Leucovorin 20
mg/m² da, truyền tĩnh mạch ngày 1 đến ngày
5. Chu kì 28 ngày.
- Đánh giá đáp ứng điều trị theo RECIST
[1] gồm 4 mức độ: đáp ứng hoàn toàn, đáp
ứng một phần, bệnh giữ nguyên và bệnh
tiến triển.
- Đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ là
khoảng thời gian từ khi bệnh nhân được chẩn
đoán cho tới khi bệnh nhân tử vong do bệnh.
- Thời gian sống thêm không bệnh tiến
triển: là khoảng thời gian từ lúc đạt đáp ứng
hoàn toàn hay đáp ứng một phần cho tới khi
có dấu hiệu bệnh tiến triển trở lại.
3. Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu đã
được thông qua tại Hội đồng Đạo đức Bệnh
viện K.

III. KẾT QUẢ
1. Một số đặc điểm của đối tượng
nghiên cứu
Kết quả cho thấy tổng số có 49 bệnh nhân
tham gia nghiên cứu, trong đó nam giới chiếm
TCNCYH 82 (2) - 2013



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
GEM kết hợp (GEMOX, GEMCIS, GEMCAP)
chiếm tỷ lệ cao nhất với 49,0%, tiếp đến là
phác đồ GEM đơn thuần chiếm 30,6%, còn lại
sử dụng các phác đồ điều trị khác như 5-FU,
Capecitabine... chiếm 20,4%. Kết quả cũng
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được điều trị hóa
chất bước 2 chiếm 51%, còn lại 49% bệnh
nhân không điều trị hóa chất tiếp bước 2.

tỷ lệ 59,2% còn lại là nữ giới với 40,8%. Tỷ lệ
nam/nữ là 1,5/1. Tuổi trung bình của các đối
tượng nghiên cứu là 54,5 tuổi, thấp nhất là 32
tuổi và cao nhất là 73 tuổi. Bệnh gặp nhiều ở
lứa tuổi từ 51- 60, chiếm tỷ lệ là 42,9%. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có
CA 19.9 tăng chiếm 61,9%. Tỷ lệ bệnh nhân ở
giai đoạn lan tràn tại chỗ chiếm 71,4% và giai
đoạn di căn xa chiếm 28,6%.
Hầu hết các bệnh nhân đều được dùng
hóa chất với liều lượng từ 85 - 100% liều
chuẩn chiếm tỷ lệ 91,8%, số bệnh nhân còn lại
dùng hóa chất với liều dưới 85% (chiếm tỷ lệ
8,2%). Đa số bệnh nhân được điều trị trên 3
đợt hóa chất chiếm tỷ lệ 71,4%, còn lại được
điều trị dưới 3 đợt hóa chất chiếm 28,6%. Kết
quả cho thấy số bệnh nhân điều trị phác đồ


2. Đáp ứng điều trị và một số đặc điểm
liên quan
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh
nhân sau điều trị hóa chất bước 1 có bệnh ổn
định chiếm tỷ lệ cao nhất với 42,9%, tỷ lệ
bệnh đáp ứng một phần chiếm tỷ lệ 18,3%. Có
38,8% trường hợp bệnh tiến triển sau điều trị
phác đồ hóa chất bước 1 và không có bệnh

Bảng 1. Mối liên quan giữa đáp ứng điều trị với phác đồ,
số đợt điều trị và nồng độ CA 19.9
Bệnh đáp ứng hoặc giữ
nguyên

Bệnh tiến triển

n1

%

n2

%

6
19
5

40,0
79,2

50,0

9
5
5

60,0
20,8
50,0

30

61,2

19

38,8

26
4

72,2
30,8

10
9

27,8
69,2


Tổng

30

61,2

19

38,8

* Nồng độ CA 19.9 (n = 42)
≤ 35
35 - 500
> 500

13
8
5

81,3
72,7
33,3

3
3
10

18,7
27,3
66,7


Tổng

30

61,2

19

38,8

* Phác đồ điều trị (n = 49)
GEM đơn thuần
GEM kết hợp
Khác
Tổng
* Số đợt điều trị (n = 49)
> 3 đợt
≤ 3 đợt

p

p > 0,05
p* < 0,05

p < 0,05

p < 0,01

p* là giá trị p khi so sánh giữa 2 nhóm GEM đơn thuần và GEM kết hợp.

Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng hoặc bệnh giữ nguyên sau điều trị hóa chất chiếm
đa số với 61,2%, còn lại 38,8% bệnh tiến triển sau điều trị.
TCNCYH 82 (2) - 2013

85


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bệnh nhân được điều trị GEM kết hợp có
tỷ lệ đáp ứng hoặc giữ nguyên là cao nhất
chiếm 79,2%. Tỷ lệ bệnh đáp ứng hoặc giữ
nguyên ở nhóm bệnh nhân được điều trị GEM
kết hợp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm được điều trị GEM đơn thuần (p* < 0,05).
Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng hoặc bệnh giữ
nguyên sau khi điều trị > 3 đợt là 72,2%, cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân
điều trị ≤ 3 đợt (p < 0,05).

Có 42 bệnh nhân được xét nghiệm CA
19.9. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có
nồng độ CA 19.9 càng cao thì xu hướng bệnh
đáp ứng với phác đồ điều trị hoặc giữ nguyên
càng thấp, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê
với p < 0,01.
3. Thời gian sống thêm của bệnh nhân
Thời gian sống thêm mà bệnh không
tiến triển

Biểu đồ 1. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển

Kết quả cho thấy thời gian sống thêm mà bệnh không tiến triển trung bình là 5,9 ± 0,7 tháng.
Tỷ lệ sống thêm không bệnh ước tính theo Kaplan - Meier tại thời điểm 6 tháng sau điều trị
là 46,6%.
Thời gian sống thêm toàn bộ

Biểu đồ 2. Thời gian sống thêm toàn bộ
86

TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sống thêm toàn bộ ước tính theo Kaplan - Meier tại thời
điểm 1 năm sau điều trị là 30,3%. Thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân trung bình là
11,6 ± 1,5 tháng.
Bảng 2. Sống thêm theo giai đoạn bệnh

Giai đoạn bệnh

Giai đoạn tiến triển tại chỗ

Giai đoạn di căn

(n1 = 35)

xa (n2 = 14)

37,1

17,6


12,7 ± 0,9

9,2 ± 1,3

Tỷ lệ sống thêm 1 năm (%)
Thời gian sống thêm trung bình (tháng)
p

0,047

Biểu đồ 3. Sống thêm theo giai đoạn bệnh
Kết quả cho thấy tỷ lệ sống thêm toàn bộ 1năm ở nhóm bệnh tiến triển tại chỗ cao hơn tỷ lệ
sống thêm toàn bộ 1 năm ở nhóm bệnh có di căn xa có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Sống thêm toàn bộ theo phác đồ điều trị
Bảng 3. Liên quan sống thêm và phác đồ hóa trị
GEM (n1 = 15)

GEM kết hợp (n2 = 24)

Khác (n3 = 10)

STTB 1 năm (%)

17,6

40,2

25


STTB trung bình (tháng)

9,3

14,3

9,3

Phác đồ

p

0,013

Kết quả cho thấy tỷ lệ sống thêm toàn bộ 1 năm ở nhóm bệnh nhân được điều trị bằng phác
đồ GEM kết hợp là cao hơn so với nhóm điều trị bằng GEM đơn thuần và nhóm điều trị bằng
phác đồ khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
TCNCYH 82 (2) - 2013

87


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

IV. BÀN LUẬN
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân có đáp ứng với điều trị hoặc bệnh
giữ nguyên chiếm tới 61,2%. Kết quả này thấp
hơn nghiên cứu của Cunning ham và cộng sự
(2009) với tỷ lệ đáp ứng hoặc giữ nguyên là

> 80% [4] và tương tự kết quả theo tác giả
Heinemann và cộng sự (2006) với tỷ lệ này là
57-79%. Tỷ lệ bệnh đáp ứng hoặc giữ nguyên
ở nhóm bệnh nhân được điều trị GEM kết hợp
cao hơn rõ rệt so với nhóm được điều trị GEM
đơn thuần. Điều đó cho thấy phác đồ đa hóa
trị cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn phác đồ đơn trị
[2, 4]. Theo kết quả của nghiên cứu này thì tỷ
lệ bệnh nhân có nồng độ CA 19.9 càng cao thì
xu hướng bệnh đáp ứng với phác đồ điều trị
hoặc giữ nguyên càng thấp, sự khác biệt là có
ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên cho đến nay các
nghiên cứu nước ngoài vẫn còn mâu thuẫn
trong việc xem xét nồng độ CA 19.9 như là
yếu tố dự đoán đáp ứng với điều trị hóa chất
ở bệnh nhân ung thư tụy [5].
Thời gian sống thêm trung bình mà bệnh
không tiến triển là 5,9 ± 0,7 tháng. Trong đó,
bệnh nhân có bệnh tiến triển nhanh nhất là 1
tháng từ lúc bắt đầu điều trị và bệnh nhân tiến
triển chậm nhất là 10 tháng. Tỷ lệ sống thêm 6
tháng không tiến triển là 46,4%. Kết quả này
tương tự với nghiên cứu GERCOR/GISCAD
(2005) cho biết thời gian sống thêm không tiến
triển trung bình ở nhóm điều trị bằng
GEMOX hoặc GEM tương ứng là 5,8 và 3,7
tháng [3]. Kết quả cho thấy thời gian sống
thêm toàn bộ trung bình là 11,6 ± 1,5 tháng và
tỉ lệ sống thêm 1 năm của các bệnh nhân là
30,3%. Theo kết quả của nghiên cứu GERCOR/GISCAD cho thấy thời gian sống thêm

toàn bộ trung bình ở nhóm điều trị bằng Gemcitabine đơn thuần là 7 tháng, tỷ lệ sống thêm
1 năm là 27,8%; còn ở nhóm điều trị bằng
phác đồ GEMOX là 9 tháng với tỷ lệ sống
88

thêm 1 năm là 34,7% [3]. Như vậy, kết quả
của nghiên cứu này có giá trị cao hơn, sự
khác biệt này là do nghiên cứu này có tỷ lệ
bệnh nhân ở giai đoạn bệnh lan tràn tại chỗ
cao hơn. Thời gian sống thêm toàn bộ ở
nhóm giai đoạn tiến triển tại chỗ trung bình là
12,7 tháng, trong khi nhóm di căn là 9,2 tháng,
với tỷ lệ sống thêm 1 năm tương ứng là
37,1% và 17,6%. Kết quả này phù hợp với
một số nghiên cứu trên thế giới của các tác
giả Louvet (2002), Rocha Liam (2004), Jessus Acosta (2011) [6, 7].
Trong nghiên cứu này, các phác đồ được
chia thành 3 nhóm: nhóm GEM đơn thuần,
nhóm GEM kết hợp (gồm Gemcitabine kết
hợp với Oxaliplatin, hoặc Capecitabine hoặc
Cisplatin), nhóm điều trị phác đồ khác (gồm
các phác đồ Capecitabine đơn thuần, 5-FU
đơn thuần với Leucovorin). Kết quả phân tích
mối liên quan giữa thời gian sống thêm và
phác đồ hóa trị cho thấy nhóm GEM kết hợp
cho kết quả thời gian sống thêm toàn bộ trung
bình là 14,3 tháng, tỷ lệ sống thêm 1 năm là
40,2%, còn nhóm GEM đơn thuần và nhóm
điều trị phác đồ khác có thời gian sống thêm
toàn bộ trung bình là 9,3 tháng và tỷ lệ sống

thêm 1 năm tương ứng là 17,6% và 25% với
p = 0,013. Nghiên cứu GERCOR/GISCARD
cũng cho thấy sự khác biệt giữa phác đồ GEM
kết hợp và GEM đơn thuần tuy nhiên chưa
thấy có ý nghĩa thống kê [3].

V. KẾT LUẬN
Hóa trị cho ung thư tụy giai đoạn lan tràn
tại chỗ hoặc di căn giúp cải thiện thời gian
sống thêm không tiến triển và sống thêm toàn
bộ. Phác đồ GEM kết hợp đem lại kết quả đáp
ứng và sống thêm cao hơn.

Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng
TCNCYH 82 (2) - 2013


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nghiệp tại Bệnh viện K đã tạo điều kiện và hỗ
trợ trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu
này. Đồng thời chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn
chân thành tới PGS.TS. Ngô Văn Toàn, Đại
học Y Hà Nội về những đóng góp ý kiến quý
báu để chúng tôi hoàn thành bài báo này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn,
Nguyễn Tuyết Mai (2010). Ung thư tụy. Điều
trị nội khoa bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y

học, 189 - 199.
2. Heinemann V, Quietzsch D et al
(2006). Randomized phase III trial of
Gemcitabine plus Cisplatin compared with
Gemcitabine alone in advanced pancreatic

4. Cunningham D, Ian Chau et al (2009).
Étude randomisée de phase III comparant
gemcitabine à gemcitabine plus capécitabine
chez des patients attaints d’un cancer du pancreas de stade avancé. J Clin Oncol, 27,
5513 - 5518.
5. Rocha Lima C. M, Green M. R (2004).
Irinotecan plus Gemcitabine results in no
survival
advantage
compared
with
Gemcitabine monotherapy in patients with
locally advanced or metastatic pancreatic
cancer despite increased tumor response rate.
J Clin Oncol, 22, 3776 - 3783.
6. Jesus-Acosta A, George R. Oliver et
al (2011). A multicenter analysis of GTX chemotherapy in patients with locally advanced
and metastatic pancreatic adenocarcinoma.

cancer. J Clin Oncol, 24, 3946 - 3952.
3. Louvet C, Labianca L et al (2005).
Gemcitabine in combined with Oxaliplatin
compared with Gemcitabine alone in locally
advanced or metastatic pancreatic cancer:

Results of a GERCOR and GISCAD phase III

Cancer Chemother Pharmacal, 69, 415 - 424.
7. Louvet C, André T et al (2002). Gemcitabine combined with Oxaliplatin in advanced
pancreatic adenocarcinoma: Final results of a
GERCOR multicenter phase II study. J Clin

trial. J Clin Oncol, 23, 3509 - 3516.

Oncol, 20, 1512 - 1518.

Summary
THE EFFICACY OF CHEMOTHERAPY IN PATIENTS WITH LOCALLY
ADVANCED OR METASTATIC PANCREATIC CANCER
The purpose of this study is to evaluate the efficacy of chemotherapy in patients with locally
advanced or metastatic pancreatic cancer. Results: we found that none of the patients showed a
complete response after ... months of chemotherapy. However, about 18.3% of the patients exhibited partial responses. After treatment, 42.9% of the patients were stable, and progressive diseass
were observed in 38.8% of the patients. At 6 months of treatment, 46.6% exhibited
progression-free disease (PFS). The median progression-free survival was 5.9 + 1.5 months. At 1
year post chemotherapy, the overal survival rate was 30.9% with a median survival was 11.6 +
1.5 months. Gemcitabine-chemotherapy combination treatment was more superior than Gemcitabine alone in increasing the overall survival rate of locally advanced or metastatic pancreatic
cancer patients. Conclusion: Chemotherapy treatment in combinantion with Gemcitabine is a better therapy than treatment with Gemcitabine alone in improving the survival rates of patients with
locally advanced or metastatic pancreatic cancer.
Keywords: pancreatic cancer, progression - free disease (PFS), overall survival, chemotherapy, gemcitabine
TCNCYH 82 (2) - 2013

89




×