Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mối liên quan giữa kháng thể kháng Ro/SSA và tiền sử thai nghén của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.33 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG Ro/SSA VÀ TIỀN SỬ
THAI NGHÉN CỦA BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
Nguyễn Thị Hà Vinh, Lê Hữu Doanh
Trường Đại học Y Hà Nội
Bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) có khả năng mang thai như
phụ nữ bình thường khác, nhưng thai nghén ở những bà mẹ này có thể hay gặp những tai biến sản khoa
hơn. Kháng thể kháng Ro/SSA (anti - Ro/SSA, Sjogren’s syndrome A) là một trong những yếu tố nguy cơ
của những tai biến sản khoa ở những phụ nữ SLE. Nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa tiền sử
thai nghén và kháng thể anti - Ro/SSA ở bệnh nhân SLE. Kết quả cho thấy 56,8% số bệnh nhân có kháng
thể anti - Ro/SSA dương tính, nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA trung bình ở nhóm bệnh nhân có tiền sử thai
nghén bất thường cao hơn nhóm bệnh nhân có tiền sử thai nghén bình thường. Sự có mặt của kháng thể
anti - Ro/SSA là yếu tố nguy cơ làm tăng sự xuất hiện biến chứng trẻ sinh ra nhẹ cân.
Từ khóa: Lupus ban đỏ hệ thống, thai nghén, kháng thể anti-Ro/SSA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những
bệnh tổ chức liên kết tự miễn thường gặp
nhất. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh trên thế
giới khoảng 20 - 150 trường hợp trên 100.000
dân [1]. Bệnh có thể gặp ở cả hai giới vào bất

chảy máu sau đẻ…[4]. Những bất thường sản
khoa thường gặp có thể kể đến là tiền sản
giật, sản giật, sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ
cân, Lupus sơ sinh… Mặt khác, việc mang
thai cũng có thể làm bệnh Lupus ban đỏ hệ

kỳ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp nhất ở phụ nữ


thống của người mẹ nặng lên, trên lâm sàng
hay gặp là các đợt bùng phát bệnh, đặc biệt là

trẻ tuổi, đặc biệt là thời kỳ có thai và cho con
bú [2]. Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể của

tình trạng viêm cầu thận. Tình trạng nặng lên

bệnh chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các
nghiên cứu đều chỉ ra vai trò của yếu tố gen,
hormon sinh dục, môi trường và các rối loạn
đáp ứng miễn dịch trong cơ chế bệnh sinh [3].
Mặc dù bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống
có khả năng mang thai giống như những phụ
nữ bình thường khác, nhưng thai nghén ở
những bà mẹ này có thể có những biến chứng
nguy hiểm, đặc biệt là những người có kèm
theo tăng huyết áp, bệnh thận Lupus nặng nề,

của bệnh Lupus có thể gặp ở ba quý của thai
kỳ, thậm chỉ cả thời kỳ hậu sản [5]. Vì vậy,
bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống khi mang
thai cần được khám bệnh và theo dõi cẩn thận
tình trạng của người mẹ và thai nhi, đặc biệt là
những trường hợp thai nghén nguy cơ cao.
Kháng nguyên Ro/SSA là một trong những
kháng nguyên nhân hòa tan chính được biết
đến của các bệnh tổ chức liên kết, thường liên
quan với Lupus ban đỏ hệ thống, Lupus da
thể bán cấp, hội chứng Sjogren và Lupus ban

đỏ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số nghiên
cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng kháng thể anti-

Địa chỉ liên hệ: Lê Hữu Doanh, Bộ môn Da liễu, Trường
Đại học Y Hà Nội.
Email:
Ngày nhận: 14/10/2015
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015

TCNCYH 98 (6) - 2015

Ro/SSA có thể là yếu tố gây ra những tai biến
sản khoa ở những phụ nữ có bệnh tự miễn
nói chung và Lupus ban đỏ hệ thống nói riêng
[6; 7; 8].

17


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Cho đến nay, chưa có công bố nào nghiên

+ Trẻ sinh ra nhẹ cân: trẻ sinh ra có cân

cứu về tiền sử thai nghén của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống cũng như mối liên quan

nặng ≤ 2500 gram.

giữa tiền sử thai nghén và kháng thể anti-Ro/
SSA ở những bệnh nhân này.


thường nếu trong tiền sử hoặc hiện tại có một

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với
mục tiêu xác định mối liên quan giữa tiền sử

tiền sản giật, sản giật, sinh non, trẻ sinh ra
nhẹ cân.

thai nghén và kháng thể anti-Ro/SSA ở bệnh
nhân Lupus ban đỏ hệ thống.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
169 bệnh nhân nữ, được chẩn đoán SLE
theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa
Kỳ (ARA) 1997, đến khám và theo dõi tại
phòng khám chuyên đề các bệnh tổ chức liên
kết tự miễn của bệnh viện Da liễu Trung ương
từ tháng 01/2014 đến 10/2014.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân nữ, được chẩn đoán Lupus ban
đỏ hệ thống, trong độ tuổi sinh sản (> 15 tuổi),
được làm xét nghiệm kháng thể anti - Ro/SSA
bằng kỹ thuật ELISA (enzyme - linked immunosorbent assay), đồng ý tham gia nghiên
cứu.

+ Bệnh nhân có tiền sử thai sản bất
trong các biểu hiện: thai lưu, sảy thai tự nhiên,


2. Phương pháp: tiến cứu, mô tả cắt
ngang.
- Các bước tiến hành
+ Chọn bệnh nhân theo các tiêu chuẩn
như trên.
+ Điền thông tin vào mẫu bệnh án nghiên
cứu.
+ Lấy máu bệnh nhân để làm xét nghiệm
ELISA tìm kháng thể anti-Ro/SSA. Đánh giá:
Nồng độ anti - Ro/SSA ≥ 30 UI/ml → dương
tính, < 30 UI/ml → âm tính.
3. Thu thập và xử lý số liệu: phần mềm
SPSS 20.0.
4. Đạo đức nghiên cứu
Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên
cứu, thông tin của bệnh nhân được giữ kín.

Tiêu chuẩn loại trừ

Chi phí xét nghiệm ELISA tìm kháng thể anti Ro/SSA do chúng tôi chi trả. Bệnh nhân được

Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên

thông báo kết quả xét nghiệm và tư vấn nếu

cứu hoặc không đồng ý lưu mẫu huyết thanh
và làm xét nghiệm định lượng kháng thể antiRo/SSA.
Tiêu chuẩn về các biến chứng thai sản
+ Thai lưu: thai chết trong buồng tử cung
từ thởi điểm 22 tuần tuổi trở đi


cần thiết.

III. KẾT QUẢ
1. Tiền sử thai nghén và kháng thể anti Ro/SSA ở bệnh nhân SLE
Trong 169 bệnh nhân SLE được làm xét

+ Sảy thai tự nhiên: thai bị tống xuất ra
khỏi buồng tử cung trước 22 tuần tuổi

nghiệm tìm kháng thể anti - Ro/SSA, 96 bệnh

+ Đẻ non: trẻ sinh ra trước tuần 37 của thai

Trong những bệnh nhân SLE anti - Ro/SSA
(+) này, 69 bệnh nhân có tiền sử thai sản

kỳ
+ Tiền sản giật: phù, tăng huyết áp, protein
niệu.

18

nhân có anti - Ro/SSA (+), chiếm 56,8%.

(71,9%) và 27 bệnh nhân không có tiền sử
thai sản (39,1%) (bảng 1).

TCNCYH 98 (6) - 2015



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Tiền sử thai nghén và kháng thể anti - Ro/SSA ở bệnh nhân SLE
Tiền sử thai sản

Anti - Ro/SSA (+) n1 (%)

Anti-Ro/SSA (-) n2 (%)

Chung n (%)

Không có tiền sử thai sản

27 (44,3)

34 (55,7)

61 (100)

Có tiền sử thai sản

69 (63,9)

39 (36,1)

108 (100)

96

73


169

Tổng

Bảng 2. Nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA trung bình ở bệnh nhân SLE có tiền sử thai
nghén bất thường và bình thường
Tiền sử thai sản

n

Nồng độ anti-Ro/SSA trung bình (UI/ml)

Bất thường

51

95,9 ± 70,7

Bình thường

57

55,8 ± 56,1

Chung

108

76,3 ± 70,0


p
0,03

Nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA trung bình ở nhóm bệnh nhân có tiền sử thai nghén bất
thường cao hơn của nhóm bệnh nhân có tiền sử thai nghén bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 3. Nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA trung bình ở nhóm bệnh nhân đang mang thai và
nhóm các bệnh nhân còn lại
Tình trạng thai nghén
Đang mang thai
Hiện tại không mang thai

n

Nồng độ anti - Ro/SSA trung bình (UI/ml)

7

59,4 ± 69,8

102

76,7 ± 70,2

p
0,529

Nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA ở những bệnh nhân hiện tại mang thai không có sự khác
biệt với những bệnh nhân còn lại.

2. Các biến chứng thai sản và kháng thể anti - Ro/SSA
Nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA ở bệnh nhân có tiền sử sảy thai và đẻ con nhẹ cân cao hơn
lần lượt so với nhóm không có tiền sử sảy thai và đẻ con nhẹ cân tương ứng, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA ở
nhóm bệnh nhân có tiền sử thai lưu và sinh non với nhóm tương ứng (bảng 4).

TCNCYH 98 (6) - 2015

19


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 4. Nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA ở các bệnh nhân SLE
có và không có các biến chứng thai sản
Biến chứng thai sản
Thai lưu

Sảy thai

Sinh non

Đẻ con nhẹ cân

Nồng độ anti - Ro/SSA trung bình (UI/ml)
(+) n = 8

75,6 ± 58,4

(-) n = 98


76,6 ± 71,4

(+) n = 27

106,1 ± 90,8

(-) n = 80

64,1 ± 58,8

(+) n = 17

86,2 ± 77,4

(-) n = 90

72,5 ± 69,1

(+) n = 26

103,2 ± 56,2

(-) n = 82

66,4 ± 72,1

p
0,968

0,007


0,465

0,03

Bảng 5. Mối liên quan giữa sự có mặt của kháng thể anti - Ro/SSA
và các biến chứng thai sản ở bệnh nhân SLE
Tiền sử thai nghén

n

Tỷ suất chênh OR (odd ratio)

Khoảng tin cậy 95%

Tiền sử thai bất thường

51

1,95

0,881 – 4,314

Thai lưu

8

0,941

0,212 – 4,175


Sảy thai tự nhiên

27

2,006

0,761 – 5,287

Sinh non

17

0,827

0,287 – 2,379

Trẻ sinh ra nhẹ cân

26

3,128

1,074 – 9,109

Sự có mặt của kháng thể anti - Ro/SSA là yếu tố nguy cơ làm tăng sự xuất hiện biến chứng
trẻ sinh ra nhẹ cân lên 3,128 lần. Kháng thể anti - Ro/SSA không phải là yếu tố nguy cơ của các
biến chứng thai sản còn lại.

IV. BÀN LUẬN

Thai nghén ở bệnh nhân SLE vẫn luôn là

đề đang bàn cãi, nhiều nghiên cứu trên thế

một vấn đề được bệnh nhân cũng như các

giới cho các kết quả khác nhau.
Trong 169 bệnh nhân SLE được làm xét

bác sỹ quan tâm đặc biệt. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến thai nghén, trong đó có các rối
loạn miễn dịch. Kháng thể anti-Ro/SSA là một
trong những kháng thể được biết đến là
nguyên nhân gây Lupus sơ sinh. Hiện nay,
mối liên quan giữa kháng thể anti-Ro/SSA với
các biến chứng sản khoa khác vẫn còn là vấn
20

nghiệm tìm kháng thể anti - Ro/SSA, có 96
bệnh nhân có kháng thể anti - Ro/SSA dương
tính, chiếm 56,8%. Xét riêng nhóm 108 bệnh
nhân SLE có tiền sử thai sản, số bệnh nhân
có kháng thể anti-Ro/SSA dương tính là 69,
chiếm 63,9%. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
TCNCYH 98 (6) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
kháng thể anti - Ro/SSA dương tính ở bệnh


tính với tiền sử sảy thai tự nhiên [6]. Barclay

nhân SLE, tính chung ở cả hai giới nam và nữ
là khác nhau, theo Petri (2005) là 27,6% [9],

đã báo cáo một trường hợp bệnh nhân có 2
lần sảy thai tự nhiên và 1 lần thai lưu [13].

Aurora Menendez là 44,0% [8], Faria (2005) là
47,0% [10], Koskenmies (2008) là 61,8% [11].

Watson và cộng sự trong một nghiên cứu lớn
hơn đã cho thấy mối liên quan trực tiếp giữa

Trong một số bài tổng quan gần đây về kháng
thể anti - Ro/SSA, các tác giả ghi nhận rằng tỷ

kháng thể anti - Ro/SSA với sảy thai ở những
bệnh nhân SLE da màu [7]. Trong nghiên cứu

lệ gặp kháng thể này ở bệnh nhân SLE là từ

của Mavragani, tác giả thấy rằng ở cả bệnh

40 - 90% [12].
Nghiên cứu cũng ghi nhận trong nhóm

nhân SLE và bệnh nhân bệnh tổ chức liên kết
tự miễn khác ngoài SLE, mất thai và cân nặng


bệnh nhân có tiền sử thai sản, nồng độ kháng
thể anti - Ro/SSA trung bình của những bệnh

trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt
của kháng thể anti - Ro/SSA [14]. Có lẽ, yếu

nhân tiền sử thai bất thường cao hơn những
bệnh nhân tiền sử thai bình thường, sự khác

tố chủng tộc cũng góp phần vào sự khác biệt
này. Một số tác giả cũng đưa ra sự giải thích

biệt có ý nghĩa thống kê. Tại thời điểm làm xét

thêm, do sự đáp ứng miễn dịch với kháng

nghiệm tìm kháng thể anti - Ro/SSA, có 7
bệnh nhân đang mang thai. Chúng tôi thấy

nguyên Ro/SSA là không đồng nhất.
Kháng thể anti - Ro/SSA đã được biết đến

không có sự khác biệt về nồng độ kháng thể
anti - Ro/SSA trung bình ở những bệnh nhân

từ rất lâu là nguyên nhân gây ra block tim bẩm
sinh trong Lupus sơ sinh. Trong nghiên cứu

này và những bệnh nhân không mang thai.
Như vậy, yếu tố giới tính và mang thai


của chúng tôi, không ghi nhận được trường
hợp nào có tiền sử mẹ sinh con bị Lupus sơ

không quyết định sự có mặt và sự tăng lên

sinh. Một mặt, đây là một biến chứng hiếm

của kháng thể anti - Ro/SSA ở bệnh nhân
SLE. Điều này nên được khẳng định lại bằng

gặp, chỉ xuất hiện ở 1 - 2% trẻ sinh ra của các
bà mẹ SLE có kháng thể anti - Ro/SSA dương

một nghiên cứu dọc trên cùng một nhóm bệnh
nhân, tại nhiều thời điểm khác nhau, bao gồm

tính. Mặt khác, việc khai thác tiền sử thai
nghén bằng cách phỏng vấn nên những thông

các lần mang thai.
Nghiên cứu này cho thấy nồng độ kháng

tin thu được là chủ quan của bệnh nhân. Các
bà mẹ có thể có tiền sử con sinh ra bị mất

thể anti - Ro/SSA ở bệnh nhân có tiền sử sảy

nhưng không rõ nguyên nhân, các bệnh lý đi


thai và bệnh nhân có tiền sử đẻ con nhẹ cân
cao hơn so với các nhóm tương ứng không có

kèm… Hơn nữa, như đã nói ở trên, việc bỏ
thai chủ động cũng có thể làm sai lệch tỷ lệ

tiền sử này. Sự có mặt của kháng thể anti-Ro/
SSA là yếu tố nguy cơ làm tăng sự xuất hiện

thực tế của các biến chứng thai sản.

biến chứng trẻ sinh ra nhẹ cân lên 3,128 lần
với khoảng tin cậy 95% là 1,074 - 9,109.
Mối liên quan giữa kháng thể anti - Ro/SSA
và các biến chứng thai sản ở bệnh nhân SLE
nói riêng và các bệnh tổ chức liên kết tự miễn
nói chung vẫn là vấn đề còn nhiều bàn cãi.
Hull và cộng sự đã quan sát thấy trên 3 phụ
nữ SLE có kháng thể anti - Ro/SSA dương

TCNCYH 98 (6) - 2015

V. KẾT LUẬN
Số bệnh nhân có kháng thể anti - Ro/SSA
dương tính chiếm 56,8%, trong đó bệnh nhân
có tiền sử thai sản chiếm 71,9%. Không có sự
khác biệt về nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA
trung bình ở nhóm bệnh nhân đang mang thai
và các bệnh nhân còn lại. Nồng độ kháng thể
anti - Ro/SSA trung bình ở nhóm bệnh nhân


21


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
có tiền sử thai nghén bất thường cao hơn

7. Watson RM, B.B., Watson AJ, Ho-

nhóm bệnh nhân có tiền sử thai nghén bình
thường. Nồng độ kháng thể anti - Ro/SSA ở

chberg MC (1986). Fetal wastage in women
with anti-Ro(SSA) antibody, The Journal of

bệnh nhân có tiền sử sảy thai và đẻ con nhẹ
cân cao hơn so với các nhóm tương ứng. Sự

Rheumatology, 13, 90 - 94.
8. Aurora Menéndez, J.G., Luis Caminal-

có mặt của kháng thể anti - Ro/SSA là yếu tố
nguy cơ làm tăng sự xuất hiện biến chứng trẻ

Montero, José Bernardino Díaz-López et al
(2013). Common and Specific Associations of
Anti-SSA/Ro60 and Anti-Ro52/TRIM21 Anti-

sinh ra nhẹ cân.


Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn bệnh
viện Da liễu Trung ương đã tạo điều kiện, giúp
đỡ để chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Danchenko N, S.J., Anthony MS
(2006). Epidemiology of systemic lupus erythematosus: a comparison of worldwide dis-

bodies in Systemic Lupus Erythematosus. The
Scientific World Journal, 2013(1), Article ID:
832789.
9. Petri M., C.H. To, (2005). Is antibody
clustering predictive of clinical subsets and
damage in systemic lupus erythematous. Arthritis & Rheumatism, 52(12), 4003 - 4010.
10. AC Faria, B.K., Andrade LE (2005),
Longitudinal fluctuation of antibodies to extractable nuclear antigens in systemic lupus

ease burden. Lupus, 15(5), 308 - 318.

erythematosus. Journal of Rheumatology, 32

2. Chakravarty EF, B.T., Manzi S (2007).
Prevalence of adult systemic lupus erythema-

(7), 1267 - 1272.
11. S Koskenmies, T.J., P Onkamo, J

tosus in California and Pennsylvania in 2000:


Panelius (2008). Clinical and laboratory characteristics of Finnish lupus erythematosus
patients with cutaneous manifestations. Lu-

estimates obtained using hospitalization data.
Arthritis Rheumatism, 2092, 56.
3. Wakeland EK, L.K., Graham RR
(2001), Delineating the genetic basis of systemic lupus erythematosus. Immunity, 5(3),
397 - 408.
4. Mintz G, N.J., Gutierrez G (1986).
Prospective study of pregnancy in systemic
lupus erythematosus: Results of a multidisciplinary approach. The Journal of Rheumatology, 13, 732.

pus. 17, 337 – 347.
12. Ryusuke Yoshimi, A.U., Keiko Ozato,
Yoshiaki Ishigatbuto (2012). Clinical and
pathological roles of Ro/SSA autoantibody
system. Clinical and Developmental Immunology, Article ID 606195, 12.
13. Barclay CS, F.M., Ross LD, Sokol RJ
(1987). Successful pregnancy following steroid
therapy and plasma exchange in a woman
with anti - Ro (SS - A) antibodies, British Jour-

5. Petri M1, H.D., Repke J (1991).
Frequency of lupus flare in pregnancy. The

nal of Obstetrics and Gynaecology, 94(4), 369
– 371.

Hopkins Lupus Pregnancy Center experience.


(1983). Anti - Ro antibodies and abortions in

14. Mavragini CP, D.U., Tzioufas AG,
Moutsopoulos HM (1998). Fetal outcome and
anti - Ro/SSA antibodies in autoimmune disease: a retrospective cohort study. British

women with SLE. Lancet, 2, 1138.

Journal of Rheumatology, 37, 740 - 745.

Arthritis Rheumatism, 34(12), 1538 - 1545.
6. Hull RG, H.E., Morgan SH, Hughes GR

22

TCNCYH 98 (6) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
CORRELATION BETWEEN OBSTETRIC HISTORY AND ANTI-Ro/SSA
ANTIBODY IN SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS PATIENTS
Although patients with systemic lupus erythematosus (SLE) are as fertile as normal female in
the general population, their pregnancies may be associated with complications. Anti - Ro/SSA is
one of the factors that affect pregnancy outcomes. The objective of this study is to investigate the
correlation between obstetric history and anti-Ro/SSA antibody in SLE patients. We demonstrated
that anti - Ro/SSA antibody was detected in 56.8% of SLE patients. Anti-Ro/SSA antibody level in
patients with abnormal obstetric history is statistically higher than in patients with normal obstetric
history. Anti-Ro/SSA positive is a risk factor of low birth weight infant in SLE mothers.

Key words: Systemic lupus erythematosus, pregnancy, anti - Ro/SSA antibody

TCNCYH 98 (6) - 2015

23



×