Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của geraniin chiết xuất từ vỏ chôm chôm trên thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.23 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA GERANIIN
CHIẾT XUẤT TỪ VỎ CHÔM CHÔM TRÊN THỰC NGHIỆM
Nguyễn Thị Bảo Anh1, Vũ Thị Ngọc Thanh1, Phạm Thị Vân Anh1,
Nguyễn Thị Thanh Loan1, Hoàng Thân Hoài Thu2, Trần Văn Hiếu2,
Vũ Thị Thu Hà2, Nguyễn Hoàng Ngân3
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu
3
Học viện Quân y

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng lên huyết áp của geraniin, là hợp chất ellagitannin được
chiết xuất từ vỏ chôm chôm (Nephelium lappaceum L.), trên mô hình thực nghiệm gây tăng huyết áp bằng
cortison acetat. Chuột cống trắng được gây tăng huyết áp uống geraniin liều 5mg/kg/ngày và liều 15mg/kg/
ngày; uống thuốc chứng dương hydroclorothiazid liều 25mg/kg/ngày. Huyết áp và nhịp tim của chuột ở cả 2
lô được đo bằng hệ thống đo huyết áp đuôi chuột không xâm lấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy geraniin cả 2
liều đều có tác dụng hạ huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình và không ảnh hưởng đến
nhịp tim trên mô hình gây tăng huyết áp thực nghiệm.
Từ khóa: Tăng huyết áp, geraniin, chôm chôm, động vật thực nghiệm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một bệnh lý ngày càng
phổ biến. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y
tế Thế giới, tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức
khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới [1 3]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của
bệnh lý động mạch vành và thiếu máu cơ tim
cũng như đột quỵ. Để điều trị bệnh tăng huyết
áp, cùng với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh
hoạt, các thuốc điều trị tăng huyết áp có nguồn


gốc hóa dược được dùng phổ biến. Bệnh nhân
phải sử dụng thuốc hàng ngày và suốt đời để
kiểm soát huyết áp [4]. Tuy nhiên, các thuốc
hóa dược thường có giá thành cao cùng với
nhiều tác dụng không mong muốn. Sử dụng
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Loan, Bộ môn
Dược Lý, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 16/03/2017
Ngày được chấp nhận : 28/06/2017

74

các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu để hỗ
trợ điều chỉnh huyết áp về mức an toàn trong
thời gian dài, không quá tốn kém và ít gây tác
dụng không mong muốn ngày càng phổ biến.
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu về các
cây thuốc cổ truyền như Geranium thunbergii,
Phyllanthus amarus,…geraniin được phát hiện
là hoạt chất có nhiều hoạt tính sinh học đáng
chú ý, trong đó có khả năng hỗ trợ điều trị tăng
huyết áp [4 - 8]. Tuy nhiên, hàm lượng geraniin
trong các cây thuốc này thấp, hơn nữa, chi phí
trồng trọt, thu hái và chế biến các cây thuốc
dẫn đến giá thành trong quá trình phân lập
geraniin khá cao. Điều đáng lưu ý là vỏ quả
chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) thuộc
họ Bồ hòn (Sapindaceae), nguồn phế thải
của công nghiệp chế biến hoa quả lại rất giàu

geraniin [9 - 10]. Vì vậy, có thể đây là nguồn
nguyên liệu sẵn có, hứa hẹn giảm giá thành
sản phẩm geraniin phân lập từ dược liệu. Tuy
TCNCYH 108 (3) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào
trong nước công bố về việc phân lập cũng như
nghiên cứu hoạt tính của geraniin từ vỏ chôm
chôm.
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu
đánh giá tác dụng lên huyết áp của geraniin
chiết xuất từ vỏ chôm chôm trên động vật thực
nghiệm.

II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP
1. Vật liệu nghiên cứu
Thuốc nghiên cứu
Dung dịch geraniin 100 mg/mL được chiết
xuất từ vỏ chôm chôm (Nephelium lappaceum
L.), tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công
nghệ lọc, hóa dầu. Geraniin, là hợp chất thuộc
nhóm ellagitannin, chiếm 58,4% dịch chiết
methanol của vỏ chôm chôm [8]. Dung môi
pha geraniin là hỗn hợp gồm các thành phần:
glycerin, nước cất, acid citric, acid benzoic và
carboxymethyl cellulose.
Hoá chất và máy móc phục vụ nghiên

cứu
Cortison acetat và hydroclorothiazid (chất
chuẩn do Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
cung cấp); Dung dịch natri clorid 1%; Hệ thống
đo huyết áp đuôi chuột không xâm lấn của
hãng ADInstrument (New Zealand); Buồng
làm ấm động vật thực nghiệm của hãng Ugo
– Basile (Italy).
Động vật thực nghiệm
Chuột cống trắng chủng Wistar, trưởng
thành, khỏe mạnh, trọng lượng 200 ± 20g,
do Học viện Quân Y cung cấp. Động vật thí
nghiệm được nuôi trong điều kiện phòng thí
nghiệm 7 ngày trước khi tiến hành nghiên cứu,
nuôi bằng thức ăn chuẩn và uống nước tự do.
2. Phương pháp
Gây mô hình tăng huyết áp thực nghiệm
trên chuột cống trắng
TCNCYH 108 (3) - 2017

Mô hình gây tăng huyết áp trên chuột cống
trắng bằng cortison acetat và uống dung dịch
natri clorid 1% được tiến hành theo phương
pháp của Abbie I. Knowlton [11].
Chuột cống trắng cả 2 giống được chia
thành 2 lô:
- Lô 1 (Chứng sinh học): Uống nước cất
hàng ngày.
- Lô 2 (Mô hình): Tiêm dưới da cortison
acetat liều 2,5 mg/kg/ngày và uống dung dịch

natri clorid 1% liên tục trong 28 ngày.
Trước và sau 24 giờ tiêm cortison acetat
lần cuối cùng, tiến hành đo huyết áp tâm thu,
huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình và
nhịp tim chuột ở cả 2 lô bằng hệ thống đo
huyết áp đuôi chuột không xâm lấn.
Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của
Geraniin trên mô hình gây tăng huyết áp
Chuột cống trắng cả 2 giống được chia
thành 5 lô, mỗi lô 8 con:
- Lô 1 (Chứng sinh học): Uống nước cất.
- Lô 2 (Mô hình): Chuột gây tăng huyết áp
uống dung môi pha geraniin.
- Lô 3 (Chứng dương): Chuột gây tăng
huyết áp uống hydroclorothiazid liều 25 mg/kg/
ngày.
- Lô 4 (Geraniin liều cao): Chuột gây tăng
huyết áp uống geraniin liều 15 mg/kg/ngày.
- Lô 5 (Geraniin liều thấp): Chuột gây tăng
huyết áp uống geraniin liều 5 mg/kg/ngày.
Chuột được uống nước cất, dung môi,
thuốc chứng dương hoặc thuốc thử thử liên
tục trong 7 ngày. Trong thời gian uống, chuột
ở lô 2 đến lô 5 vẫn tiếp tục được tiêm cortison
acetat liều 2,5 mg/kg/ngày và uống dung dịch
natri clorid 1%. Sau 24 giờ kể từ khi nhận mũi
tiêm cortison acetat cuối cùng, tiến hành đo
huyết áp động mạch đuôi chuột ở tất cả các
lô. Chỉ số đánh giá bao gồm huyết áp tâm thu,
huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình và

nhịp tim của chuột cống trắng.
75


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Xử lý số liệu
Các số liệu được đọc bằng phần mềm
Lapchart 8 Reader và được xử lý bằng phương
pháp thống kê y sinh học theo t- test Student
và test trước sau (avant-après) và được biểu

diễn dưới dạng X ± SD.
*,**,***: Khác biệt so với lô chứng sinh học
với p < 0,05; p < 0,01; p < 0,001.
∆, ∆∆, ∆∆∆: Khác biệt so với lô mô hình với
p < 0,05; p < 0,01; p < 0,001.

III. KẾT QUẢ
Sau 28 ngày tiêm cortison acetat và uống dung dịch natri clorid 1%, huyết áp tâm thu, huyết áp
tâm trương và huyết áp trung bình của chuột gây mô hình tăng huyết áp tăng cao rõ rệt so với thời
điểm trước nghiên cứu và so với lô chứng sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 1. Ảnh hưởng của geraniin đến huyết áp trung bình của chuột gây tăng huyết áp
sau 7 ngày uống thuốc
Huyết áp trung bình (mmHg) ( X ± SD)
Lô chuột

Lô 1: Chứng sinh học
Uống nước cất
Lô 2: Chuột tăng huyết áp
Uống dung môi


Trước uống nước cất/
thuốc thử

Sau uống nước cất/
thuốc thử

p trước-sau

112,58 ± 19,04

107,56 ± 12,55

> 0,05

138,04 ± 12,16**

139,75 ± 11,84***

> 0,05

% thay đổi so với
trước uống thuốc
Lô 3: Chuột tăng huyết áp
Hydroclorothiazid 25 mg/kg/ngày

↑ 1,24%
144,33 ± 16,07**

% thay đổi so với

trước uống thuốc
Lô 4: Chuột tăng huyết áp
Geraniin15mg/kg/ngày

% thay đổi so với
trước uống thuốc

76

< 0,01

↓ 20,27%
139,29 ± 6,10**

% thay đổi so với
trước uống thuốc
Lô 5: Chuột tăng huyết áp
Geraniin 5 mg/kg/ngày

115,08 ± 10,46∆∆∆

110,67 ± 14,72∆∆∆

< 0,001

↓ 20,55%
137,67 ± 10,86**

103,13 ± 6,17∆∆∆
p5-3< 0,05


< 0,001

↓ 25,09%

TCNCYH 108 (3) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kết quả ở bảng 1 cho thấy:
- Chuột gây tăng huyết áp và uống dung môi có huyết áp trung bình không thay đổi so với trước
khi uống (p > 0,05). Sau 7 ngày, hydroclorothiazid liều 25 mg/kg/ngày có tác dụng làm giảm rõ rệt
huyết áp trung bình so với trước uống thuốc (p < 0,01), trở về mức tương đương lô chứng sinh học
(p3 - 1 > 0,05) và giảm rõ rệt so với lô mô hình (p3 - 2 < 0,001).
- Sau 7 ngày uống thuốc, geraniin liều 15mg/kg/ngày và liều 5mg/kg/ngày đều có tác dụng làm
hạ huyết áp trung bình rõ rệt so với trước uống thuốc (p < 0,001), trở về mức tương đương lô
chứng sinh học (p4 - 1 và p5 - 1 > 0,05 ) và giảm rõ rệt so với lô mô hình (p4 - 2 và p5 - 2 < 0,001). Tác
dụng hạ huyết áp trung bình của geraniin liều 15mg/kg/ngày và liều 5mg/kg/ngày tương đương
nhau (p5 - 4 > 0,05).
170

Huyết áp tâm thu (mmHg)

150

130

110

90


70

50

Chứng sinh học

Chuột THA + uống
dung môi

Chuột THA + uống
hydroclorothiazid
25mg/kg/ngày

Trước uống nước cất/thuốc thử

Chuột THA + uống
Geraniin
15mg/kg/ngày

Chuột THA + uống
Geraniin
5mg/kg/ngày

Sau uống nước cất/thuốc thử

Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của Geraniin đến huyết áp tâm thu của chuột gây tăng huyết áp
sau 7 ngày uống thuốc
170


Huyết áp tâm trương (mmHg)

150

130

110

90

70

50

Chứng sinh học

Chuột THA + uống
dung môi

Chuột THA + uống
hydroclorothiazid
25mg/kg/ngày

Trước uống nước cất/thuốc thử

Chuột THA + uống
Geraniin
15mg/kg/ngày

Chuột THA + uống

Geraniin
5mg/kg/ngày

Sau uống nước cất/thuốc thử

Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của Geraniin đến huyết áp tâm trương của chuột gây tăng huyết áp
sau 7 ngày uống thuốc
TCNCYH 108 (3) - 2017

77


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kết quả ở biểu đồ 1 và biểu đồ 2 cho thấy: Chuột gây tăng huyết áp và uống dung môi có huyết
áp tâm thu và huyết áp tâm trương không thay đổi so với trước khi uống. Hydroclorothiazid liều
25mg/kg/ngày và geraniin cả 2 liều 15mg/kg/ngày và liều 5mg/kg/ngày, uống trong 7 ngày có tác
dụng làm giảm rõ rệt huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương so với trước uống thuốc, trở về mức
tương đương lô chứng sinh học và giảm rõ rệt so với lô mô hình. Tác dụng làm hạ huyết áp tâm
thu của geraniin liều 15mg/kg/ngày và liều 5mg/kg/ngày tương đương nhau (p5 - 4 > 0,05) và tương
đương với hydroclorothiazid liều 25mg/kg/ngày (p4 - 3 và p5 - 3 > 0,05).
Bảng 2. Ảnh hưởng của Geraniin đến nhịp tim của chuột gây tăng huyết áp sau 7 ngày
uống thuốc
Nhịp tim (lần/phút) ( X ± SD)
Lô chuột

Trước uống nước cất/
thuốc thử

Sau uống nước cất/
thuốc thử


Lô 1: Chứng sinh học
Uống nước cất

304,0 ± 23,7

315,4 ± 41.0

Lô 2: Chuột tăng huyết áp
Uống dung môi

321,9 ± 27,1

322,9 ± 41,8

Lô 3: Chuột tăng huyết áp
Hydroclorothiazid 25 mg/kg/ngày

328,3 ± 32,1

311,0 ± 44,6

Lô 4: Chuột tăng huyết áp
Geraniin 15 mg/kg/ngày

325,0 ± 27,9

322,3 ± 43,5

Lô 5: Chuột tăng huyết áp

Geraniin 5 mg/kg/ngày

327,3 ± 30,0

344,6 ± 36,6

p trước-sau

> 0,05

Kết quả ở bảng 2 cho thấy: Nhịp tim của lô chuột uống hydroclorothiazid cũng như 2 lô chuột
uống geraniin liều 15mg/kg/ngày và liều 5mg/kg/ngày, liên tục trong 7 ngày, không có sự khác biệt
có ý nghĩa giữa thời điểm trước và sau uống thuốc và cũng như so với lô chứng và lô mô hình (p
> 0,05).

IV. BÀN LUẬN
Tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe phổ
biến trong cộng đồng và là nguyên nhân chính
gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới [3].
Để kiểm soát huyết áp, bệnh nhân phải sử
dụng thuốc hàng ngày và suốt đời, trong khi
đó, thuốc hóa dược có giá thành cao cùng với
nhiều tác dụng không mong muốn. Xu hướng
mới hiện nay là sử dụng các sản phẩm có
nguồn gốc từ dược liệu để có thể điều chỉnh
78

huyết áp về mức an toàn trong thời gian dài mà
không quá tốn kém và ít gây tác dụng không
mong muốn.

Chôm chôm là một trong những cây ăn
quả phổ biến nhất hiện nay ở vùng nhiệt đới
Đông Nam Á với tên khoa học là Nephelium
lappaceum L., là loài cây vùng nhiệt đới, thuộc
họ Bồ hòn (Sapindaceae) [9]. Trên thế giới đã
có một số nghiên cứu về tác dụng hạ huyết
TCNCYH 108 (3) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
áp tại mức liều thấp của geraniin chiết xuất từ
quả chôm chôm. Tại Việt Nam, đến nay vẫn
chưa có báo cáo nào về cách chiết tách cũng
như tác dụng dược lý của hoạt chất này. Hợp
chất geraniin được phân lập lần đầu tiên từ cây
Geranium thunbergii vào năm 1977, cho đến
nay cấu trúc của hợp chất này đã được nghiên
cứu chi tiết và đầy đủ bằng các phương pháp
hiện đại [12]. Trong một nghiên cứu khác của
Lin và cộng sự, geraniin được phân lập từ Diệp
hạ châu (Phyllanthus urinaria L.). Chuột bị tăng
huyết áp nguyên phát được uống geraniin liều

có thể sử dụng làm thuốc hạ huyết áp an toàn
và hiệu quả [15]. Một số nghiên cứu trên thế
giới đã chứng minh một trong những cơ chế
tác dụng hạ huyết áp chính của geraniin là
do ức chế enzym chuyển angiotensin. Nhóm
thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin có tác
dụng hạ huyết áp do làm giảm sức cản ngoại

biên nhưng rất ít ảnh hưởng đến nhịp tim do
ức chế trương lực giao cảm và tăng trương lực
phó giao cảm [4].
So sánh với kết quả nghiên cứu, geraniin
liều 5mg/kg/ngày và liều 15mg/kg/ngày có tác

5 mg/kg/ngày. Sự thay đổi huyết áp tâm thu
và huyết áp tâm trương được đo sau 24 giờ
và so sánh với captopril liều 2 mg/kg/ngày.
Geraniin thể hiện tác dụng hạ huyết áp tâm thu
và huyết áp tâm trương đáng kể với lô mô hình
tại thời điểm sau 2, 4, 6, 8 và 24 giờ. Cũng
trong nghiên cứu trên, geraniin được chứng
minh có hoạt tính ức chế enzym chuyển dạng
angiotensin khi đánh giá tác dụng trên invitro
và do đó làm hạ huyết áp [13].
Ngoài ra, ảnh hưởng của geraniin được
phân lập từ lá cây Sòi (Sapium sebiferum) đến
huyết áp cũng đã được nghiên cứu trên chuột
tăng huyết áp nguyên phát. Geraniin được
tiêm vào tĩnh mạch chuột có tác dụng làm giảm
huyết áp động mạch trung bình theo cách phụ
thuộc vào liều lượng mà không ảnh hưởng
đến nhịp tim. Geraniin đã được nghiên cứu
tác dụng gây giãn mạch thông qua việc giảm
sự giải phóng noradrenalin [14] . Khả năng hạ
huyết áp của geraniin từ Sapium sebiferum
cũng đã được Cheng và Hsu công bố. Kết quả
cho thấy geraniin có hoạt tính tương đương
với các thuốc hạ huyết áp thường gặp như

prazosin, nifedipin, guanethidin ở mức liều

dụng gây hạ huyết áp tâm thu, huyết áp tâm
trương và huyết áp trung bình, không gây ảnh
hưởng đến nhịp tim, kết quả này tương tự
với các báo cáo về tác dụng hạ huyết áp của
geraniin trên thế giới. Hơn nữa, geraniin liều
5mg/kg/ngày có tác dụng hạ huyết áp trung
bình tương đương so với liều 15mg/kg/ngày.
Vì vậy, đây có thể là định hướng chọn liều sử
dụng.

1mg/kg/ngày và 5 mg/kg/ngày. Liều gây chết
50% động vật thí nghiệm (Lethal dose 50%)
của geraniin trên chuột được xác định là trên
100 mg/kg/ngày. Kết quả này cho thấy geraniin
TCNCYH 108 (3) - 2017

V. KẾT LUẬN
Geraniin liều 5 mg/kg/ngày và liều 15mg/
kg/ngày có tác dụng hạ huyết áp trên mô hình
gây tăng huyết áp thực nghiệm. Geraniin liều
5mg/kg/ngày và liều 15mg/kg/ngày không ảnh
hưởng đến nhịp tim trên mô hình gây tăng
huyết áp thực nghiệm.

Lời cám ơn
Các tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Công
thương đã tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu
thông qua đề tài mã số CNHD.ĐT.053/14 - 15.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. S. V. Hoorn C. M. Lawes, A. Rodgers
(2008). Global burden of blood-pressurerelated disease. The Lancet, 371(9623), 1513
- 1518.
2. World Health Organization (2008).
Raised Blood Pressure, Global Health
79


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Observatory (GHO) data.
3. World Health Organization (2014).
Prevalence of raised blood pressure: situations
and trends, WHO Global Health Observatory.
4. Đào Văn Phan (2012). Dược lý học,
Nhà xuất bản Y học, 309 - 321
5. Okuda T, Yoshida T, Nayeshiro H
(1977). Constituents of Geranium thunbergii
SIEB. et ZUCC. IV. Ellagitannins. (2). Structure
of Geraniin. Chemical and Pharmaceutical
Bulletin, 25 (8), 1862 - 1869
6. Patel JR, Tripathi P, Sharma V et al.

Teng LL et al. (2011). Rambutan rind in
the management of hyperglycemia. Food
Research International, 44 (7), 2278 – 2282
11. Loeb E. N., Knowlton A. I., Stoerk
H. C. et al. (1952). Induction of arterial
hypertension in normal and adrenalectomized

rats given cortisone acetate, The Journal of
Experimental Medicine, 96(3), 187 - 205.
12. M. Weber, P. Luger, S. Kashino, et
al. (1998). Structure of the Tannin Geraniin
Based on Conventional X-ray Data at 295 K
and on Synchrotron Data at 293 and 120 K.

(2011). Phyllanthus amarus: ethnomedicinal
uses, phytochemistry and pharmacology: a
review. Journal of Ethnopharmacology, 138(2),
286 - 313
7. Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt
Nam. Quyển II. Nhà xuất bản Trẻ, 322
8. Teerawutgulrag A, Thitilertdecha
N, Kilburn JD, et al. (2010). Identification of
Major Phenolic Compounds from Nephelium
lappaceum L. and Their Antioxidant Activities,
Molecules, 15, 1453 - 1465.
9. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc
và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 441.
10. Palanisamy U, Manaharan T,

Acta Crystallographica, B54, 687 - 694.
13. Ching-Chiung Wang, Shyr-Yi Lin,
Yeh-Lin Lu, et al (2008). Antioxidant, antisemicarbazide-sensitive amine oxidase, and
anti-hypertensive activities of geraniin isolated
from Phyllanthus urinaria. Food and Chemical
Toxicology, 46, 2485 - 2492.
14. Cheng Jt (1994). Antihypertensive
action of Geraniin in rats. Journal of Pharmacy

and Pharmacology, 46(1), 46 - 49.
15. Chang SS, Cheng JT, Hsu FL (1994).
Tannin derivatives and their use for treatment
of hypertension, US Patent.

Summary
EVALUATION OF ANTIHYPERTENSIVE ACTION
OF GERANIIN PURIFIED FROM THE RAMBUTAN’S PEEL
IN EXPERIMENTAL ANIMALS
The present study investigated to evaluate the effect of geraniin, one of the ellagitannins purified
from the rambutan’s peel, on blood pressure of cortisone acetate-salt induced hypertensive rats.
Seven days of administration of two doses of geraniin (5 mg/kg per day and 15 mg/kg per day) and
hydrochlorothiazide (25 mg/kg per day) in different groups of hypertensive rats was carried out. Their
effects on systemic blood pressure and heart rate were evaluated using the tail cuff method. Ours findings
suggest that geraniin possesses the ability to lower systolic blood pressure, diastolic blood pressure
and mean blood pressure at both of doses without affecting the heart rate in experimental animals.

Keywords: Antihypertension, geraniin, rambutan, animals experiment
80

TCNCYH 108 (3) - 2017



×