Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vai trò người trợ sinh trong chuyển dạ và sau sinh tại Bệnh viện Quân y 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.76 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018

VAI TRÒ NGƯỜI TRỢ SINH TRONG CHUYỂN DẠ VÀ SAU SINH
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nguyễn Viết Trung*; Đào Nguyên Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá vai trò của người trợ sinh chăm sóc sản phụ trong và sau đẻ tại Bệnh viện
Quân y 103. Đối tượng: 255 sản phụ được theo dõi chuyển dạ đẻ tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện
Quân y 103 trong năm 2017. Kết quả: 97,6% sản phụ có thời gian chuyển dạ trung bình và ngắn.
98,8% sản phụ có thời gian rặn đẻ nhanh và trung bình. 89,8% sản phụ đau ít và đau vừa trong
chuyển dạ. 87,9% trường hợp đẻ thường hoặc đẻ đường âm đạo, chỉ có 12,1% phải mổ đẻ.
Sau đẻ: 85% sản phụ yên tâm, vui vẻ. 100% sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh, ngủ tốt; 100% trẻ
sơ sinh được chăm sóc chu đáo. Kết luận: người trợ sinh đóng vai trò quan trọng trong chuyển
dạ và ngay sau đẻ, giúp sản phụ giảm đau, giảm căng thẳng, tạo tinh thần thoải mái, yên tâm
trong suốt quá trình chuyển dạ và sau đẻ.
* Từ khóa: Người trợ sinh; Chuyển dạ; Sản phụ.

The Role of Doula in the Care of Pregnancy during and after
Delivery at 103 Military Hospital
Summary
Objectives: To assess the role of Doula in the care of pregnancy during and after delivery at
103 Military Hospital. Subjects and methods: 255 pregnancies were followed up at Department
of Obstetrics, 103 Military Hospital in 2017. Results: 97.6% of pregnancies had medium and
short time of labor. 98.8% of pregnancies had fast and medium inducing labor. 89.8% had low
and moderate pain during labor. 87.9% had vaginal delivery, only 12.1% had cesarean section.
Postpartum: 85% of pregnancies were happy. 100% of pregnancies recovered fast, slept well;
100% of neonatal were carefully taken. Conclusion: Doula has an important role in intrapartum
and postpartum, helped to reduce pain, relieve stress, create comfort and peace during labor
and postpartum.
* Keywords: Doula; Labor; Pregnancy.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Doula là một từ Hy Lạp với nghĩa
"người hầu của người phụ nữ". Doula
sớm nhất là phụ nữ chăm sóc phụ nữ
khác trong thời gian mang thai và sau khi

sinh. Ngày nay, Doula dùng để chỉ người
phụ nữ được đào tạo chuyên nghiệp để
cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong và sau sinh.
Khi nhắc đến Doula, chúng ta hiểu là những
người chăm sóc, hỗ trợ cả trong và
sau sinh; chăm sóc cả sản phụ và sơ sinh.

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Đào Nguyên Hùng ()
Ngày nhận bài: 13/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2018

91


T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
Doula có thể không phải là nhân viên
của bệnh viện, khi cần thiết họ được gọi
vào bất kỳ thời điểm nào. Doula ở lại với
sản phụ từ lúc bắt đầu chuyển dạ cho
đến vài giờ sau khi sinh.
Theo thống kê ở Mỹ quý I năm 2005,
chỉ 12% số sản phụ chuyển dạ có Doula
hỗ trợ phải mổ lấy thai so với 22% số sản

phụ chuyển dạ không được Doula hỗ trợ
phải mổ lấy thai. Như vậy, Doula giúp
giảm rõ rệt tỷ lệ mổ lấy thai [1]. Một số
nghiên cứu phát hiện hỗ trợ của Doula
trong và sau đẻ mang lại lợi ích lâu dài
cho cả mẹ và con.
Các bà mẹ được Doula hỗ trợ có nhiều
khả năng cho con bú sữa mẹ, ít lo lắng
hơn và giảm nguy cơ trầm cảm hơn bà
mẹ không có Doula hỗ trợ. Tại Việt Nam,
chương trình tập huấn và đào tạo Doula
đang được triển khai tại các bệnh viện
lớn trên toàn quốc. Tuy nhiên, trên thực
tế chưa có nhiều bệnh viện áp dụng biện
pháp chăm sóc này. Năm 2016, Bệnh
viện Quân y 103 đã có đội tập huấn và
được cấp chứng chỉ Doula, bắt đầu thực
hành Doula tại Khoa Phụ Sản từ tháng
01 - 2017.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến hành trên 255 sản
phụ được theo dõi chuyển dạ, đẻ thường
hay mổ đẻ tại Khoa Sản, Bệnh viện
Quân y 103 từ tháng 1 đến 7 - 2017.
* Tiêu chuẩn lựa chọn sản phụ:

- Được giải thích về lợi ích của chăm
sóc Doula, đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ sản phụ:
- Có bệnh lý mạn tính toàn thân nặng.
- Sản phụ bị tai biến, biến chứng sản
khoa.
- Sản phụ không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn chọn người trợ sinh (Doula):
- Phải là nữ.
- Có sức khỏe tốt, ngoại hình ưa nhìn,
khả năng giao tiếp tốt.
- Được đào tạo chương trình, có chứng
chỉ người trợ sinh theo chuẩn.
- Nhiệt tình tham gia vào nghiên cứu.
- Được học về các bước tiến hành một
nghiên cứu y học.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
* Nội dung nghiên cứu:
- Xác định một số đặc điểm của sản
phụ chuyển dạ liên quan đến chăm sóc
của người trợ sinh trong và sau đẻ tại
Bệnh viện Quân y 103.
- Đánh giá kết quả sớm việc chăm sóc
của người trợ sinh trong và sau đẻ tại
Bệnh viện Quân y 103.
* Các bước thực hiện chăm sóc Doula:
- Thực hiện chăm sóc Doula khi
chuyển dạ:
+ Hướng dẫn mặc quần áo hoặc mặc
váy sản khoa.

+ Hướng dẫn cách đi lại để giảm đau.

- Sản phụ có thai đơn, đủ tháng, chuyển
dạ đẻ thường hoặc mổ đẻ.

+ Hướng dẫn bổ sung thức ăn, năng
lượng và nước.

- Không có biến chứng trước, trong
chuyển dạ và sau đẻ.

+ Hướng dẫn cách thở (cách hít vào
và thở ra).

92


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
+ Hướng dẫn cách giảm căng thẳng,
bớt lo âu: hướng dẫn tưởng tượng những
điều tích cực, vui vẻ cho sản phụ.
+ Hướng dẫn gia đình và sản phụ tạo
môi trường xung quanh tin tưởng, bình yên,
thoải mái.
+ Hướng dẫn sản phụ và gia đình
chăm sóc toàn thân: xoa bóp, di chuyển,
tư thế để tạo thoải mái, giảm đau.
+ Hướng dẫn sản phụ và gia đình giữ
gìn vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh cá nhân
phòng nhiễm khuẩn.

+ Hướng dẫn sản phụ tắm, phương
pháp mát xa trong quá trình tắm…
+ Hướng dẫn chườm ấm hoặc liệu pháp
vật lý trị liệu giảm đau.
- Thực hiện chăm sóc Doula trong rặn đẻ:
+ Hướng dẫn thực hiện liệu pháp tâm
lý cho sản phụ trong lúc rặn đẻ.
+ Hướng dẫn sản phụ giảm bớt lo âu,
giảm căng thẳng trong lúc rặn đẻ.

- Hướng dẫn chăm sóc sản phụ và sơ
sinh sau đẻ:
+ Hướng dẫn lợi ích, tầm quan trọng
của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
+ Hướng dẫn cách vệ sinh đầu vú,
cách chăm sóc vú trước, trong và sau khi
cho con bú.
+ Hướng dẫn tư thế cho con bú.
+ Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh,
cách đưa miệng trẻ vào đầu vú, cầm đầu
vú, nặn vú, xoa vú khi cho con bú.
+ Hướng dẫn cách âu yếm bé khi bú
và vệ sinh bé sau khi bú.
+ Hướng dẫn những dấu hiệu trẻ đòi bú,
đòi ăn, hướng dẫn khoảng cách thời gian
cho con bú trong ngày.
+ Hướng dẫn phát hiện các dấu hiệu
bất thường của trẻ trong, sau lúc bú và
bất kỳ thời gian nào.


+ Hướng dẫn sản phụ về quá trình
chuyển dạ, di chuyển của thai khi rặn đẻ.

+ Hướng dẫn theo dõi các bất thường
của mẹ như ra máu bất thường, cơn co
tử cung, đau bất thường…

+ Hướng dẫn sản phụ cách giảm đau
lúc rặn đẻ.

+ Hướng dẫn cách nằm, đi lại, vận động
ngay sau đẻ và thời kỳ hậu sản.

+ Hướng dẫn sản phụ cách hít thở,
lấy hơi, gắng sức trong rặn đẻ.

+ Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho
mẹ và bé trong thời kỳ hậu sản.

+ Hướng dẫn tư thế rặn đẻ có hiệu quả.

+ Hướng dẫn tạo điều kiện thoải mái
về tinh thần và thể chất để phục hồi lại
các cơ quan và sức khỏe sau đẻ.

+ Hướng dẫn cách gắng sức khi rặn đẻ,
phối hợp các động tác hít thở, tay cầm,
đạp chân trong lúc rặn đẻ.
+ Hướng dẫn sản phụ thả lỏng toàn thân
sau khi sổ thai.

+ Hướng dẫn sản phụ chăm sóc, vuốt ve
trẻ sơ sinh khi thực hiện da kề da.
+ Hướng dẫn sản phụ tình thần lạc quan,
hạnh phúc khi nghe tiếng khóc chào đời
của con mình.

+ Hướng dẫn cách thức mặc, hình thức
và thời gian ngủ, phương pháp đi vệ sinh
trong thời kỳ hậu sản.
+ Hướng dẫn gia đình, đặc biệt là
chồng sản phụ phát hiện kịp thời các
trạng thái tâm lý bất thường của sản phụ
sau đẻ, đề phòng các bệnh lý liên quan
đến thần kinh, tâm thần sau sinh.
93


T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm sản phụ.
- Tuổi trung bình 27,9 ± 4,3, thấp nhất 17 tuổi, cao nhất 41 tuổi.
- Trình độ học vấn: 77,7% có trình độ đại học và sau đại học.
- Nghề nghiệp: 72,2% công chức.
- 2,8% sản phụ có tiền sử mổ đẻ; 43,1% đẻ thường 01 lần; 1,6% tiền sử mổ phụ khoa.
- 99,6% sản phụ có chồng và mang thai tự nhiên.
- 96,5% sản phụ vào viện có dấu hiệu chuyển dạ, 9 sản phụ có ối vỡ non, ối vỡ sớm.
Tình trạng ối vỡ non, vỡ sớm làm sản phụ và gia đình lo lắng nhiều hơn, nhưng sau
khi được người trợ sinh chăm sóc, sản phụ yên tâm theo chuyển dạ [2].
2. Đặc điểm sản phụ và chăm sóc của người trợ sinh trong chuyển dạ.
Bảng 1: Trạng thái tinh thần của sản phụ lúc vào viện.

Biểu hiện tích cực

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Vui vẻ

97

38,0

Tự tin

102

Thoải mái

Biểu hiện dao động

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Dễ nổi cáu

30

11,7


40,0

Lo lắng

128

50,2

66

25,9

Chán nản

5

2,0

Vui vẻ, tự tin

87

34,1

Bồn chồn, hồi hộp

120

47,1


Vui vẻ, thoải mái

66

25,9

Kêu la nhiều

13

5,1

Mong chờ em bé

255

100

Thiếu kiên nhẫn, ít ngủ

54

31,1

Tất cả sản phụ đều mong muốn được
nhìn, sờ, đón, ôm sơ sinh; mong chờ cảm
giác làm mẹ. 50,2% sản phụ biểu hiện lo
lắng cho cuộc đẻ; 13 sản phụ có biểu hiện
kêu la, vật vã khi có cơn co tử cung.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, sản

phụ chuyển dạ lần đầu muốn nữ hộ sinh
giành 53% thời gian hỗ trợ trong lúc
chuyển dạ, khi rặn đẻ và sau đẻ. Để lấp
khoảng trống này, nhiều sản phụ đã
chuyển sang nhờ Doula trợ giúp chuyển
dạ và sinh đẻ [3].
* Hỗ trợ của Doula trong chuyển dạ:
250 sản phụ (98%) được Doula hỗ trợ
trong thay đổi cách di chuyển và tư thế;
thực hiện các biện pháp giảm đau, giảm
94

căng thẳng và hướng dẫn tập thở.
243 sản phụ (95,3%) được hỗ trợ duy trì
lượng nước uống vào; 128 sản phụ
(50,2%) được bấm huyệt và 99 sản phụ
(38,8%) được chườm ấm. 209 sản phụ
(82,0%) được xoa bóp, 160 sản phụ
(62,8%) được hướng dẫn cách tưởng
tượng về tương lai tốt đẹp; 130 sản phụ
(51,0%) được hướng dẫn thay đổi môi
trường xung quanh; 130 sản phụ (51,0%)
được tắm nước ấm. Sản phụ được Doula
hỗ trợ đã yên tâm chờ đợi và kiên trì theo
dõi chuyển dạ. Theo các nghiên cứu tại Mỹ,
Doula có thể cung cấp giúp đỡ sản phụ
rất nhiều trong quá trình chuyển dạ về
mặt thể chất và tinh thần. Doula sẽ hỗ trợ



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
liên tục trong thời gian chuyển dạ. Một Doula
chỉ chăm sóc một sản phụ trong toàn bộ
quá trình chuyển dạ. Hiện nay ở Mỹ có
trên 150 bệnh viện đã thành lập các
chương trình trợ sinh Doula. Kết quả ban
đầu, hầu hết sản phụ được Doula trợ sinh
đều hài lòng với dịch vụ này [4, 5].
3. Chăm sóc của người trợ sinh trong
rặn đẻ.
* Các biện pháp chăm sóc:
Tất cả sản phụ đều được Doula động
viên tâm lý. 250 sản phụ (98%) được
hướng dẫn thở; 245 sản phụ (96,1%)
được hướng dẫn tư thế; 237 sản phụ
(92,9%) được hướng dẫn cách rặn và
235 sản phụ (92,2%) được hướng dẫn thì
sổ thai và thả lỏng sau sổ thai. Doula luôn
bên cạnh sản phụ trong suốt quá trình
chuyển dạ, rặn đẻ và vài giờ sau đó.
Doula trấn an tinh thần, giúp sản phụ có
cảm hứng làm mẹ để vượt cạn. Doula
cống hiến hoàn toàn cho nhu cầu phi y tế
của một sản phụ mà họ phụ trách. Không
chỉ vậy, Doula có chuyên môn riêng của
mình, sẽ sử dụng các biện pháp chuyên
môn để giảm đau, động viên tinh thần cho
sản phụ, qua đó giúp cuộc đẻ thành công
[6].
4. Chăm sóc sản phụ và sơ sinh

sau đẻ.
* Hướng dẫn chăm sóc mẹ sau đẻ:
250 sản phụ (98%) được hướng theo
dõi các dấu hiệu bất thường sau đẻ, có thời
gian ngủ > 7 giờ. 100% sản phụ được
hướng dẫn vệ sinh (vú, tầng sinh môn),
chăm sóc, dinh dưỡng và an ủi sau đẻ
nhờ trợ sinh. Sản phụ có tinh thần vui vẻ,
hài lòng, ngủ ngon, yên tâm vì người trợ

sinh chăm sóc, theo dõi các bất thường
về mẹ và bé. Theo Perez, chăm sóc của
Doula là đặc biệt và cần thiết cho sản phụ
trong suốt quá trình chuyển dạ và sau
sinh. Vì vậy, cần có hỗ trợ của bệnh viện,
sự tôn trọng và hợp tác chặt chẽ của
nhân viên y tế. Các bệnh viện nên mở
rộng truyền thông, tăng cường tập huấn để
nhân viên y tế, sản phụ và gia đình hiểu
rõ hơn vai trò của Doula [7].
* Hướng dẫn chăm sóc sơ sinh sau đẻ:
255 sản phụ (100%) được hướng dẫn
cách cho con bú, tư thế bế sơ sinh, cách
vệ sinh cho trẻ, cách âu yếm trẻ. 253 sản
phụ (99,2%) được hướng dẫn theo dõi
các dấu hiệu bất thường. Ngay sau đẻ,
sản phụ thường mất sức nhiều, cần thời
gian phục hồi lại sức khỏe, cần một người
có kinh nghiệm chăm sóc con để họ yên
tâm nghỉ ngơi, bình phục sau sinh, đó chính

là Doula. Doula có kinh nghiệm, được đào
tạo cẩn thận về chăm sóc sơ sinh. Không
những thế, Doula là người có hiểu biết về
các dấu hiệu bình thường, bất thường
của sơ sinh, kịp thời phát hiện biểu hiện
bất thường, đặc biệt trong 6 giờ đầu sau
sinh để báo bác sỹ kịp thời xử trí [8].
5. Kết quả chăm sóc của Doula.
- Thời gian chuyển dạ và đẻ: 97,6% sản phụ
có thời gian chuyển dạ trung bình và ngắn.
Nhờ trợ sinh hướng dẫn các tư thế giảm
đau, tư thế giúp thai nhi xuống thuận
lợi..., thời gian chuyển dạ có xu hướng
giảm đặc biệt ở giai đoạn xóa mở cổ tử
cung. 98,8% sản phụ rặn đẻ nhanh và
trung bình. Sản phụ tự tin, yên tâm và
phối hợp tốt trong quá trình rặn đẻ.
- Mức độ đau trong chuyển dạ:
89,8% sản phụ đau ít và đau vừa trong
95


T¹p chÝ Y - d−îc häc qu©n sù sè 7-2018
chuyển dạ. 10,2% đau nhiều, trong đó 5
sản phụ vật vã, kêu la, mất bình tĩnh trong
chuyển dạ. Nhờ Doula hướng dẫn tư thế
giảm đau, cách hít thở trong mỗi cơn co nên
mức độ chịu đau của sản phụ tăng lên.
- Hình thức đẻ: 87,9% trường hợp đẻ
thường hoặc đẻ đường âm đạo, chỉ có

12,1% phải mổ đẻ.
- Biểu hiện tinh thần sau đẻ: phần lớn
sản phụ thoải mái, hạnh phúc và yên tâm
sau đẻ. Sản phụ ngủ sâu, ăn ngon, không
có cảm giác lo lắng về bản thân và em bé,
hài lòng với dịch vụ trợ sinh. Tuy nhiên,
còn 14,1% sản phụ có biểu hiện đau;
31% sản phụ biểu hiện mệt mỏi, người trợ
sinh tiếp tục bên cạnh và động viên tinh
thần giúp sản phụ và gia đình yên tâm,
vui vẻ và hạnh phúc khi em bé chào đời.
Tumblin thấy dịch vụ Doula giúp giảm
tỷ lệ mổ đẻ, chỉ 12% số chuyển dạ có
Doula hỗ trợ phải mổ lấy thai so với
22% chuyển dạ không được Doula hỗ trợ.
Như vậy, dịch vụ Doula giúp giảm rõ tỷ lệ
mổ lấy thai [9].
Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai ở Khoa Phụ
sản, Bệnh viện Quân y 103 dao động từ
20 - 22% khi không có Doula hỗ trợ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mổ
lấy thai 12,1%. Như vậy đã giảm rõ rệt.
Nhờ đội ngũ Doula chuyên nghiệp, có kiến
thức sâu về điều dưỡng trong chuyển dạ,
được đào tạo bài bản, khả năng hướng
dẫn tốt, nhiệt tình, trách nhiệm cao hỗ trợ
sản phụ trong suốt quá trình chuyển dạ
nên đã tạo động lực lớn, quyết tâm cao
cho sản phụ trong theo dõi chuyển dạ và
rặn đẻ. Đây là nguyên nhân giảm tỷ lệ mổ

lấy thai.
96

KẾT LUẬN
Doula đóng vai trò quan trọng trong
chuyển dạ và ngay sau đẻ: hướng dẫn
sản phụ và gia đình chuẩn bị trước sinh.
Đồng hành cùng sản phụ trong chuyển
dạ, rặn đẻ và ngay sau đẻ; giúp sản phụ
giảm đau, giảm căng thẳng, tạo tinh thần
thoải mái, yên tâm trong suốt quá trình
chuyển dạ; giúp sản phụ sớm phục hồi
sức khỏe sau sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doulas of North America. Position paper:
The doula's contribution to modern maternity
care. 1998. www.dona.org/PDF/BDPosition
Paper.pdf (9 Dec. 2003).
2. Doulas of North America. Statistics. 2003.
www.dona.org/Statistics.html (9 Dec. 2003).
3. Gagnon A, Waghorn K. Supportive care
by maternity nurses: A work sampling study in
an intrapartum unit. Birth. 1996, 23 (1), p.1.
4. Gale J, Fothergill-Bourbonnais F,
Chamberlain M. Measuring nursing support
during childbirth. Am J Matern Child Nurs.
2001, 26 (5), p.264.
5. Gilliland A.M. Beyond holding hands:
The modern role of the professional doula.
JOGN Nurs. 2002, 31 (6), p.762.

6. McNiven P, Hodnett E, O'Brien-Pallas L.
Supporting women in labor: A work sampling
study of the activities of labor and delivery
nurses. Birth.1992, 19 (1), p.3.
7. Perez P.G, Herrick L.M. Doulas:
Exploring their roles with parents, hospitals,
& nurses. AWHONN Lifelines. 1998, 2 (2), p.54.
8. Scott K, Berkowitz G, Klaus M.
A comparison of intermittent and continuous
support during labor: A meta-analysis. Am J
Obstet Gynecol. 1999, 180 (5), p.1054.
9. Stein M.T, Kennell J.H, Fulcher A.
Benefits of a Doula present at the birth of a
child. J Dev Behav Pediatr. 2003, 24 (3), p.195.



×