Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ của bài thuốc “cát căn thang” kết hợp điện châm trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.39 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

TÁC DỤNG GIẢM ĐAU VÀ CẢI THIỆN TẦM VẬN ĐỘNG
CỘT SỐNG CỔ CỦA BÀI THUỐC “CÁT CĂN THANG”
KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY
DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
Đặng Trúc Quỳnh1, Nguyễn Thị Thu Hà1, Dương Trọng Nghĩa2
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp với biểu hiện lâm sàng rất đa
dạng, trong đó đau vai gáy là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải đi khám. Nghiên
cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động của cột sống cổ ở bệnh
nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc “Cát căn thang” kết hợp điện châm. Kết quả
nghiên cứu cho thấy nhóm nghiên cứu có điểm đau VAS trung bình giảm từ 6,00 ± 1,46 xuống 1,37 ± 1,16
điểm; giảm nhiều hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê sau 1 tuần và sau 3 tuần điều trị; cải thiện tầm vận
động cột sống cổ nhiều hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, bài thuốc ”Cát căn thang” kết hợp
với điện châm mang lại hiệu quả khá tốt trong giảm đau vùng vai gáy và phục hồi lại hoạt động bình thường
của cột sống cổ cho bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ.
Từ khóa: Thoái hóa cột sống cổ, đau vai gáy, ”Cát căn thang”, điện châm, giảm đau, tầm vận động

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
khoa không có kết quả hoặc chèn ép thần kinh
Thoái

hóa

cột

sống



cổ

(Cervical

spondylosis) chiếm 14% trong các bệnh thoái
hóa khớp, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng do
cấu tạo giải phẫu liên quan tới nhiều thành
phần mạch máu, thần kinh [1; 2; 3].

nhiều thể hiện trên lâm sàng và/hoặc chẩn
đoán hình ảnh [3; 4; 5].
Y học cổ truyền không có bệnh danh riêng
cho thoái hóa cột sống cổ mà đau vai gáy do
thoái hóa cột sống cổ được xếp vào chứng Tý

Thoái hóa cột sống cổ ngày càng gặp phổ

ở vai gáy [6; 7; 8]. Điều trị chứng Tý theo Y

biến hơn, nguyên nhân do cuộc sống ít vận

học cổ truyền có thể lựa chọn các phương

động và liên quan tới tư thế lao động; gây khó

pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.

chịu và giảm năng suất lao động cũng như


Nhiều bài thuốc đã được sử dụng để giảm

chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [4; 5].

đau, giãn cơ và bổ chính khí, nâng cao công

Y học hiện đại điều trị thoái hóa cột sống

năng các tạng phủ... Tuy nhiên, các bài thuốc

cổ chủ yếu điều trị triệu chứng với các nhóm

điều trị chứng Tý ở vai gáy dùng để điều trị

thuốc giảm đau chống viêm không steroid,

nguyên nhân phong hàn, với triệu chứng đặc

giãn cơ và phục hồi chức năng. Chỉ định phẫu

trưng là đau vai gáy và co cứng cơ hiện chưa

thuật chỉ được cân nhắc đến khi điều trị nội

được nghiên cứu và sử dụng nhiều trên lâm
sàng. Bài thuốc “Cát căn thang” trích từ tác

Địa chỉ liên hệ: Đặng Trúc Quỳnh – Khoa Y học cổ truyền
– Trường Đại học Y Hà Nội
Email:

Ngày nhận: 28/7/2016
Ngày được chấp thuận: 08/10/2016

48

phẩm Cảnh Nhạc toàn thư, có tác dụng giải
cơ, trừ phong hàn, ôn thông kinh lạc, có thể
chỉ định cho chứng Tý ở vai gáy thể Phong
hàn thấp tý.

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên

- Phương tiện nghiên cứu
Kim châm cứu, pince, bông, cồn 700, máy

cứu đề tài với mục tiêu:
- Đánh giá tác dụng giảm đau của bài “Cát

điện châm KWD - TN09 - T06 của Công ty

căn thang” kết hợp điện châm ở bệnh nhân

Trách nhệm hữu hạn Thương mại và sản xuất

đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ.


Thiết bị Y tế Hà Nội.

- Đánh giá tác dụng cải thiện tầm vận động
cột sống cổ của bài “Cát căn thang” kết hợp
điện châm ở bệnh nhân đau vai gáy do thoái
hóa cột sống cổ.

Thước đo điểm đau VAS (Visual analogue
scale), thước đo tầm vận động khớp, bộ câu
hỏi đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày
NDI.
2. Đối tượng

II. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP

tương ứng với thể phong hàn thấp tý của y

Bài thuốc nghiên cứu: Bài thuốc “Cát căn
thang” (Cảnh Nhạc toàn thư).

Bạch thược

học cổ truyền, bệnh nhân tự nguyện tham gia
nghiên cứu.

Thành phần bài thuốc:
16g

đoán xác định đau vai gáy do thoái hóa cột

sống cổ theo tiêu chuẩn y học hiện đại và

1. Chất liệu nghiên cứu

Cát căn

60 bệnh nhân tuổi từ 30 trở lên, được chẩn

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
10g

- Theo y học hiện đại: bệnh nhân được
chẩn đoán xác định đau vai gáy do thoái hóa

Ma hoàng

6g

Chỉ xác

8g

Quế chi

8g

Cam thảo

6g


Sinh khương

6g

Xuyên khung

8g

phim X quang cột sống cổ, không có biểu hiện

Tế tân

6g

Phòng phong

8g

viêm trong xét nghiệm máu. Chẩn đoán lần

Đảng sâm

12g

cột sống cổ: Lâm sàng có hội chứng cột sống
cổ. Cận lâm sàng có hình ảnh thoái hóa trên

đầu hoặc đợt cấp của bệnh mạn tính.
- Theo y học cổ truyền: bệnh nhân được


Dạng bào chế: Các vị thuốc được chế biến

chẩn đoán chứng Tý ở vai gáy thể Phong hàn

đạt tiêu chuẩn cơ sở tại Khoa Dược – Bệnh

thấp tý: vùng cổ gáy đau nhức, cơ co cứng

viện Y học cổ truyền Trung ương theo quy

khó vận động; đau tăng lên khi gặp lạnh, gió,

định của Bộ Y tế. Thuốc được sắc và đóng gói

mưa, ẩm; đau giảm khi chườm ấm hoặc xoa

sẵn theo quy trình bằng máy Handle KSNP –

bóp. Có thể đau đầu, đau lan xuống vai, tay;

B1130 – 240L của Hãng Kyung Seo Machine

vận động nặng nề, khó khăn, không sưng

(Hàn Quốc), 1 thang đóng 2 túi, mỗi túi

nóng đỏ các khớp. Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc

150 ml. Mỗi ngày uống 2 túi, chia 2 lần uống


hơi nhớt, mạch phù hoạt.

sáng, chiều trong 3 tuần.

* Tiêu chuẩn loại trừ

Công thức huyệt điện châm trong

Đau vai gáy do bệnh lý không phải thoái

nghiên cứu: Phong trì, Đại chùy, Đại trữ,
Kiên tỉnh, Kiên ngung, Giáp tích D1 - D6, Hợp

hóa cột sống cổ; đau vai gáy do thoái hóa cột

cốc, A thị huyệt.

đệm; đau vai gáy kèm theo các bệnh mạn

TCNCYH 103 (5) - 2016

sống cổ có hội chứng chèn ép tủy, thoát vị đĩa

49


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tính như lao, suy tim, suy gan, suy thận, HIV/

thời gian từ lúc đau đến khi khám.


AIDS…; các bệnh viêm nhiễm cấp tính như

Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân uống bài

nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm da tại

“Cát căn thang” và điện châm. Nhóm đối

vùng vai gáy… Bệnh nhân không đồng ý

chứng: 30 bệnh nhân điều trị bằng điện châm

tham gia nghiên cứu và bệnh nhân không

đơn thuần.

tuân thủ điều trị.
- Tiến hành nghiên cứu: thăm khám lâm
3. Phương pháp

sàng được tiến hành vào 4 thời điểm: trước

- Thiết kế nghiên cứu: phương pháp can

điều trị (T0), sau điều trị 1 tuần (T1), 2 tuần
(T2) và 3 tuần (T3). Thu thập kết quả và phân

thiệp lâm sàng, có đối chứng.


tích số liệu thu được.

- Cỡ mẫu nghiên cứu: chọn mẫu có chủ
đích đến khi được 60 bệnh nhân chia thành 2

- Chỉ tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả

nhóm theo phương pháp ghép cặp tương

giảm đau theo thang điểm VAS (đánh giá mức

đồng về tuổi, mức độ đau theo thang VAS và

độ đau theo VAS vào lúc nghỉ).

Bảng 1. Thang điểm VAS
Điểm VAS

Mức độ

Điểm

Hoàn toàn không đau

0 điểm

0 < VAS < 3 điểm

Đau nhẹ


1 điểm

3 ≤ VAS < 6 điểm

Đau vừa

2 điểm

6 ≤ VAS < 9 điểm

Đau nặng

3 điểm

9 ≤ VAS ≤ 10 điểm

Đau nghiêm trọng không chịu được

4 điểm

VAS = 0 điểm

+ Tầm vận động cột sống cổ: gấp (cúi), duỗi (ngửa), nghiêng bên và quay.
Bảng 2. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý
Tầm vận động
Động tác

Bình
thường


Điểm

Bệnh lý

0

1
0

0

2
0

0

3
0

0

4

Cúi

45 - 55

40 - 44

35 - 39


30 - 34

< 300

Ngửa

600 - 700

550 - 590

500 - 540

450 - 490

< 450

Nghiêng phải

400 - 500

350 - 390

300 - 340

250 - 290

< 250

Nghiêng trái


400­- 500

350 - 390

300 - 340

250 - 290

< 250

Quay phải

600- 700

550 - 590

500 - 540

450 - 490

< 450

Quay trái

600- 700

550 - 590

500 - 540


450 - 490

< 450

50

0

0

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 3. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ
Mức độ

Điểm tầm vận động chung

Không hạn chế

0 điểm

Hạn chế ít

1 - 6 điểm

Hạn chế vừa


7 - 12 điểm

Hạn chế nhiều

13 - 18 điểm

Hạn chế rất nhiều

19 - 24 điểm

4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

6. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Y

Các bệnh nhân đều tự nguyện tham gia

học cổ truyền Trung ương từ tháng 01/2014

trong nghiên cứu sau khi được giải thích rõ

đến tháng 10/2014.

phác đồ điều trị và mục đích của nghiên cứu.
Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức

5. Xử lý số liệu

khỏe cho bệnh nhân, không nhằm mục đích

Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật

nào khác. Các thông tin của bệnh nhân đều

toán thống kê Y sinh học, sử dụng phần mềm

được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục tiêu

SPSS 16.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

nghiên cứu.

với p < 0,05.

III. KẾT QUẢ
1. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS

p > 0,05
7

p < 0,05

6,13 ± 1,48

Điểm đau VAS

6
5

6,00 ± 1,46


Nhóm chứng
4,20 ± 1,19

4
3

3,63 ± 0,93
2,23 ± 0,97

3,50 ± 1,36

2

Nhóm nghiên
cứu

2,57 ± 1,14

1

1,37 ± 1,16
Tuần

0
0

1

2


3

Biểu đồ 1. Điểm đau VAS ở các thời điểm

TCNCYH 103 (5) - 2016

51


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 4. Đánh giá mức độ giảm đau sau điều trị 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần

Nhóm I (n = 30) X ± SD

Nhóm II (n = 30) X ± SD

p I - II

Điểm chênh TB ∆ T1 - T0

1,93 ± 1,01

2,50 ± 1,08

< 0,05

Điểm chênh TB ∆ T2 - T1

0,57 ± 0,82


0,93 ± 0,74

Điểm chênh TB ∆ T3 - T2

1,40 ± 0,67

1,20 ± 0,55

Điểm chênh TB ∆ T3 - T0

3,90 ± 1,15

4,63 ± 1,40

< 0,05

< 0,05

Nhóm
VAS điểm)

> 0,05
< 0,05

p (T1 - T0)
p (T2 - T1)
p (T3 - T2)
p (T3 - T0)
Sự khác biệt giữa các tuần của mỗi nhóm đều có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Mức độ giảm

điểm VAS trung bình của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê ở thời
điểm sau 1 tuần và sau 3 tuần so với trước điều trị, p < 0,05. Mức độ giảm điểm VAS trung bình
ở các thời điểm khác giữa hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
2. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ
Bảng 5. Đánh giá tầm vận động cột sống cổ trước – sau 3 tuần điều trị
Nhóm I (n = 30)
Tầm
vận động

Nhóm II (n = 30)

Nhóm

p I - II
Trước điều trị

Sau điều trị

Trước điều trị

Sau điều trị

Cúi

32,33 ± 8,07

38,17 ± 6,23

34,83 ± 8,86


45,17 ± 7,71

Ngửa

50,17 ± 7,37

56,17 ± 3,87

48,83 ± 9,26

56,83 ± 6,76

Nghiêng trái

33,00 ± 5,81

38,50 ± 4,39

34,00 ± 6,87

40,50 ± 5,31

Nghiêng phải

32,33 ± 5,53

38,67 ± 4,14

32,83 ± 6,91


39,67 ± 5,40

Quay trái

48,83 ± 10,31

54,17 ± 9,01

47,00 ± 10,72

57,00 ± 5,02

Quay phải

48,83 ± 8,27

54,50 ± 7,35

47,00 ± 10,05

56,50 ± 5,28

cột sống cổ (độ)

p T3 - T0

< 0,05

< 0,05


> 0,05

< 0,05

Tầm vận động cả 6 động tác cột sống cổ ở hai nhóm đều tăng có ý nghĩa thống kê sau 3 tuần
điều trị (p < 0,05). Chỉ có động tác cúi có tầm vận động cải thiện nhiều hơn ở nhóm nghiên cứu
so với nhóm chứng, p < 0,05.
52

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 6. Hiệu quả giảm mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ
Nhóm bệnh nhân

Nhóm I (n = 30)

Nhóm II (n = 30)

Tầm vận động

n

%

n

%


Không hạn chế

3

10,0

7

23,3

Hạn chế ít

16

53,3

19

63,3

Hạn chế vừa

9

30,0

4

13,4


Hạn chế nhiều

2

6,7

0

Hạn chế rất nhiều

0

p I - II

> 0,05

0

X ± SD (T3)

5,30 ± 4,06

3,30 ± 2,84

< 0,05

X ± SD (T0)

11,47 ± 6,03


11,70 ± 5,45

> 0,05

< 0,05

< 0,05

p T3 - T0

Sau điều trị, điểm hạn chế vận động cột sống cổ của 2 nhóm đã giảm có ý nghĩa thống kê so
với trước điều trị (p < 0,05). Giữa hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm hạn chế
vận động sau 3 tuần (p < 0,05).

IV. BÀN LUẬN
Trong thoái hóa cột sống cổ thể Phong hàn

thống kê. Điều này phù hợp với tiêu chuẩn

thấp tý, triệu chứng đau xuất hiện là do ngoại

chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền là thể

tà xâm nhập vào kinh lạc làm kinh khí không

Phong hàn thấp tý, tương ứng với giai đoạn

lưu thông. Bài thuốc “Cát căn thang” có các vị

bệnh mới mắc, chưa gây tổn thương đến


Phòng phong, Tế tân, Quế chi, Ma hoàng,

công năng các tạng phủ nên bệnh đáp ứng

Sinh khương có tác dụng trừ phong hàn tà ở

với điều trị nhanh hơn. Hiệu suất giảm điểm

cơ biểu. Tế tân, Quế chi làm ôn ấm, thông

đau VAS ở cả hai nhóm đều cao nhất ở tuần

kinh hoạt lạc nên đặc biệt phù hợp với bệnh

điều trị đầu tiên, sự khác biệt giữa hai nhóm

nhân thể Phong hàn thấp tý. Xuyên khung,

có ý nghĩa thống kê.

Chỉ xác tác dụng hành khí hoạt huyết phục hồi

Theo lý luận Y học cổ truyền “Thông tắc

sự lưu thông khí huyết đi trong kinh lạc.

bất thống, thống tắc bất thông”, nhóm nghiên

Xuyên khung hành khí trong huyết để trừ đau,


cứu sử dụng bài thuốc “Cát căn thang” kết

trị các chứng đau do bế tắc kinh lạc. Đảng

hợp điện châm nên có tác dụng giảm đau rõ

sâm, Cam thảo có tác dụng bổ khí, hỗ trợ

rệt, cao hơn so với nhóm chứng chỉ điện

nâng cao chính khí, chính khí vững thì tà khí

châm đơn thuần. Ngoại tà khi mới xâm nhập

mới không gây bệnh được [9; 10].

còn ở biểu, vì vậy bài thuốc được dùng càng

Sau điều trị 1 tuần, điểm VAS trung bình

sớm thì biểu tà càng giải được nhanh, điều

của cả hai nhóm đều đã giảm có ý nghĩa

này có thể lý giải được mức độ giảm đau của

TCNCYH 103 (5) - 2016

53



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng và

V. KẾT LUẬN

cao nhất ở thời điểm sau điều trị 1 tuần.
Hiệu suất chênh của mức độ giảm đau
giữa các thời điểm sau tuần 2 so với tuần 1,
sau tuần 3 so với tuần 2 không có sự khác
biệt giữa hai nhóm, điều này có thể do sau

Bài thuốc ”Cát căn thang” kết hợp điện
châm mang lại hiệu quả giảm đau cao hơn so
với điều trị bằng điện châm đơn thuần ở thời
điểm sau 1 tuần và sau 3 tuần điều trị.

tuần điều trị thứ nhất, điểm đau VAS của cả

Tầm vận động cột sống cổ cũng được cải

hai nhóm đã giảm đáng kể so với trước điều

thiện rõ rệt sau 3 tuần ở nhóm điều trị bài

trị, nên mức giảm các tuần sau không khác

thuốc kết hợp điện châm, nhiều hơn so với


biệt nhiều. Tuy nhiên, hiệu suất chênh của mỗi

nhóm điều trị điện châm đơn thuần.

nhóm sau từng tuần điều trị đều có ý nghĩa
thống kê.

Lời cảm ơn

Cùng với mức độ giảm đau, mức độ cải

Nhóm tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn

thiện tầm vận động cột sống cổ là một trong

chân thành và sâu sắc tới Ban giám đốc -

những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hiệu

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã

quả điều trị. Hạn chế tầm vận động cột sống

giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi trong

cổ do thoái hóa là hậu quả của triệu chứng

nghiên cứu này.

đau, co cứng cơ, giảm độ đàn hồi bao khớp

và dây chằng hoặc do các tổn thương gai
xương, hẹp khe khớp… So sánh hai nhóm
giữa trước và sau điều trị đều giảm điểm tầm
vận động trung bình từ mức độ hạn chế vừa
xuống mức độ hạn chế ít, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Nhóm nghiên cứu có điểm
tầm vận động trung bình sau điều trị thấp hơn
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Cột sống cổ
là đoạn cột sống mềm dẻo nhất. Cột sống cổ
có các động tác và biên độ linh hoạt hơn cột
sống thắt lưng là do đốt sống C1 (đốt đội) có
thể quay quanh đốt sống C2 (đốt trục), khớp
đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp cho phép
chuyển động trượt giữa các thân đốt nên có
thể gập (cúi), duỗi (ngửa) cổ dễ dàng và do
khả năng đàn hồi của đĩa đệm. Cột sống cổ
bình thường có thể gấp đạt tới mức cằm
chạm vào ngực, duỗi đạt mức ụ chẩm ở tư thế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội
(2004). Bài giảng Bệnh học Nội khoa tập II.
Nhà xuất bản Y học, 327 - 333, 335 - 336.
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012). Bệnh
học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam, 140 - 153,350 - 351.
3. John Imboden, David B. Hellmann,
John H. Stone (2004). Current Rheumatology
Diagnosis & Treatment. The McGraw - Hill
Companies Inc, 77 - 83.

4. Hồ Hữu Lương (2006). Thoái hóa cột
sống cổ và Thoát vị đĩa đệm. Nhà xuất bản Y
học, 7 - 32, 53 - 59, 60 - 61, 92 - 96.
5. Nguyễn Văn Thông (2009). Bệnh Thoái
hóa cột sống cổ. Nhà xuất bản Y học, 8 - 15,
17 - 31, 36 - 100.

nằm ngang, động tác nghiêng có thể đạt tới tai

6. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học

chạm đầu trên xương cánh tay, động tác xoay

Y Hà Nội (2005). Bài giảng Y học cổ truyền tập
II. Nhà xuất bản Y học, 157 - 158, 160 - 163.

có thể đạt tới mức cằm ở trên vai [4].

54

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
7. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại
học Y Hà Nội (2006). Nội khoa Y học cổ
truyền. Nhà xuất bản Y học, 249 - 251, 253 256, 373 - 378, 439 - 440.

9. Trương Cảnh Nhạc (2006). Cảnh Nhạc
toàn thư. Nhà xuất bản kỹ thuật khoa học Sơn

Tây, chương 16 , 782.
10. Nguyễn Nhược Kim, Hoàng Minh

8. Nguyễn Nhược Kim, Trần Quang Đạt
(2008). Châm cứu và các phương pháp chữa
bệnh không dùng thuốc. Nhà xuất bản Y học,
15, 37, 77, 114 - 115, 134 - 135, 158, 192 -

Chung (2009). Dược học cổ truyền. Nhà xuất
bản Y học, 35 - 40, 42 - 43, 52, 95, 105 - 106,
211 - 212, 229 - 232.

203, 223 - 225.

Summary
THE EFFECT OF “CAT CAN THANG” FORMULA COMBINED WITH
ELECTRO – ACUPUNCTURE ON RELIEVING PAIN AND IMPROVING
CERVICAL SPINE RANGE OF MOTION IN PATIENTS WITH
NECK PAIN DUE TO CERVICAL SPONDYLOSIS
Cervical spondylosis is a chronic disease accounted for 14% of joints degenerative problems,
in which neck pain is one of the main reasons that makes the patients go to the hospital. The
study was conducted to evaluate the analgesic effect and the ability to improve cervical spine
movement of ”Cat can thang” combined with electro – acupuncture in patients with neck pain due
to cervical spondylosis. The results show that the study group using the formula and electro –
acupuncture decreased the mean VAS score from 6.00 ± 1.46 to 1.37 ± 1.16, statistically lower
than in the control group (p < 0.05) after 1 week and 3 weeks of treatment. The method also
improved the cervical spine range of motion better than in the control group (statistically
significant, p < 0.05). In conclusion, ”Cat can thang” combined with electro – acupuncture has
good effects on pain and improving normal movement of cervical spine in patients with neck pain
due to cervical spondylosis.

Keywords: Cervical spondylosis, neck pain, ”Cat can thang”, electro – acupuncture,
analgesia, range of motion

TCNCYH 103 (5) - 2016

55



×