Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ Việt Nam từ 50 tuổi trở lên và nam giới từ 60 tuổi trở lên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.98 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

KHẢO SÁT YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG
Ở PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ 50 TUỔI TRỞ LÊN VÀ NAM GIỚI
TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN
Nguyễn Thị Ngọc Lan1, Hoàng Hoa Sơn2, Nguyễn Vĩnh Ngọc1, Nguyễn Thị Hương1,
Tào Minh Thủy1, Hoàng Thị Bích1, Thái Văn Chương1, Nguyễn Ngọc Bích1
1

Trường Đại Học Y Hà Nội; 2Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y Tế

Các yếu tố nguy cơ loãng xương theo lối sống, chủng tộc... nếu có thể can thiệp được sẽ giảm tỷ lệ
người mắc loãng xương và tỷ lệ gãy xương. Nghiên cứu nhằm mô tả yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ
Việt nam từ 50 tuổi trở lên và nam giới từ 60 tuổi trở lên. Nghiên cứu bệnh chứng được thực hiện trên 424
nam giới từ 60 tuổi trở lên và 988 nữ giới từ 50 tuổi trở lên sống tại miền Bắc Việt Nam từ tháng 12/2011 –
10/2014. Các đối tượng nghiên cứu là những người không mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa xương,
không có các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương, được đo mật độ xương theo phương pháp hấp thụ tia X
năng lượng kép. Kết quả cho thấy các yếu tố nguy cơ loãng xương của nữ giới ≥ 50 tuổi là tuổi ≥ 70
(OR = 2,2), cân nặng thấp (< 42kg) (OR = 3,5); mãn kinh trên 12 tháng không liên quan thai kỳ (OR =
11,83); số lần sinh con ≥ 5 lần (OR = 1,7); chiều cao thấp < 147cm (OR = 1,77). Các yếu tố nguy cơ loãng xương
của nam giới ≥ 60 tuổi là chỉ số khối cơ thể (BMI) < 18,5 (OR = 2,82); tiền sử uống rượu (OR = 2,03); cân nặng thấp
< 60 kg (OR = 2,36). Một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở cả phụ nữ và nam giới cao tuổi người Việt Nam có
thể can thiệp được (chỉ số khối cơ thể, tình trạng tiêu thụ rượu bia).
Từ khóa: loãng xương, yếu tố nguy cơ loãng xương, người Việt nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương với hậu quả nghiêm trọng

triệu năm 1990. Số liệu của thế giới cho thấy

nhất là gia tăng tỷ lệ tử vong và gia tăng tỷ lệ



đối với bệnh loãng xương, có 10 triệu người
mắc bệnh hàng năm, chi phí 17,03 tỷ USD/

tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống do biến
chứng gãy xương. Do vậy đây là một vấn đề
đang được toàn thế giới quan tâm. Loãng
xương và gãy xương do loãng xương ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân, và là một gánh nặng đối với nền kinh tế
của nhiều nước, đặc biệt khi tuổi thọ của
người dân ngày càng cao. Ở Hoa Kỳ, hàng
năm có 1,5 triệu trường hợp gãy xương do
loãng xương. Dự báo con số này sẽ tăng lên
đến 6,3 triệu người vào năm 2050 so với 1,7

năm [1], con số này với bệnh hen là 14,6 triệu
người bệnh - 12,7 tỷ USD [2] và bệnh tim là 5
triệu người - 22,55 tỷ [3]. Trước đây, bệnh
loãng xương được coi là bệnh của phụ nữ sau
mãn kinh, song các nghiên cứu gần đây đã
cho thấy có tới 20% số nam giới toàn cầu có
nguy cơ mắc bệnh này [4].Tỷ lệ tử vong và
giảm chất lượng cuộc sống sau gãy xương ở
nam giới nặng nề hơn so với nữ giới [5; 6].
Châu Á hiện được Tổ chức Y tế Thế giới
dự báo là tâm điểm của loãng xương trong thế
kỷ XXI cùng với tuổi thọ ngày một tăng và

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Lan, Bộ môn Nội tổng

hợp, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 10/8/2015
Ngày được chấp thuận: 10/9/2015

TCNCYH 97 (5) - 2015

những sự thay đổi trong lối sống, chế độ dinh
dưỡng... Khoảng 20% số người trên 60 tuổi bị
loãng xương ở Việt Nam trong đó đã có nhiều
biến chứng (lún xẹp đốt sống, gù vẹo cột

91


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
sống...), chưa kể số người bị gẫy cổ xương

(sau cắt dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hoá kéo dài,

đùi [7].
Biến chứng của loãng xương gây gãy

xơ gan), suy thận, viêm khớp mạn tính, bệnh
hệ thống (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp

xương làm giảm chất lượng cuộc sống, gia
tăng tỷ lệ tử vong và chi phí điều trị tốn kém:

dạng thấp)


Châu Âu 30,7tỷ EUD [8], ở Hoa Kỳ là 13,7 đến
20,3 tỷ USD, ở Anh 1,8 tỷ Pounds [9].
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu xác định tỷ
lệ loãng xương đã được thực hiện [7; 10],
nhưng các nghiên cứu này triển khai ở quy
mô nhỏ nên tính đại diện không cao và chưa
phân tích sâu về các yếu tố nguy cơ gây loãng
xương. Xác định được yếu tố nguy cơ sẽ thiết
lập được khuyến cáo nhằm giảm thiểu tỷ lệ
loãng xương, giảm tỷ lệ gẫy xương do loãng
xương, tức là giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ
tàn phế, nâng cao chất lượng cuộc sống ở
các đối tượng cao tuổi. Vì các lý do trên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu sau:
1. Xác định một số yếu tố nguy cơ của
loãng xương ở nữ giới ≥ 50 tuổi.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ của
loãng xương ở nam giới ≥ 60 tuổi.

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng

2. Phương pháp
2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu
bệnh chứng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Các đối tượng đến khám được khai thác
các yếu tố nguy cơ loãng xương qua khám
lâm sàng và điều tra theo mẫu do nhóm

nghiên cứu thiết kế dựa trên các mục tiêu
nghiên cứu.
Khảo sát các yếu tố nguy cơ cụ thể sau
đây:
- Đã có tiền sử bị gãy xương ở tuổi trưởng
thành.
- Có một người thân (đặc biệt là mẹ) có
tiền sử gãy xương.
- Có thời kỳ mãn kinh sớm trước khi 45
tuổi, hoặc đã bị cắt buồng trứng.
- Hút thuốc.
- Có chế độ ăn uống thiếu canxi (dựa trên
nhu cầu khuyến cáo hàng ngày).
- Có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Thường xuyên uống quá nhiều rượu.

424 nam giới ≥ 60 tuổi và 988 nữ giới ≥ 50

- Không tập thể dục thường xuyên.

tuổi sống trên địa bàn miền Bắc Việt Nam
được đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng
và cổ xương đùi theo phương pháp DEXA sử
dụng tia X hấp thu năng lượng kép (máy
Hologic) từ tháng 10/2011 đến tháng 10/2014 tại
Hà Nội.


- Đã phải nằm liệt giường trong một thời
gian dài do bệnh tật.
Các đối tượng được đo mật độ xương tại
cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng máy
Hologic explorer của Mỹ sản xuất sử dụng tia
X hấp thu năng lượng kép.

Tiêu chuẩn loại trừ

3. Phân tích và xử lý số liệu

Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới

Sử dụng phần mềm EPI data nhập số liệu,

chuyển hóa xương và các yếu tố có thể ảnh

xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0. Tính

hưởng đến mật độ xương: Bệnh lý nội tiết
(cường giáp, cường cận giáp, suy giáp,

giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn, các tỷ lệ phần trăm. Dùng thuật

Cushing, đái tháo đường), bệnh lý tiêu hóa

toán khi bình phương (χ2) để so sánh các tỷ lệ

92


TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
quan sát, dùng test t-student để so sánh các
giá trị trung bình, tính tỷ suất chênh OR để
đánh giá các yếu tố nguy cơ.
4. Đạo đức nghiên cứu

Chiều cao trung bình ở nam là 159,78 ±
5,85 cm, ở nữ là 149,89 ± 6,05 cm.
Cân nặng trung bình ở nam là 56,88 ±9,03
kg, ở nữ là 51,75 ± 9,07 kg.

Các bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên
cứu. Các thông tin về bệnh nhân được giữ bí
mật. Dữ liệu thu thập chỉ phục vụ cho nghiên

BMI < 18,5 ở nam và nữ chiếm lần lượt là
10,8% và 7,3%, BMI ≥ 18,5 ở nam và nữ lần

cứu và chẩn đoán, giúp cho việc điều trị bệnh
được tốt hơn.

lượt là 89,2 % và 92,7%.

III KẾT QUẢ

tỷ lệ này tương ứng ở nữ là 58,4%.


1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi của đối tượng nam cao nhất là 90 và
nữ cao nhất là 92 với tuổi trung bình lần lượt
là 68,74 ± 6,99 (nam) và 64,38 ± 9,27 (nữ). Độ
tuổi < 70 (ở nam chiếm 59,2%, ở nữ chiếm
71,3%).

Tỷ lệ loãng xương của nam chiếm 35,6%,

2. Yếu tố nguy cơ loãng xương
2.1. Yếu tố nguy cơ loãng xương ở nữ
≥ 50 tuổi
- Yếu tố nguy cơ theo mô hình phân tích
đơn biến.

Bảng 1. Nguy cơ loãng xương theo tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI ở nữ
Vị trí đo loãng
Yếu
xương
tố nguy

Tuổi
≥ 70

Chiều cao
< 147cm

Cân nặng
< 42kg


Chỉ số BMI
< 18,5

n
%
OR
95% CI
n
%
OR
95% CI
n
%
OR
95% CI
n
%
OR
95% CI

TCNCYH 97 (5) - 2015

Cổ xương đùi

Cột sống thắt lưng

CSTL và CXĐ



(n = 241)

Không
(n = 747)


(n = 555)

Không
(n = 433)


(n = 577)

Không
(n = 411)

132
54,8

152
20,3

220
39,6

64
14,8

228

39,5

56
13,6

4,74
3,48 - 6,46
127
52,7

155
20,7

4,26
3,13 - 5,79
70
29,0

40
5,4

7,24
4,74 - 11,04
39
16,2

33
4,4

4,18

2,56 - 6,81

3,79
2,76 - 5,19
204
36,8

78
18

2,65
1,96 - 3,57
97
17,5

13
3,0

6,84
3,78-12,39
59
10,6

13
3,0

3,84
2,08 - 7,1

4,14

2,99 - 5,75
214
37,1

68
16,5

2,97
2,18 - 4,06
101
17,5

92,2

9,48
4,73 - 18,98
62
10,7

10
2,4

4,83
2,44 - 9,53

93


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
* CSTL: cột sống thắt lưng; CXĐ: cổ xương đùi.

Ở nữ giới: nhóm tuổi ≥70, chiều cao thấp < 142cm, cân nặng thấp < 42kg, chỉ số khối cơ thể
< 18,5 so với nhóm đối tượng < 70 tuổi, chiều cao ≥ 142cm, cân nặng ≥ 42kg chỉ số khối cơ thể
≥ 18,5 có nguy cơ loãng xương cao hơn với OR tương ứng là 4,14; 2,97; 9,48; 4,83.
Đối với loãng xương cột sống thắt lưng các giá trị OR này tương ứng là 3,79; 2,65; 6,84; 3,84
(p < 0,05). Đối với loãng xương ở cổ xương đùi các giá trị OR này tương ứng là 4,74;4,26; 7,24;
4,18, (p < 0,05).
- Yếu tố nguy cơ theo mô hình hồi quy đa biến ở nữ.
Bảng 2. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ loãng xương chung theo mô hình hồi quy đa biến
Logistic ở nữ
TT

Các yếu tố

OR

95%CI

p

1

Tuổi ≥70

2,20

1,49 - 3,24

< 0,05

2


Chiều cao thấp < 147 cm

1,77

1,22 - 2,59

< 0,05

3

Cân nặng thấp < 42 kg

3,50

1,38 - 8,83

< 0,01

4

Mất kinh trên 12 tháng không liên quan đến
thai kỳ

11,83

6,13 - 22,83

< 0,05


5

Số lần sinh con ≥ 5 lần

1,70

1,11 - 2,62

< 0,05

Kết quả thu được chỉ có các yếu tố gồm: tuổi ≥ 70; chiều cao thấp < 147cm, cân nặng thấp <
42 kg, tiền sử mất kinh trên 12 tháng không liên quan đến thai kỳ, số lần sinh con ≥ 5 lần là yếu tố
nguy cơ làm tăng nguy cơ loãng xương chung ở nữ giới > 50 tuổi với OR tương ứng là 2,20;
1,77; 3,50; 11,83; 1,70, (p < 0,05).
3. Các yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam ≥ 60 tuổi
- Yếu tố nguy cơ theo mô hình phân tích đơn biến
Bảng 3. Nguy cơ loãng xương theo tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI ở nam
Vị trí đo loãng
xương
Yếu tố
nguy cơ

Tuổi
≥ 70

Chiều cao
< 160 cm

94


n
%

Cổ xương đùi

OR
95% CI

CSTL và CXĐ


(n = 69)

Không
(n = 355)


(n =
134)

Không
(n = 290)


(n = 151)

Không
(n = 273)

44

63,8

129
36,3

66
49,3

107
36,9

74
49

99
36,3

OR
95% CI
n
%

Cột sống thắt lưng

3,08
1,8 - 5,27
45
65,2

168

47,3

2,09
1,22 - 3,57

1,66
1,10 - 2,51
86
64,2

127
43,8

2,3
1,51 - 3,51

1,69
1,13 - 2,53
93
61,6

120
44,0

2,04
1,36 - 3,07
TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Cổ xương đùi

Vị trí đo loãng
xương
Yếu tố
nguy cơ

Cân nặng
< 60kg

Chỉ
BMI
18,5

số
<

Cột sống thắt lưng

CSTL và CXĐ


(n = 69)

Không
(n = 355)


(n =
134)


Không
(n = 290)


(n = 151)

Không
(n = 273)

60
87

210
59,2

107
79,9

163
56,2

120
79,5

150
54,9

n
%

OR
95% CI

4,60
2,21 - 9,57

n
%

21
30,4

OR
95% CI

25
7,0

5,77
3,00 - 11,11

3,09
1,91 - 4,99
28
20,9

3,17
2,00 - 5,03

18

6,2

31
20,5

3,99
2,12 - 7,52

15
5,5

4,44
2,31 - 8,54

* CSTL: cột sống thắt lưng; CXĐ: cổ xương đùi.
Ở nam giới: nhóm tuổi ≥ 70, chiều cao thấp < 160 cm, cân nặng thấp < 60kg, chỉ số khối cơ
thể < 18,5 so với nhóm đối tượng < 70 tuổi, chiều cao ≥ 160cm, cân nặng ≥ 60kg chỉ số khối cơ
thể ≥ 18,5 có nguy cơ loãng xương cao hơn với OR tương ứng là 1,69; 2,04; 3,17; 4,44.
Đối với loãng xương cột sống thắt lưng các giá trị OR này tương ứng là 1,66; 2,3; 3,09; 3,99
(p < 0,05). Đối với loãng xương ở cổ xương đùi các giá trị OR này tương ứng là 3,08;2,09; 4,60;
5,77, (p < 0,05).
- Yếu tố liên quan tới tỷ lệ loãng xương theo mô hình hồi quy đa biến logistic
Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ loãng xương chung
theo mô hình hồi quy đa biến logistic ở nam
TT

Các yếu tố

OR


95%CI

p

1

Cân nặng thấp < 60 kg

2,36

1,41 - 3,94

< 0,01

2

BMI < 18,5

2,82

1,40 - 5,68

< 0,05

3

Tiền sử uống rượu

2,03


1,22 - 3,67

< 0,05

Các yếu tố nguy cơ loãng xương nam giới gồm: cân nặng thấp < 60 kg, chỉ số BMI < 18,5, tiền
sử uống rượu làm tăng nguy cơ loãng xương chung với OR tương ứng là 2,36; 2,82; 2,03,
(p < 0,05).

IV. BÀN LUẬN
Một số nghiên cứu về mật độ xương tại
nước ta đã khảo sát trên dải rộng về tuổi.
Năm 2011 Hồ Phạm Thục Lan nghiên cứu
trên các tuổi từ 19 đến 89, kết quả cho thấy tỷ

TCNCYH 97 (5) - 2015

lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi là 29
[11]. Tuổi trung bình của đối tượng nữ trong
nghiên cứu này là 64,38 ± 9,27 (cao nhất là
92), trong đó 71,3% dưới 70 tuổi. Estrogen
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật
độ xương ở phụ nữ. Khi mức độ estrogen
95


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
giảm sau khi mãn kinh, mức độ giảm mật độ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người


xương tăng lên. Hiện nay trên thế giới loãng
xương ở nam giới đã và đang bắt đầu được

thấp bé có nguy cơ loãng xương đồng thời
loãng xương làm giảm chiều cao cơ thể. Kết

nhiều tác giả nghiên cứu, đặc biệt vấn đề các
yếu tố nguy cơ loãng xương. Theo nhiều tác

quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nam giới
chiều cao dưới 160 cm có nguy cơ bị loãng

giả loãng xương ở nam giới chiếm tỷ lệ khá
cao khoảng 20% sau 50 tuổi [10]. Ở Việt

xương gấp 2,04 lần so với nam giới ≥ 160 cm
có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%CI

Nam, các nghiên cứu về loãng xương chủ

(1,36 - 3,07); nữ giới chiều cao dưới 147 cm

yếu tập trung ở nữ giới, chỉ có số lượng ít
các nghiên cứu đánh giá loãng xương ở nam

có nguy cơ bị loãng xương gấp 2,97 lần so
với nữ giới ≥ 147 cm có ý nghĩa thống kê với độ

giới. Do vậy chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
cả nam và nữ. Các phụ nữ trong nghiên cứu


tin cậy 95%CI (2,18 - 4,06). Kết quả này cũng
phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác.

này có chiều cao trung bình 149,89 ± 6,05.
Đối với nam chiều cao trung bình là 159,8 ± 5,9

Trong nghiên cứu của chúng tôi nam giới
có cân nặng dưới 60 kg có nguy cơ bị loãng

cm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương

xương cao hơn người bình thường 3,17 lần

đương với kết quả của một số tác giả trong
nước. Cân nặng trung bình của đối tượng

có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%CI
(2,00 -5,03); nữ giới có cân nặng dưới 42kg

nghiên cứu là 56,88 ± 9,03 kg ở nam và 51,75
± 9,07 ở nữ, BMI trung bình ở nam và nữ lần

có nguy cơ bị loãng xương hơn người bình
thường 9,48 lần có ý nghĩa thống kê với mức

lượt là 22,24 ± 3,07 kg/m2 và 22,98 ± 3,48 kg/
m2, kết quả này tương tự của các tác giả

tin cậy 95%CI (4,73 - 18,98). Cân nặng là yếu

tố ảnh hưởng nhiều đến khối lượng xương

trong nước.

đỉnh. Ở những người nhẹ cân sự mất xương

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu
chứng tỏ tuổi càng cao mật độ xương càng

xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy cổ xương
đùi và xẹp đốt sống cao hơn. Ngược lại, cân

giảm. Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả
nam và nữ thường trên 70 tuổi, đây là hậu

nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình
trạng mất xương thông qua việc tạo xương và

quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nam giới

tăng chuyển androgen của tuyến thượng thận
thành estron ở mô mỡ.

≥ 60 tuổi, nhóm đối tượng ≥ 70 tuổi có nguy

Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với

cơ bị loãng xương cao hơn đối tượng < 70
tuổi gấp 1,69 lần với 95% CI (1,13 - 2,53); ở


loãng xương, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi nam giới có BMI < 18,5 kg/m 2 có nguy cơ

nữ giới ≥ 50 tuổi, nhóm đối tượng ≥ 70 tuổi có
nguy cơ bị loãng xương cao hơn đối tượng

loãng xương gấp 4,44 lần người bình thường
có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%CI

< 70 tuổi gấp 4,14 lần với 95% CI (2,99 5,75). Ở người già có sự mất cân bằng giữa

(2,31 - 8,54).
Trong nghiên cứu của chúng tôi nam giới

tạo xương và huỷ xương. Chức năng của tạo

có tỉ lệ lạm dụng rượu ở nhóm loãng xương

cốt bào bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn
tới tình trạng mất xương ở người già. Một

cao hơn nhóm không loãng xương có ý nghĩa
thống kê. Những người uống rượu có nguy cơ

nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự mất xương ở
người già là sự suy giảm hấp thu calci ở ruột

bị loãng xương cao gấp 2,02 lần người bình
thường với 95%CI (1,32 - 3,08) do rượu được


và sự giảm tái hấp thu calci ở ống thận.

coi là một yếu tố có liên quan đến mật độ

96

TCNCYH 97 (5) - 2015


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
xương. Rượu cũng làm giảm sự tạo xương ở

Yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới

người và động vật khoẻ mạnh và làm giảm sự
tăng sinh tạo cốt bào. Thói quen lạm dụng

≥ 60 tuổi: Chỉ số khối cơ thể (BMI) < 18,5; tiền
sử uống rượu và cân nặng thấp < 60 kg.

rượu là một yếu tố nguy cơ của loãng xương
do chúng làm giảm hấp thu calci và các chất

Lời cám ơn

khoáng ở ruột đồng thời do các chất độc sinh
ra khi chuyển hóa làm ngăn cản hoạt động

Để hoàn thành nghiên cứu này chúng tôi


của tạo cốt bào. Nhiều nghiên cứu và tài liệu

xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Bệnh
viện Bạch Mai, bệnh viện E Trung ương.

cho thấy uống rượu thường xuyên với số
lượng lớn làm tăng nguy cơ loãng xương [12].

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng chúng tôi, các số liệu,

Tình trạng kinh nguyệt và số lần sinh con ở

kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn

nữ giới và loãng xương: tình trạng mất kinh
trên 12 tháng không liên quan tới thai kỳ có
nguy cơ loãng xương cao hơn gấp 11,83 lần
so với đối tượng bình thường (bảng 2), sự
thiếu hụt oestrogen gây nên loãng xương có
thể giải thích cho kết quả này
Trong nghiên cứu này những người sinh
con trên 4 con có nguy cơ loãng xương cao
hơn gấp 3,05 lần so với phụ nữ sinh dưới 4
con với 95% CI = 2,14 - 4,34. Theo Vũ Thị Thu
Hiền phụ nữ sinh từ 5 con trở lên có nguy cơ
loãng xương cao gấp 1,75 lần những phụ nữ
sinh 1 - 2 con (p < 0,001). Nhiều tác giả nước
ngoài nhận thấy phụ nữ không sinh con cũng

là một yếu tố nguy cơ loãng xương. Quá

trung thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cummings SR, Melton LJ (2002). Epidemiology and outcomes of osteoporotic fracture. Lancet, 359, 1761 - 1767.
2. Centers for Disease Control and Prevention: Morbidity and Mortality Weekly Report
(2002). JAMA, 286, 1571 - 1572.
3. Berry C, Murdoch DR, McMurray JJ,
et al (2001). Economics of chronic heart
failure, Eur J Heart Fail, 3, 283 - 291.
4. Furlow B (2006). Osteoporosis in Men.
Radiologic Technology, 77(3), 226 - 235.

thay đổi hoạt động của nội tiết tố nữ do đó

5. D. P. Kiel, A. Eichorn, O. Intrator, R. A.
Silliman., V. Mor (1994). The outcomes of
patients newly admitted to nursing homes after

làm giảm nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên

hip fracture. American Journal of Public

sinh nhiều con sẽ ảnh hưởng tới quá trình

Health, 84(8), 1281- 1286.

chuyển hóa calci do có sự dịch chuyển calci


6. M. Fransen, M. Woodward, R. Norton,
et al (2002). Excess mortality or institutionalization after hip fracture: men are at greater
risk than women. Journal of the American

trình mang thai là một yếu tố kích thích làm

từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và
cho con bú [13].

V. KẾT LUẬN
Các yếu tố nguy cơ loãng xương của nữ

Geriatrics Society, 50(4), 685 - 690.

quan thai kỳ; số lần sinh con ≥ 5 lần; chiều

7. Thuy VT, Chau TT, Cong ND, De DV,
Nguyen TV (2003). Assessment of low bone
mass in Vietnamese: comparison of QUS calcaneal ultrasonometer and data-derived T-

cao thấp < 147 cm.

scores. J Bone Miner Metab, 21, 114 – 119.

giới ≥ 50 tuổi là tuổi > 70, cân nặng thấp
(< 42kg); mãn kinh trên 12 tháng không liên

TCNCYH 97 (5) - 2015

97



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

(2011). Osteoporosis: Burden, health care
provision and opportunities in the EU, A report

Trần Thị Tô Châu và cộng sự (2007). Bước
đầu đánh giá mât độ xương đỉnh ở người
trưởng thành bằng phương pháp DEXA. Tạp

prepared in collaboration with the International
Osteoporosis Foundation (IOF) and the Euro-

trí Y học Thực hành, Hà Nội (581-582), 90 - 92.
11. Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Văn

pean Federation of Pharmaceutical Industry

Tuấn (2011). Sinh lý học loãng xương. Thời
sự y học, 62, 27.

8. Strom O, Borgstrom F, Kanis J.A et al

Associations (EFPIA). Arch Osteoporos, 6(12), 59 - 155.
9. Burge R, Dawson-Hughes B, Solomon
D.H et al (2007). Incidence and economic burden of osteoporosis-related fractures in the
United States 2005 - 2025. J Bone Miner Res,
22(3), 465 - 475.
10. Đặng Hồng Hoa, Trần Nam Chung,


12. Kanis JA, Johansson H, Johnell O,
et al (2005). Alcohol intake as a risk factor for
fracture. Osteoporosis Int 2005, 16, 737 - 742.
13. El Maghraoui A, Ghazi M, Gassim S,
et al (2009). Bone mineral density of the spine
and femur in a group of healthy Moroccan
men. Bone, 44(5), 965 - 969.

Summary
EVALUATION OF RISK FACTORS OF OSTEOPOROSIS IN
VIETNAMESE WOMEN AGED 50 YEARS AND OLDER AND MEN AGED
60 YEARS AND OLDER
Risk factors for osteoporosis may vary according to lifestyle, race... if its there is early intervention, the risks for osteoporosis and fracture rates will be reduced. The research objective is to describe the risk factors for osteoporosis in Vietnamese women aged 50 years and older and men
aged 60 years and older. A descriptive cross-sectional study conducted in Hanoi from
October, 2011 to October, 2014. Our data includes 424 men aged 60 years and older and 988
women aged 50 years and older living in Northern Vietnam. All subjects do not have bone
metabolism and risks factors of bone density; subjects are measured for mineral density at the
lumbar spine and femoral neck using DEXA scan. Results: (1) the risk factors for osteoporosis in
women aged 50 and older were < 42 kg (OR = 9.48, p < 0.01, CI (4.73 to 18.98); mentrual period
age > 16 years (OR = 1.65, p < 0.01, CI (1.23 to 2.22); number of birth given ≥ 5 times
(OR = 3.05, p < 0.01, CI 2.14 to 4.34); height < 147cm (OR = 1.61, p < 0.05, CI (1.14 to 2.29), (2)
the risk factors for osteoporosis in men were ≥ 60 years of age, body mass index (BMI) < 18.5
(OR = 4.44, p < 0.01, CI (2.31 to 8.54); history of consuming alcohol (OR = 2.02, p < 0.05, CI
(1.32 to 3.08); body weight < 60 kg (OR = 3.17, p < 0.01, CI (2.00 to 5.03). In conclusion, conytollable risk factors for osteoporosis in Vietnamese women aged 50 years and older and men aged
60 years and older are body mass index and alcohol consumption.
Key words: Osteoporosis, risk factors, Vietnamese

98


TCNCYH 97 (5) - 2015



×