Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu chiết xuất naringin bằng dung môi ethanol từ cùi bưởi (Citrus maxima)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.82 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT NARINGIN BẰNG DUNG MÔI
ETHANOL TỪ CÙI BƢỞI (CITRUS MAXIMA)
Nguyễn Cẩm Vân*; Nguyễn Minh Chính*; Đào Văn Đôn*
Nguyễn Tuấn Quang*; Nguyễn Quỳnh Ngọc*; Nguyễn Văn Thuận**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xây dựng quy trình chiết xuất naringin từ cùi Bưởi bằng dung môi ethanol.
Đối tượng và phương pháp: tiến hành thực nghiệm để khảo sát lựa chọn các yếu tố và xây
dựng quy trình chiết xuất naringin từ cùi Bưởi được thu mua tại Hà Nội. Kết quả: điều kiện chiết
xuất naringin tối ưu bằng dung môi ethanol bao gồm: phương pháp chiết siêu âm có gia nhiệt,
0
dung môi ethanol 70%, tỷ lệ dung môi/dược liệu (10/1), nhiệt độ chiết xuất 55 , chiết 3 lần, mỗi
lần chiết 1 giờ. Hiệu suất chiết naringin của quy trình là 85,6% và độ tinh khiết của naringin đạt
94,1%. Kết luận: đã khảo sát lựa chọn các yếu tố và xây dựng được quy trình chiết naringin từ
cùi Bưởi bằng dung môi an toàn, rẻ tiền và hiệu suất chiết cao (85,6%).
* Từ khóa: Cùi Bưởi; Chiết xuất; Naringin; Ethanol.

Study on the Extraction of Naringine by Ethanol from Citrus Maxima
Summary
Aims: To establish the procedure to extract naringine from citrus maxima using ethanol.
Subjects and methods: Conducting experiments to investigate and select factors and establish
the procedure to extract naringine from citrus maxima bought in Hanoi. Results: Conditions for
optimal extraction of naringine using ethanol including using ultrasonic extraction with heat;
0
ethanol 70%; the ratio of the solvent/herbal (10/1); the extraction temperature at 55 celsius;
03 times of extraction with 60 minutes each. The efficiency of this naringine extraction
procedure reached 85.6% and purity of naringine was 94.1%. Conclusion: The factors have
been investigated and selected and the procedure of extracting naringine from citrus maxima
using ethanol solvent has been established with safety, low cost and high efficiency (85.6%).
* Key words: Citrus maxima; Extraction; Naringine; Ethanol.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Bưởi (Citrus maxima) là loại cây ăn
quả, được trồng phổ biến ở nước ta và
trên thế giới [5]. Ngày nay, trước sự phát

triển của khoa học và kinh tế, các bộ
phận trước đây được coi là dư thừa như
vỏ quả, cùi, hạt, lá cây đã được chú ý đến
và dần đưa vào nghiên cứu trong một số
Ngành Dược phẩm, Thực phẩm, Mỹ phẩm.

* Học viện Quân y
** Bệnh viện Quân y 7
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn TuÊn Quang ()
Ngày nhận bài: 22/08/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/12/2014
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2014

19


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

Naringin - một hợp chất thuộc nhóm
flavonoid có trong vỏ các loài Citrus nói
chung, trong cùi Bưởi nói riêng đã được
nghiên cứu và công bố một số tác dụng
như chống lão hóa, làm giảm cholesterol,
ngăn ngừa cao huyết áp, giảm tai biến tim
mạch, làm lành vết loét dạ dày, phòng

chống ung thư và có tác dụng làm đẹp da
[6, 7]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu,
chiết xuất narigin bằng một số phương
pháp khác nhau, nhưng các phương
pháp này hoặc phải dùng thiết bị phức
tạp, hoặc phải dùng dung môi độc hại,
gây ô nhiễm môi trường, không an toàn
cho sức khỏe [2, 3, 4]. Do đó, cần có
nghiên cứu chiết xuất hoạt chất này bằng
dung môi an toàn, rẻ tiền để đạt hiệu quả
cao, chính vì vậy dung môi ethanol được
lựa chọn cho nghiên cứu này.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Nguyên vật liệu, hóa chất và thiết
bị.
- Nguyên liệu: cùi Bưởi được thu mua
tại khu vực ngoại thành Hà Nội, mẫu tại
Khoa Dược liệu, Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu Dược, Học viện Quân y.
- Hoá chất: naringin chuẩn của Sigmaaldrich, MeOH, acetonitril đạt tiêu chuẩn
HPLC. EtOH đạt tiêu chuẩn tinh khiết
phân tích.
- Dụng cụ - thiết bị: hệ thống HPLC
WATERS 2695D, detector PDA, 4 kênh
dung môi; thiết bị siêu âm gia nhiệt
Memmert GmbH+ Co. KG D-91126
Schwabach FRG (Đức); bình chiết và các
dụng cụ thủy tinh khác,..

20


Tiến hành thí nghiệm tại Trung tâm
Đào tạo - Nghiên cứu Dược, Học viện
Quân y.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Định lượng naringin bằng HPLC:
- Xử lý mẫu cùi Bưởi: cân chính xác
0,5 g bột cùi Bưởi khô (bột khô mịn), cho
vào bình cầu 250 ml, thêm chính xác 50
ml MeOH. Ðun sôi hồi lưu 30 phút, làm
mát. Bổ sung MeOH vừa đủ, trộn đều và
ly tâm. Lọc qua màng lọc 0,45 µm trước
khi phân tích HPLC.
- Xử lý mẫu sản phẩm chiết xuất
naringin: cân chính xác 1,5 mg mẫu cho
vào bình định mức 25 ml, thêm MeOH
vừa đủ tới vạch, trộn đều. Lọc qua màng
lọc 0,45 µm trước khi phân tích HPLC.
- Điều kiện HPLC: cột RP18 (4,6 x 250
mm; 5 µm); detector UV: 283 nm; pha
động: acetonitril: axít phosphoric 0,5%
(20:80, v/v); tốc độ dòng: 1 ml/phút; thể
tích bơm mẫu: 20 µl.
- Đánh giá: hàm lượng naringin chiết
theo công thức:
x

HLNaringin (%) =
10-4
C: nồng độ naringin trong dung dịch

mẫu thử (µg/ml); V: thể tích methanol
(ml); M: khối lượng dược liệu (g); a: hàm
ẩm dược liệu (%).
* Xây dựng quy trình chiết xuất:
- Khảo sát lựa chọn phương pháp
chiết xuất: chiết Shoxlet, chiết ngấm kiệt
và chiết siêu âm gia nhiệt.
+ Chiết siêu âm: 50 g bột cùi Bưởi
được chiết với 200 ml ethanol 960 ở nhiệt
độ 750C. Sau 1 giờ, gạn lấy dịch chiết.
Chiết tiếp tục bã dược liệu với ethanol
(200 ml x 2 lần).
+ Chiết Shoxlet: chiết 50 g bột cùi Bưởi
với 200 ml ethanol 960. Sau 6 giờ, gạn lấy
dịch chiết.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

+ Chiết ngấm kiệt: cho 50 g bột cùi
Bưởi vào bình ngấm kiệt, thêm ethanol
960 tới ngập dược liệu 2 - 3 cm. Sau 24
giờ, rút từ từ dịch chiết, đồng thời bổ sung
dung môi vào bình ngấm kiệt. Tiến hành
chiết tới khi thu được 300 ml dịch chiết.

- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng:
nồng độ ethanol, tỷ lệ dung môi/dược
liệu; số lần chiết xuất; nhiệt độ và thời
gian chiết xuất.

- Dịch chiết ethanol được cô chân không
ở nhiệt độ 500C tới cao 1/1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Kết quả định lƣợng naringin trong nguyên liệu cùi Bƣởi.
Đánh giá hàm lượng naringin trong nguyên liệu cùi Bưởi bằng HPLC.
Bảng 1: Kết quả định lượng naringin trong cùi Bưởi (n = 5).
(mg)
0,4956

15,57 ± 0,4

9,48

3,58 ± 1,4

Hàm lượng naringin trong mẫu nghiên cứu là 3,58 ± 1,4%. Dược điển Việt Nam
chưa có quy định cho hàm lượng naringin tối thiểu trong cùi Bưởi. Tuy nhiên, Dược
điển Trung Quốc quy định naringin trong cùi Bưởi không thấp hơn 3,5% [1]. Như vậy,
mẫu cùi Bưởi khảo sát đạt tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng naringin theo quy định
của Dược điển Trung Quốc. Đây là cơ sở để tính hiệu suất chiết của quy trình.
2. Kết quả lựa chọn phƣơng pháp chiết.
Tiến hành khảo sát các phương pháp chiết xuất: chiết siêu âm, chiết Shoxlet, chiết
ngấm kiệt như mô tả trên. Lượng mẫu chiết 50 g bột cùi Bưởi khô.
Bảng 2: Kết quả chiết xuất naringin theo các phương pháp chiết khác nhau (n = 5).
(g)

Siêu âm (1)

1,44 ± 1,1


52,90 ± 0,8

43,90 ± 1,1

Shoxlet (2)

1,45 ± 0,7

53,20 ± 2,4

44,53 ± 2,9

Ngấm kiệt (3)

1,10 ± 2,5

60,55 ± 0,7

38,38 ± 3,0

Phương pháp ngấm kiệt cho hiệu suất
chiết 38,38%, thấp hơn nhiều so với
phương pháp chiết siêu âm và chiết
Shoxlet (p < 0,05). Do đó, phương pháp
này không được lựa chọn cho nghiên cứu
tiếp theo. Tuy nhiên, tạp chất của phương
pháp ngấm kiệt ít hơn so với phương
pháp chiết siêu âm và chiết Shoxlet, do
không bị tác động bởi nhiệt độ (tác nhân

21

p1-2 > 0,1
p1-3 < 0,05

làm tạp tan nhiều trong dung môi chiết
xuất). Vì vậy, trong một số nghiên cứu
vẫn có thể sử dụng phương pháp này.
Hiệu suất chiết của phương pháp chiết
siêu âm và phương pháp chiết Shoxlet
tương đương nhau (43,90 ± 1,1% và
44,53 ± 2,9%) (p > 0,1). Tuy nhiên, so với
phương pháp chiết siêu âm, phương
pháp chiết Shoxlet có thời gian chiết dài,


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình chiết xuất khó thực hiện hơn.
Hơn nữa, phương pháp chiết Shoxlet chỉ
có thể triển khai ở quy mô nhỏ trong
phòng thí nghiệm, khó có khả năng triển
khai ở quy mô công nghiệp. Vì vậy,
phương pháp chiết siêu âm được lựa
chọn để tiếp tục nghiên cứu.
3. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh
hƣởng đến quá trình chiết xuất.
Tiến hành chiết xuất naringin trong cùi
Bưởi theo quy trình gồm các thông số

sau: bột cùi Bưởi: 15 g cho mỗi lần chiết;
dung môi chiết: hỗn hợp ethanol - nước;
phương pháp chiết: siêu âm có gia nhiệt.
Khảo sát các thông số: nồng độ ethanol,
tỷ lệ dung môi/dược liệu, nhiệt độ chiết

xuất, số lần chiết xuất và thời gian chiết
xuất.
Sau khi chiết, gộp các dịch chiết, cô
đến cao đặc. Hòa tan nóng bằng 100 ml
nước, để ở nhiệt độ phòng đến khi xuất
hiện tủa, lọc thu tủa và sấy ở 55oC đến
khô, thu được sản phẩm flavonoid thô.
Xác định hàm lượng naringin trong sản
phẩm thô.
4. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của
nồng độ ethanol.
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của
nồng độ ethanol đến hiệu suất chiết xuất
(nồng độ: 96%, 80%, 70% và 40%) theo
các điều kiện như trên.

Bảng 3: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dung môi chiết tới hiệu suất chiết (n = 5).
(g)
Ethanol 96% (1)

0,43 ± 0,7

58,96 ± 1,9


48,70 ± 2,5

Ethanol 80% (2)

0,54 ± 1,9

59,82 ± 1,7

62,27 ± 2,2

Ethanol 70%(3)

0,56 ± 1,3

60,20 ± 1,0

64,11 ± 2,1

Ethanol 40% (4)

0,31 ± 4,1

49,62 ± 1,1

29,83 ± 5,1

Trong số các nồng độ ethanol khảo
sát, ethanol 70% là dung môi chiết xuất
được khối lượng flavonoid toàn phần lớn
nhất (0,56 g), đồng thời hàm lượng

naringin trong cắn chiết cũng cao nhất
(64,12%). Vì vậy, ethanol 70% được lựa
chọn là dung môi chiết xuất cho các khảo
sát tiếp theo.

p3-1 < 0,05
p3-2 > 0,1
p3-4 < 0,05
p3-5 > 0,1

5. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của
tỷ lệ dung môi - dƣợc liệu.
Tiến hành khảo sát các tỷ lệ dung
môi/dược liệu: 5/1; 7/1; 10/1; 12/1. Hiệu
suất chiết và hàm lượng flavonoid thô
chiết với tỷ lệ dung môi khác nhau.

Bảng 4: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi - dược liệu tới hiệu suất chiết
(n = 5).
(g)

22

5/1 (1)

0,43 ± 3,7

59,50 ± 1,7

48,66 ± 5,1


7/1 (2)

0,51 ± 0,9

59,56 ± 1,2

57,80 ± 1,5

10/1 (3)

0,60 ± 0,9

60,32 ± 1,2

69,65 ± 1,3

12/1 (4)

0,60 ± 2,2

61,68 ± 1,3

71,45 ± 3,3

p3-1 < 0,05
p3-2 < 0,05
p3-4 > 0,1



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

Tỷ lệ dung môi/dược liệu (5/1) cho
hiệu suất chiết thấp nhất (48,66%). Khi
tăng tỷ lệ dung môi, hiệu suất chiết cũng
tăng lên, cao nhất ở tỷ lệ 12/1 (71,45%),
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa
tỷ lệ 10/1 (69,65%) và tỷ lệ 12/1 (71,45%)
(p > 0,1). Từ kết quả khảo sát trên, chúng

tôi lựa chọn tỷ lệ dung môi/dược liệu là
10/1 cho các khảo sát tiếp theo.
6. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của
nhiệt độ chiết xuất.
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của
nhiệt độ tới hiệu suất chiết ở các nhiệt độ
sau: nhiệt độ phòng, 550C và 780C.

Bảng 5: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu suất chiết (n = 5).
(g)

Nhiệt độ phòng (1)

(%)

(%)

0,44 ± 3,6

59,72 ± 1,4


50,85 ± 4,1

0

0,60 ± 0,8

61,32 ± 1,1

70,96 ± 1,7

0

0,62 ± 1,7

59,96 ± 1,4

71,34 ± 1,4

55 C (2)
78 C (3)

Tăng nhiệt độ chiết xuất đã làm tăng
lượng flavonoid chiết được. Kết quả này
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở nhiệt
độ phòng, lượng flavonoid chiết được đạt
0,4444 g (hiệu suất 50,85%), nhưng khi
tăng nhiệt độ lên 550C, làm tăng đáng kể
lượng flavonoid chiết được (0,6040 g,
hiệu suất 70,96%). Tuy nhiên, khi tiếp tục

tăng nhiệt độ lên nhiệt độ sôi của dung
môi (780C), khối lượng cắn flavonoid thu

P2-1 < 0,05
P2-3 > 0,1

được tăng lên không đáng kể (0,6212 g,
hiệu suất 71,34%). Do vậy, chiết xuất ở
550C là thích hợp nhất trong nghiên cứu này.
7. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của
số lần chiết xuất.
Tiến hành chiết xuất dược liệu với số
lần chiết khác nhau: 1 lần, 2 lần, 3 lần và
4 lần.

Bảng 6: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của số lần chiết tới hiệu suất chiết (n = 5).
(g)

1 lần (1)

0,29 ± 0,4

59,84 ± 0,9

33,26 ± 1,1

2 lần (2)

0,55 ± 0,4


61,30 ± 1,0

64,27 ± 1,2

3 lần (3)

0,61 ± 0,6

61,08 ± 1,6

71,10 ± 1,7

4 lần (4)

0,62 ± 0,7

61,32 ± 0,5

72,52 ± 1,0

Khi tăng số lần chiết, lượng flavonoid
toàn phần chiết được cũng tăng lên.
Lượng flavonoid thu được chủ yếu ở lần
chiết 1 và 2. Ở lần chiết 3 và 4, lượng
flavonoid thu được giảm.
Khi tăng số lần chiết xuất naringin từ 1
lần lên 4 lần, hiệu suất chiết tăng theo
23

P3-1 < 0,05

P3-2 > 0,1
P3-4 > 0,1

tương ứng từ 33,26 - 72,52%. Hiệu suất
chiết 4 lần là 72,52% so với chiết 3 lần
là 71,10%, khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,1). Do đó, chiết xuất 3
lần là phù hợp, vì tiếp tục tăng số lần
chiết thì lượng hoạt chất tăng lên không
đáng kể.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

8. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của thời gian chiết xuất.
Tiến hành khảo sát thời gian mỗi lần chiết siêu âm: 30 phút, 1 giờ, 1,5 giờ và 2 giờ.
Đánh giá hiệu suất chiết ở các thời gian khác nhau.
Bảng 7: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết tới hiệu suất chiết (n = 5).
(giờ)

(g)

0,5 (1)

0,55 ± 0,5

57,50 ± 1,1

60,14 ± 1,0


1 (2)

0,61 ± 0,5

61,50 ± 0,7

71,63 ± 1,1

1,5 (3)

0,61 ± 1,0

61,88 ± 2,7

72,95 ± 3,6

2 (4)

0,62 ± 1,0

62,28 ± 1,6

74,09 ± 1,6

p2-1 < 0,05
p2-3 > 0,1

Thời gian chiết ảnh hưởng đến lượng
flavonoid thu được. Chiết siêu âm 0,5 giờ
cho khối lượng flavonoid thấp nhất

(0,5460 g) và hiệu suất chiết cũng thấp

- Dung môi chiết xuất: EtOH 70%.
- Tỷ lệ dung môi/dược liệu: 10/1.
- Nhiệt độ chiết xuất: 550C.

nhất (60,14%). Khi tăng thời gian chiết

- Số lần chiết: 3 lần.

xuất, khối lượng flavonoid thô tăng và

- Thời gian chiết: 1 giờ.

hiệu suất chiết cũng tăng. Chiết siêu âm 2
giờ có hiệu suất chiết cao nhất. Kết quả
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 khi
so sánh với chiết 0,5 giờ. Tuy nhiên, khối

p2-4 > 0,1

- Thu hồi dung môi đến cao 1/1, để 24
giờ cho lắng tủa.
- Lọc và rửa tủa bằng EtOH 96%.

lượng flavonoid thô tăng không đáng kể

- Sấy tủa ở 500C, thu được sản phẩm
thô.


(0,6080 g; 0,6153 g; 0,6210 g) khi thời

Quy trình chiết flavonoid từ dược liệu

gian thay đổi từ 1 giờ, 1,5 giờ đến 2 giờ

cùi Bưởi được trình bày như sau: 50 g

với p > 0,1. Điều này gây lãng phí thời

bột cùi Bưởi được làm ẩm bằng 180 ml

gian cho quá trình chiết xuất, tốn năng

ethanol 70% trong 10 phút. Tiến hành

lượng chạy máy, làm tăng lượng tạp chất.

chiết siêu âm gia nhiệt với 500 ml ethanol

Từ khảo sát trên, chúng tôi lựa chọn thời

70% ở nhiệt độ 550C. Sau 1 giờ, gạn lấy

gian chiết xuất là 1 giờ.

dịch chiết. Tiếp tục chiết bã dược liệu với

Từ kết quả khảo sát ở trên, xác định


ethanol 70% 2 lần nữa (500 ml x 2 lần).

các thông số của quy trình chiết xuất

Gộp dịch chiết bốc hơi chân không đến

naringin từ cùi Bưởi như sau:
24

cao 1:1 ở nhiệt độ 500C (hình 1).


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015
Bột cùi Bưởi
(đã làm ẩm)
EtOH 70%

Siêu âm/1 giờ
0
0
t = 55 C

Tỷ lệ 10/1
Gạn lọc lấy dịch trong

Bã dược liệu

Siêu âm/1 giờ
0
0

t = 55 C

Dịch chiết 1

EtOH 70%
Tỷ lệ 10/1
Gạn lọc lấy dịch trong

Bã dược liệu
Siêu âm/1 giờ
0
0
t = 55 C

Dịch chiết 2

EtOH 70%
Tỷ lệ 10/1
Gạn lọc lấy dịch trong

Bã dược liệu

Dịch chiết 3

Thu hồi dung môi
Cao 1:1
Lắng 24 giờ/nhiệt độ phòng
Lọc, rửa tủa bằng EtOH 96%
0
Sấy 50 C

Sản phẩm thô

Hình 1: Sơ đồ quy trình chiết xuất naringin.
KẾT LUẬN
dung môi ethanol 70%, tỷ lệ dung môi/dược
liệu (10/1), nhiệt độ chiết 550C, chiết 3
Đã xây dựng được quy trình chiết xuất lần, mỗi lần chiết 1 giờ. Hiệu suất chiết
naringin từ cùi Bưởi tối ưu bằng dung môi naringin của quy trình là 85,6% và độ tinh
ethanol gồm: phương pháp chiết siêu âm, khiết của naringin đạt 94,1%.
25


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dược điển Trung Quốc. 2010.
2. Phạm Thị Hảo. Nghiên cứu chiết xuất,
phân lập một số flavonoid chính từ vỏ quả của
một số loài Citrus. Khóa luận Tốt nghiệp Đại
học. Đại học Dược Hà Nội, 2010.
3. Võ Văn Lẹo, Lê Thị Minh Châu, Ngô
Văn Thu, Trần Hùng. Khảo sát flavonoid từ vỏ
Bưởi. Tạp chí Dược học. 2011, số 2.
4. Trần Xuân Linh. Nghiên cứu chiết xuất,
phân lập và tác dụng chống oxy hóa của
favonoid trong cùi Bưởi. Luận văn Thạc sỹ
Dược học. Học viện Quân y. 2003.

2


5. Viện Dược liệu. Cây thuốc và động vật
làm thuốc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, 2006.
6. S. Gorinstein, D. Huang, H. Leontowicz,
M. Leontowicz, K. Yamamoto. Determination
of naringin and hesperidin in citrus fruit by
high-performance liquid chromatography. The
antioxidant protential of citrus fruit. Acta
Chromatographica. 2006, 17. pp.108-124.
7. Paiwan Buachan, Linda Chularojmontri and
Suvara K. Wattanapitayakul. Selected
activities of citrus maxima Merr. Fruits on
human endothelial cells: enhancing cell migration
and delaying cellular aging. Nutrients. 2014,
6, pp.1618-1634.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

3



×