Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hiệu quả lâm sàng của máy điện xung và máy điện xung MPT8-12 trong điều trị đau thần kinh toạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.52 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học

HIỆU QUẢ LÂM SÀNG CỦA MÁY ĐIỆN XUNG VÀ MÁY ĐIỆN XUNG
MPT8-12 TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TOẠ
Tô Quang Khánh*, Trần Kim Phụng*

TÓM TẮT
Mục tiêu đề tài: so sánh hiệu quả lâm sàng của máy điện xung và máy điện xung MPT8-12 (có điện cực từ
trường) trong điều trị đau thần kinh tọa (TKT) do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (TVĐĐ-CSTL).
Phương pháp nghiên cứu: Số lượng bệnh nhân: 80 bệnh nhân chia làm 2 nhóm, sau đó dùng phần mềm
sau đó dùng phần mềm thống kê SPSS 16 lại phân tích kết quả. Nhóm 1: kéo CSTL + điện xung. Nhóm 2: kéo
CSTL + điện xung MPT8-12 có điện cực từ trường. Quan sát theo dõi sau 3 tuần điều trị. Phân tích hiệu quả
của 2 nhóm: Nhóm 1: Khỏi bệnh hoàn toàn: 0 trường hợp (0%); có hiệu quả 38 trường hợp (95%); không hiệu
quả: 2 trường hợp (5%); tổng số trường hợp có hiệu quả 38 trường hợp (95%). Nhóm 2: Khỏi bệnh hoàn toàn: 4
trường hợp (10%); có hiệu quả 36 trường hợp (90%); không hiệu quả 0 trường hợp (0%); tổng số trường hợp có
hiệu quả: 36 trường hợp (90%). P<0,05. Tổng số hiệu quả của 2 nhóm có sự chênh lệch rõ ràng
Kết luận: Kéo dãn cột sống kết hợp với điện xung làm cải thiện rõ triệu chứng lâm sàng (đau, tê, Lasègue)
của bệnh nhân đau TKT do TVĐĐ - CSTL. Kéo dãn cột sống kết hợp với điện xung an toàn hiệu quả và không có
tác dung phụ cho bệnh nhân. Nhóm điện xung MPT8-12 (có điện cực từ trường) có hiệu quả lâm sàng cao hơn
nhóm điện xung không có điện cực từ trường.
Từ khoá: Kéo dãn cột sống , máy điện xung MPT8-12, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lung.

ABSTRACT
EFFECTION BETWEEN ELECTRIC PULSE AND ELECTROMAGNETIC FIELD MPT8-12
IN TREATMENT OF SCIATICA DUE TO HERNIATED DISK OF LUMBAR SPINE
To Quang Khanh, Tran Kim Phung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 141-144
Objective: Comparative clinical effection between electric pulse and electromagnetic field MPT8-12 in the


treatment of sciatica due to herniated disc of lumbar spine.
Method: 80 cases were diagnosed as sciatica due to herniated disc of the lumbar spine divided into two
groups ,there are 40 cases in each groups .The group 1 were given traction therapy and electromagnetic field daily
;the group 2 were merely given traction therapy and electronical pulse once daily .Both groups were carried out in
3 weeks.
Result: In group 1 : full recovery 4 cases (10%), effective 36 cases (90%), ineffective 0 case (0%). In group 2:
full recovery 0 case (0%), effective 38 cases (95%), ineffective 2 cases (0.5%). There is statistically significant
difference (p<0.05) between two groups. The sign and symptom scores were improved in both groups.
Conclusion: Lumbar spinal traction therapy combined with electrotherapy improves obviously clinical
symptoms (pain, numb, Lasegue sign) of sciatica due to herniated disc of the lumbar spine. These methods are
safe, effect and no any side effect for patient. Group of electromagnetic field have higher effective clinical than
electronical pulse group.
Keywords: Lumbar spinal traction, electromagnetic field MPT8-12, sciatica, herniated disc of lumbar spine
* Khoa vật lý trị liệu bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Kim Phụng
ĐT: 0947666690

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

Email:

141


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là
một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là

đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và
các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh
lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
Đau dây thần kinh tọa hiện nay có nhiều
phương pháp điều trị :ngoại khoa, nội khoa và
điều trị VLTL -PHCN. Nhưng hiệu quả hơn điều
trị bằng phương pháp VLTL –PHCN là sự lựa
chọn tốt nhất. Đặc biệt với nhiều phương pháp
như kéo CSTL, sóng ngắn, siêu âm, điện xung
…các phương pháp này an toàn hiệu quả không
đau và ít tác dụng phụ. Trong đó không thể bỏ
qua tác dụng của máy điện xung và máy điện
xung MPT8-12

Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài với
mục tiêu so sánh hiệu quả lâm sàng của máy
điện xung và máy điện xung MPT8-12 (có
điện cực từ trường) trong điều trị đau thần
kinh tọa (TKT) do thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng (TVĐĐ-CSTL).
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tương và phương tiện
Đối tượng
Tất cả bệnh nhân đau TKT do TVĐĐ-CSTL
đến khám và điều trị tại khoa VLTL – PHCN,
Bệnh viện Thống Nhất.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Dựa vào 6 tiêu chuẩn của Saporta (1980):
- Có yếu tố chấn thương cột sống thắt lưng.
- Đau thắt lưng lan theo đường đi của rễ dây

thần kinh hông to, đau có tính chất cơ học.
- Lệch vẹo cột sống thắt lưng.
- Có dấu hiệu gập góc cột sống thắt lưng.
- Dấu hiệu “bấm chuông” dương tính.
- Nghiệm pháp Lasègue dương tính.
Khi có 4 trên 6 tiêu chuẩn thì chẩn đoán
thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Chẩn đoán giai đoạn thoát vị đĩa đệm (theo
Arseni K, 1973):

142

- Giai đoạn I: lồi đĩa đệm gây đau thắt lưng
cục bộ.
- Giai đoạn II: kích thích rễ, hội chứng thắt
lưng hông dương tính.
- Giai đoạn III: chèn ép rễ.
+ Giai đoạn IIIa: mất một phần dẫn truyền
thần kinh.
+ Giai đoạn IIIb: mất hoàn toàn dẫn truyền
thần kinh.
- Giai đoạn IV: hư đĩa đệm - khớp sống, đau
thắt lưng hông dai dẳng khó hồi phục.
* Chẩn đoán xác định thể thoát vị đĩa đệm
(dựa vào phim cộng hưởng từ cột sống thắt
lưng):
- Thoát vị đĩa đệm ra trước: chỉ có hội chứng
cột sống, đau thắt lưng mạn tính
- Thoát vị đĩa đệm ra sau: là thể hay gặp
nhất, có hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần

kinh thắt lưng cùng điển hình.
- Thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống
(Schmorl): chỉ có hội chứng cột sống.
- Thoát vị đĩa đệm vào lỗ ghép: bệnh nhân
đau rễ thần kinh hông to rất điển hình.
- Thoát vị đĩa đệm vào ống sống (thể giả u):
lâm sàng có hội chứng chèn ép tủy hoặc chèn ép
đuôi ngựa xuất hiện đột ngột sau chấn thương.
Tiêu chuẩn lấy bệnh án
- Nam hoặc nữ tuổi từ 18 -75 tuổi, điều trị tại
khoa 4 tuần trở lên
- Phù hợp tiêu chuẩn chẩn đoán đau TKT do
TVĐĐ-CSTL
- Tình nguyện tham gia vào nhóm nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Nam hoặc nữ tuổi dưới 18 hoặc trên 75 tuổi
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
- Nam hoặc nữ có bệnh ung thư, AIDS,
bệnh nặng
- Nam nữ không tự nguyện tham gia vào
nhóm nghiên cứu.
Tiêu chuẩn ngừng nghiên cứu
- Bệnh nhân bệnh nặng hơn, triệu chứng lâm

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
sàng không cải thiện
- Trong quá trình nghiên cứu bệnh nhân

không muốn tham gia tiếp vào nghiên cứu.
Phương tiện
Máy kéo dãn cột sống thắt lưng, máy điện
xung, máy điện xung MPT8-12

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: so sánh cắt
ngang
- Số lượng bệnh nhân: 80 bệnh nhân chia làm
2 nhóm, sau đó dùng phần mềm thống kê SPSS
16 lại phân tích kết quả .
Phương pháp trị liêu
Chia thành 2 nhóm
- Nhóm chứng: kéo CSTL + điện xung
- Nhóm nghiên cứu: kéo CSTL + điện xung
MPT8-12 có điện cực từ trường
Quan sát theo dõi sau 3 tuần điều trị
Tiêu chuẩn quan sát
Quan sát trên lâm sàng các triệu chứng hoặc
dấu hiệu như: đau, tê, Lasègue.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị
Dựa vào nguyên tắc nghiên cứu trên lâm
sàng và tiêu chuẩn điều trị hiệu quả của bệnh
đau TKT
Hiệu quả điều trị = (tích phân trước điều trị tích phân sau điều trị) / tích phân trước điều
trị x 100%
- Hết bệnh về mặt lâm sàng: Mất hết các triệu
chứng, hiệu quả >=90%
- Có hiệu quả cao: Triệu chứng cải thiện rõ,
hiệu quả 60% - 89%

- Có hiệu quả: Triệu chứng có giảm, hiệu quả
30 % - 59.9%
- Không hiệu quả: Triệu chứng giảm rất ít
hoặc nặng hơn, hiệu quả dưới 30%

Phương pháp xử lý thống kê số liệu thực
nghiệm
Phương tiện
Dùng phần mềm thống kê SPSS 16.

Nghiên cứu Y học
Nội dung phân tích của thống kê
Số liệu của hai nhóm được đưa vào phần
mềm để phân tích hiệu quả và tính an toàn .
Phương pháp phân tích của thống kê
Thông qua phần mềm phân tích các giá trị t,
p, z. Nếu p<0,05 có ý nghĩa về mặt thống kê, còn
p<0,01 thì có ý nghĩa thống kê cao .

KẾT QUẢ
Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 9 năm 2013
thu thập 80 bệnh nhân đau TKT do TVĐĐ-CSTL
tại khoa VLTL – PHCN. Sau đó chia thành 2
nhóm, nhóm chứng (máy điện xung) 40 bệnh
nhân và nhóm đối chiếu (máy điện xung MPT812) 40 bệnh nhân. Hai nhóm tham gia điều trị 3
tuần. Sau đó đánh giá và so sánh triệu chứng
lâm sàng của hai nhóm.

Nhóm chứng và nhóm đối chứng so sánh
Về giới tính

Giới tính
Nhóm chứng
Nhóm nghiên cứu

Nam (%)
12 (30%)
16 (40%)

Nữ(%)
28 (70%)
24 (60%)

X2 = 0,039; p=0,73; p>0,05
Ý nghĩa: Giới tính hai nhóm không có khác
biệt, chỉ có tính so sánh

Về tuổi
Số BN
40
40

Nhóm chứng
Nhóm nghiên cứu

Tuổi trung bình
55,90±12,99
56,5.±13,75

t=0,202; p=0,842; hai nhóm t,p>0,05
Ý nghĩa: Tuổi trung bình của hai nhóm

không có khác biệt

Về triêu chứng
Nhóm
Điểm
Đau

La

Nhóm Chứng
0
1
2
3
0
6
11
23

Nhóm đối chứng
0
1
2
3
0
4
8
28

0

0

0
0

4
0

11
22

25
18

4
0

4
12

32
28

Hiệu quả sau khi điều trị giữa hai nhóm
Nhóm
Nhóm
chứng
Nhóm
nghiên cứu
Tổng số


Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

Hiệu Có hiệu Không Tổng số
Khỏi
bệnh quả cao quả hiệu quả Hiệu qủa
0

14

24

2

38(95%)

4

20

16

0

36(90%)

4

34


40

2

74(92,5%)

143


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học
Z=-2,628; p=0,009; p<0,05 hiệu quả lâm sàng
của 2 nhóm có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hạn chế của đề tài

Phân tích hiệu quả của 2 nhóm.

Liệu trình điều trị ngắn (21 ngày) nên bệnh
nhân vẫn còn cảm giác đau sau điều trị.

+ Nhóm chứng:

Chưa theo dõi tái phát sau khi điều trị.

Khỏi bệnh hoàn toàn: 0 trường hợp (0%); có
hiệu quả 38 trường hợp (95%); không hiệu quả: 2
trường hợp (5%); tổng số trường hợp có hiệu
quả 38 trường hợp (95%).

+ Nhóm đối chứng:
Khỏi bệnh hoàn toàn: 4 trường hợp (10%); có
hiệu quả 36 trường hợp (90%); không hiệu quả 0
trường hợp (0%); tổng số trường hợp có hiệu
quả: 36 trường hợp (90%).

Dự kiến tương lai
Chọn số lượng bệnh nhiều hơn, thời gian
theo dõi dài

Bảng phụ lục
Điểm
Đau

0
Không
đau

1
Đau khi đi
(đau ít)

2
3
Đau khi Đau khi làm
sinh hoạt việc nhẹ (
(đau vừa) đau nhiều)

Không Rối loạn (lúc Tê khi sinh Tê thường


có lúc không)
hoạt
xuyên
Lasègue Âm tính
+
++
+++

Tổng số hiệu quả của 2 nhóm có sự chênh
lệch rõ ràng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾT LUẬN

1.

Kéo dãn cột sống kết hợp với điện xung làm
cải thiện rõ triệu chứng lâm sàng (đau, tê,
Lasègue) của bệnh nhân đau TKT do TVĐĐCSTL. Kéo dãn cột sống kết hợp với điện xung
an toàn hiệu quả và không có tác dung phụ cho
bệnh nhân.

2.

Nhóm điện xung MPT8-12 (có điện cực từ
trường) có hiệu quả lâm sàng cao hơn nhóm
điện xung không có điện cực từ trường.

144


3.

Lê Tự Phương Thảo Các
cách khám lâm sàng của hội chứng “Thần Kinh Học”.
/>r%E1%BB%8B_li%E1%BB%87uCác phương pháp VLTL (Bách
Khoa Toàn Thư):
Nguyễn Minh Hiện. Thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lung, Thần Kinh Học - chủ biên: GS-TS Nguyễn Văn
Chương).

Ngày nhận bài báo:

11-04-2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20-04-2014

Ngày bài báo được đăng:

20-05-2014

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014



×