Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá kết quả áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.3 KB, 13 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG KỸ THUẬT LỌC MÁU LIÊN TỤC
TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN
Phạm Thị Ngọc Thảo*, Nguyễn Gia Bình**, Đặng Quốc Tuấn**, Trần Thanh Cảng***

TÓM TẮT
Mở đầu: Lọc máu liên tục được nhiều tác giả cho là có thể lọc cytokine, cải thiện huyết động, ngăn chận tiến
triển của suy đa tạng trong giai đoạn sớm và hỗ trợ chức năng các tạng, kiểm soát tốt nước, điện giải, thăng bằng
kiềm toan, thanh thải các chất hòa tan trong giai đoạn muộn. Ở trong nước, lĩnh vực này đã có một số nghiên
cứu bước đầu về hiệu quả lọc máu liên tục nhưng kết quả có một số kết luận trái chiều, vì thế chúng tôi thực hiện
nghiên cứu đa trung tâm tại ba bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Tiệp với đề tài “Đánh giá kết quả áp dụng kỹ
thuật lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn” nhằm đánh giá hiệu quả lọc máu liên tục trong điều trị
sốc nhiễm khuẩn..
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân 18 tuổi, được chẩn đoán sốc
nhiễm khuẩn dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống nhất các Hội hồi sức thế giới năm 2001(Error! Reference source not
found.), nhập khoa HSCC bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Tiệp từ 01/08/2008 đến 31/08/2010. Phương pháp
nghiên cứu: can thiệp, tự chứng. Bệnh án nghiên cứu theo mẫu. Máy lọc máu liên tục Prismaflex của Hãng
Gambro. Các bệnh nhân vào nghiên cứu được đánh giá hiệu quả trên huyết động, hiệu quả giảm tiến triển suy đa
tạng, các biến chứng của lọc máu liên tục và các hiệu quả khác.
Kết quả: 73 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn đã duy trì được huyết áp tâm thu ≥ 90mmHg
bằng truyền dịch và thuốc vận mạch theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM-2001 được đưa vào nghiên cứu. Điểm
APACHE II: 23,47 ± 5,52 và SOFA: 12,59 ± 3,26. Số tạng suy: 3,19 ± 0,95. Thời gian từ khi sốc đến khi lọc máu
liên tục: 24,34 ± 13,26 (giờ). Thông số huyết động được cải thiện: nhịp tim giảm có ý nghĩa (p< 0,001), cải thiện
huyết áp trung bình từ giờ thứ 6 trở đi (p < 0,001), tăng có ý nghĩa (p < 0,001) sức cản mạch hệ thống từ giờ thứ
6 lọc máu trở đi ở cả 2 nhóm sống và tử vong. Điểm SOFA giảm có ý nghĩa từ giờ thứ 48 (p < 0,001), giảm được
liều thuốc vận mạch, cải thiện điểm SOFA ở nhóm sống có ý nghĩa sớm hơn từ giờ thứ 24 (p < 0,01). Cải thiện
pH máu có ý nghĩa thống kê từ giờ thứ 48 (nhóm sống) (p<0,05) và cải thiện lactat máu từ giờ thứ 6 (p < 0,05)
(nhóm sống). Tỉ lệ thoát sốc 54,79 % và tỉ lệ tử vong 49,3 %. Lọc máu liên tục trong vòng 12 giờ đầu từ khi khởi


phát sốc nhiễm khuẩn cho kết quả tốt hơn lọc máu muộn sau 12 giờ (tỉ lệ tử vong 11,8% so với 72,4% với p <
0,05).
Kết luận: Kỹ thuật lọc máu liên tục tĩnh mạch tĩnh mạch với thể tích dịch thay thế cao tỏ ra có hiệu quả tốt
trong điều trị sốc nhiễm khuẩn: các chỉ số về lâm sàng và cận lâm sàng được cải thiện trong quá trình lọc máu,
giảm được tỷ lệ tử vong, nhất là ở nhóm bệnh nhân được lọc máu sớm. Quy trình kỹ thuật lọc máu liên tục tĩnh
mạch tĩnh mạch với thể tích dịch thay thế cao tỏ ra an toàn khi ứng dụng điều trị sốc nhiễm khuẩn, có thể áp
dụng rộng rãi ở các cơ sở hồi sức - cấp cứu có khả năng thực hiện lọc máu liên tục.
Từ khóa: sốc nhiễm trùng, lọc máu liên tục tĩnh mạch- tĩnh mạch

*Khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy, Bộ môn Hồi sức cấp cứu ĐHYDTPHCM
** Bệnh viện Bạch Mai
*** Bệnh viện Việt Tiệp
Tác giả liên lạc: BSCKII. Phạm Thị Ngọc Thảo, ĐT: 0903628016

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

145


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

ABSTRACT
EVALUATING THE THERAPEUTIC EFFECTIVENESS OF THE CONTINUOUS RENAL
REPLACEMENT THERAPY TECHNIQUE IN SEPTIC SHOCK
Pham Thi Ngoc Thao, Nguyen Gia Binh, Dang Quoc Tuan, Tran Thanh Cang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 145 - 157

Introduction: The continuous renal replacement therapy (CRRT) is recognized by many authors as being
able to filtrate cytokines, improve hemodynamics, prevent the development of the multiple organ dysfunction
syndrome in early stage and support organ function, control water, electrolyte and metabolic balance as well as
clear the solute in the late stage of septic shock. In Vietnam, there have been some investigations on the therapeutic
power of CRRT drawing somewhat contradictory conclusions which motivated us to conduct a multi-center
study in there hospital Cho Ray, Bach Mai and Viet Tiep entitled “Evaluating the therapeutic effectiveness of the
continuous renal replacement therapy in septic shock” with the aim at evaluating the therapeutic effectiveness of
CRRT in septic shock.
Patients and Methods: Patients: Patients of 18 year old diagnosed of septic shock based on the criteria
issued by the American College of Chest Physicians/Society of Critical Care Medicine Consensus Conference
2001 (ACCP/SCCM-2001)(Error! Reference source not found.), hospitalized in Cho Ray Hospital, Bach Mai Hospital and Viet
Tiep Hospital from August 1st 2008 to August 31st 2010.
Methods: This was an interventional clinical study. Data were collected according to study protocol. CRRT
machines used in the study were Prismaflex (Gambro Company). Patients recruited were evaluated the efficacy of
CRRT on hemodynamics, regression of multiple organ dysfunction syndrome, potential complications of CRRT
and other impacts.
Results: Seventy three patients with septic shock who were maintained a systolic blood pressure of ≥
90mmHg by fluid therapy and vasoactive drugs according to the criteria by ACCP/SCCM-2001 were recruited in
to the study. The APACHE II score: 23.47 ± 5.52 and SOFA of 12.59 ± 3.26. Number of organ with dysfuntion:
3.19 ± 0.95. Time gap from shock to initiation of CRRT: 24.34 ± 13.26 hours. Improvement of hemodynamics:
significant reduction of heart rate (p< 0.001), improved mean blood presure after 6h under CRRT (p< 0.001),
significant increase (p< 0.001) of systemic vascular resistance after 6h in both patient groups of survival and
death. The SOFA score decreased significantly after 48h under CRRT (p< 0.001), reduction of vasoactive drugs
dosage and the SOFA score improved earlier in survived patients after 24h under CRRT (p< 0.01). The pH
values and serum lactate levels in the survival group improved significantly from the 48th hour (p< 0.05) and
from the 6th hour (p< 0.05), respectively. Shock was sucessfully treated in 54.79% of patients and death rate was
of 49.3%. Early initiation of CRRT within 12 hours from onset of shock lead to better outcome in comparison with
late initiation of CRRT after 12 hours from onset of shock (survival rate 11.8% versus 72.4%, respectively, p<
0.05).
Conclusion: The veno-venous CRRT technique with high replacement fluid volume proved highly effective

in the treatment of septic shock: improvement of clinical and laboratory indexes, reduction of death rate, especially
in group of early initiation of CRRT. The technique of veno-venous CRRT with high replacement fluid volume
was of safety in the treatment of septic shock and could be widely applied in the intensive care units where CRRT
is available.
Keywords: septic shock, veno-venous CRRT

146

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
MỞ ĐẦU
Lọc máu liên tục được nhiều tác giả cho là
có thể lọc cytokine, cải thiện huyết động, ngăn
chận tiến triển của suy đa tạng trong giai đoạn
sớm và hỗ trợ chức năng các tạng, kiểm soát tốt
nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan, thanh
thải các chất hòa tan trong giai đoạn muộn. Ở
trong nước, lĩnh vực này đã có một số nghiên
cứu bước đầu về hiệu quả lọc máu liên tục
nhưng kết quả có một số kết luận trái chiều, vì
thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu đa trung tâm
tại ba bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Tiệp
với đề tài “Đánh giá kết quả áp dụng kỹ thuật lọc
máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn” nhằm
đánh giá hiệu quả lọc máu liên tục trong điều trị
sốc nhiễm khuẩn..

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân 18 tuổi, được chẩn đoán sốc
nhiễm khuẩn dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị
thống nhất các Hội hồi sức thế giới năm 2001 (10),
nhập khoa HSCC bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai,
Việt Tiệp từ 01/08/2008 đến 31/08/2010.

Phương pháp nghiên cứu
Can thiệp, tự chứng. Bệnh án nghiên cứu
theo mẫu. Máy lọc máu liên tục Prismaflex của
Hãng Gambro. Các bệnh nhân vào nghiên cứu
được đánh giá hiệu quả trên huyết động, hiệu
quả giảm tiến triển suy đa tạng, các biến chứng
của lọc máu liên tục và các hiệu quả khác.

Giới: nam 79,5%, nữ 20,5%
Loại nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn cộng đồng
72,2%, bệnh viện 27,8%.
Đường vào của nhiễm khuẩn: Hô hấp:
46,57%, tiêu hóa 24,66%, tiết niệu 12,33%, da
9,59%, khác 6,84%.
Độ nặng của bệnh nhân trước khi được lọc
máu.
Bảng 1: Mức độ nặng của bệnh nhân trước khi được
lọc máu liên tục
Thông số
Số tạng suy (n = 73)
Điểm APACHE II (điểm) (n = 73)
Điểm SOFA (điểm) (n = 73)
Thời gian từ khi sốc đến khi LMLT

(n = 64)
Số vận mạch dùng trước LMLT
(n = 73)
Liều Noradrenalin (g/kg/phút)
(n=68)
Liều Dopamin (g/kg/phút) (n= 15)

KẾT QUẢ
Từ tháng 01/08/2008 đến tháng 31/08/2010,
có 73 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn
huyết theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM-2001.

Đặc tính bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
trong nghiên cứu
Tuổi trung bình: 55,77 ± 16,29 (tuổi), cao nhất
90 tuổi, thấp nhất 21 tuổi

Giá trị
3,19 ± 0,95 (1 – 5)
23,47 ± 5,22 (12 – 34)
12,59 ± 3,26 (5 – 20)
24,34 ± 13,26 (giờ)
2,5 ± 1,5 (1 – 4)
0,79 ± 0,65 (0,05 – 3)
13,27 ± 4,37 (7 – 20)

15,38 ± 5,6 (3 – 23)
Liều Dobutamin (g/kg/phút)
(n=61)
Liều Adrenalin (g/kg/phút) (n=10) 0,67 ± 0,92 (0,05 – 2,5)


Hiệu quả lọc máu liên tục trong sốc nhiễm
khuẩn
Hiệu quả về mặt huyết động
Bảng 2: Sự thay đổi mạch trong quá trình LMLT
Thời
điểm
T0
T1

Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng thống kê y học Stata
16.0.

Nghiên cứu Y học

T2
T3
T4
T5
T6

Mạch (lần/phút)
Chung
Sống
Tử vong
(n=73)
(n=37)
(n=36)
128,1 ± 21,3 127,5 ± 21,4 128,7 ± 21,5

125,1 ±
124,6 ±
125,7 ± 22,1
18.7***
15,8***
123,2 ±
120,0 ±
126,3 ± 15,7
17,3***
18,4***
119,1 ±
115,9 ±
122,5± 22,2
19,4***
15,9***
113,2 ±
108,5 ±
118,5 ±
20,2***
17,5***
21,9*
109,3 ±
104,2 ±
119,8 ± 27,0
21,6***
16,6***
101,5 ±
98,1 ± 16,8*** 110,2 ± 25,9
20,3***


P
> 0,05
> 0,05
> 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05

* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so với T0)

Nhận xét: Mạch giảm có ý nghĩa thống kê
thống kê (p < 0,001) từ giờ thứ 6 ở nhóm sống

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

147


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

trong khi ở nhóm tử vong mạch giảm có ý nghĩa
giờ thứ 24.
Bảng 3: Sự thay đổi về huyết áp trung bình trong
quá trình LMLT
Thời
điểm
T0

T1
T2
T3
T4
T5
T6

Huyết áp trung bình (mmHg)
Chung
Sống
Tử vong
(n=73)
(n = 37)
(n = 36)
69,25 ± 8,83 70,7 ± 9,7 67,75 ± 7,7
74,90 ± 8,11*** 76,2 ± 6,8*** 73,4 ± 9,3***
80, 54 ±
83,1 ±
78,0 ±
10,95***
10,3***
11,2***
80,94 ±
86,6 ± 8,4***
75,2 ±
13,03***
14,4**
81,17 ±
87,6 ± 9,6*** 74,0 ± 15,3*
14,27***

84,56 ±
89,6 ± 7,8*** 75,0 ± 15,1
12,85***
90,15 ± 8,33*** 92,0 ± 7,5*** 85,2 ± 8,7*

P
> 0,05
> 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05

* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so với T0)

Nhận xét: Huyết áp trung bình tăng có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001) ở cả hai nhóm từ
giờ thứ 6. Từ giờ thứ 12 huyết áp trung bình ở
nhóm sống tăng nhiều hơn so với nhóm tử
vong (p < 0,05).
Bảng 4: Sự thay đổi CVP trong quá trình LMLT
Thời
điểm
T0
T1
T2
T3
T4
T5

T6

Chung
(n = 73)
10,87 ± 4,22
10,67 ± 3,52
10,74 ± 3,56
11,11 ± 3,60
11,10 ± 3,66
10,70 ± 3,85
9,78 ± 3,26

CVP (cmH2O)
Sống
Tử vong
(n = 37)
(n = 36)
10,0 ± 4,4 11,8 ± 3,8
10,0 ± 3,3 11,4 ± 3,7
10,6 ± 3,8 10,9 ± 3,4
10,8 ± 3,4 11,4 ± 3,8
10,6 ± 3,9 11,6 ± 3,3
10,7 ± 4,0 10,6 ± 3,5
9,6 ± 3,5
10,3 ± 2,7

p
> 0,05
> 0,05
> 0,05

> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05

Nhận xét: CVP thay đổi không có ý nghĩa
thống kê trước, trong và sau quá trình lọc máu.
Bảng 5: Sự thay đổi về PAWP trong quá trình lọc
máu liên tục
Thời
điểm Chung (n=16)
T0
13,6 ± 5,3
T1
13,9 ± 4,4
T2
14,2 ± 4,8
T3
13,8 ± 4,9
T4
12,7 ± 4,6
T5
11,6 ± 3,8

148

PAWP (mmHg)
Sống (n=8) Tử vong (n=8)
12,5 ± 5,1
14,8 ± 5,5

13,3 ± 4,0
14,6 ± 4,9
12,6 ± 4,1
15,8 ± 5,2
12,8 ± 5,3
14,8 ± 4,7
11,4 ± 4,8
15,3 ± 3,2
10,5 ± 3,0
14,3 ± 4,9

p
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

Nhận xét: PAWP ở nhóm tử vong cao hơn
nhóm sống ở tất cả các thời điểm, tuy nhiên sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6: Sự thay đổi về CO trong quá trình LMLT
Thời
điểm
T0
T1
T2
T3
T4

T5

CO (l/ph)
Chung (n=16) Sống (n=8) Tử vong
(n=8)
7,48 ± 2,20 7,93 ± 2,21 7,03 ± 2,25
7,22 ± 1,85 7,82 ± 1,89 6,63 ± 1,71
6,91 ± 1,75* 7,57 ± 1,78 6,24 ± 1,54
6,38 ± 1,89** 6,96 ± 2,02* 5,79 ± 1,68*
6,05 ± 1,92** 6,37 ± 1,96* 5,39 ± 1,93*
5,75 ± 1,77*** 5,91 ± 1,62** 5,31 ± 2,46*

P
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so với T0)

Nhận xét: CO giảm có ý nghĩa thống kê (p <
0,05) từ giờ thứ 24 ở cả nhóm sống và tử vong và
CO ở nhóm sống và tử vong khác biệt không có
ý nghĩa thống kê.
Bảng 7: Sự thay đổi CI trong quá trình LMLT
Thời
điểm
T0

T1
T2
T3
T4
T5

CI (l/ph/m²)
Chung (n=16) Sống (n=8) Tử vong
(n=8)
4,73 ± 1,18 4,95 ± 0,95 4,51 ± 1,40
4,60 ± 1,04 4,94 ± 0,94 4,25 ± 1,07
4,41 ± 1,01* 4,81 ± 0,96 4,00 ± 0,93
4,05 ± 0,99** 4,39 ± 0,92* 3,70 ± 0,98*
3,91 ± 1,08** 4,15 ± 1,02* 3,43 ± 1,17*
3,65 ± 0,97*** 3,75 ± 0,83** 3,38 ± 1,48*

p
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so với T0)

Nhận xét: CI giảm có ý nghĩa thống kê (p <
0,05) tại thời điểm giờ thứ 24 ở cả nhóm sống và
nhóm tử vong và khác biệt về CI giữa nhóm
sống và nhóm tử vong qua các thời điểm không

có ý nghĩa thống kê.
Bảng 8: Sự thay đổi về SRV trong quá trình LMLT
Thời
SRV (dynes/giây/cm5)
điểm Chung (n=16) Sống (n=8) Tử vong (n=8)
T0 714,3 ± 243,4 674,6 ± 235,1 754,0 ± 260,9
T1
872,5 ±
845,9 ±
899,1±306,0**
262,7***
229,5***
T2
905,0 ±
826,2 ±
983,8 ±
297,8***
261,8**
327,5***
T3
1018,8 ±
926,4 ±
1111,3 ±
293,8***
186,7***
361,4***
T4
1100,5 ±
1066,6 ±
1168,2 ±

453,2***
281,3***
749,9***
T5
1281,7 ±
1218,8 ±
1449,6 ±
546,0***
367,6***
979,6***

p
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so với T0)

Nhận xét: SRV tăng có ý nghĩa từ giờ thứ 6 ở
cả nhóm sống và nhóm tử vong; không có sự
khác biệt về SRV giữa 2 nhóm sống và tử vong
qua các thời điểm.
Bảng 9: Sự thay đổi về SV trong quá trình LMLT

Thời
SV (ml/nhịp)
điểm Chung (n=16) Sống (n=8) Tử vong (n=8)
T0
54,2 ± 13,9 59,7 ± 10,9 48,7 ± 15,1
T1
59,1 ± 17,6 69,2 ± 17,3 48,9 ± 11,3
T2
57,6 ± 19,3 70,2 ± 19,1
45,1 ± 8,5
T3
54,1 ± 17,0 63,5 ± 17,7 44,6 ± 10,0
T4
54,8 ± 18,4 61,1 ± 19,3
42,1 ± 7,2
T5
57,8 ± 17,0 61,4 ± 17,8 48,1 ± 12,0

P
>0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05

Nhận xét: SV thay đổi không có ý nghĩa qua
các thời điểm lọc máu liên tục, tuy nhiên ở
nhóm sống và từ thời điểm giờ thứ 6 SV cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm tử vong.

Bảng 10: Sự thay đổi về liều noradrenalin trong quá
trình LMLT
Thời
điểm

Noradrenalin (g/kg/ph)
Tử vong
Chung (n = 68) Sống (n = 33)
P
(n = 35)
T0
0,79 ± 0,65
0,70 ± 0,68 0,89 ± 0,62 > 0,05
T1
T2
T3
T4
T5
T6

0,93 ± 0,71*
0,89 ± 0,72*
0,87 ± 0,73
0,80 ± 0,82*
0,49 ± 0,67**
0,37 ± 0,63***

0,79 ± 0,70
0,64 ± 0,59*
0,53 ± 0,52**

0,36 ± 0,41***
0,22 ± 0,29***
0,11 ± 0,22***

1,08 ± 0,71**
1,13 ±0,75***
1,22 ± 0,76**
1,25 ± 0,90*
1,01 ± 0,87
1,03 ± 0,86

> 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05

* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so với T0)

Nhận xét: Liều noradrenalin trong 3 giờ
đầu có xu hướng tăng lên và bắt đầu giảm có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05) từ giờ thứ 6 ở
nhóm sống, trong khi nhóm tử vong liều
noradrenalin có xu hướng tăng lên từ giờ thứ
3 lọc máu và không có xu hướng giảm liều có
ý nghĩa thống kê.
Bảng 11: Sự thay đổi liều Dopamin trong quá trình
LMLT
Thời

điểm
T0
T1
T2
T3

Dopamin (g/kg/ph)
Chung (n = 15) Sống (n = 6) Tử vong (n = 9)
13,27 ± 4,37
13,43 ± 7,00
13,25 ± 6,50
11,00 ± 8,03

10,2 ± 2,9
8,0 ± 7,6
8,0 ± 7,6
4,8 ± 6,9

15,3 ± 4,0
17,5 ± 2,9
16,4 ± 3,5
16,2 ± 4,5

P
< 0,05
> 0,05
> 0,05
< 0,05

Thời

điểm
T4
T5
T6

Nghiên cứu Y học
Dopamin (g/kg/ph)

Chung (n = 15) Sống (n = 6) Tử vong (n = 9)
8,07 ± 7,86**
5,20 ± 7,48**
6,44 ± 9,85*

0,5 ± 1,2*
0
0

13,1 ± 6,0
10,4 ± 7,6
11,6 ± 10,9

P
< 0,05

* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so với T0)

Nhận xét: Liều dopamin có ý nghĩa thống kê
p<0,05) ở nhóm sống từ giờ thứ 24, ở nhóm tử
vong hầu như không giảm được liều Dopamin.
Từ giờ thứ 12 liều Dopamin ở nhóm sống giảm

rõ rệt so với nhóm tử vong.
Bảng 12: Sự thay đổi về liều dobutamin trong quá
trình LMLT
Thời
Dobutamin (g/kg/ph)
điểm Chung (n = 61) Sống (n = 30) Tử vong (n =
T0
T1
T2
T3
T4
T5
T6

15,30 ± 5,61
16,33 ± 4,80
15,63 ± 5,35
15,36 ± 5,76
14,46 ± 6,46
11,48 ± 7,94**
9,6 ± 8,74***

13,8 ± 6,1
15,0 ± 5,1
13,2 ± 5,4
12,3 ± 6,0
10,8 ± 6,2*
8,4 ± 7,4***
7,0 ± 8,0***


31)
16,9 ± 4,7
17,7 ± 4,2
17,9 ± 4,2
18,1 ± 4,0
18,5 ± 3,9
17,3 ± 5,1
16,4 ± 3,5

P
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05

* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so với T0)

Nhận xét: Liều Dobutamin có xu hướng
tăng lên kể từ khi bắt đầu lọc máu tuy nhiên sau
đó giảm có ý nghĩa (p< 0,05) từ giờ thứ 24 ở
nhóm sống, nhóm tử vong có xu hướng tăng
liều. Có sự khác biệt rõ rệt (p <0,05) về liều
Dobutamin ở 2 nhóm qua các thời điểm lọc
máu.
Bảng 13: Sự thay đổi liều Adrenalin trong quá trình
LMLT
Thời

điểm
T0
T1
T2
T3
T4
T5
T6

Adrenalin (g/kg/ph)
Sống (n =
Chung (n = 10)
Tử vong (n = 6)
4)
0,67 ± 0,92 0,23 ± 0,29
0,97 ± 1,1
0,87 ± 1,23 0,15 ± 0,21 1,23 ± 1,41
0,98 ± 1,13 0,30 ± 0,30 1,32 ± 1,27*
1,06 ± 0,97 0,23 ± 0,21 1,38 ± 0,96
1,01 ± 1,22 0,03 ± 0,06 1,43 ± 1,25
0,80 ± 1,79
0
2,00 ± 2,83
1,13 ± 2,25
0
2,25 ± 3,18

P
> 0,05
> 0,05

> 0,05
> 0,05
> 0,05

* P < 0,05 (so với T0)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

149


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

HATB (tö vong)

Nor (sèng)

Nor (tö vong)

100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0


1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
T2

T3

T4

T5

Thêi ®iÓm

Biểu đồ 1: Sự thay đổi của HATB và liều
noradrenalin trong quá trình LMLT.

SRV (tö vong)

Nor (sèng)

Nor (tö vong)

1600
1400
1200

1000
800
600
400
200
0

1.6
1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
T0

T1

T2
T3
Thêi ®iÓm

T4

T5

Biểu đồ 2: Sự thay đổi SRV và liều noradrenalin
trong quá trình LMLT.

Nhận xét: Ở nhóm sống SRV tăng dần có ý
nghĩa tương ứng với giảm dần liều
noradrenalin, trong khi đó ở nhóm tử vong, liều
noradrenalin tăng dần để duy trì mức SRV.

15

4
5

2
0

0
T0

T1

T2

T3

T4

T5

Thêi ®iÓm

Biểu đồ 3: Sự thay đổi của CO và liều dobutamin
trong quá trình LMLT.

Nhận xét: CO của nhóm sống trước lọc máu
cao, dobutamin được giảm dần liều để đưa CO
về mức bình thường, trong khi đó ở nhóm tử
vong liều Dobutamin trước lọc máu và trong
suốt quá trình lọc máu cao hơn nhưng CO vẫn
có xu hướng giảm dần.

Thay đổi điểm SOFA
Bảng 14: Thay đổi điểm SOFA trong quá trình
LMLT

T0
T1
T2
T3
T4
T5

Chung
(n = 73)
12,62 ± 3,30
12,87 ± 3,22
12,25 ± 3,64
11,46 ± 4,26***
9,51 ± 4,70***
8,57 ± 4,74*

Điểm SOFA
Sống
Tử vong

(n = 37)
(n = 36)
11,7 ± 3,28 13,58 ± 3,07
12,00 ± 2,98 13,77 ± 3,24
10,56 ± 3,17** 14,00 ± 3,29
7,78 ± 4,15*** 13,79 ± 3,64
6,86 ± 3,63*** 12,70 ± 3,92
4,50 ± 1,73*** 13,31 ± 4,29

P
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05

* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so với T0)

Nhận xét: Điểm SOFA giảm có ý nghĩa (p
<0,01) từ giờ thứ 12 ở nhóm sống tuy nhiên ở
nhóm tử vong điểm SOFA không thay đổi qua
các thời điểm lọc máu. Có sự khác biệt rõ rệt về
điểm SOFA giữa 2 nhóm sống và tử vong qua
các thời điểm lọc máu.

Thay đổi pH máu và lactat máu
Bảng 15: Sự thay đổi pH máu trong quá trình LMLT
Thời
điểm

T0

150

20

6

Thời
điểm

N ora dren alin

S RV

Nhận xét: HATB tăng dần về mức bình
thường tương ứng với liều noradrenalin giảm
dần một các có ý nghĩa thống kê ở nhóm sống,
trong khi đó ở nhóm tử vong HATB không cải
thiện và liều noradrenalin có xu hướng tăng lên
và không giảm được liều.
SRV (sèng)

Dobu (tö vong)

10

0
T1


CO (tö vong)

Dobu (sèng)

8
1.6

T0

CO (sèng)

10
CO

HATB (sèng)

N orad rena lin (µ g/kg /ph )

H A T B (m m H g )

Nhận xét: Liều adrenalin thay đổi qua các
thời điểm lọc máu ở 2 nhóm sống và tử vong
khác biệt không có ý thống kê.

D ob uta min

Nghiên cứu Y học

pH máu
Chung

Sống (n=23) Tử vong (n=25) P
(n=48)
7,33 ± 0,12 7,35 ± 0,10
7,30 ± 0,13 > 0,05

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


Y Hc TP. H Chớ Minh * Tp 16 * Ph bn ca S 2 * 2012

T1
T2
T3
T4
T5

Chung
(n=48)
7,32 0,12
7,33 0,13
7,33 0,12
7,41 0,08*
7,41 0,08**

pH mỏu
Sng (n=23) T vong (n=25)
7,36 0,09
7,40 0,07
7,37 0,09
7,41 0,07*

7,42 0,08*

7,27 0,14
7,26 0,15
7,29 0,12
7,34 0,96
7,38 0,08

< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05

80.0%
60.0%
40.0%

Bng 16: S thay i v nng lactat mỏu trong
quỏ trỡnh LMLT

74.2%
P < 0,05
Sống
25.8%
Tử vong

0.0%
Trước 12 giờ


Nhn xột: pH mỏu c 2 nhúm u thp
trc lc mỏu, nhúm sng pH mỏu tng dn
qua cỏc thi im lc mỏu nhung tng cú ý
ngha t thi im 48 gi, ph nhúm t vong
tng khụng cú ý ngha qua cỏc thi im. Cú s
tng pH rừ rt nhúm sng t thi im gi th
6 so vi nhúm t vong.

Sau 12 giờ

Thời gian từ khi SNK đến khi
LMLT

Biu 4: Liờn quan gia thi im LMLT t khi cú
sc v t l t vong
Nhn xột: LMLT mun sau 12 gi k t khi
cú sc t l t vong cao hn lc mỏu liờn tc sm
trc 12 gi t khi khi phỏt sc.
91.7%

100.0%
P

T ỷ lệ số n g

> 0,05
> 0,05
< 0,05
< 0,05
> 0,05

> 0,05

80.0%

Nhn xột: Lactat c 2 nhúm u cao trc
lc mỏu, nhúm sng lactat gim cú ý ngha t
gi th 6, nhúm t vong s gim khụng cú ý
ngha thng kờ qua cỏc thi im lc mỏu. S
gim lactat mỏu nhúm sng nhiu hn nhúm
t vong t gi th 12.

Sống
Tử vong

40.0%
8.3%

0.0%
NK cộng đồng

NK bệnh viện

Loại nhiễm khuẩn

Biu 5: Liờn quan gia kt qu iu tr v loi
nhim khun
Nhn xột: SNK cn nguyờn NKBV t l t
vong cao hn do cn nguyờn cng ng.

Tỷ lệ sống


Giỏ tr
54,79% (40/73)
72,35 35,32 (12 168)
11,1 10,6
49,3% (36/73)

38.9%

20.0%

Kt qu iu tr
Bng 17: Kt qu iu tr chung

P < 0,05
61.1%

60.0%

* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so vi T0)

Thụng s
T l thoỏt sc (%)
Thi gian thoỏt sc (gi)
S ngy nm vin (ngy)
T l t vong

11.8%

20.0%


* P < 0,05; ** P < 0,01; ***P < 0,001 (so vi T0)

Thi
Lactat (mmol/l)
im Chung (n = 48) Sng (n = T vong (n =
23)
25)
T0
4,46 3,34
4,22 3,12
4,68 3,58
T1
3,58 2,81* 3,03 1,58*
4,09 3,55
T2
3,48 2,79* 2,56 1,33*
4,34 3,47
T3
3,64 3,24 2,56 1,58*
4,72 4.07
T4
2,62 2,24* 2,44 2,11*
2,97 2,54
T5
2,33 2,38* 1,84 1,49*
3,57 3,68

88.2%


100.0%

P

T ỷ lệ số n g

Thi
im

Nghiờn cu Y hc

70.0%
60.0%
50.0%
40.0%
30.0%
20.0%
10.0%
0.0%

61.5%
38.5%

59.1%
40.9%

Sống
Tử vong

P < 0,05

APACHE II >25

APACHE II <25

Mức độ nặng khi vào viện

Biu 6: Liờn quan gia kt qu iu tr v mc
nng khi vo vin

Hi Ngh Khoa Hc K Thut Bnh Vin Ch Ry Nm 2012

151


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

Nhận xét: Tỉ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân
có điểm APACHE II cao > 25 cao hơn có ý nghĩa
so với nhóm bệnh nhân có APACHE II ≤ 25.

Biến chứng của lọc máu liên tục
Số lần tiến hành LMLT: 170 lần
Trung bình quả lọc cho mỗi bệnh nhân: 2,33
± 1,39 (quả)
Số giờ lọc trung bình: 53,1 ± 29,4 (giờ)

Biến chứng về kỹ thuật
Bảng 18: Các biến chứng về kỹ thuật

Biến chứng Số lần lọc máu
Đông màng
Vỡ màng
Tắc Catheter
Ngừng máy

170
170
170
170

Số lần có biến Tỉ lệ %
chứng
44
25,9
2
1,2
1
0,6
1
0,6

Nhận xét: Biến chứng về kĩ thuật hay gặp
nhất là đông màng chiếm 25,9%, các biến chứng
khác rất ít gặp.

30.0%
14.6%

2,63 ± 0,41

2,0 ± 0,5
96,3 ± 8,2
107,2 ± 4,7
0,8 ± 0,25

Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ

88.2% P < 0,05

100.0%
80.0%
60.0%
40.0%

Hemosol
Citrat

35.3%
18.4%

14.3%

20.0%
0.0%
H¹ canxi


BiÕn chøng

Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỉ lệ hạ
kali máu ở nhóm bệnh nhân dùng dịch thay thế
Citrate và Hemosol. Tỉ lệ hạ canxi máu ở nhóm
bệnh nhân dùng chống đông Citrate cao hơn có
ý nghĩa thống kê (88,2% so với 14,3%).

10.0%
0.0%
Citrat

Mức độ

Biểu đồ 8: Liên quan giữa hạ kali, canxi và loại dịch
thay thế

17.6%

Heparin

Giá trị

Nhận xét: Biến chứng về rối loạn nước và
điện giải hay gặp nhất hạ phospho máu, sau đó
là hạ kali máu (21%), hạ canxi máu (13,5%),
thiếu dịch lòng mạch (6,5%), các rối loạn khác
như tăng, hạ natri máu… ít gặp. Các biến chứng
ở mức độ nhẹ và thoáng qua.


P < 0,05

20.0%

Tần
Tỉ lệ %
suất
2
1,7
16
13,5
6
3,5
2
1,2
15
42,9

H¹ kali

36.0%

40.0%

Số lần
LM
Tăng canxi máu 120
Hạ canxi máu 120
Hạ clo máu
170

Tăng clo máu 170
Hạ phospho
35
Biến chứng

Kh«ng dïng
chèng ®«ng

Biểu đồ 7: Liên quan giữa đông màng sớm và dùng
chống đông
Nhận xét: Đông màng sớm hay gặp nhất ở
nhóm không dùng chống đông. Có sự khác biệt
về tỉ lệ đông màng 3 nhóm.

Biến chứng cho bệnh nhân
Bảng 19: Các biến chứng về rối loạn nước và điện
giải

Bảng 20: Biến chứng chảy máu
Biến chứng

Số lần LM

Xuất huyết da, niêm mạc
Xuất
Tiêu hóa
huyết
Não
tạng
Đái máu

Khác

170
170
170
170
170

Số lần biến
Tỉ lệ %
chứng
7
4,1
0
0
0
0
1
0,5
0
0

Nhận xét: Chủ yếu gặp biến chứng xuất
huyết dưới da chiếm 4,1%, biến chứng chảy máu
đường niệu chiếm 1%, không gặp trường hợp
nào chảy máu các tạng khác.

Số lần Tần
Tỉ lệ %
LM suất

Tăng natri máu 170
2
1,2
Hạ natri máu
170
7
4,1
Tăng kali máu 170
1
1,2
Hạ kali máu
170 36
21

Giá trị

Mức độ

154 ± 6,4
130,4 ± 4,7
5,4 ± 1,0
3,28 ± 1,18

Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ

152


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

Biến chứng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Bảng 21: Các biến chứng khác
Biến chứng

Số lấn LM

Hạ HA khi bắt đầu LMLT
Hạ thân nhiệt
Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn catheter
Tan máu, sốc phản vệ,
RLCH

170
170
170
170/73
170

Số lần biến
Tỉ lệ %
chứng
15
8,8
17

10
0
0
4
5,5
0
0

Nhận xét: Hay gặp nhất biến chứng hạ thân
nhiệt chiếm 10%, sau đó là các biến chứng hạ
huyết áp khi bắt đầu lọc máu chiếm 8,8%, nhiễm
khuẩn chân catheter chiếm 5,5%, không gặp
trường hợp nào sốc phản vệ hay nhiễm khuẩn
huyết liên quan đến lọc máu.

BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân vào nghiên cứu
Từ tháng 8/2008 đến 8/2010, có 73 BN được
chẩn đoán SNK và có đủ tiêu chuẩn lựa chọn,
các BN này có đặc điểm: các BN tham gia
nghiên cứu có đủ các tiêu chuẩn nặng; tuổi
trung bình khá cao (55,7 ± 16,29 tuổi, trong đó
thấp nhất 21 cao nhất 90 tuổi), nhiễm khuẩn
bệnh viện chiếm tỉ lệ đáng kể (27,8%), số tạng
suy cao (3,19 ± 0,95), điểm APACHE II khá cao
(23,47 ± 5,22), điểm SOFA cao (12,59 ± 3,26), thời
điểm được lọc máu muộn kể từ khi khởi phát
SNK (24,34 ± 21,04 giờ), phối hợp nhiều vận
mạch trước lọc máu (2,5 ± 1,5) và liều thuốc vận
mạch cao (noradrenalin 0,79 ± 0,65µg/kg/phút,

dopamin 12,37 ± 4,37 65µg/kg/phút, dobutamin
15,38 ± 5,60 µg/kg/phút, adrenalin 0,67 ± 0,92
µg/kg/phút). Đường vào của nhiễm khuẩn hàng
đầu là nhiễm khuẩn hô hấp (46,57%) sau đó là
tiêu hóa (24,66%), tiết niệu (12,33%) và nhiễm
khuẩn da (9,59%).

Lọc máu liên tục trong sốc nhiễm khuẩn
Hiệu quả của lọc máu liên tục trên huyết động
Mạch và huyết áp trung bình
Mạch và HATB đều cải thiện dần theo các
thời điểm lọc máu ở cả hai nhóm sống và tử
vong, trong đó ở nhóm sống mạch giảm rất có ý
nghĩa ngay thời điểm giờ thứ 6 trở đi của lọc
máu còn ở nhóm tử vong sự giảm mạch qua các

Nghiên cứu Y học

thời điểm không có ý nghĩa thống kê, đối với
HATB ở cả 2 nhóm tăng có ý nghĩa thống kê từ
giờ thứ 6 và HATB ở nhóm sống tăng có ý nghĩa
thống kê so với nhóm tử vong bắt đầu từ giờ
thứ 12. Theo nghiên cứu của De Vriese, LMLT
với tốc độ máu 200 ml/phút sẽ loại bỏ TNF-,
qua siêu lọc trung bình là 221,9  44,6 pg/phút
và qua hấp phụ là 2076,5  497,0 pg/phút(3). Mặt
khác khi mạch và HATB cải thiện sẽ góp phần
tạo điều kiện giảm liều thuốc vận mạch và thuốc
trợ tim cũng góp phần làm cho mạch giảm.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng LMLT làm

cải thiện HATB cho các BN SNK.
Cung lượng tim và chỉ số tim
Trước LMLT CO trung bình là 7,48  2,20,
CI trung bình là 4,73  1,18 kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Payen CO trung bình
là: 6,6  1,9(11), John CO trung bình là 8,2 
2,0(6). CI trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Payen là 3,2
 1,2(11). Mặc dù các BN SNK trong nghiên cứu
của chúng tôi đến viện muộn khi có suy đa
tạng nhưng CO và CI vẫn tăng, có thể do các
BN này đều đã được chỉ định dùng
dobutamin với liều cao, trung bình là 17,0 
5,0 g/kg/ph. Trong quá trình LMLT CO và CI
giảm dần về giá trị bình thường và bắt đầu
giảm có ý nghĩa từ giờ thứ 12. Các nghiên cứu
nước ngoài về hiệu quả của LMLT trên huyết
động ở BN SNK đều thấy rằng LMLT có tác
dụng làm giảm CO và CI có ý nghĩa thống
kê(5,6,11).
SRV và SV: SRV trước LMLT giảm trung
bình là 714,3  243,4 mặc dù các BN này đã được
dùng noradrenalin liều cao trung bình là 0,91 
0,69 g/kg/ph. SRV tăng dần trong quá trình
LMLT và bắt đầu tăng có ý nghĩa thống kê với p
< 0,001 từ giờ thứ 6 ở cả nhóm BN sống và tử
vong. Nhiều nghiên cứu về hiệu quả của LMLT
cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của
chúng tôi(5, 6, 11). So sánh SRV ở nhóm sống và
nhóm tử vong không thấy có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê ở tất cả các thời điểm.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

153


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

Nghiên cứu Y học

SV trung bình trước LMLT là 54,2  13,9
ml/nhịp, SV thay đổi không có ý nghĩa thống kê
trong và sau quá trình LMLT. Tuy nhiên khi so
sánh hai nhóm sống và tử vong thấy rằng trước
LMLT, SV khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(59,7  10,9 ml/nhịp so với 48,7  15,1 ml/nhịp),
trong quá trình LMLT từ giờ thứ 6, SV của
nhóm tử vong thấp hơn có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05 so với SV của nhóm sống. Trước, trong
quá trình LMLT SV ở nhóm tử vong không tăng
thậm chí có trường hợp giảm thấp 32,4 ml/nhịp,
mặc dù cung lượng tim và chỉ số tim không
giảm. Việc SV giảm thấp chính là yếu tố tiên
lượng xấu.
Liều noradrenalin, dobutamin, dopamin và
adrenalin

N o ra d ren a lin


1

0.83

0.8

0.74

LMLT
Kh«ng LMLT

0.66
0.45

0.6
0.4

0.36

0.2

0.42

0.39

0.38

0.35
0.26


0
T0

T1

T2

T3

T4

0.31
0.14
T5

Thêi ®iÓm

Biểu đồ 9: Sự thay đổi liều noradrenalin ở nhóm
sống được LMLT và nhóm sống không LMLT.
LMLT
20
D obutamin

15.9

Kh«ng LMLT
14.4

15
10


11.2

12.0

14.1

11.2

12.7

12.0
9.2

12.8
9.6

8.7

T4

T5

5
0
T0

T1

T2


T3

Thêi ®iÓm

Biểu đồ 10: Sự thay đổi liều dobutamin ở nhóm sống
được LMLT và nhóm sống không LMLT.
Nghiên cứu của Đặng Quốc Tuấn, tiến hành
đồng thời với nghiên cứu này cũng tại khoa
HSTC bệnh viện Bạch Mai, trên 25 BN SNK

154

không được LMLT, thấy rằng liều noradrenalin
và dobutamin ở nhóm sống giảm có ý nghĩa
thống kê so với nhóm tử vong sau một thời gian
điều trị(2). Khi so sánh liều thuốc vận mạch ở
nhóm sống giữa các BN SNK được LMLT trong
nghiên cứu của chúng tôi và không LMLT trong
nghiên cứu của Đặng Quốc Tuấn thì thấy rằng,
mặc dù liều thuốc vận mạch ban đầu trung bình
ở nhóm BN được LMLT cao hơn nhóm không
LMLT (liều noradrenalin: 0.83 ± 0.76 so với 0,36
± 0,28, liều dobutamin: 15.9 ± 5.7 so với 11,2 ±
4,5) nhưng từ giờ thứ 6 liều thuốc vận mạch ở
nhóm LMLT đã giảm được có ý nghĩa thống kê
và đến giờ thứ 72 có 14/23 BN (60,9%) cắt được
noradrenalin, 10/23 BN (43,5%) cắt được
dobutamin mà vẫn duy trì được HA trung bình
> 65mmHg trong khi ở nhóm không LMLT đến

giờ thứ 72 liều noradrenalin và dobutamin cũng
giảm được nhưng so với thời điểm ban đầu
không thấy sự khác biệt (noradrenalin: 0,31 ±
0,46 so với 0,36 ± 0,28, dobutamin: 9,17 ± 7,4 so
với 11,2 ± 4,5). Như vậy LMLT có tác dụng giảm
được liều dùng và rút ngắn thời gian dùng
thuốc vận mạch trong SNK.

Hiệu quả của LMLT làm giảm điểm SOFA
Điểm SOFA giảm có ý thống kê (p < 0,01) từ
giờ thứ 12 ở nhóm sống tuy nhiên ở nhóm tử
vong điểm SOFA không thay đổi qua các thời
điểm lọc máu, có sự khác biệt rõ rệt về điểm
SOFA giữa 2 nhóm sống và tử vong qua các thời
điểm lọc máu.
Kết quả điều trị
Tỉ lệ thoát sốc chiếm 54,79%, tỉ lệ tử vong
chung của nghiên cứu chiếm 49,3%, thời gian
thoát sốc 72,35 ± 35,32 (giờ) và số ngày nằm
khoa HSTC 11,1 ± 10,6 ngày, có 3 BN đã được
điều trị thoát sốc song BN bị nhiễm khuẩn bệnh
viện và tiến triển sốc trở lại và có suy đa tạng
nặng nề và đều tử vong, kết quả này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Payen là 53%(11), cao
hơn nghiên cứu của Honore là 45%(5), Trần
Thanh Cảng là 42,11%(14), thấp hơn so với nghiên
cứu của Hoàng Văn Quang là 66,7%(4).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Bảng 22: So sánh kết quả điều trị giữa nghiên cứu
của chúng tôi và nghiên cứu của Đặng Quốc Tuấn.
Thông số
Tỷ lệ thoát sốc
Thời gian thoát
sốc (giờ)
Số ngày nằm
viện (ngày)
Tỷ lệ tử vong

Đặng Quốc
Tuấn (n=25)
32%
143,8 ± 109,1

Chúng tôi
p
(n=73)
54,79%
<0,05
72,35 ± 35,32 <0,05

14,7 ± 9,0

11,1 ± 10,6

>0,05


72%

49,3%

<0,05

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của
Đặng Quốc Tuấn trên 25 BN SNK được điều trị
tại khoa HSTC không LMLT(2), tỷ lệ thoát sốc
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có ý
nghĩa, thời gian thoát sốc được rút ngắn và tỷ lệ
tử vong thấp hơn có ý nghĩa mặc dù điểm
APACHE II trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn (điểm APACHE II: 23,47 ± 5,22 so với 18,8 ±
5,4). Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có
đối chứng mới đây ở 12 khoa HSTC tại Pháp
trên 76 BN nhiễm khuẩn nặng có suy đa tạng
cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong
ngày thứ 28 ở nhóm LMLT và nhóm chứng
(54% so với 44%). Tuy nhiên ở nghiên cứu này
chỉ sử dụng tốc độ dịch thay thế thấp, 25
ml/kg/giờ(6).
Liên quan giữa thời gian từ khi sốc SNK đến khi
LMLT và tỉ lệ tử vong
Ở các bệnh nhân được lọc máu trong vòng
12 giờ kể từ khi xuất hiên sốc, tỷ lệ sống là
88,2%, trong khi đó tỷ lệ sống chỉ còn 25,8% ở
nhóm BN lọc máu muộn sau 12 giờ kể từ khi
khởi phát SNK. Theo Ronco các cytokine gây
viêm như TNF-, IL-1ò, IL-6, IL-8 xuất hiện

trong máu rất sớm 30 phút tới 6 giờ từ khi hội
chứng đáp ứng viêm xuất hiện, nhanh chóng
tiến triển đến hội chứng sốc và hiện tượng suy
giảm chức năng các cơ quan xuất hiện, cũng
theo tác giả này, chọn thời điểm nào còn chưa
thống nhất, tuy nhiên tác giả cho rằng cần
LMLT càng sớm càng tốt(13).
Liên quan giữa tỉ lệ tử vong và loại nhiễm khuẩn
Tỷ lệ tử vong ở nhóm nhiễm khuẩn bệnh
viện là 91,7% cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<
0,01) so với tỷ lệ tử vong ở nhóm nhiễm khuẩn

Nghiên cứu Y học

cộng đồng là 38,9%. Các BN nhiễm khuẩn bệnh
viện trong nghiên cứu của chúng tôi đều có tác
nhân gây bệnh là Acinetobacter Baumani đa kháng
nên không kiểm soát được nhiễm khuẩn và BN
tử vong, trong số đó có cả các BN đó thoát sốc
và sau đó sốc trở lại do nhiễm khuẩn viện.
Liên quan giữa tỷ lệ tử vong và mức độ nặng khi vào
viện
Tỷ lệ tử vong ở nhóm BN có điểm APACHE
II >25 là 61,5% ở nhóm BN có APACHE II <25 là
40,9%. Tuy nhiên khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05. Một số nghiên cứu
thấy rằng điểm APACHE II khi nhập viện cao >
25 có tỉ lệ tử vong cao có ý nghĩa so với nhóm
BN có điểm APACHE II ≤ 25(7, 12).


Biến chứng của LMLT
Qua 170 lần lọc máu cho 73 BN SNK chúng
tôi thấy các biến chứng sau.

Biến cố về kỹ thuật
Đông màng sớm gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ
25,9%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu
của Nguyễn Gia Bình là 20,3%(10) và thấp hơn
nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tuân là 31,5%(9).
Đông màng sớm hay gặp nhất ở nhóm không
dùng chống đông chiếm 36,0%, sau đó là nhóm
dùng citrat 17,6%, nhóm dùng heparin 14,6%.
Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,037.
Đông màng sớm ở nhóm không dùng chống
đông trong nghiên cứu của chúng tôi là 36,0%
thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn
Đăng Tuân là 80,95%(9). Các BN LMLT không
dùng chống đông trong nghiên cứu của chúng
tôi đều được hoà loãng trước màng 100%, đây là
một biện pháp chống đông màng cho các BN
không có chỉ định dùng thuốc chống đông. Cỏc
biến cố tắc catheter lọc mỏu,dừng máy ít gặp
chiếm 0,6%.
Biến chứng trên bệnh nhân
Biến chứng rối loạn điện giải
Hạ phospho máu hay gặp nhất chiếm 42,9%
và nồng độ phospho trung bình ở nhúm hạ là
0,8 ± 0,25 mmol/l (mức độ nhẹ), kết quả này

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


155


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn
Đăng Tuân là 45,4%(9).
Hạ canxi máu chiếm 13,5%, nồng độ canxi ở
nhóm hạ canxi là 2,0 ± 0,5 mmol/l (hạ mức độ
nhẹ), hạ canxi máu xảy ra ở các BN được sử
dụng chống đông citrat (phải truyền canxi bổ
xung sau màng), tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu
của Nguyễn Đăng Tuân và cs(9) do BN của
chúng tôi đều được sử dụng dịch thay thế là
dịch pha sẵn của hóng cú sẵn canxi với nồng độ
canxi gần với nồng độ máu.
Tăng canxi máu chiếm 1,2% với nồng độ
2,63 ± 0,41 mmol/l (tăng mức độ nhẹ) hầu hết
nguyên nhân tăng do một số BN được sử
dụng chống citrat nên việc truyền canxi bổ
xung không thỏa đáng, tỉ lệ tăng canxi máu
của chúng tôi cũng thấp hơn nghiên cứu của
Nguyễn Đăng Tuân và cs(9).
Hạ kali máu chiếm 21% và tăng kali máu
1,2%, nguyên nhân hạ kali máu do kali không
được pha sẵn trong dịch thay thế. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi khác biệt với nghiên

cứu của Trần Thanh Cảng hạ kali máu 10,52%
và tăng kali máu 26,22%(14), nghiên cứu của
Hoàng Văn Quang không gặp hạ kali máu(4).
Tăng kali máu chiếm 1,2% với nồng độ là 5,4
± 1,4 mmol/l, nguyên nhân có lẽ liên quan đến
việc tính toán nồng độ kali trong dịch thay thế
cùng với tình trạng suy thận nặng lên. Tỉ lệ này
cũng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đăng
Tuân và cs(9).
Các biến chứng khác như tăng natri máu, hạ
natri máu, hạ clo máu tăng clo máu ít gặp và
đều gặp ở mắc độ nhẹ, chúng tôi không gặp
trường hợp tăng phospho nào.
Các biến chứng khác.
Xuất huyết dưới da gặp 4,1%, gặp 1 trường
hợp đái máu do đặt thông tiểu dài ngày có
nhiễm khuẩn, được xử trí đặt ống thông 3 nòng
và rửa bàng quang liên tục nhỏ giọt, LMLT
không dùng chống đông, chúng tôi không gặp
trường hợp nào xuất huyết tạng nặng đe dọa
tính mạng.

156

Hạ HA khi bắt đầu LMLT chiếm 8,8%, kết
quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Đăng
Tuân là 38,94%(9), điều này là do khi bắt đầu
LMLT chúng tôi cài đặt tốc độ máu) từ 50
ml/phút sau đó mới tăng dần lên để đạt mục
đích điều trị.

Hạ thân nhiệt chiếm 10% do không sử dụng
máy làm ấm dịch trước khi trở về BN nhiệt độ
môi trường khá thấp, tuy nhiên khi các BN này
được xử trí làm ấm dịch thay thế và làm ấm máu
trở về thì đó khắc phục được.
Biến chứng nhiễm khuẩn gặp 5,5% là nhiễm
khuẩn tại vị trí đặt catheter để LMLT, không gặp
trường hợp nào nhiễm khuẩn huyết. Không gặp
biến chứng sốc phản vệ hay rối loạn chuyển hóa
do LMLT.

KẾT LUẬN
Lọc máu liên tục tĩnh mạch tĩnh mạch cho
bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là phương pháp
điều trị hỗ trợ có hiệu quả. Giảm được liều
thuốc vận mạch trong quá trình lọc máu trong
khi đó các thông số huyết động được cải
thiện: nhịp tim giảm có ý nghĩa (p< 0,001), cải
thiện huyết áp trung bình từ giờ thứ 6 trở đi
(p < 0,001), tăng có ý nghĩa (p < 0,001) sức cản
mạch hệ thống từ giờ thứ 6 lọc máu trở đi ở cả
2 nhóm sống và tử vong. Điểm SOFA giảm có
ý nghĩa từ giờ thứ 48 (p < 0,001), cải thiện
điểm SOFA ở nhóm sống có ý nghĩa sớm hơn
từ giờ thứ 24 (p < 0,01). Cải thiện pH máu có ý
nghĩa thống kê từ giờ thứ 48 (nhóm sống)
(p<0,05) và cải thiện lactat máu từ giờ thứ 6 (p
< 0,05) (nhóm sống). Tỉ lệ thoát sốc 54,79 % và
tỉ lệ tử vong 49,3 %. Lọc máu liên tục trong
vòng 12 giờ đầu từ khi khởi phát sốc nhiễm

khuẩn cho kết quả tốt hơn lọc máu muộn sau
12 giờ (tỉ lệ tử vong 11,8% so với 72,4% với p <
0,05). Quy trình LMLT áp dụng trong nghiên
cứu đảm bảo an toàn, dễ thực hiện, chỉ gặp
các biến chứng nhẹ và thoáng qua và không
gặp các biến chứng nguy hiểm. Chảu máu:
gặp 4,1% xuất huyết dưới da, không gặp xuất
huyết tạng mức độ nặng. Sự cố về kỹ thuật:
đông màng 25,9%.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Bùi Văn Tám (2009): "Đánh giá hiệu quả trên huyết động của lọc

máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn", Luận văn Thạc sĩ Y
học, trường Đại học Y Hà Nội.
Đặng Quốc Tuấn, Bùi Văn Tám (2009): ”Đánh giá hiệu quả điều
trị sốc nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch
Mai (ở nhóm bệnh nhân không lọc máu liên tục)”, Tạp chí y học
Việt Nam 362 (1): 53- 75.
De Vriese AS, Vanholder RC, Pascual M, Lameire NH, Colardyn
FA (1999): “Can inflammatory cytokines be removed efficiently
by continuous renal replacement therapies? ”, Intensive Care Med,
25: 903-910.
Hoàng Văn Quang (2009): ”Nghiên cứu hiệu quả lọc máu liên
tục thể tích cao trong điều trị suy đa tạng trong sốc nhiễm
khuẩn”, Tạp chí y học thực hành, 1: 25- 29.
Honore PM, Jamez J, Wauthier M, et al; (2000): "Prospective
evaluation of short-term, high-volume isovolemic hemofiltration
on the hemodynamic course and outcome in patients with
intractable circulatory failure resulting from septic shock". Critical
Care Med; 28: 3581-3587.
John S, Griesbach D, Baumgartel M, Weihprecht H, Schmieder
RE, Geiger H (2001): “Effect of continuous haemofiltration vs
intermittent haemodyalysis on systemic haemodynamics and
splanchnic regional perfusion in septic shock patients: a
prospective, randomized clinical trial”, Nephrol Dial Transplant,
16: 320-327.
Lafuente E, Marinho A, Bartolo A, Milheiro R (1997): “Effects of
the continuous venovenous haemofiltration, in the
haemodynamic profile of shock septic patients”, Critical Care,
1(suppl 1): 068.

Nghiên cứu Y học


8.

Levy
MM,
Fink
MP,
Marshall
JC,
et
al.,
SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS
(2003)
2001
SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS International Sepsis Definitions
Conference. Crit Care Med 31(4):1250–1256.
9.
Nguyễn Đăng Tuân, Nguyễn Gia Bình (2008): “Nhận xét kỹ
thuật lọc máu liên tục qua 190 lần lọc máu tại khoa Điều trị Tích
cực Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học lâm sàng, 34: 51-56.
10. Nguyễn Gia Bình, Nguyễn Mạnh Tưởng (2006): ”Nghiên cứu
hiệu quả chống đông của heparin trong lọc máu liên tục”, Tạp chí
y học lâm sàng, 11: 30- 33.
11. Payen D, Mateo J, Cavaillon JM, Fraisse F, Floriot C, Vicaut E
(2009): “Impact of Continuous Venovenous Hemofiltration on
Organ Failure During the early phase of severe sepsis: A
randomized controlled trial”, Crit Care Med, 37: 803-810.
12. Pinsky MR, Vincent JL, Deviere J, Alegre M, Kahn RJ, Dupont E
(1993): “Serum cytokine levels in human septic shock. Relation
to multiple-system organ failure and mortality”, Chest, 103: 565575. s57

13. Ronco C, Bellomo R, Ricci Z (2002): “Important of increased
ulfiltration volume and impact on mortality: sepsis and cytokine
story and the role for CVVH”, EDTNA/ERCA Dialysis
Technology Journal Club, (suppl 2): 13-19.
14. Trần Thanh Cảng, Nguyễn Thị Minh Tâm, Bùi Văn Tám (2009):
”Ứng dụng phương pháp lọc máu liên tục trong điều trị sốc
nhiễm khuẩn tại bệnh viện Việt Tiệp Hải phòng”, Tạp chí y học
lâm sàng, 2: 107- 112.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012

157



×