Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.02 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC
CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN CẤP CỨU TRƯNG VƯƠNG
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh*, Lê Thị Cúc*, Nguyễn Thị Mỹ Duyên* Nguyễn Thị Tươi*, Hồ Thị Thanh Vân*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp ảnh hưởng đến khoảng 1,5 tỷ người trên toàn thế giới. Việc tuân thủ điều trị
phù hợp của bệnh nhân tăng huyết áp sẽ giúp huyết áp được kiểm soát và giảm tối đa nguy cơ tim mạch.
Mục tiêu: Xác định mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ về việc sử dụng thuốc và sự tuân thủ dùng thuốc
của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện với 386 bệnh nhân tăng huyết áp
(60,4% nữ, tuổi trung bình: 60,6±12,6). Phỏng vấn với bộ câu hỏi soạn sẵn gồm 36 câu. Khảo sát mối liên hệ
giữa kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc bằng phép kiểm chi bình phương.
Kết quả: Tỉ lệ có kiến thức đúng của bệnh nhân tăng huyết áp về sử dụng thuốc là 55,7%; tỉ lệ có thái độ
đúng là 35,8%; 49,5% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc. Có mối liên quan giữa kiến thức về sử dụng thuốc với
các yếu tố cá nhân như tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập và tham gia BHYT (p<0,05). Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa thái độ về sử dụng thuốc với trình độ học vấn của bệnh nhân tăng huyết áp
(p<0,05). Bênh nhân ≥50 tuổi có tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn (p=0,032). Có mối liên hệ giữa thái độ về sử
dụng thuốc với sự tuân thủ dùng thuốc (OR=1,78; 95% CI: 1,17-2,71;p=0,007). Không phát hiện mối liên hệ
giữa kiến thức về việc sử dụng thuốc với sự tuân thủ dùng thuốc (p>0,05). Ở nhóm bệnh nhân tuân thủ và
không tuân thủ dùng thuốc có mối liên hệ giữa kiến thức và thái độ về sử dụng thuốc (OR=3,07;95% CI:1,655,72;p<0,001).
Kết luận: Bệnh nhân có thái độ đúng về sử dụng thuốc, ≥50 tuổi có tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn.
Từ khóa: Tăng huyết áp, kiến thức, thái độ, tuân thủ dùng thuốc.

ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDES AND MEDICATION COMPLIANCE IN OUTPATIENTS DIAGNOSED
WITH HYPERTENSION AT TRUNG VUONG EMERGENCY HOSPITAL


Nguyen Thi My Hanh, Le Thi Cuc, Nguyen Thi My Duyen, Nguyen Thi Tuoi, Ho Thi Thanh Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 154 - 158
Background: Hypertension affects about 1.5 billion persons worldwide. Compliance to appropriate medical
therapy for hypertension can result in controlled blood pressure and reduction in adverse outcomes.
Objective: To determine the relationship between knowledge, attitudes and medication compliance in
patients diagnosed with hypertension.
Method: A cross-sectional, descriptive study was conducted with 386 hypertensive patients (60.4% female,
mean age: 60.6 ± 12.6). The researcher used a questionnaire with total of 38 questions. Determine the relationship
between these variables by the Chi squared test.
Results: The rate of good knowledge of medication usage in outpatients diagnosed with hypertension was
55.7%; the rate of positive attitudes was 35.8% and 49.5% of patients with medication compliance.There were


Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

Tác giả liên lạc: THS.ĐD. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh ĐT: 0908467805

154

Email:

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

significant differences between knowledge about medication use with age, education level, occupation, income,
health insurance (p<0.05). Education level was significant relationship of attitudes toward medication use

((p<0.05). Patients who were ≥ 50 years of age reported high medication compliance (p=0.032).There was a
correlation between attitudes toward medication use and medication compliance (OR = 1.78, 95% CI: 1.17- 2.71,
p = 0.007). Between knowledge of medication usage and medication compliance showed no significant
relationship (p>0.05). In patients who were compliance and non-compliance with medication showed that there
was significantly associated between knowledge and attitudes toward medication use (OR=3.07, 95%CI:1.655.72,p<0.001).
Conclusion: Patients who had positive attitudes toward medication use, who were ≥ 50 years of age reported
high medication compliance.
Key words: Hypertension, knowledge, attitude, medication compliance.
(TP Hồ Chí Minh) năm 2010 có 52.070 lượt
ĐẶT VẤN ĐỀ
bệnh nhân khám bệnh được điều trị dùng
Bệnh tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân tử
thuốc với chẩn đoán tăng huyết áp, chiếm
vong trên thế giới. Tăng huyết áp là một yếu tố
11,2% tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú của
nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước
bệnh viện. Nghiên cứu này giúp tìm ra mức độ
công nghiệp và Việt Nam. Tăng huyết áp ước
tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng
tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người
huyết áp. Câu hỏi nghiên cứu là có hay không
trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên
mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ và mức độ
toàn cầu trong đó 64 triệu người sống trong tàn
tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng
phế. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến khoảng 1,5
huyết áp tại khoa Khám bệnh của bệnh viện
tỷ người trên toàn thế giới(11,16,23). Ở Việt nam tỷ
Cấp cứu Trưng Vương?
lệ tăng huyết áp đang tăng nhanh theo thời gian:

Mục tiêu nghiên cứu
1,9% năm 1982; 11,79% năm 1992; 16,3 % năm
Mục tiêu tổng quát
2002 và 27,4% năm 2008(11).
Tuân thủ chế độ điều trị phù hợp của bệnh
nhân sẽ giúp kiểm soát huyết áp và giảm tối đa
nguy cơ tim mạch(15). Các thử nghiệm lâm sàng
đã chứng minh rằng điều trị tăng huyết áp có
thể làm giảm khoảng 30-43% nguy cơ đột
quỵ(6,10,22) và khoảng 15% nguy cơ nhồi máu cơ
tim(5,22). Trên thế giới, dù việc điều trị tăng huyết
áp rất có hiệu quả, nhưng việc tuân thủ điều trị
vẫn chưa tốt(22). Chính vì thiếu sự tuân thủ điều
trị thuốc hạ huyết áp của bệnh nhân với chẩn
đoán tăng huyết áp, do đó xấp xỉ 75% bệnh
nhân không kiểm soát được huyết áp một cách
tốt nhất. Hậu quả là gia tăng biến chứng tăng
huyết áp gây tổn thương cơ quan đích như tim,
não, thận và tăng tỉ lệ tử vong(16).
Vì thế nghiên cứu sự tuân thủ điều trị của
bệnh nhân tăng huyết áp ở các quốc gia ở Châu
Á như Việt Nam là rất quan trọng. Tại khoa
Khám bệnh bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương

Xác định mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ
về việc sử dụng thuốc và sự tuân thủ dùng
thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.

Mục tiêu cụ thể

Xác định tỉ lệ có kiến thức, thái độ đúng của
bệnh nhân tăng huyết áp về sử dụng thuốc.
Xác định tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc của bệnh
nhân tăng huyết áp.
Xác định mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ
về sử dụng thuốc và sự tuân thủ dùng thuốc của
bệnh nhân tăng huyết áp.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại
khoa Khám bệnh bệnh viện Cấp cứu Trưng
Vương TP Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian
từ tháng 12/2010 đến tháng 06/2011.

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương

155


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học
Tiêu chuẩn chọn mẫu

Bệnh nhân đã điều trị ngoại trú bệnh tăng
huyết áp từ 30 ngày trở lên tại khoa Khám bệnh
bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương.
Có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi phỏng
vấn.

Đồng ý tham gia phỏng vấn sau khi đã được
giải thích mục đích nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Cách chọn mẫu
Chọn mẫu hệ thống, có xác suất.

Các biến số cần thu thập
Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn có 36 câu.
Gồm 4 phần: Thông tin cá nhân (6 câu); Thang
đo kiến thức (12câu) dựa trên những kiến thức
về sử dụng thuốc cần phải có đối với bệnh huyết
áp(4,21); Thang đo thái độ (10 câu) được xây dựng
dựa từ bộ câu hỏi về niềm tin đối với thuốc(7,13)
và tham khảo những thái độ tiêu cực hay
gặp(11).Thang đo sự tuân thủ dùng thuốc của
bệnh nhân tăng huyết áp gồm 8 biến số, sử dụng
công cụ thang đo sự tuân thủ dùng thuốc của tác
giả Morisky(15).

Phân tích số liệu
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Khảo sát mối liên hệ giữa các biến số bằng phép
kiểm chi bình phương và OR

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm cá nhân của bệnh nhân tăng
huyết áp

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thực
hiện phỏng vấn 386 bệnh nhân. Về đặc điểm cá
nhân của bệnh nhân tăng huyết áp, nữ chiếm
60,4% và tỉ lệ nữ/nam là 1,52, nhóm bệnh nhân
trên 60 tuổi chiếm đa số (53,4%). Điều này phù
hợp với một số nghiên thực hiện tại Việt Nam(2,3).
Đa số có trình độ văn hóa thấp hơn Phổ thông
cơ sở (52,6%). Nhóm bệnh nhân có trình độ sau
đại học là 4,9%. Nhóm bệnh nhân là công chứcviên chức chiếm tỉ lệ 24,1%, nhóm có nghề

156

nghiệp là nội trợ chiếm 28%. Nhóm bệnh nhân
không có thu nhập chiếm đến 38,3%. Hầu hết
bệnh nhân có tham gia Bảo hiểm Y tế (86,5%).
Phù hợp với báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt
Nam năm 2010 có 53 triệu người tham gia Bảo
hiểm Y tế chiếm 62% dân số Việt Nam.
Bảng 1: Đặc điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu
(n=386)
Đặc điểm cá nhân
Nam
Giới tính
Nữ
18-39
40-49
Tuổi
50-59
≥ 60
≤ THCS

PTTH
Trình độ
học vấn
Đại học
Sau đại học
Kinh doanh
CC-VC
Nghề
nghiệp
Nội trợ
Khác
Không thu nhập
< 4 triệu VNĐ
Thu nhậ
4-10 triệu VNĐ
>10 triệu VNĐ
Có BHYT
Tham gia
BHYT
Không BHYT

Tần suất
153
233
15
52
113
206
203
123

41
19
36
93
108
149
148
116
105
17
334
52

Tỉ lệ
39,6%
60,4%
3,9%
13,5%
29,3%
53,4%
52,6%
31,9%
10,6%
4,9%
9,3%
24,1%
28%
38,6%
38,3%
30,1%

27,2%
4,4%
86,5%
13,5%

Tỉ lệ có kiến thức, thái độ đúng về sử dụng
thuốc và sự tuân thủ dùng thuốc
Tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về sử
dụng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp là
55,7%. Như vậy tỉ lệ người bệnh có kiến thức
đúng chưa cao, cần phải có biện pháp giúp bệnh
nhân có kiến thức dùng thuốc nhằm giúp cho
việc sử dụng thuốc vừa hiệu quả vừa an toàn(3).
Có mối liên quan giữa kiến thức về sử dụng
thuốc với các yếu tố cá nhân như tuổi, trình độ
văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập và tham gia
BHYT (p<0,05).
Tỉ lệ có thái độ đúng chỉ có 35,8%. Tỉ lệ phù
hợp với một số nghiên cứu thực hiện tại Mỹ(7,13).
Không thấy có mối liên quan nào có ý nghĩa
thống kê giữa thái độ về sử dụng thuốc với các
đặc điểm cá nhân của bệnh nhân tăng huyết áp

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
ngoại trừ yếu tố trình độ văn hóa. Phù hợp với
nghiên cứu thực hiện tại Hy Lạp(20). Phù hợp với
nghiên cứu của Gatti không thấy sự liên hệ giữa

niềm tin về thuốc đang sử dụng của bệnh nhân
với yếu tố cá nhân của bệnh nhân(7).
Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc là 49,5% phù hợp
với các khảo sát về sự tuân thủ điều trị bệnh
tăng huyết áp thực hiện tại thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy tỉ lệ nhỏ hơn 50%(3). Qua phân
tích ta thấy hầu hết không có sự khác biệt mang
ý nghĩa thống kê giữa sự tuân thủ dùng thuốc
với các đặc điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu
(p>0,05). Chỉ có nhóm bệnh nhân có độ tuổi ≥ 50
có tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn hơn các
nhóm có độ tuổi còn lại. Sự khác biệt này mang
ý nghĩa thống kê (p<0,05). Phù hợp với một số
nghiên cứu khác(1,8,9,13,14). Tuy nhiên một số
nghiên cứu cho rằng các yếu tố như giới tính,
trình độ học vấn, thu nhập và tham gia BHYT có
liên quan đến sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh
nhân tăng huyết áp(17,12,18).
Bảng 2: Kết quả về kiến thức, thái độ và sự tuân thủ
Nội dung
Kiến thức về
Kiến thức đúng
sử dụng thuốc Kiến thức chưa đúng
Thái độ về sử
Thái độ đúng
dụng thuốc Thái độ chưa đúng
Tuân thủ
Tuân thủ dùng thuốc
dùng thuốc
Chưa tuân thủ


Tần suất
215
171
138
248
191
195

Tỉ lệ %
55,7
44,3
35,8
64,2
49,5
50,5

Mối liên hệ giữa kiến thức, thái độ về sử
dụng thuốc và sự tuân thủ dùng thuốc của
bệnh nhân tăng huyết áp
Qua phân tích cho thấy không có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về
việc sử dụng thuốc với sự tuân thủ dùng thuốc
của bệnh nhân tăng huyết áp (p>0,05). Phù hợp
với nghiên cứu của Gatti thực hiện tại Mỹ(7).
Bệnh nhân có thái độ đúng về sử dụng
thuốc có tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn bệnh
nhân có thái độ chưa đúng về sử dụng thuốc, sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê (p=0,007). Phù
hợp với nghiên cứu của Negin Hadi và một số

nghiên cứu khác có sự liên hệ chặt chẽ giữa thái
độ tích cực hay niềm tin về thuốc điều trị tăng

Nghiên cứu Y học

huyết áp với sự tuân thủ dùng thuốc(7,9,18,19).
Ở nhóm bệnh nhân tuân thủ và không tuân
thủ dùng thuốc có mối liên hệ giữa kiến thức và
thái độ về sử dụng thuốc (OR=3,07;95%CI:1,655,72;p<0,001).
Bảng 3: Kết quả mối liên quan giữa sự tuân thủ
dùng thuốc với thái độ sử dụng thuốc của bệnh nhân
tăng huyết áp
Tuân thủ dùng
thuốc
OR
Nội dung
p
χ2
(95%CI)
Không
Có (%)
(%)
Thái độ Đúng (%) 81 (58,7) 57
1,78
(41,3)
về sử
0,007 7,29 (1,17dụng Chưa đúng 110
138
2,71)
thuốc

(%)
(44,4) (55,6)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Có mối liên quan chặt chẽ giữa độ tuổi, thái
độ về sử dụng thuốc với sự tuân thủ dùng thuốc
của bệnh nhân tăng huyết áp. Những bệnh nhân
có thái độ đúng về sử dụng thuốc, ≥50 tuổi có tỉ
lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn.
Tại khoa Khám bệnh của các bệnh viện nên
có chương trình giáo dục và biện pháp thích hợp
để nâng cao khả năng tuân thủ điều trị của bệnh
nhân tăng huyết áp.
Thành lập CLB người tăng huyết áp tại bệnh
viện và cộng đồng.
Cần thực hiện chương trình quản lý bệnh
nhân tăng huyết áp tại bệnh viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

6.


Al-Mehza AM, Al-Muhailije FA, Khalfan MM, & Al-Yahya
AA (2009). Drug compliance among hypertension patients; an
area based study. Eur J Gen Med 6(1): 6-10.
Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang (2006). Khảo sát bệnh
tăng huyết áp ở người lớn tại huyện Thoại Sơn. Báo cáo
nghiên cứu khoa học năm 2007.
Bộ Y tế (2005). Tài liệu tập huấn: Sử dụng thuốc hợp lý trong
chăm sóc người bệnh
Braun S. (2009). A Guide to Managing High Blood PressureKnow Your Numbers. The Hypertension Education
Foundation.
Collins R et al (1990). Blood pressure, stroke and coronary
heart diseases. Part II: Effects of short-term reduction in blood
pressure – An overview of the uncounfounded randomised
drug trials in an epidemiological context. Lancet,, 335: 827–
838.
Collins R, MacMahon S (1994). Blood pressure,
antihypertensive drug treatment and the risks of stroke and

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương

157


Nghiên cứu Y học

7.

8.

9.


10.

11.

12.

13.

14.

158

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

coronary heart disease. British Medical Bulletin: 272-298.
Gatti ME, Jacobson KL, Gazmararian JA, Schmotzer B,
Kripalani S (2009). Relationships between beliefs about
medications and adherence. Am J Health-Syst Pharm, 66: 657664.
Gohar F, Greenfield SM, Beevers DG, Lip GY, Jolly K (2008).
Self-care and adherence to medication: a survey in the
hypertension outpatient clinic. BMC Complement Altern
Med, 8: 4.
Hadi N, Gooran NR (2004). Determinant factors of
medication compliance in hypertensive patients of Shiraz,
Iran". Arch Iranian Med, 7(4): 292-296.
Hennekens CH, Braunwald E (1999). Clinical trials in
cardiovascular disease: A companion to Braunwald´s heart
disease". Philadelphia,W.B. Saunders.
Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (2009). Những nhận thức không

đúng hay gặp về huyết áp cao. Trang web tiếng Việt của Hiệp
hội Tim Mạch Hoa Kỳ
Kabir M, Lliyasu I, Abubakar S, Jibril M (2004). Compliance to
medication among hypertensive patients in Murtala
Mohammed Specialist hospital, Kano, Nigeria". Journal of
Community Medicine & Primary Health Care, 16(1): 16-20.
Kressin NR, Wang F, Long J, Bokhour BG, Orner MB,
Rothendler J et al. (2007). Hypertensive patients' race, health
beliefs, process of care, and medication adherence". J Gen
Intern Med, 22(6): 768-774.
Lim TO, Ngah BA, Rahman RA et al (1992). The Mentakab
hypertension study project part V - drug compliance in
hypertensive patients. Singapore Med J, 33: 63-66.

15.

16.

17.

18.

19.

20.

21.

22.


23.

Morisky DE, et al (2008). Predictive Validity of A Medication
Adherence Measure in an Outpatient Setting. J Clin
Hypertens, 10(5): 348–354.
National Institutes of Health (2003). The seventh report of the
Joint National Committee: Prevention, detection, evaluation
and treatment of high blood pressure. JNC 7. National
Institutes of Health.
Nguyễn Mạnh Phan (2009). Kiểm soát tốt bệnh tim mạch:
Tuân thủ điều trị và vai trò của dược phẩm kinh tế. Chuyên
đề tim mạch học - Hội tim mạch học TP Hồ Chí Minh.
Ross S, Walker A, MacLeod MJ (2004). Patient compliance in
hypertension: role of illness perceptions and treatment
beliefs". J Hum Hypertens, 18(9): 607-613.
Thrall G, Lip GY, Lane D (2004). Compliance with
pharmacological therapy in hypertension: can we do better,
and how?" J Hum Hypertens, 18(9): 595-597.
Tsiantou V, Pantzou P, Pavi E, Koulierakis GJK (2010),
"Factors affecting adherence to antihypertensive medication
in Greece: results from a qualitative study." Patient Prefer
Adherence(2010; 4:), 335–343.
University Blvd Tuscaloosa (2009), "Guidelines for Safe
Management of the Demented Resident in the Assisted
Living Facility Setting".
World Health Organization (2003), "Adherence to long-term
therapies: evidence for action - Chapter XIII Hypertension",
107-114.
World Health Organization (2003), "Intrenational society of
Hypertension statement on management of hypertension".

Journal of hypertension, 21(11), 1983-1988.

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương



×