Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kết quả điều trị phẫu thuật khối dị dạng thông động‐tĩnh não vỡ tại Bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.55 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT KHỐI DỊ DẠNG  
THÔNG ĐỘNG‐TĨNH NÃO VỠ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 
Nguyễn Thế Hào*, Trần Trung Kiên*, Phạm Quỳnh Trang**, Nguyễn Hữu Hưng*** 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật khối dị dạng động tĩnh mạch não vỡ.  
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 42 bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai 10/2013‐10/2014.  
Kết quả: Nữ/nam:1/1,8. Tuổi trung bình 28,7. Vào viện: 73,8% tỉnh táo, 26,2% lơ mơ, hôn mê. 28,6% liệt 
½ người, 14,3% thất ngôn. Chụp CLVT: 76,2% chảy máu thùy não đơn thuần, 19,1% chảy máu trong não và 
não thất, 4,8% chảy máu não thất đơn thuần. 38,1% khối dị dạng ở thái dương, vùng trán 28,6%, vùng đỉnh 
16,7% và 4,8% ở hố sau. Theo Spetzler: 66,7% ở độ 1‐2, 21,4% độ 3, và 11,9% độ 4. Kết quả: Không có tử vong, 
tốt 97,6%, trung bình 2,4%, 9,5% có biến chứng sau mổ, 2,4% còn tồn dư khối dị dạng mạch.  
Kết luận: Phẫu thuật là một biện pháp điều trị hiệu quả và triệt để khối dị dạng động tĩnh mạch não vỡ. Chỉ 
định mổ cho bệnh nhân tình trạng toàn thân tốt, GCS ≥ 5 và độ Spetzler < 5. Với sự chọn lựa bệnh nhân chặt chẽ 
và phẫu thuật viên có kinh nghiệm, thì 97,6% có kết quả điều trị phẫu thuật tốt.  
Từ khóa:Dị dạng động tĩnh mạch, phẫu thuật vi phẫu. 

ABSTRACT 
OUTCOME OF MICROSURGICAL TREATMENT OF RUPTURED ARTERIOVENOUS 
MALFORMATION AT BACH MAI HOSPITAL 
Nguyen The Hao, Tran Trung Kien, Pham Quynh Trang, Nguyen Huu Hung 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 450 ‐ 453 
Objectives: To evaluate outcome of microsurgical treatment ruprured paraclinical features.  
Method: A perspective study was perfomed of 42 patients at Bach Mai hospital from 10/2013to 10/2014.  
Results:  Female/male:1/1,8.  The  average  age:  28.7.  On  arrival  at  hospital,  The  clinical  presentations 


included  lethargy  and  coma  in  26.2%,  hemiparesis  in  28.6%,  aphasis  in  14.3%.  Scanner  revealed  lobar 
haemorrhage  in  76.2%.  Angiography  indicated 66.7% AVM  at  level  of  frontal  and  temporal  regions, 4.8%  at 
posterior fossa. According to Spetzler grade: 66.7% grade 1‐2, 21.4% grade 3 and 11.9% grade 4. Outcome: no 
death, 97.6% good result, 9.5% posoprative complications and 2.4% residue on postoperative MSCTscan.  
Conclusion: Microsurgery is an effective procedure of treatting ruprured AVM. Operation were indicated 
for  patients  with  good  general  condition,  GCS  ≥  5  and  Spetzler  grade  <  5.  Serious  selection  of  patients  and 
experienced  surgeons  could  bring  a  high  rate  of  good  surgical  outcome.  Keywords:paraclinical  features, 
microsurgical. 
Key Word: Arteriovenous malformation, Microsurgical 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay điều trị khối dị dạng thông động 
tĩnh  mạch  não  (DDĐTMN)  có  nhiều  phương 
pháp, lựa chọn bệnh nhân và chỉ định điều trị 
phụ  thuộc  vào  nhiều  yếu  tố,  và  còn  là  thách 

thức  đối  với  các  thày  thuốc  lâm  sàng.  Theo 
quan  điểm  của  các  phẫu  thuật  viên  thần  kinh 
thì ngoài những trường hợp khối dị dạng nhỏ 
và ở nông, còn đây là một trong những bệnh lý 
khó  phẫu  thuật,  nhất  là  đối  với  các  khối 
DDĐTMN  lớn  và  ở  sâu.  Tỉ  lệ  khối  dị  dạng 

* Bệnh viện Bạch Mai 
** Bệnh viện Việt‐Đức 
*** Bệnh viện Quân Y 17 QKV 
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Quỳnh Trang
ĐT: 0944.300.378
Email: 


450

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
động‐tĩnh  mạch  não  thay  đổi  từ  0,14‐  0,52% 
dân số nói chung và vỡ khối DDĐTMN chiếm 
khoảng  2%  tổng  số  tai  biến  mạch  máu  não. 
Chẩn đoán, xử trí đúng và hợp lý làm cải thiện 
kết quả điều trị. Mục đích điều trị phẫu thuật 
là vừa lấy máu tụ làm giảm áp lực nội sọ, vừa 
lấy  bỏ  khối  dị  dạng.  Tuy  nhiên,  chỉ  định  mổ, 
thời  điểm  can  thiệp  và  cách  thức  mổ  không 
phải  dễ  quyết  định.  Chúng  tôi  nghiên  cứu  42 
bệnh  nhân  chảy  máu  não  do  vỡ  khối  dị  dạng 
động‐tĩnh  mạch  não  nhằm  đánh  giá  kết  quả 
điều trị phẫu thuật loại tổn thương này. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Gồm  42  bệnh  nhân  có  khối  dị  dạng  động 
tĩnh mạch não vỡ được chẩn đoán và điều trị tại 
bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2013‐10/2014. 

Phương pháp nghiên cứu 

Nghiên  cứu  tiến  cứu  mô  tả  cắt  ngang,  theo 
mẫu  hồ  sơ  đã  được  thiết  kế  sẵn,  thực  hiện  tại 
Bệnh  viện  Bạch  Mai.  Tiêu  chuẩn  chọn  bệnh 
nhânlà những trường hợp được chẩn đoán lâm 
sàng khối DDĐTMN vỡ, có chụp cắt lớp vi tính 
(CLVT)  và  chụp  mạch  máu  não.  Khi  mổ  xác 
định  nguyên  nhân  chảy  máu  là  do  khối 
DDĐTMN vỡ, và kết quả xét nghiệm giải phẫu 
bệnh  sau  mổ  khẳng  định  chắc  chắn  là  khối  dị 
dạng mạch não.  
Các chỉ tiêu nghiên cứu được lựa chọn chặt 
chẽ: các tham số lâm sàng: giới, tuổi, tình trạng 
lâm  sàng  khi  vào  viện,  dấu  hiệu  chụp  CLVT, 
chụp MSCTscan mạch não, đánh giá vị trí khối 
dị  dạng  mạch,  nguồn  động  mạch  não  nuôi, 
phân  loại  khối  dị  dạng  theo  Spetzler,  kết  quả 
phẫu  thuật  được  đánh  giá  sau  mổ  theo  bảng 
kết quả Renkin. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Giới 
Gồm 27 namvà 15 nữ, tỉ lệ nữ/nam:1/1,8. 

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

Tuổi 
Thay  đổi  từ  8  tuổi  đến  75  tuổi,  tuổi  trung 
bình là 28,7 tuổi, và 62,3% bệnh nhân ở độ tuổi 
từ 16‐30. 


Tình trạng lâm sàng khi vào viện 
Tình trạng lâm sàng
Tri giác GCS: < 7đ
8-13đ
14-15đ
Liệt 1/2 người
Thất ngôn

Số bệnh nhân
3
8
31
12
6

Tỉ lệ %
7,1%
19,1%
73,8%
28,6%
14,3%

73,8%  bệnh  nhân  tỉnh  táo,  còn  26,2%  bệnh 
nhân  lơ  mơ  hoặc  hôn  mê  trong  đó  19,1%  bệnh 
nhân có điểm GCS 8‐13 và 7,1% bệnh nhân dưới 
7đ.  28,6%  bệnh  nhân  liệt  nửa  người  và  14,3% 
thất ngôn. 

Dấu hiệu chụp CLVT 
32  bệnh  nhân  (76,2%)  chảy  máu  thùy  não 

đơn  thuần,  8  bệnh  nhân  (19,1%)  có  chảy  máu 
trong não và não thất, 2 bệnh nhân (4,8%) chảy 
máu não thất đơn thuần. 

Dấu hiệu chụp mạch trên CLVT đa dãy và 
chụp động mạch não 
Chúng tôi có tất cả 42 bệnh nhân đều được 
chụp CLVT đa dãy. 
+ Vị trí khối DDĐTMN 
Vị trí khối DDĐTMN
Số bệnh nhân
Vùng thái dương
16
Vùng trán
12
Vùng đỉnh
5
Vùng đỉnh (chức năng vận động)
2
Vùng chẩm
5
Vùng hố sau
2

Tỉ lệ %
38,1%
28,6%
11,9%
4,8%
11,9%

4,8%

Vị  trí  thường  gặp  nhất  là  vùng  thái  dương 
38,1%, vùng trán 28,6%, vùng đỉnh 16,7% trong 
đó có 4,8% ở vùng vận động và 4,8% ở hố sau. 
+ Nguồn động mạch nuôi: 
Nguồn động mạch nuôi
ĐM não trước
ĐM não giữa
ĐM não sau
Nhiều nguồn ĐM nuôi

Số bệnh nhân
10
13
5
14

Tỉ lệ %
23,8%
30,9%
11,9%
33,3%

451


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014


 
Nguồn nuôi bởi động mạch não trước 23,8%, 
động  mạch  não  giữa  là  30,9%  và  33,3%  bệnh 
nhân có nhiều nguồn nuôi. 

Đánh giá độ Spetzler 
Độ Spetzler
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Độ 4

Số bệnh nhân
11
17
9
5

Tỉ lệ %
26,2%
40,5%
21,4%
11,9%

Có  66,7%  bệnh  nhân  ở  độ  1‐2,  21,4%  bệnh 
nhân độ 3, và 11,9% độ 4. 

Điều  trị  phẫu  thuật:  42  bệnh  nhân  mổ  lấy 
máu tụ và khối dị dạng mạch 

Thời điểm mổ 
Ngày sau tai biến
Trong 3 ngày đầu
3-10 ngày
Sau 10 ngày

Số bệnh nhân
6
18
18

Tỉ lệ %
14,3%
42,9%
42,9%

Có  14,3%  mổ  sớm  trong  3  ngày  đầu.  42,9% 
mổ sau 10 ngày. 

Biến chứng sau mổ 
Biến chứng sau mổ
Chảy máu sau mổ
Rò dịch não tủy vết mổ
Viêm màng não
Phù não sau mổ

Số bệnh nhân
1
1
1

2

Tỉ lệ %
2,4%
2,4%
2,4%
4,8%

Có  4  bệnh  nhân  (9,5%)  có  biến  chứng  sau 
mổ, trong đó 1 bệnh nhân vừa bị rò DNT đồng 
thời vừa bị viêm màng não. Chảy máu sau mổ 1 
bệnh  nhân  (2,4%).  Phù  não  sau  mổ  chiếm  4,8% 
bệnh nhân, viêm màng não 2,4%. 

Kết quả phẫu thuật 
Không có tử vong, 41 bệnh nhân tốt (97,6%), 
trung bình 1 bệnh nhân (2,4%). 

 Chụp mạch kiểm tra sau mổ 
Chúng  tôi  tiến  hành  chụp  mạch  não  bằng 
chụp  CLVT  đa  dãy  để  kiểm  tra  sau  mổ.  Thời 
điểm  chụp kiểm  tra sau  mổ thay  đổi  từ 5  ngày 
đên 31 ngày. Kết quả có 1 bệnh nhân (2,4%) sau 
mổ còn tồn dư khối dị dạng mạch. 

452

BÀN LUẬN 
Theo  các  nghiên  cứu  trên  thế  giới,  khoảng 
50‐60%  khối  DDĐTMN  được  phát  hiện  khi  vỡ 

gây  chảy  máu.  Vỡ  DDĐTMN  thường  gây  ra 
máu  tụ  trong  não,  hay  chảy  máu  não  thất.  Rất 
hiếm khi gây chảy máu dưới màng nhện. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp 
nào  chảy  máu  dưới  màng  nhện,  có  76,2%  bệnh 
nhân chảy máu thùy não đơn thuần, 19,1% bệnh 
nhân chảy máu trong não và não thất, 4,8% bệnh 
nhân  chảy  máu  não  thất  đơn  thuần.  Kết  quả 
nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy  bệnh  nhân 
nam gặp nhiều hơn nữ và tuổi thường gặp là từ 
16‐30  chiếm  62,3%.  Kết  quả  này  cũng  phù  hợp 
với các tác giả trong và ngoài nước(5,2,1,4). Chảy 
máu  cũng  là  một  trong  những  hoàn  cảnh  phát 
hiện  ra  khối  dị  dạng  mạch  máu  não.  Trong 
nghiên  cứu  của  Moussa  và  cộng  sự(4)  thì  chảy 
máu  do  vỡ  DDĐTMN  chiếm  16,7%  chảy  máu 
não nguyên phát ở lứa tuổi từ 18 đến 55. Một số 
trường hợp chảy máu nhiều và nặng, bệnh nhân 
rơi và tình trạng hôn mê ngay từ đầu. Đánh giá 
khi bệnh nhân vào viện, chúng tôi nhận thấy có 
73,8%  bệnh  nhân  tỉnh  táo,  19,1%  bệnh  nhân  có 
điểm GCS 8‐13. Thậm chí chúng tôi có 7,1% bệnh 
nhân dưới 7đ. Đây thường là những trường hợp 
chảy máu trong não nhiều, nặng và lụt máu não 
thất.  Có  28.6%  bệnh  nhân  liệt  nửa  người  và 
14,3% thất ngôn. Trên chụp mạch não chẩn đoán 
xác  định  được  100%  bệnh  nhân  với  hình  ảnh 
điển hình là một búi mạch và có các động mạch 
nuôi. Vị trí khối DDĐTMN thường thấy là vùng 
thái  dương  38,1%,  vùng  trán  28,6%,  vùng  đỉnh 

16,7%  trong  đó  có  4,8%  ở  vùng  vận  động  và 
4,8%  ở  hố  sau.  Và  hai  nguồn  cấp  máu  chính  là 
động  mạch  não  trước  và  não  giữa,  trong  đó 
nguồn  nuôi  bởi  động  mạch  não  trước  23,8%, 
động  mạch  não  giữa  là  30,9%  và  33,3%  bệnh 
nhân có nhiều nguồn nuôi.  
Điều  trị  phẫu  thuật  được  thực  hiện  ở  tất  cả 
các bệnh nhân của chúng tôi. Mục đích của phẫu 
thuật  là  lấy  máu  tụ  và  lấy  khối  dị  dạng  mạch. 
Chỉ  định  mổ  phụ  thuộc  vào  tình  trạng  bệnh 

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
nhân  và  phân  độSpetzler(6).  Với  những  trường 
hợp lâm sàng quá nặng GCS <5 chúng tôi không 
chỉ định mổ. Nên mổ sớm khi khối máu tụ trong 
não lớn, giãn não thất cấp tính do chảy máu não 
thất, gây tăng áp lực nội sọ, tình trạng lâm sàng 
xấu dần. Chúng tôi có 14,3% bệnh nhân mổ sớm 
trong  3  ngày  đầu  và  42,9%  mổ  sau  10  ngày. 
Chúng tôi can thiệp cho các bệnh nhân ở độ 1‐4 
theo  Spetzler.  Điều  trị  phẫu  thuật  đối  với  các 
khối dị dạng mạch não lớn ở độ 3‐4 cũng được 
nhiều  tác  giả  ủng  hộ.  Zhao.J  và  cộng  sự(7)  đã 

phẫu  thuật  cho  40  bệnh  nhân  cho  thấy  tỉ  lệ  tử 
vong là 2,5%, kết quả tốt là 72,5%. Yếu tố quan 
trọng nhất quyết định cho can thiệp phẫu thuật 
là vị trí khối dị dạng. Vị trí này ảnh hưởng đến 
kết quả điều trị nếu ở vùng chức năng, hay gây 
khó  khăn  cho  việc  xác  định  vị  trí  của  khối  dị 
dạng  trong  mổ  nếu  khối  dị  dạng  nhỏ  và  ở  sâu 
trong nhu mô. Trong nghiên cứu của chúng tôi 
có 66,7% bệnh nhân ở độ 1‐2 theo Spetzler, 21,4% 
bệnh nhân độ 3, và 11,9% bệnh nhân độ 4. Phẫu 
thuật cho các khối dị dạng ở vùng chức năng có 
thể thực  hiện  với  kết  quả tốt.  Tuy nhiên  cần  có 
sự lựa chọn bệnh nhân chặt chẽ, dựa trên các đặc 
điểm toàn thân, đặc điểm khối dị dạng và nhất 
là các đặc điểm cấu trúc của khối dị dạng. Thực 
tế chúng tôi đã phẫu thuật cho 4,8% bệnh nhân ở 
vùng vận động cho kết quả tốt.  
Kết quả sau mổ, trong nghiên cứu của chúng 
tôi không có tử vong, 97,6% có bệnh nhân tốt và 
2,4%  bệnh  nhân  kết  quả  trung  bình.  Chúng  tôi 
chụp kiểm tra sau mổ bằng chụp CLVT đa dãy ở 
tất cả các bệnh nhân. Kết quả cho thấy còn 2,4% 
bệnh  nhân  còn  tồn  dư  khối  dị  dạng  trên  phim 
chụp kiểm tra sau mổ. Biến chứng sau mổ xảy ra 
ở 9,5% bệnh nhân của chúng tôi, trong đó 1 bệnh 
nhân  vừa  bị  rò  DNT  đồng  thời  vừa  bị  viêm 
màng  não.  Chảy  máu  sau  mổ  1  bệnh  nhân 
(2,4%),  viêm  màng  não  2,4%.  Phù  não  sau  mổ 
chiếm 4,8% bệnh nhân, cả 2 bệnh nhân này đều 


có  khối  DDĐTMN  lớn ở  độ  3  và  độ  4  Spetzler. 
Nguyên  nhân  của  phù  não  chủ  yếu  do  hiện 
tượng  phá  vỡ  tuần  hoàn  bình  thường  của  não 
sau mổ. Trong nghiên cứu của Morgan và cộng 
sự(4)  thì  chảy  máu  sau  mổ  dị  dạng  mạch  não 
chiếm 5,7% và tỉ lệ phá vỡ áp lực tưới máu bình 
thường của não là 2,7%. 

KẾT LUẬN  
Phẫu  thuật  là  một  biện  pháp  điều  trị  hiệu 
quả và triệt để khối dị dạng động tĩnh mạch não 
vỡ.  Phẫu  thuật  đạt  được  cả  hai  mục  đích  lấy 
máu tụ và lấy khối dị dạng mạch não. Chỉ định 
mổ ở những bệnh nhân tình trạng toàn thân tốt, 
GCS ≥ 5 và độ Spetzler < 5. Với sự chọn lựa bệnh 
nhân  chặt  chẽ  và  phẫu  thuật  viên  có  kinh 
nghiệm, thì 97,6% có kết quả điều trị phẫu thuật 
tốt và không có tử vong. 

TÀILIỆU THAM KHẢO 
1.

Fleetwood.IG,  Steinberg.GK  (2002), 
malformations”, The Lancet, 359: 863‐873. 

“Arteriovenous 

2.

Lê  Hồng  Nhân  (2010)  “Kết  quả  điều  trị  ngoại  khoa  dị  dạng 

động tĩnh mạch não” Y học thực hành, 733+734, 240‐246. 

3.

Morgan.MK,  Johnston.IH,  Hallinan.JM,  Weber.NC  (1993) 
“Complications of surgery for arteriovenous malformations of 
the brain”, J.Neurosurg, 78, 176‐182. 

4.

Moussa.R,  Harb.A,  Menassa.L  et  al  (2006),  “Hematoma 
intracerebral  spontane  du  sujet  jeune,  Etiologies  et  rapports 
avec l’hypertension arterielle”, Neurochirurgie, 52, 105‐109. 

5.

Phạm Hồng Đức, Phạm Minh Thông, Lê Văn Thính (2010), “ 
Các  đặc  điểm  cấu  trúc  mạch  liên  quan  đến  biểu  hiện  xuất 
huyết  của  dị  dạng  động  tĩnh  mạch  não”,  Điện  quang  Việt 
Nam,2,82‐87. 

6.

Spetzler RF, Martin NA (1986) “A proposed grading system 
for arteriovenous malformations”, J.Neurosurg, 65, 476‐483. 

7.

Zhao.J, Yu.T, Wang.S et al (2010), “Surgical treatment of giant 
intracranial arteriovenous malformations”, Neurosurgery, 67, 

1359‐1370. 

 
Ngày nhận bài báo:    

 

20/10/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:   2/11/2014 
Ngày bài báo được đăng: 

 

5/12/2014 

 

 

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

453



×