Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu và nhiễm trùng tiểu ở sản phụ tiền sản giật nặng có đặt thông tiểu lưu tại Bệnh viện Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.92 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

 TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN NIỆU VÀ NHIỄM TRÙNG TIỂU Ở SẢN PHỤ  
TIỀN SẢN GIẬT NẶNG CÓ ĐẶT THÔNG TIỂU LƯU  
TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG 
Trần Thị Bảo Châu*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** 

TÓM TẮT 
Nhiễm trùng tiểu đứng hàng đầu trong các bệnh lý nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế, trong đó 80% 
bệnh nhân xảy ra khi có đặt ống thông tiểu lưu. Tiền sản giật nặng là bệnh lý xảy ra trong thai kỳ cần được theo 
dõi sát, xử trí thích hợp, kịp thời, trong đó việc đặt ống thông tiểu để theo dõi diễn tiến bệnh cũng như theo dõi 
điều trị.  
Phương  pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 127 thai phụ đơn thai, chẩn đoán tiền sản giật nặng được đặt 
ống thông tiểu lưu theo dõi diễn tiến bệnh với thông Foley số 16 Fr có vỏ bọc silicone tại bệnh viện Hùng vương 
từ 15/08/2012 đến 31/06/2013.  
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu ở sản phụ tiền sản giật nặng có đặt thông tiểu lưu là 17,3% KTC 95% 
[11 – 25], trong đó: nhiễm trùng tiểu 0,8% KTC 95% [0,79 – 0,81] và nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng 
16,5% KTC 95% [16,3 – 16,7]. Tác nhân gây bệnh ghi nhận là Escherichia coli 31,8%, Enterococcus faecalis 
22,7%,  Proteus  spp  18,2%,  Klebsiella  spp  13,6%,  Staphylococcus  aureus  9,1%,  và  Pseudomonas  aeruginosa 
4,6%. Lưu ống thông tiểu, nguy cơ nhiễm khuẩn niệu cho mỗi ngày tăng thêm là 2,4 lần (p = 0,04). Khi có bạch 
cầu  trong  nước  tiểu,  nguy  cơ  NKNLQOTT  cao  gấp  6,8  lần  so  với  nhóm  không  có  bạch  cầu  trong  nước  tiểu 
(p=0,009).  
Kết  luận:  Thông  tiểu  lưu  trên  thai  phụ  tiền  sản  giật  nặng  có  liên  quan  nhiễm  khuẩn  niệu  không  triệu 
chứng 16,5%, nhiễm trùng tiểu có với tỷ lệ thấp 0,8%. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu rộng và chặt chẽ 
hơn trong tương lai. 

SUMMARY 
PREVALENCE OF CATHETER RELATED BACTERIURIA AND URINARY TRACT INFECTIONS  
DURING SEVERE PREECLAMPSIA AT HUNG VUONG HOSPITAL 


Tran Thi Bao Chau, Huynh Nguyen Khanh Trang 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 132 ‐ 137 
Urinary tract infections is one of the most frequent infectious disease relating to medical care, of which 80% 
occur when patients are catheter up. Pre‐eclampsia is a particular disease occurring during pregnancy. It should 
be monitored closely, as well as managed properly and timely. In pre‐eclampsia patients, the urinary catheter was 
placed in order to monitor disease progression and treatment.  
Methods:  Cross‐sectional  study  on  127  women  with  singleton  pregnancies,  diagnosed  pre‐eclampsia  and 
placed up urinary catheter to monitor disease progression. All participants were inserted with the 16 Fr Foley 
catheter with silicone casing at Hung Vuong Hospital from 15/08/2012 to 06/31/2013.  
Results: The rate of urinary tract infection in women with pre‐ eclampsia have set up catheterization was 
17.3%  CI  95%  [11‐25],  including:  urinary  tract  infection  0.8%;  95%  CI  [0.79  to  0.81]  and  asymptomatic 
urinary  tract  infection  95%  CI  16.5%  [16.3  to  16.7].  Pathogen  recognition  is  31.8%  Escherichia  coli, 
* Bệnh viện Hùng Vương   
** Bộ môn Sản Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: PGS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. ĐT: 0903882015 E‐mail: 

132

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

Enterococcus  faecalis  22.7%,  18.2%  Proteus  spp,  Klebsiella  spp  13.6%,  9.1%,  Staphylococcus  aureus,  and 
Pseudomonas  aeruginosa  4.6%.  Save  catheter,  urinary  tract  infection  risk  for  each  day  increase  of  2.4  times 
(p=0.04). When white blood cells in the urine, bacteriuria related catheter having risk 6.8 times higher than the 
group without leukocytes in urine (p = 0.009).  
Conclusions:  Information  on  the  sub‐basins  of  pregnant  women  with  severe  preeclampsia  associated 

urinary  tract  infection  asymptomatic  16.5%,  UTI  with  low  rate  of  0.8%.  However,  there  should  be  extensive 
research and more closely in the future. 
Keywords: preterm labor, Prospective longitudinal study, Nifedipine, sublingual. 
tăng  tỷ  lệ  tử  vong  (OR  =  2.8,  khoảng  tin  cậy 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
(KTC)  95%=[1,5  –  5,1])(2).  Ở  phụ  nữ  mang  thai, 
Nhiễm trùng tiểu đứng hàng đầu  trong  các 
NTT  làm  tăng  nguy  cơ  trẻ  nhẹ  cân  (OR  =  1,4), 
bệnh  lý  nhiễm  trùng  liên  quan  đến  chăm  sóc  y 
tăng nguy cơ sanh non (OR = 1,6), rối loạn tăng 
tế,  trong  đó  80%  bệnh  nhân  xảy  ra  khi  có  đặt 
huyết áp trong thai kỳ (OR = 1,4) và mẹ bị thiếu 
ống  thông  tiểu  lưu(9,13).  Trường  hợp  thông  tiểu 
máu (OR = 1,6), nhiễm trùng ối (OR = 1,4), từ đó 
với thời gian ngắn (≤ 14 ngày), tỷ lệ khuẩn niệu 
làm tăng tỷ lệ tử vong sơ sinh hoặc để lại những 
là  11  –  23%,  và  tình  trạng  khuẩn  niệu  giảm  đi 
di chứng lâu dài cho bé(7). 
nhanh  chóng  khi  rút  ống  thông  tiểu.  Nếu  thời 
Tiền  sản  giật  nặng  là  bệnh  lý  xảy  ra  trong 
gian lưu thông tiểu > 30 ngày, tỷ lệ này là 100%. 
thai  kỳ  cần  được  theo  dõi  sát,  xử  trí  thích  hợp, 
Khoảng 75% đến 90%  bệnh  nhân  nhiễm  khuẩn 
kịp thời, trong đó việc đặt OTT để theo dõi diễn 
là không triệu chứng. Tỷ lệ mới mắc mỗi ngày là 
tiến bệnh cũng như theo dõi điều trị là cần thiết, 
3  –  10%  ở  những  bệnh  nhân  đặt  thông  tiểu. 
điều  đó  đã  được  hướng  dẫn  trong  tài  liệu  về 
Khoảng  17  –  25%  bệnh  nhân  với  khuẩn  niệu 
hướng  dẫn  chăm  sóc  sức  khỏe  sinh  sản(4).  Như 

không  triệu  chứng  sẽ  tiến  triển  thành  có  triệu 
vậy, khả năng NKN khi đặt OTT là có thể xảy ra. 
chứng  và  3%  sẽ  tiến  triển  đến  nhiễm  trùng 
Tại bệnh viện Hùng Vương, mỗi năm có khoảng 
huyết.  Khoảng  thời  gian  theo  dõi  khảo  sát  sau 
150  ‐  200  trường  hợp  tiền  sản  giật  nặng  nhập 
khi  ống  thông  tiểu  (OTT)  được  rút  đi  là  từ  48 
viện và được đặt OTT theo dõi điều trị. Để trả lời 
đến 72 giờ(9,13). 
câu  hỏi:  có  bao  nhiêu  thai  phụ  tiền  sản  giật 
Ở các nước đang phát phát triển, tỷ lệ này 
(TSG) nặng đặt thông tiểu lưu theo dõi bị NKN 
cao gấp 2 lần so với các nước phát triển(9). Tỷ lệ 
hay NTT chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các 
khuẩn  niệu  tăng  mỗi  ngày  3  –  7%(6).  Nghiên 
mục tiêu sau: 
cứu  của  Domingo  và  cs  tại  Philippine  năm 
Mục tiêu nghiên cứu 
1998  cho  thấy  tỷ  lệ  nhiễm  khuẩn  niệu  (NKN) 
1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu và nhiễm 
liên  quan  OTT  là  51,4%(3).  Nghiên  cứu  của 
trùng tiểu trên sản phụ TSG nặng có đặt thông 
Stamm AM và cs tại Brazil năm 1999 là 11%(14) 
tiểu lưu tại bệnh viện Hùng Vương. 
và trong nghiên cứu của Tambyah tại Hoa Kỳ 
năm  2000  là  14,9%(15).  Tại  Việt  Nam,  tác  giả 
Trần  Văn  Sáng  năm  1991  qua  65  trường  hợp 
đặt  thông  tiểu  lưu  tại  bệnh  viện  Chợ  Rẫy  cho 
thấy  sau  7  ngày  lưu  thông  tiểu,  tỷ  lệ  nhiễm 
khuẩn niệu (NKN) là 100%(16).  

NKN liên quan OTT có thể dẫn đến các biến 
chứng  như  viêm  bàng  quang,  viêm  bể  thận, 
nhiễm  trùng  huyết.  Hậu  quả  cuối  cùng  là:  thời 
gian  nằm  viện  kéo  dài,  tăng  chi  phí  điều  trị  và 

Sản Phụ Khoa

2. Định danh vi khuẩn gây nhiễm khuẩn niệu. 
3. Xác định mối liên quan giữa NKNLQOTT 
với: thời gian lưu OTT. 

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  
Thiết  kế  nghiên  cứu  cắt  ngang.  Mẫu  chọn 
theo  phương  pháp  chọn  mẫu  tuần  tự,  Sản  phụ 
TSG nặng có chỉ định đặt thông tiểu lưu tại bệnh 
viện Hùng vương trong thời gian từ 15/08/2012 
đến 31/06/2013. 

133


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

Chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  dẫn 
đường trong thời gian 2 tháng trên 33 sản phụ 
TSG  nặng  có  đặt  thông  tiểu  lưu,  kết  quả  có  3 
sản phụ (9,1%) NKN liên quan OTT. Như vậy 
tỷ lệ NKN liên quan OTT là 9,1%. 

Cỡ mẫu: n =  Z

2 
1
2

 (1‐P)P / d 2  


Với độ tin cậy 95% nên  Z 1 = 1,96. Chọn P 
2

= 87%. Độ chính xác là: 5% tức d = 0,05.  
= 1,96, 
Với α = 0,05 (độ tin cậy 95%) thì 
chọn  d  =  0,05,  tính  ra  được  cỡ  mẫu  là  126,9. 
Nghiên cứu chúng tôi thu nhận 127 đối tượng. 

Tiêu chuẩn chọn  
Chẩn đoán TSG nặng theo Hiệp hội Sản Phụ 
khoa Hoa Kỳ 2002(16): TSG nặng là TSG có thêm 
một  trong  các  dấu  hiệu  sau:  HA  tâm  thu  ≥ 
160mmHg  hay  HA  tâm  trương  ≥  110mHg  qua 
hai lần đo cách nhau ít nhất là 30 phút khi nằm 
nghỉ  tại  giường.  Tiểu  đạm:  protein/nước  tiểu  ≥ 
5g/ 24 giờ, hoặc ≥ 3+ (thử que nhúng). Thiểu niệu 
(nước  tiểu  ≤  500ml/  24  giờ).  Thay  đổi  tri  giác, 
nhức  đầu,  hoa  mắt.  Phù  phổi.  Đau  thượng  vị, 
đau hạ sườn phải. Suy chức năng gan. Giảm tiểu 
cầu. Thai chậm tăng trưởng trong tử cung. 


Tiêu chuẩn loại trừ 
Sản phụ đang bị nhiễm trùng tiểu. Sản phụ 
đang điều trị kháng sinh. Sản phụ nhiễm HIV. 

Chọn mẫu 
Chọn  tuần  tự  các  bệnh  nhân  tiền  sản  giật 
nặng có chỉ định đặt thông tiểu lưu tại một trong 
các  khoa:  Cấp  cứu,  Sản  bệnh,  Phòng  sanh  mỗi 
ngày  theo  các  tiêu  chuẩn  chọn  mẫu  và  tiêu 
chuẩn loại trừ.  
Tất cả các bệnh nhân được khảo sát đều sử 
dụng ống thông tiểu Foley cùng một chất liệu 
là nhựa tổng hợp có tráng Silicone, kích thước 
16  Fr  và  túi  chứa  chất  liệu  là  Plastic,  sản  xuất 
tại Malaysia. 
Sản phụ được kiểm tra nếu thỏa tiêu chuẩn 
chẩn  đoán  TSG  nặng  (theo  theo  Hiệp  hội  Sản 
Phụ  khoa  Hoa  Kỳ  2002  (1)),  và  không  có  những 

134

tiêu  chuẩn  loại  trừ  sẽ  nhận  vào  mẫu,  số  liệu 
được thu thập theo bảng câu hỏi. 

Tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  NKN  liên  quan 
OTT 
Dựa  theo  tiêu  chuẩn  của  Hiệp  hội  bệnh  lý 
nhiễm trùng của Hoa Kỳ 2009 (8). 


NKN liên quan OTT 
Bệnh nhân đang lưu thông tiểu, kết quả cấy 
nước tiểu được lấy qua ống thông tiểu có  ≥  105 
khúm vi trùng/ml (không hơn 2 loại vi trùng) và 
không có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau hông 
lưng, đau góc sườn sống, tiểu máu cấp hay khó 
chịu vùng chậu  
Nhiễm trùng tiểu (NTT) liên quan OTT 
Xảy  ra  trong  thời  gian  lưu  OTT  hoặc  trong 
vòng 48 giờ sau khi rút ống thông tiểu. 
BN đang lưu OTT có các triệu chúng: sốt, ớn 
lạnh,  rối  loạn  tri  giác,  hôn  mê  nhưng  không  có 
nguyên nhân gây bệnh nào khác, hoặc đau hông 
lưng, đau góc sườn sống, tiểu máu cấp hay khó 
chịu  vùng  chậu  và  kết  quả  cấy  nước  tiểu  được 
lấy  qua  ống  thông  tiểu  có  ≥  10³  khúm  vi 
trùng/ml nước tiểu (không hơn 2 loại vi trùng). 
Trong  vòng  48  giờ  sau  khi  rút  OTT  bệnh 
nhân có các triệu chứng: tiểu khó, tiểu gấp, tiểu 
nhiều  lần,  căng  tức  hay  đau  trên  xương  mu  và 
cấy  nước  tiểu  giữa  dòng  có  ≥  10³  khúm  vi 
trùng/ml nước tiểu (không hơn 2 loại vi trùng). 
Các  trường  hợp  có  kết  quả  NTT  sẽ  được 
điều trị theo phác đồ của bệnh viện. 
Kết quả xử lý với phần mềm thống kê SPSS. 

KẾT QUẢ 
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (N=127) 
Yếu tố


Tần số (%)
Tuổi

≤ 25
26 – 35
>35

26 (20,5)
54 (42,5)
47 (37,0)

Nơi ở
Thành phố Hồ Chí Minh
Tỉnh

68 (53,5)
59 (46,5)

Nghề
Công nhân viên

71 (55,9)

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Yếu tố
Nội trợ
Buôn bán

Khác
Con so
Con rạ
Tuổi thai
< 28 tuần
28 – < 34 tuần
≥ 34 tuần

Tần số (%)
26 (20,5)
13 (10,2)
17 (13,4)
74 (58,3)
53 (41,7)
8 (6,3)
75 (59,1)
44 (34,6)

Bảng 2. Nhiễm khuẩn niệu và nhiễm trùng tiểu liên 
quan ống thông tiểu lưu trong nghiên cứu  
Liên quan ống thông tiểu
Nhiễm khuẩn niệu
Nhiễm trùng tiểu

Số ca
21
1

%
16,5

0,8

KTC 95%
16,3-16,7
0,79-0,81

Nghiên cứu Y học

Nhận xét: Trong 22 trường hợp nhiễm khuẩn 
niệu  liên  quan  OTT,  có  1  trường  hợp  có  triệu 
chứng sốt mà không có nguyên nhân gây bệnh nào 
khác. Như vậy, tỷ lệ NTT  liên  quan  OTT  là  0,8% 
(1/127) và khuẩn niệu không triệu chứng liên quan 
OTT là 16,5% (21/127). 
Bảng 3. Định danh và tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm khuẩn  
Tác nhân
Escherichia coli
Proteus spp
Klebsiella spp
Enterococus faecalis
Staphylococcus aureus
Pseudomonas aeruginosa

Tần số
7
4
3
5
2
1


%
31,8
18,2
13,6
22,7
9,1
4,6

Bảng 4. So sánh phân tích đơn biến và đa biến 
Biến số

Đơn biến
OR (KTC 95%)
0,32 (0,1 – 0,8)
2,08 (1,4 – 3,3)
11,7 (3,7– 36,4)
8,0 (2,9 – 21,9)

Dùng KS
Thời gian lưu OTT
Nitrite trong NT
Bạch cầu trong NT
Tuổi thai (tuần)
< 28
2,0 (0,18–22,0)
28 đến < 34
4,5 (1,2 -16,2)
≥ 34
1


BÀN LUẬN 
Theo  y  văn,  tỷ  lệ  NKNLQOTT  là  9  –  23%. 
Như  vậy  kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
không khác biệt nhiều so với y văn. 
Cùng tiêu chuẩn chẩn đoán là cấy nước tiểu 
có  ≥  105 khúm  vi  trùng/ml  (không  hơn  2  loại  vi 
trùng) nhưng kết quả của chúng tôi khác so với 
kết  quả  của  Nguyễn  Thị  Tuyết  Trinh  (2009)(12) 
với  tỷ  lệ  NKN  liên  quan  OTT  là  36,7%.  Trong 
nghiên  cứu  của  Nguyễn  Thị  Tuyết  Trinh,  đối 
tượng nghiên cứu là những bệnh nhân hôn mê, 
có  những  bệnh  lý  nặng  như:  xuất  huyết  não, 
nhồi  máu  não,  máu  tụ  trong  não,  chấn  thương 
sọ não, suy thận mãn, bệnh cơ tim thiếu máu cục 
bộ,  hôn  mê  nhiễm  ceton,  xuất  huyết  nội  do  vỡ 
gan. Nghiên cứu của Paul A. Tambyah (2000)(15) 
và  Karina  Billote  Domingo  (1998)(3),  tuy  các  tác 
giả  cùng  sử  dụng  một  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  là 
cấy nước tiểu có ≥ 103 khúm vi trùng/ml (không 

Sản Phụ Khoa

p
0,03
0,001
0,00
0,00

Hồi quy đa biến

OR* (KTC 95%)
0,24 (0.03 – 2,0)
2,4 (1,0 – 5,6)
6,38 (0,8 – 48,0)
6,8 (1,6 – 28,7)

p
0,19
0,04
0,07
0,009

0,57
0,02

1,05 (0,08 – 4,7)
11,1 (0,6 – 20,8)

0,97
0,07

hơn 2 loại vi trùng) nhưng kết quả cho thấy tỷ lệ 
NKN  liên  quan  OTT  cũng  khác  nhau  nhiều 
(14,9%  và  51,4%).  Tỷ  lệ  NKN  liên  quan  OTT  ở 
các nước đang phát triển cao gấp 2 lần so với các 
nước  phát  triển(9),  có  thể  đây  là  một  lý  do  giải 
thích cho sự khác biệt trên. 
Một  nghiên  cứu  khác  tại  Nepal  vào  năm 
2007, để xác  định  tỷ  lệ  NKN  liên  quan  OTT  tại 
thời  điểm  rút  OTT  ở  sản  phụ  sau  mổ  sanh  và 

những phụ nữ sau mổ phụ khoa, với tiêu chuẩn 
chẩn  đoán  là  cấy  nước  tiểu  ≥  102  khúm  vi 
trùng/ml  (không  hơn  2  loại  vi  trùng),  tác  giả 
Neebha Ojha kết luận tỷ lệ này là 46%  (11). Như 
vậy, qua các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NKN liên 
quan  OTT  dao  động  với  biên  độ  khá  rộng  với 
những tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau. Vì vậy 
việc  xác  định  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  cụ  thể  cho 
NKN liên quan OTT là rất cần thiết.  

135


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Kết quả cấy định danh vi khuẩn cho thấy các 
tác nhân gây NKN liên quan OTT là Escherichia 
coli,  Proteus  spp,  Staphylococcus  aureus, 
Enterococcus  faecalis,  Klebsiella  spp,  Pseudomonas 
aeruginosa. Tuy tỷ lệ tác nhân trong nghiên cứu 
của chúng tôi có khác hơn các nghiên cứu khác 
nhưng  vẫn  là  các  tác  nhân  thường  gặp  trong 
NKN liên quan OTT, trong đó Escherichia coli có 
tỷ lệ cao nhất, đứng thứ 2 là Enterococus faecalis. 
Staphylococcus  aureus  và  Pseudomonas  aeruginosa 
được  biết  đến  như  là  2  tác  nhân  thường  gây 
nhiễm trùng bệnh viện.  
Thời  gian  lưu  OTT  là  yếu  tố  nguy  cơ  quan 

trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ NKN liên quan 
OTT  (14).  Khi  phân  tích  tìm  các  yếu  tố  nguy  cơ 
của NKN liên quan OTT ở các nghiên cứu khác 
nhau, mỗi nghiên cứu có thể kết luận những yếu 
tố nguy cơ khác nhau, tuy nhiên yếu tố thời gian 
lưu  OTT  thì  không  thay  đổi  khi  phân  tích  đơn 
biến  cũng  như  đa  biến.  Vì  vậy  chúng  tôi  tiến 
hành  phân  tích  để  tìm  mối  liên  quan  giữa  thời 
gian lưu OTT và  NKN  liên  quan  OTT.  Kết  quả 
cho thấy, trung vị của thời gian lưu OTT ở nhóm 
có NKN liên quan OTT 4,4 ngày, ở nhóm không 
có NKN liên quan OTT là 2,8 ngày, sự khác biệt 
này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Khi phân 
tích  tìm  nguy  cơ  NKN  liên  quan  OTT  tăng  lên 
mỗi  ngày  chúng  tôi  ghi  nhận  OR  =  2,2  trong 
phân  tích  đơn  biến,  kết  quả  này  là  2,4  trong 
phân  tích  đa  biến  (OR:  nguy  cơ  cho  mỗi  ngày 
tăng  thêm),  tức  là  mỗi  ngày  nguy  cơ 
NKNLQOTT là 2,4 lần. Kết quả này không khác 
nhiều  với  y  văn  và  các  nghiên  cứu  trước 
đó(5,3,10,15). 
Nghiên cứu của Paul A. Tambyah và cs, so 
sánh thời gian lưu OTT trung bình ở nhóm có 
NKN  liên  quan  OTT  là  6,4  ngày  và  nhóm 
không NKN liên quan OTT là 4,4 ngày, kết quả 
p  <  0,001(15).  Nghiên  cứu  của  Karina  Billote‐
Domingo  và  cs  thì  thời  gian  lưu  OTT  trung 
bình  ở  nhóm  có  NKN  liên  quan  OTT  là  6,4 
ngày  và  nhóm  không  NKN  liên  quan  OTT  là 
4,2 ngày, p = 0,001(3) Với tác giả Joon Ho Lee, ở 

nhóm  có  NKN  liên  quan  OTT,  thời  gian  lưu 

136

OTT trung bình là 27,7, thời gian này ở nhóm 
không  có  NKN liên quan OTT  là  15,8,  kết  quả 
phân  tích  so  sánh  thời  gian  lưu  OTT  trung 
bình  ở  2  nhóm  trên  cho  thấy  p  =  0,004.  Như 
vậy,  các  nghiên  cứu  trên  đều  ghi  nhận  thời 
gian  đặt  thông  tiểu  tăng  làm  tăng  nguy  cơ 
NKN liên quan OTT và sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về thời gian lưu OTT trung bình ở 2 
nhóm  có  và  không  có  NKN  liên  quan  OTT, 
ngoại  trừ  nghiên  cứu  của  tác  giả  Nguyễn  Thị 
Tuyết  Trinh,  thời  gian  lưu  OTT  trung  bình  ở 
nhóm  có  NKN  liên  quan  OTT  là  6,8  ngày  và 
nhóm  không  NKN  liên  quan  OTT  là  6,1  ngày 
và sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống 
kê (p= 0,07). 

Hạn chế 
Nghiên  cứu  được  thiết  kế  theo  loại  hình 
nghiên  cứu  quan  sát  nên  kết  quả  thu  được  có 
giới hạn trên phương  diện  bằng  chứng  y  khoa. 
Hạn chế trong nghiên cứu là việc xác định tỷ lệ 
NKN  liên  quan  OTT  chỉ  dừng  lại  tại  thời  điểm 
kết  thúc  việc  lưu  ống  thông  tiểu.  Theo  tiêu 
chuẩn  chẩn  đoán  của  Hiệp  hội  bệnh  lý  nhiễm 
trùng của Hoa Kỳ 2009(8) thì NKN liên quan OTT 
bao  gồm  khuẩn  niệu  không  triệu  chứng  liên 

quan  OTT  (xảy  ra  trong  thời  gian  lưu  OTT)  và 
NTT liên quan OTT (xảy ra trong thời gian lưu 
ống  thông  tiểu  hoặc  trong  vòng  48  giờ  sau  khi 
rút  ống  thông  tiểu),  như  vậy  cần  thiết  theo  dõi 
thêm  48  giờ  sau  khi  rút  ống  thông  tiểu  xem  có 
các  triệu  chứng  của  nhiễm  trùng  tiểu  và  sẽ  cấy 
nước tiểu để xác định tình trạng nhiễm trùng khi 
có biểu hiện lâm sàng (căng tức trên xương mu, 
tiểu khó, tiểu nhiều lần…). 

KẾT LUẬN 
Qua  nghiên  cứu  chúng  tôi  rút  ra  được  kết 
luận như sau: 
1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu ở sản phụ tiền sản 
giật  nặng  có  đặt  thông  tiểu  lưu  là  17,3%  KTC 
95%  [11  –  25],  trong  đó:  nhiễm  trùng  tiểu  0,8% 
KTC  95%  [0,79  –  0,81]  và  nhiễm  khuẩn  niệu 
không triệu chứng 16,5% KTC 95% [16,3 – 16,7]. 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
2. Tác nhân gây bệnh ghi nhận là Escherichia 
coli 31,8%, Enterococcus faecalis 22,7%, Proteus spp 
18,2%,  Klebsiella spp  13,6%,  Staphylococcus aureus 
9,1%, và Pseudomonas aeruginosa 4,6%. 
3. Thời gian lưu ống thông tiểu: khi lưu ống 
thông tiểu, nguy cơ nhiễm khuẩn niệu cho mỗi 
ngày tăng thêm là 2,4 lần (p = 0,04). Khi có bạch 

cầu  trong  nước  tiểu,  nguy  cơ  NKN  liên  quan 
OTT cao gấp 6,8 lần so với nhóm không có bạch 
cầu trong nước tiểu (p = 0,009). 

8.

9.

10.

11.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.
5.

6.

7.

ACOG practice bulletin (2002). “Diagnosis and management 
of  preeclampsia  and  eclampsia”.  Obstet  Gynecol.  Jan;  99(1): 
pp 159‐67  
Anne  GP  (2000).  “Indwelling  and  strait”.  Basic  skills  and 

procedures.  (Fouth  edition).  Mosby  publishing,  Sydney 
Toronto, pp. 288 – 298. 
Billote‐Domingo  K,  Mendoza  MT,  Torres  TT,  (1999). 
“Catheter‐related  Urinary  Tract  Infections:  Incidence,  Risk 
Factors and Microbiologic Profile”. Phil J Microbiol Infect Dis; 
28(4): pp 133 – 138  
Bộ Y Tế (2009). Hương dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc 
sức khỏe sinh sản. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 118 – 120. 
Clec’h C, Schwebel C, Franc¸ais A, Toledano D, (2007). “Does 
Catheter‐Associated  Urinary  Tract  Infection  increase 
Mortality  in  Critically  Ill  Patients”?  Infection  control  and 
hospital epidemiology; vol. 28, no. 12  
Colgan  R,  Nicolle  LE,  Mcglone  A,  Hooton  TM  (2006). 
“Asymptomatic  Bacteriuria  in  Adults”.  Am  Fam  Physician; 
74: pp 985 – 90. 
Delzell  JE,  Lefevre  ML  (2000).  “Urinary  Tract  Infections 
During Pregnancy”. Am Fam Physician.; 61(3): pp 713 – 720  
 

Sản Phụ Khoa

12.

13.
14.

15.

16.


Nghiên cứu Y học

Hooton TM, Bradley SF, et al (2010). “Diagnosis, Prevention, 
and  Treatment  of  Catheter‐  Associated  Urinary  Tract 
Infection  in  Adults:  2009  International  Clinical  Practice 
Guidelines from the Infectious Diseases Society of America”. 
Clinical Infectious Diseases; 50: pp 625 – 63. 
Klevens RM, Edward JR, et al (2007). “Estimating health care‐
associated  infections  and  deaths  in  U.S.  hospitals,  2002”. 
Public Health Reports; 122: pp 160 – 166  
Maki DG, Knasinski V, Tambyah PA (2000). “Risk factors for 
catheterassociated urinary tract infection: a prospective study 
showing the minimal effects of catheter care violations on the 
risk of CAUTI” [abstract]. Infect Control Hosp Epidemiol; 21: 
pp 165.  
Neebha O (2008). “Bacteriuria following Foley catheterization 
after gynecological and obstetrical surgery”. NJOG 3(1): pp 35 
– 8  
Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2009). Liên quan giữa thời gian lưu 
ống  thông  tiểu  với  nhiễm  khuẩn  đường  tiết  niệu.  Luận  văn 
thạc sĩ y học, trường Đại học Y dược TpHCM, tr 48 – 72. 
Sibai  BM  (1990).  “The  HELLP  Syndrom:  much  ado  about 
nothing”. Am J Obstet Gynecol 162: pp 1000 – 6  
Stamm  AM,  Coutinho  MS  (1999).  “Urinary  tract  infection 
associated  with  indwelling  bladder  catheter:  incidence  and 
risk factors”. Rev Assoc Med Bras; 45: pp 27 – 33  
Tambyah PA, Maki DG, (2000). “Catheter‐Associated Urinary 
Tract Infection Is rarely symptomatic”. Arch Intern Med; 160: 
pp 678 – 82  
Trần  Văn  Sáng,  Đoàn  Thị  Kim  Loan  (1991).  “Nhiễm  trùng 

tiểu do đặt thông để lưu trong niệu đạo”. Tập san ngoại khoa 
2, 19, tr. 17‐21 

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 

30/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 

 02/12/2013 

Ngày bài báo được đăng:  

05/01/2004 

 

137



×