Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá hiệu quả hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của phương pháp xoa bóp Shiashu trên bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.1 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỖ TRỢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
VẬN ĐỘNG CỦA PHƢƠNG PHÁP XOA BÓP SHIASHU TRÊN
BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP
Mai Thi Dương*; Trần Thị Hồng Phương**; Đỗ Thị Phương*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của phương pháp xoa bóp
Shiashu trên bệnh nhân (BN) nhồi máu não (NMN) sau giai đoạn cấp và theo dõi những tác
dụng không mong muốn của phương pháp Shiashu. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước sau và so sánh đối chứng 60 BN NMN sau giai
đoạn cấp, trong đó nhóm chứng dùng phác đồ điều trị gồm thuốc y học cổ truyền (YHCT), điện
châm và thuốc y học hiện đại (YHHĐ), nhóm nghiên cứu sử dụng phác đồ trên kết hợp với
phương pháp xoa bóp Shiashu. Kết quả: sau 30 ngày điều trị, mức độ cải thiện độ liệt theo
thang điểm Rankin ở nhóm nghiên cứu là 100% so với nhóm chứng là 83,3% (p > 0,05), theo
thang điểm Barthel và Orgogozo là 96,7% và 100%, cao hơn so với nhóm chứng (80% và
83,3%) (p < 0,05). Chưa thấy xuất hiện tác dụng không mong muốn trong thời gian 30 ngày
điều trị. Kết luận: phương pháp xoa bóp Shiashu kết hợp với thuốc YHCT, điện châm và thuốc
YHHĐ có tác dụng tốt trong hỗ trợ phục hồi chức năng vận động BN NMN sau giai đoạn cấp.
* Từ khóa: Nhồi máu não; Phương pháp Shiashu; Phục hồi chức năng vận động.

Evaluation of Supportive Effect on Rehabilitation of Shiashu Massage
Methods in Patients with Cerebral Infraction after Acute Stage
Summary
Objectives: To evaluate the supportive effect on rehabilitation of Shiashu massage method in
patients with cerebral infarction after acute stage and monitor the unexpected effects of this
method. Subjects: 60 patients with cerebral infarction after acute stage. Methods: Opened
clinical trial, pre-post comparison and control comparison, in which the control group used
treatment formula of traditional medicine, current medicine and electrical acupuncture, the study
group applied this formula combining with Shiashu method. Results: After 30 treatment days,
the improved paralytic level of the study group: according to Rankin was 100% in comparing to


control group of 83.3% (p > 0.05); according to Barthel and Orgogozo index were 96.7% and 100%,
those were higher than ones in the control group with the rates of 80% and 83.3% (p < 0.05).
There hadn’t been any unexpected effects. Conclusions: Shiashu method combining with
tradiditonal medicine, current medicine and electric acupuncture had a good supportive effect
on rehabilitation in patients with cerebral infarction after acute stage.
* Key word: Cerebral infarction; Shiashu method; Rehabilitation.
* Đại học Y Hà Nội
** Bộ Y tế
Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Hồng Phương ()
Ngày nhận bài: 20/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/02/2016
Ngày bài báo được đăng: 07/03/2016

100


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu não là bệnh lý thần kinh phổ
biến, chiếm 75 - 80% trong tai biến mạch
máu não (TBMMN). Tỷ lệ tử vong đứng
hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung
thư [1]. Ngày nay, nhờ tiến bộ của y học,
tỷ lệ tử vong do TBMMN ngày càng giảm
nên tỷ lệ sống sót với nhiều di chứng
ngày càng tăng [1]. Do vậy, nhu cầu phục
hồi chức năng cho BN càng cấp thiết.
Ngày nay, người thầy thuốc thường sử
dụng đa liệu pháp trong điều trị kết hợp
cả thuốc và không dùng thuốc như châm

cứu, xoa bóp bấm huyệt và tập luyện
phục hồi chức năng. Shiashu là phương
pháp xoa bóp có nguồn gốc từ Nhật Bản,
được ứng dụng nhiều tại Nhật Bản và
một số nước phương Tây trong điều trị
các chứng đau và hạn chế vận động [2].
Ở Việt Nam, phương pháp này bước đầu
được thử nghiệm tại một số cơ sở y tế
nhưng chưa được đánh giá hiệu quả một
cách khoa học. Do vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này tại Khoa Người có
tuổi, Bệnh viện YHCT TW nhằm: Đánh
giá hiệu quả hỗ trợ phục hồi chức năng
vận động của phương pháp xoa bóp
Shiashu trên BN NMN sau giai đoạn cấp
và theo dõi những tác dụng không mong
muốn của phương pháp này.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
BN ≥ 18 tuổi, không phân biệt giới,
được chẩn đoán NMN lần thứ nhất sau
giai đoạn cấp từ 10 - 15 ngày, đã điều trị
ổn định các rối loạn tim mạch, hô hấp,
thần kinh, khám và điều trị nội trú tại Khoa
Người có tuổi, Bệnh viện YHCT TW.

* Tiêu chuẩn chọn BN:
BN được chẩn đoán NMN sau giai
đoạn cấp (có kết quả chụp CT-s), có mức

độ liệt theo Rankin và Barthel từ độ II đến
độ IV [3, 4], tự nguyện tham gia nghiên
cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN liệt nửa người không phải do
NMN (chảy máu não, chấn thương, u não,
bệnh lý ở tim, dị dạng mạch não).
- BN bị NMN tái phát lần thứ hai trở đi,
huyết áp tâm thu > 166 mmhg, huyết áp
tâm tâm trương > 100 mmHg giai đoạn II.
- BN NMN có kèm các bệnh như lao,
tâm thần, HIV/AIDS.
- BN không tuân thủ đúng quy trình
điều trị theo yêu cầu của thầy thuốc.
- Phụ nữ có thai.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, có
so sánh với nhóm chứng, so sánh trước
và sau điều trị. 60 BN đủ tiêu chuẩn lựa
chọn được chia làm 2 nhóm: nhóm đối
chứng: 30 BN được điều trị bằng phác đồ
nền, gồm thuốc YHHĐ (piracetam 400 mg,
ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên, liên tục
trong 30 ngày, thuốc điều trị bệnh kèm
theo như tăng huyết áp, đái tháo đường);
thuốc sắc YHCT (bài Bổ dương hoàn ngũ
thang cho BN thể khí hư huyết trệ, lạc
mạch ứ trở, bài Hổ tiềm hoàn cho BN thể
can dương thịnh, lạc mạch ứ trở); điện
châm theo phác đồ của Khoa Người có

tuổi, Bệnh viện YHCT TW.
Nhóm nghiên cứu: 30 BN được điều trị
theo phác đồ nền như nhóm đối chứng
kết hợp với phương pháp xoa bóp
Shiashu 30 phút/lần/ngày sau điện châm.
Thời gian điều trị 30 ngày liên tục.
101


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Kỹ thuật xoa bóp Shiashu được thực
hiện bên liệt theo thứ tự: Shiashu vùng
lưng 4 - 5 phút; vùng hông 3 - 4 phút;
vùng mặt sau và mặt ngoài chân 4 - 5 phút;
vùng đầu và mặt 4 - 5 phút; vùng Hara
(vùng đau điểm dưới rốn 2 cm) 4 - 5 phút;
mặt trước và trong chân 4 - 5 phút.
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Lâm sàng: mức độ liệt theo thang
điểm Rankin [3], chỉ số Barthel [3], thang
điểm Orgogozo [3] và tác dụng không
mong muốn trên lâm sàng.
- Cận lâm sàng: các chỉ số sinh hóa,
huyết học: công thức máu, huyết sắc tố,
ure, creatinin, ALT, AST.
* Phương pháp đánh giá kết quả điều trị:
- Trên lâm sàng:

+ Đánh giá kết quả dịch chuyển độ liệt

theo chỉ số Rankin, Barthel và Orgogozo:
có 3 mức độ tiến triển: 1/ Tiến triển tốt:
chuyển được 2 độ liệt trở lên; 2/ Tiến triển
khá: chuyển lên 1 độ liệt; 3/ Tiến triển
kém: không chuyển độ liệt.
+ Đánh giá tác dụng không mong
muốn của liệu pháp điều trị trên lâm sàng.
- Trên cận lâm sàng:
Đánh giá tác dụng không mong muốn
của liệu pháp điều trị trên các chỉ số huyết
học, sinh hóa của máu thông qua so sánh
tỷ lệ % và giá trị trung bình (X) của các
chỉ số trên trước - sau điều trị, so sánh
giữa 2 nhóm, các chỉ số cận lâm sàng
trước - sau điều trị của từng nhóm và so
sánh giữa hai nhóm.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm BN nghiên cứu.
Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi.
Nhóm

Nhóm nghiên cứu
(n = 30)
n

Tỷ lệ (%)

3,3


1

3,3

6

20,0

7

23,4

60 - 69

7

23,4

6

20,0

≥ 70

16

53,3

16


53,3

Tuổi (năm)

n

18 - 49

1

50 - 59

Tuổi trung bình

Tỷ lệ (%)

Nhóm đối chứng
(n = 30)

66,3 ± 8,2

66,5 ± 9,0

p

> 0,05

> 0,05

Tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong nghiên cứu này, tuổi

thấp nhất 46 và cao nhất 79 tuổi, độ tuổi từ 50 - 59 khoảng 20%, BN > 70 tuổi chiếm
tỷ lệ cao nhất (53,3%). Trần Thị Quyên [4] gặp nhiều ở nhóm tuổi > 50 (73,3%). Có thể
BN ở nghiên cứu này lấy chủ yếu ở Khoa Người cao tuổi của Bệnh viện YHCT TW.
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 66,3  8,2 tuổi, nhóm chứng là 66,5  9,0 tuổi,
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), chứng tỏ hai nhóm có sự tương đồng
về tuổi.
102


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

Bảng 2: Mức độ di chứng của BN 2 nhóm trước điều trị.
Nhóm
Thang điểm

Rankin

Barthel

Nhóm nghiên cứu
(n = 30)

Nhóm đối chứng
(n = 30)

n

Tý lệ (%)

n


Tý lệ (%)

Độ I

0

0

0

0

Độ II

7

23,3

6

20,0

Độ III

14

46,7

16


53,3

Độ VI

9

30,0

8

26,7

Độ I

0

0

0

0

Độ II

7

23,3

6


20,0

Độ III

16

53,4

17

56,7

Độ VI

7

23,3

7

23,3

p

> 0,05

> 0,05

Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng về phân bố mức độ di

chứng theo thang điểm Rankin và Barthel. Phần lớn BN tập trung ở mức độ III. Như
vậy, mức độ bệnh ở hai nhóm khá tương đồng.
2. Kết quả trên lâm sàng.
* Kết quả cải thiện độ liệt trên 2 nhóm BN:
Bảng 3: So sánh kết quả dịch chuyển độ liệt sau điều trị theo thang điểm Rankin,
Barthel và Orgogozo ở 2 nhóm BN.
Nhóm
Mức độ dịch
chuyển độ liệt

Rankin

Barthel

Orgogozo

Nhóm nghiên cứu
(n = 30)

Nhóm đối chứng
(n = 30)

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)


Tốt

7

23,3

3

10,0

Khá

23

76,7

22

73,3

Kém

0

0

5

16,7


Tốt

6

20,0

2

6,7

Khá

23

76,7

22

73,3

Kém

1

3,3

6

20,0


Tốt

8

26,7

4

13,3

Khá

22

73,3

21

70,0

Kém

0

0

5

16,7


p

< 0,05

< 0,05

< 0,05

Sau 30 ngày điều trị, cả 2 nhóm đều có cải thiện mức độ liệt theo thang điểm
Rankin, Barthel và Orgozo, nhưng mức độ cải thiện độ liệt trên cả 3 chỉ số này ở nhóm
nghiên cứu cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.
103


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016

So sánh mức độ cải thiện độ liệt theo Rankin với một số nghiên cứu khác: Trương
Mậu Sơn [5] có tỷ lệ tốt và khá 86,7%; nghiên cứu của Trần Thị Quyên [4] là 93,4%,
đều thấp hơn so với tỷ lệ cải thiện trong nghiên cứu của chúng tôi.
Bảng 4: Kết quả dịch chuyển độ liệt sau điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm BN
nghiên cứu.
Thể YHCT
Ranhkin
(n = 30)

Barthel
(n = 30)

Thể khí hƣ huyết trệ


Loại tốt

4

21,1

3

27,3

Loại khá

15

78,9

8

72,7

Loại kém

0

0

0

0


Tổng

19

100,0

11

100,0

Loại tốt

4

21,1

2

21,2

Loại khá

15

78,9

8

72,7


Loại kém

0

0

1

9,1

Tổng
Orgozo
(n = 30)

Thể can dƣơng thịnh

p
> 0,05

> 0,05

19
Loại tốt

5

26,3

3


27,3

Loại khá

14

73,7

8

72,7

Loại kém

0

0

0

0

19

100,0

11

100,0


Tổng

> 0,05

Sau điều trị, mức độ cải thiện độ liệt ở 2 thể bệnh YHCT là khí hư huyết trệ và can
dương vượng tương đương, không có sự khác biệt giữa 2 thể bệnh YHCT (p > 0,05).
* Kết quả theo dõi tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của liệu pháp điều trị:
Kết quả theo dõi cho thấy ở nhóm nghiên cứu 21/30 BN (70%) cải thiện giấc ngủ tốt
hơn, 27/30 BN (90%) giảm cảm giác căng thẳng mệt mỏi.
Không thấy xuất hiện các tác dụng phụ bất lợi khác (đau rát tại huyệt, vã mồ hôi,
hoa mắt chóng mặt, buồn nôn...) ở cả hai nhóm.
3. Kết quả cận lâm sàng.
Bảng 5: So sánh biến đổi một số chỉ số huyết học, sinh hóa trước và sau điều trị
trên 2 nhóm BN.
Nhóm

Nhóm nghiên cứu
(n = 30)

Nhóm đối chứng
(n = 30)

D0
X ± SD

D30
X ± SD

p


D0
X ± SD

D30
X ± SD

p

Hồng cầu (T/ l)

4,33 ± 0,31

4,57 ± 0,51

> 0,05

4,2 ± 0,42

4,46 ± 0,39

> 0,05

Hemoglobin (g/l)

12,91 ± 0,89

12,98 ± 1,89

> 0,05


13,05 ± 0,87

13,12 ± 1,1

> 0,05

Bạch cầu (G/l)

6,05 ± 2,01

6,35 ± 1,9

> 0,05

5,89 ± 1,39

5,83 ± 1,98

> 0,05

Tiểu cầu (G/L)

290,4 ± 75,89

288,73 ± 82,7

Chỉ số

104


280,6 ± 58,8

289,87 ± 54,74 > 0,05


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016
Ure (mmol/l)
Creatinin (μmol/l)

6,08 ± 1,64

5,69 ± 1,63

> 0,05

6,14 ± 1,84

5,67 ± 1,51

> 0,05

78,07 ± 21,43

81,6 ± 15,09

> 0,05

78,8 ± 27,02

82,0 ± 14,83


> 0,05

0

27,46 ± 8,9

30,0 ± 11,61

> 0,05

24,87 ± 10,55

28,27 ± 10,16

> 0,05

0

25,67 ± 10,13

27,53 ± 10,24

> 0,05

25,53 ± 9,68

24,8 ± 8,39

> 0,05


AST (U/l - 37 C)
ALT (U/l - 37 C)

Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hb, ure, creatinin và hoạt độ các enzym
AST, ALT trước và sau điều trị vẫn trong giới hạn cho phép, khác biệt không có
ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phương pháp xoa bóp Shiashu kết
hợp với thuốc YHCT, điện châm và thuốc
YHHĐ có tác dụng tốt trong hỗ trợ phục
hồi chức năng vận động BN NMN sau giai
đoạn cấp:

1. Nguyễn Văn Dũng. Tai biến mạch máu não.
Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2000, tr.9-22, 27-81.

- 100% cải thiện độ liệt sau 30 ngày
điều trị theo thang điểm Rankin so với
nhóm chứng là 83,3% (p > 0,05), theo
thang điểm Barthel và Orgogozo là 96,7%
và 100%, cao hơn so với nhóm chứng
(80% và 83,3%) (p < 0,05).
- Chưa thấy xuất hiện tác dụng không
mong muốn trong thời gian 30 ngày điều
trị.


2. Lê Minh Cấn. Shiashu bấm huyệt và xoa
bóp Nhật Bản. NXB Phụ nữ. 2005.
3. Nguyễn Đạt Anh và CS. Các thang điểm
đánh giá trên lâm sàng. NXB Y học. 2005.
4. Trần Thị Quyên. Đánh giá điều trị phục
hồi chức năng vận động cho BN tai biến mạch
máu não bằng điện châm và viên nén Bổ dương
hoàn ngũ. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y
Hà Nội. 2005.
5. Trương Mậu Sơn. Đánh giá tác dụng
phục hồi chức năng vận động do NMN giai
đoạn cấp bằng thuốc ligustan kết hợp với điện
châm. Luận văn Chuyên khoa Cấp II. Đại học
Y Hà Nội. 2006.

105



×