Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá hiệu quả dung dịch sát khuẩn tay nhanh SDS HAND RUB tại phòng khám Bệnh viện Mắt Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.28 KB, 9 trang )

2. Nghiên cứu khoa học của khối điều dưỡng

LTS: Những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học của điều dưỡng trong
ngành mắt đã được quan tâm và ngày càng phát triển. Tuy rằng một số nghiên cứu còn
khá đơn giản nhưng cũng có những giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao
chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân. Những nghiên cứu này rất đáng được trân
trọng và động viên. Từ số này Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam sẽ mở chuyên mục “Nghiên
cứu khoa học của khối điều dưỡng” để đăng tải, giới thiệu nghiên cứu khoa học, sáng
kiến cải tiến của khối điều dưỡng chuyên khoa mắt. Rất mong nhận được sự quan tâm
ủng hộ và tham gia của các điều dưỡng viên trong cả nước.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DUNG DỊCH SÁT KHUẨN TAY
NHANH
SDS HAND RUB TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN MẮT
TRUNG ƯƠNG
PHẠM THỊ KIM ĐỨC CÙNG NHÓM CỘNG SỰ

Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá hiệu quả sát khuẩn tay của dung dịch SDS HAND
RUB tại phòng khám Bệnh viện Mắt TW. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử
nghiệm (đánh giá tác dụng sát khuẩn tay của dung dịch SDS HAND RUB tại phòng
khám Bệnh viện Mắt TW). Thời gian nghiên cứu tháng 11 năm 2007. Kết quả nghiên
cứu được tiến hành trên 28 mẫu tương đương với 56 bàn tay qua nuôi cấy vi khuẩn thấy
có sự khác biệt rõ có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 giữa mẫu trước và sau sát khuẩn tay
bằng dung dịch sát khuẩn SDS HABD RUB. Số mẫu bị nhiễm khuẩn trước khi sát khuẩn
tay chiếm 82,14% và sau sát khuẩn tay bằng dung dịch trên đã giảm xuống chỉ còn
21,43%. Trước sử dụng DD. sát khuẩn số mẫu dương tính với 0 loại vi khuẩn chiếm
17,5% nhưng sau sát khuẩn tay số mẫu này tăng lên đến 79%. Qua nghiên cứu cho thấy
dung dịch trên có tác dụng diệt hoàn toàn đối với staphylococcus spp và staphylococcus


93


aureus (tụ cầu vàng). Kết luận: Dung dịch SDS HAND RUB có tác dụng diệt khuẩn cao,
dễ sử dụng, ít tốn kém.

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện là thách
thức lớn đối với các bệnh viện [1].
Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm
khuẩn phát triển trong bệnh viện xuất
hiện sau 48 giờ tính từ khi người bệnh
nhập viện. Để giúp Người bệnh tránh các
biến chứng nhiễm khuẩn, sớm phục hồi
sức khoẻ, nhanh lành bệnh, rút ngắn thời
gian nằm viện thì công tác chống nhiễm
khuẩn luôn phải đặt lên hàng đầu.
Trong những năm qua ở nước ta,
cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật y học, công tác chống nhiễm khuẩn
bệnh viện đã có nhiều tiến bộ, góp phần
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, chăm sóc và phục vụ
người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
nhiễm khuẩn bệnh viện: như nước không
sạch, môi trường không sạch, không khí ô
nhiễm, không tuân thủ các nguyên tắc vô

khuẩn khi thăm khám, chăm sóc và làm
các thủ thuật khác cho người bệnh…. và
nhiều khi còn do cả bản thân người bệnh,
bệnh nhạy cảm…. Phải nói thêm rằng,
bàn tay là yếu tố quan trọng làm lây
truyền các tác nhân gây bệnh từ người này
sang người khác. Năm 1861 Ignaz
Semmelweis xác định “bàn tay của bác sỹ,
sinh viên mổ tử thi trước khi khám cho
sản phụ là nguyên nhân gây sốt hậu sản”
và đề ra biện pháp can thiệp là rửa tay.
Rửa tay, sát khuẩn tay đóng vai trò quan
trọng trong việc giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn
mắc phải trong bệnh viện.

Đã có nhiều nghiên cứu trong nước
và quốc tế nghiên cứu về vấn đề này. Kết
quả xét nghiệm vi sinh trên bàn tay nhân
viên y tế tại bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM)
cho thấy trung bình mỗi bàn tay có gần
270.000 vi khuẩn.
Mặc dù rửa tay, sát khuẩn tay thật
đơn giản nhưng không phải tất cả nhân
viên y tế đều đã nhận thức được điều này
một cách đầy đủ. Trong thực tế, do người
bệnh quá đông, thời gian để tiến hành rửa
tay thường quy chuẩn sẽ mất nhiều thời
gian, bác sỹ, điều dưỡng phải đứng lên
ngồi xuống đi lại nhiều lần…dẫn đến
thời gian khám bệnh, giải thích, dặn dò,

tư vấn đối với người bệnh, người nhà
người bệnh bị hạn chế, điều đó thật
không khả thi.
Dung dịch sát khuẩn tay SDS –
HAND RUB do hãng SDS Việt nam JSC
sản xuất với thành phần Ethanol,
Isopropyl
Alcohol,
Chlorhexidine,
Digluconate, chất dưỡng da và hương
liệu. Có tác dụng diệt hầu hết các loại vi
sinh vật gây bệnh (Tụ cầu, trực khuẩn
đường ruột, trực khuẩn lao, nấm….). Sản
phẩm có hương thơm dễ chịu, sử dụng
được nhiều lần trong ngày, không hại da
tay, chuyên dùng trong các cơ sở y tế.
Bệnh viện Mắt Trung Ương từ
nhiều năm nay sử dụng dung dịch sát
khuẩn tay (DDSK) là cồn 70° pha với Iốt
1% và găng tay sạch một lần, găng tay
vô khuẩn. Dung dịch sát khuẩn tay SDS HAND RUB mới được đưa vào sử dụng

93


thí điểm tại phòng khám khu G từ tháng
10/2006 đến nay, dung dịch này cũng đã
và đang được sử dụng trong nhiều bệnh
viện. Ví dụ: bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà
Bình ….

Cũng đã có nhiều nghiên cứu cho
thấy dung dịch này có tác dụng diệt hầu
hết các loại vi sinh vật gây bệnh nhưng
tại Bệnh viện Mắt TW, chúng tôi chưa
thấy tác giả nào nghiên cứu đánh giá hiệu
quả sử dụng của dung dịch này.
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh
giá hiệu quả DDSK tay nhanh SDS –
HAND RUB tại phòng khám - Bệnh viện
Mắt TW” nhằm thay thế một phần cho
việc rửa tay thường quy nhiều lần trong
ngày, thay thế một phần cho việc sử
dụng găng tay sạch…..nhưng vẫn đảm
bảo được tính vô khuẩn trong thăm khám,
chăm sóc và điều trị cho người bệnh.

Bàn tay của các bác sĩ, điều dưỡng
đang làm việc tại phòng khám – Bệnh viện
Mắt TW, đối tượng tự nguyện tham gia
nghiên cứu.
Loại trừ những người có bàn tay
ướt, bàn tay dính máu, dịch, mủ.
Cỡ mẫu là 28 người (tương đương
56 bàn tay) gồm: 14 bác sĩ: 28 bàn tay;
14 điều dưỡng: 28 bàn tay
2.2. Phương pháp
Nghiên cứu thử nghiệm (Đánh giá
tác dụng sát khuẩn của dung dịch SDS –
HAND RUB tại phòng khám – Bệnh

viện Mắt TW).

Quy trình sát khuẩn tay bằng
dung dịch khử khuẩn: Gồm 6 bước

Bước (1 – a): Bơm 3 – 5ml dung
dịch SDS – HAND RUB vào lòng bàn
tay.

Từ bước (1 – b) đến bước 6: Mỗi
bước thực hiện 5 lần cho mỗi bàn tay.
Sau khi hoàn thành các bước, bắt đầu
lại quy trình từ bước 1 – b cho đến khi tay
khô tương ứng với thời gian sát khuẩn tay
trong
30
giây.

Mục tiêu: Bước đầu đánh giá
hiệu quả dung dịch sát khuẩn tay SDS
– HAND RUB tại phòng khám - Bệnh
viện Mắt TW.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
2.1. Đối tượng

93


(1-a) Bơm 3-5ml dung dịch khử khuẩn SDS – HAND RUB vào lòng bàn tay


Dùng tăm bông vô khuẩn lấy mẫu
xét nghiệm từ lòng bàn tay, móng tay, kẽ
giữa các ngón tay ở cả hai bàn tay của
bác sĩ, điều dưỡng sau khi chăm sóc,
thăm khám và điều trị cho người bệnh.


Lấy mẫu xét nghiệm vào 2 thời
điểm:

Lần 1: Sau khi thăm khám, chăm
sóc và điều trị cho người bệnh.

Lần 2: 30 giây sau khi sát khuẩn
tay bằng dung dịch SDS – HAND RUB

Kỹ thuật lấy mẫu:

2.3. Thu thập số liệu:

93


Hướng dẫn đối tượng nghiên cứu
cách sử dụng dung dịch sát khuẩn tay
SDS – HAND RUB và quy trình sát
khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn.
Trước khi thăm khám, chăm sóc và
điều trị cho người bệnh, đối tượng

nghiên cứu đã thực hiện rửa tay thường
quy chuẩn. Ngay sau khi đối tượng
nghiên cứu thăm khám, chăm sóc và điều
trị cho người bệnh, khoa xét nghiệm tiến
hành kỹ thuật lấy mẫu lần 1.
Đối tượng nghiên cứu thực hiện sát
khuẩn tay bằng dung dịch SDS – HAND
RUB trước khi tiến hành khám cho

người bệnh tiếp theo, khoa xét nghiệm
tiến hành kỹ thuật lấy mẫu lần 2 sau 30
giây tính từ khi đối tượng nghiên cứu sử
dụng dịch sát khuẩn tay SDS – HAND
RUB.
Nhận kết quả vi sinh.
Xử lý số liệu: tổng hợp và phân tích
số liệu bằng phương pháp thống kê y học
trên phần mềm Excel.
2.4. Thời gian thực hiện: Tháng
11/2007
2.5. Địa điểm: Phòng khám - Bệnh viện
Mắt TW

III.
3.1.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 28 mẫu về tuổi – giới, được trình bày ở bảng 1
như sau:

Bảng 1. Phân bố về tuổi – giới của đối tượng nghiên cứu
Giới
Nam
Nữ
Tuổi
n
X ± SD
n
X ± SD
20 -29 tuổi
0
0
3
27,33 ± 1,15
30 – 39 tuổi
4
34,25 ± 1,50
11
36,18 ± 1,54
40 tuổi trở lên
5
46,40 ± 7,02
5
49,6 ± 8,08
9
19
Tổng số
Đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi là các bác sĩ và điều dưỡng của phòng
khám được chọn ngẫu nhiên theo tiêu

chuẩn lựa chọn trước. Qua thực nghiệm
chúng tôi thống kê được trong đó có 19
người là nữ giới, 9 người là nam giới.

CNK
Nghề nghiệp
Bác sỹ
Điều dưỡng
Tổng số

Tuổi trung bình là 36,18 ± 1,54 với 11
người.
Nghiên cứu theo nghề nghiệp của
đối tượng, chúng tôi xin được trình bày ở
bảng 2 như sau:

Bảng 2. Phân bố theo nghề nghiệp
Đào
tạo
Đã được đào tạo CNK
n
%
14
14
28

93

50
50

100


Kết quả trên cho thấy 100% bác sĩ,
điều dưỡng của Bệnh viện Mắt TW đã
được tập huấn, đào tạo về công tác chống
nhiễm khuẩn. Do đó, ý thức trách nhiệm
về phòng, chống nhiễm khuẩn của nhân
viên Bệnh viện Mắt TW đã được nâng
lên rất cao.

3.2. Tác dụng sát khuẩn của dung
dịch SDS – HAND RUB
Nghiên cứu qua 28 mẫu (56 bàn tay)
nuôi cấy vi khuẩn, chúng tôi thu được kết
quả xin trình bày ở bảng 3 như sau:

Bảng 3. Kết quả nuôi cấy trước và sau khi sử dụng dung dịch SDS – HAND RUB
Trước sử dụng
Sau sử dụng
SDS HAND RUB
SDS HAND RUB
Mẫu nuôi cấy
p
n
%
n
%
Âm tính
5

17,86
22
78,57
0,01
Dương tính
23
81,14
6
21,43
28
100
28
100
Tổng số
Với 28 mẫu bệnh phẩm lấy từ 56
bàn tay của đối tượng nghiên cứu, qua
xét nghiệm nuôi cấy chúng tôi thấy có sự
khác biệt p<0,01 có ý nghĩa thống kê với
p<0,05 giữa những mẫu trước rửa tay và
sau rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn
SDS HAND RUB. Trong khi có tới 23
mẫu dương tính (bị nhiễm khuẩn) trước
khi rửa tay (chiếm 82,14%) thì sau rửa
tay bằng dung dịch sát khuẩn chỉ còn 6

mẫu dương tính (chiếm 21,43%). Điều
này chứng minh hiệu quả sát khuẩn của
dung dịch trên đã làm giảm nguy cơ
nhiễm khuẩn cho người bệnh và nhân
viên y tế tới 78,57%.

Nghiên cứu tỷ lệ số loại vi khuẩn
trước khi sử dụng dung dịch sát khuẩn,
chúng tôi xin được trình bày ở bảng 4
như sau:

Bảng 4. Tỷ lệ số loại vi khuẩn được tìm thấy trước khi sử dụng dung dịch SDS – HAND
RUB
Trước sử dụng SDS - HAND RUB (n)
Số loại vi khuẩn
n
%
0
5
17,5
1
21
75
2
2
7,5
28
100
Tổng số
Qua kết quả ở bảng 4 chúng tôi
nhận thấy phần lớn các mẫu trước sử dụng
dung dịch sát khuẩn dương tính với 1 loại vi
khuẩn có 21 mẫu (chiếm 75%) và chỉ có 2
mẫu dương tính với 2 loại vi khuẩn (chiếm

7,5%). Ngoài ra không có mẫu nào có trên

2 loại vi khuẩn. Sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Nghiên cứu qua 28 mẫu (56 bàn
tay) sau khi đối tượng nghiên cứu sát

93


khuẩn tay bằng dung dịch SDS – HAND
RUB thì tỷ lệ số loại vi khuẩn giảm đi,

chúng tôi xin được trình bày kết quả ở
bảng 5 như sau:

Bảng 5. Tỷ lệ số loại vi khuẩn được tìm thấy sau sử dụng dung dịch SDS – HAND RUB
Sau sử dụng SDS – HAND RUB
Số loại vi khuẩn
n
%
0
22
79
1
6
21
28
100
Tổng số
Sau khi sát khuẩn tay bằng dung
dịch SDS – HAND RUB số mẫu âm tính

- không có vi khuẩn là 22 mẫu (chiếm
79%), số mẫu dương tính với 1 loại vi
khuẩn chỉ còn 6 mẫu (chiếm 21%) và

không có mẫu nào dương tính với loại vi
khuẩn cho thấy rằng tác dụng sát khuẩn
của dung dịch trên là rất cao (khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05).

Bảng 6. Các loại vi khuẩn được tìm thấy trước và sau khi sử dụng dung dịch SDS –
HAND RUB
Trước sử dụng SDS – HAND
Sau sử dụng SDS – HAND
Loại vi khuẩn
Staphylococcus spp
Staphylococcus aureus
Corynebacterium sp
Bacillus spp
Staphylococcus
epidermidis

RUB

RUB

6
3
4
5
8


0
0
1
2
3

Qua xét nghiệm với 28 mẫu (56
bàn tay) chúng tôi nhận thấy DDSK SDS
– HAND RUB có tác dụng diệt hoàn
toàn đối với Staphylococcus spp và đặc
biệt là Staphylococcus aureus (tụ cầu

vàng) đó là chủng vi khuẩn gây ra nhiều
bệnh nặng như viêm phổi, viêm màng
não…Đối với các chủng vi khuẩn còn lại
dụng DDSK trên cũng có tác dụng diệt
khuẩn cao tuy chưa hoàn toàn.

93


Hình ảnh minh họa: Điều dưỡng Trưởng khoa Đáy mắt đang thao tác kỹ thuật sát khuẩn tay
bằng DD.SDS – HAND RUB.
Vi khuẩn gặp ở bàn tay của nhân
viên y tế là Staphylococcus spp;
Corynebacterium sp; Bacillus spp;
Staphylococcus
epidermidis;
Staphylococcus aureus, sau sát khuẩn

bằng dung dịch trên các loại vi khuẩn này
giảm đi rõ rệt, trong đó Staphylococcus
spp, Staphylococcus aureus đã âm tính
hoàn toàn.

IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, chúng tôi rút ra
một số nhận xét sau:
Tỷ lệ nuôi cấy vi khuẩn âm tính sau
khi sát khuẩn bằng dung dịch SDS –
HAND RUB tăng lên cao (82,14% và
21,43%). Cho thấy kết quả nuôi cấy vi
khuẩn trước và sau khi sát khuẩn bằng
dung dịch SDS – HAND RUB có sự
khác biệt rõ rệt.
Sau khi sử dụng DDSK số mẫu âm
tính tăng lên đến 22 mẫu chiếm 79%. Số
mẫu dương tính với một loại vi khuẩn chỉ
còn 6 mẫu chiếm 21%. Đặc biệt không có
mẫu nào dương tính với 2 loại vi khuẩn trở
lên (trước có 2 mẫu). Điều này cho thấy
DDSK có tác dung sát khuẩn cao.

V. KIẾN NGHỊ
Dung dịch SDS – HAND RUB có
tác dụng diệt khuẩn rất cao, dễ sử dụng,
không tốn kém.
Chúng tôi hy vọng qua nghiên cứu
này, các bác sĩ, điều dưỡng có thể yên
tâm khi sử dụng dung dịch sát khuẩn

SDS – HAND RUB để sát khuẩn tay

93


trước khi tiến hành thăm khám, chăm sóc
và điều trị cho người bệnh.
Hy vọng dung dịch này sẽ được sử
dụng rộng rãi hơn không chỉ ở phòng
khám – Bệnh viện Mắt TW mà còn được
sử dụng ở nhiều bệnh viện khác nhằm

thay thế một phần cho việc rửa tay
thường quy nhiều lần trong ngày, thay
thế một phần cho việc sử dụng găng tay
sạch nhưng vẫn đảm bảo được tính vô
khuẩn trong thăm khám, chăm sóc và
điều trị cho người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG (2007), Quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh
viện, ”Qui trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn”, tr.6.
2.
BỘ Y TẾ (2004), Hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn Bệnh viện, NXB Y
học, tr.64.
3.
HỘI ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (1996), Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở
y tế, NXB Y học, tr.17.
4.

NGUYỄN THỊ TỴ, HOÀNG THỊ HỒNG, BÙI THANH PHƯƠNG (2006), Đánh
giá hiệu quả sử dụng dung dịch sát khuẩn tay SDS – HAND RUB tại khoa nội tổng
hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng,
Trường trung cấp Y tế Bạch Mai, Hà Nội.
5.
TRỊNH XUÂN QUANG, HUỲNH THỊ TUYẾT MAI (2006), Đánh giá nhận
thức và thực hành của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang, đề tài
nghiên cứu khoa học điều dưỡng, Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ 2, Hà Nội.
SUMMARY
ASSESSMENT OF ANTI-SEPTIC HAND WASH SOLUTION “SDS HAND
RUB”
AT EXAMINATION SECTIONS, NATIONAL INSTITUTE OF
OPHTHALMOLOGY
Objective: Initially assessing the efficiency of anti-septic hand wash solution
“SDS HAND RUB” at the examination sections of the National Institute of
Ophthalmology. Method: Experimental research. Time of research: November 2007.
Results: The research done on 28 specimens equalling 56 hands through bacterial
culture has shown an obvious stastically difference with p<0.05 between the specimen
before and after washing hands with the SDS Hand Rub solution. The specimens
bacterially contaminated before undergoing antiseptic hand wash accounted for 82.14%
and after doing the antiseptic hand wash with the above-mentioned solution, this rate
was down to 21.43%. Before using the solution, the specimens negative with bacteria
were 17.5% and after using the hand rub solution, this number rose to 79%. The
research showed the solution can totally eliminate staphylococcus spp and
staphylococcus aureus. Conclusion: The SDS HAND RUB solution is highly antiseptic,
easy to use and low-cost.

93




×