Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Biến chứng phẫu thuật tuyến mang tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.23 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT TUYẾN MANG TAI
Võ Đăng Hùng*, Trần Tố Quyên*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật cắt thuỳ nông và phẫu thuật cắt tuyến mang tai bảo tồn thần kinh mặt là hai phương
pháp được chọn lựa dành cho các trường hợp bướu lành của tuyến mang tai. Tuy nhiên, với kỹ thuật này, nhiều biến
chứng có thể xảy ra như: liệt thần kinh mặt tạm thời, hội chứng Frey, giảm cảm giác thần kinh tai lớn…
Mục đích: khảo sát biến chứng của phẫu thuật cắt tuyến mang tai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 38 trường hợp phẫu thuật tuyến mang tai được
điều trị tại bệnh viện Ung Bướu từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2003.
Kết quả: Tỷ lệ liệt thần kinh mặt ngoại biên tạm thời khá cao (76,3%), trong đó liệt mặt vĩnh viễn: 3,4%. Thời
gian hồi phục liệt mặt trung bình là 3,3 tháng. Nhánh thường bị liệt là nhánh bờ hàm dưới và nhánh má với tỷ lệ:
73,7% và thời gian phục hồi lâu nhất (3,9 tháng). Hội chứng Frey: 21,1%. Giảm cảm giác thần kinh tai lớn: 63,2%.
Khuyết hổng vùng mang tai sau phẫu thuật: 55,3%.
Kết luận: Nhìn chung, tỉ lệ biến chứng của nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả
khác. Do tỉ lệ giảm cảm giác thần kinh tai lớn và khuyết hổng vùng mang tai sau phẫu thuật cao, các tác giả đề nghị
nên bảo tồn thần kinh tai lớn và chuyển vạt cơ tại chỗ để che khuyết hổng trong tất cả trường hợp phẫu thuật tuyến
mang tai.

ABSTRACT
COMPLICATIONS OF PAROTIDECTOMY
Vo Dang Hung, Tran To Quyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 313 - 318
Background: the superficial and conservative parotidectomies is the procedures of choice for most benign tumors.
Many complications occur in procedure such as: temporary facial nerve paralysis, Frey ‘s syndrome, hypoesthesia of the
greater auricular nerve…
Purpose: to study complications of parotidectomy.
Material and methods: the study was performed at Ho Chi Minh City Cancer Hospital from Aug/2003Nov/2003. This is a descriptive prospectively study.


Results: The incidence of facial nerve paralysis is higher, temporary paresis: 76.3%. Permanent facial nerve
paralysis has occurred 3.4% of the patient undergoing superficial parotidectomy. Recovery time of facial nerve function
is 3.3 months. The branch of the facial nerve most at risk for injury during parotidectomy is the marginal mandibular
branch and bucal branch (73.7%) with later recovery nerve function (3.9 months). Frey syndrome is 21.1%.
Hypoesthesia of the greater auricular nerve is 63.2%. Cosmetic deformity after parotidectomy: 55.3%
Conclusion: In general, complications in our study were comparable to other authors. Due to high rate of
hypoesthesia of the ear lobe and defect parotidectomy, we recommend that the preservation of greater auricular nerve
and the transposition of local muscle flap should be performed in all cases of parotidectomy
phương pháp điều trị được chọn lựa.
MỞĐẦU
Trong bệnh lý tuyến nước bọt, bướu tuyến
mang tai thường gặp nhất, việc phẫu thuật lấy
hết mô tuyến và bảo tồn thần kinh mặt là
* Khoa Ngoại 5 Bệnh viện Ung bướu TPHCM

Ung
312 Thư Học

Các biến chứng thường gặp trong phẫu
thuật tuyến mang tai là liệt thần kinh mặt
ngoại biên tạm thời, vấn đề thẩm mỹ sau
mổ…Liệt thần kinh mặt ngoại biên tạm thời là


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

biến chứng thường gặp nhất và cũng là biến
chứng gây lo âu phiền muộn cho cả bệnh nhân

và phẫu thuật viên.

KẾT QUẢ

Tại miền Bắc Việt Nam, chúng tôi chưa tìm
thấy công trình nào nghiên cứu về biến chứng
phẫu thuật tuyến mang tai. Tại Bệnh viện Ung
Bướu đã có nhiều nghiên cứu về bệnh lý bướu
tuyến mang tai cũng như về phương pháp điều
trị nhưng chưa có nghiên cứu nào nói về biến
chứng của phẫu thuật tuyến mang tai một cách
chuyên biệt. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
nhằm các mục tiêu sau:

Bảng 1: Đặc điểm phẫu thuật bướu tuyến mang tai

Khảo sát các đặc điểm phẫu thuật tuyến
mang tai
Khảo sát biến chứng của phẫu thuật tuyến
mang tai
Khảo sát thời gian hồi phục biến chứng liệt
mặt theo một số yếu tố liên quan

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các trường hợp phẫu thuật tuyến mang tai
tại bệnh viện Ung Bướu trong khoảng thời gian
từ tháng 8/2003 đến tháng 11/2003.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: không phân biệt tuổi
và giới, có bệnh lý về tuyến mang tai có chỉ định

phẫu thuật, có bảo tồn thần kinh VII, bệnh nhân
đồng ý tham gia nghiên cứu và có điều kiện
thuận lợi để theo dõi tái khám đều, tái khám đầy
đủ trong khoảng thời gian theo dõi là 6 tháng.

Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu mô tả
Đánh giá: ghi nhận các biến chứng phẫu
thuật qua thăm khám lâm sàng và so sánh với
đối bên
Các số liệu ghi nhận được sử lý bằng phần
mềm SPSS10.0 for Window
Xét mối tương quan hai biến bằng phép
kiểm chi bình phương với p<0,05 được chọn là
có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Đặc điểm của phẫu thuật
Biến số
1. Đường mổ Redon
2. Bướu ở gần thần kinh
3. Tìm thần kinh tại gốc
4. Che khuyết hổng

Tỷ lệ (%)
84,2
18,4
100,0
27,5

Biến chứng của phẫu thuật

Bảng 2: Các biến chứng của phẫu thuật
Biến chứng
1. Liệt TKMNBTT
2. Chảy máu
3. Nhiễm trùng vết mổ
4. Hội chứng Frey
5. Vấn đề về thẩm mỹ
6. Giảm cảm giác vùng da chi phối bởi
thần kinh tai lớn

Số ca (%)
29 (76,3)
4 (10,5)
0
8 (21,1)
21 (55,3)
24 (63,2)

Bảng 3: Liên quan giữa phương pháp phẫu thuật và
liệt mặt
Loại phẫu thuật

Số ca

Lấy bướu
Cắt thùy nông TMT
PT Redon

9
1

28

Số ca liệt
TKMNBTT
0
1
28

Tỷ lệ
(%)
0
100
100

Bảng 4: Vị trí liệt các nhánh
Các nhánh thần kinh

Số ca (%)

Nhánh thái dương
Nhánh gò má
Nhánh má
Nhánh bờ hàm dưới
Nhánh cổ

14 (36,8)
14 (36,8)
28 (73,7)
28 (73,7)
0


Thời gian hồi phục
trung bình (tháng)
2,5 (2-3)
2,6 (2-4)
3,6 (2-6)
3,9 (2-6)

Bảng 5: Thời gian hồi phục liệt mặt với các yếu tố
liên quan
Thời gian
P
hồi phục*
3,5
0,03
5
3
4,8
0,005
3,4

N
Vị trí
bướu
Gần thần
kinh

Thùy nông
Thùy sâu
Hai thùy


Không

22
5
1
7
21

*: liệt mặt trung bình (tháng)
Bảng 6: Che khuyết hổng
Che khuyết hổng


Ung Thư Học

Số ca
32
7
29
8

Số ca

Thẩm mỹ

8

1


313


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
Không

0

20

BÀNLUẬN
Liệt thần kinh mặt ngoại biên tạm thời
(TKMNBTT)
Trong loạt khảo sát này, tỷ lệ liệt TKMNBTT
khá cao (76,3%) với thời gian hồi phục trung
bình là 3,3 tháng
Bảng 7: So sánh tỷ lệ liệt mặt và thờì gian hồì phục
(8)

BVUB (1995)
(10)
BVUB (1999)
(3)
Dulguerov và cs
(5)
Laccourreye và cs
Chúng tôi

Liệt
TKMNBTT

65%
60%
57%
63,1%
76,3%

Thời gian hồi phục
trung bình (tháng)
3
3,14

3,35

Trong nghiên cứu của chúng tôi, liệt
TKMNBTT chiếm tỷ lệ 76,3%. Nếu tính riêng
phẫu thuật Redon thì tỷ lệ liệt mặt của nghiên
cứu này là 100%, đối với phẫu thuật lấy bướu
hầu như không có trường hợp nào bị liệt. Phẫu
thuật lấy bướu được thực hiện trong một phẫu
trường rộng rãi nên việc nhận diện và bảo tồn
thần kinh rõ ràng, phần lớn các trường hợp
không cần thiết tìm thần kinh VII tại gốc. Do đó
phẫu thuật lấy bướu không nên thực hiện bằng
gây tê để tránh làm tổn thương thần kinh VII.
Theo tác giả Nguyễn Hồng Ri, tỷ lệ liệt
TKMNBTT trong phẫu thuật Redon là 65%, theo
tác giả Trần Thanh Cường là 60%. Nghiên cứu
của chúng tôi nhận thấy tỷ lệ liệt mặt có cao hơn
so với 2 tác giả trước. Điều này có thể giải thích
là nghiên cứu của 2 tác giả trên, tỷ lệ bệnh nhân

theo dõi quá thấp (16,6% trong nghiên cứu) do
đó không thể đánh giá hết được tình trạng liệt
mặt của bệnh nhân. Thêm vào đó, nghiên cứu
của chúng tôi là nghiên cứu tiền cứu. Số bệnh
nhân theo dõi định kỳ cao hơn và được theo dõi
liên tục trong khoảng thời gian khảo sát (6
tháng) nên việc phát hiện liệt mặt phản ánh đầy
đủ và chi tiết.
Tỷ lệ liệt TKMNBTT trong nghiên cứu của
chúng tôi có cao hơn so với tác giả Dulguerov(3),
Laccoureye(5) vì trong nghiên cứu của các tác giả

Ung
314 Thư Học

Nghiên cứu Y học

này phẫu thuật tuyến mang tai là phẫu thuật cắt
thùy nông.
Theo nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận:
Đối với nhánh thái dương, cơ vòng mắt
thường bị liệt hơn cơ cau mày và cơ chẩm trán,
chiếm tỷ lệ 34,2%.
Đối với nhánh gò má thì cơ vòng mắt bị liệt
cao hơn cơ cau mày, chiếm tỷ lệ 34,2%
Ở nhánh má: cơ thường bị liệt là cơ cười,
chiếm tỷ lệ cao 71,1% với thời gian hồi phục
trung bình là 3,8 tháng.
Đối với nhánh bờ hàm dưới: các cơ cười,
hạ môi dưới, hạ góc miệng có tỷ lệ liệt và thời

gian hồi phục trung bình gần bằng nhau là
71,1 và 4 tháng.
Nhánh dễ bị liệt là nhánh bờ hàm dưới và
nhánh má, chiếm tỷ lệ 73,7% với thời gian hồi
phục trung bình 3,9 tháng và 3,6 tháng, cũng
phù hợp với tác giả T.T.Cường(10), Bailey(1),
Mackay G.J(7). Điều này có thể là do nhánh bờ
hàm dưới nằm nông và không có nhánh nối do
đó rất dễ bị tổn thương dù sang chấn rất nhẹ;
còn nhánh má thì nằm gần vị trí ống tuyến mang
tai nên dễ bị tổn thương khi cắt ống tuyến. Đồng
thời là nhánh nhỏ và mảnh, có mạch máu bắt
chéo nên rất dễ bị tổn thương khi cầm máu.
Nhánh ít bị tổn thương là nhánh cổ. Có thể
do vị trí của nhánh này ít đụng đến trong phẫu
thuật, đồng thơì biểu hiện lâm sàng khá kín đáo
nên khó phát hiện và không ảnh hưởng đến
chức năng thẩm mỹ về sau.
Thời gian hồi phục liệt mặt trung bình của
chúng tôi cũng phủ hợp với tác giả T.T.Cưòng(10),
N.H.Ri(8), Bailey(1).
Trong 29 trường hợp liệt mặt của chúng tôi,
phần lớn 96,5% có hồi phục liệt mặt trong vòng 6
tháng theo dõi. Có 1 trường hợp sau 6 tháng vẫn
còn bị liệt (chiếm tỷ lệ 3,4%). Đó là trường hợp
bướu nằm ở thùy sâu, không gần mạng thần
kinh, kích thước bướu là 3 cm, kết quả sau mổ là
bướu hỗn hợp. Nhánh còn bị liệt là nhánh bờ
hàm dưới. Theo các tác giả nước ngoài là liệt
TKM sau 6 tháng là liệt vĩnh viễn. Tỷ lệ này cũng



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
phù hợp với tác giả Dulguerov(3), Laccourreye
O(5) là 4% và 5,2%.

Thời gian hồi phục trung bình của các nhánh
và các yếu tố liên quan
Chúng tôi nhận thấy rằng vị trí bướu có ảnh
hưởng đến thời gian hồi phục liệt mặt trung
bình. Bướu nằm ở thùy sâu hay cả hai thùy có
thời gian hồi phục liệt mặt trung bình chậm hơn
là bướu nằm ở thùy nông. Thời gian hồi phục
liệt mặt trung bình đối với bướu nằm ở thùy
nông là 3,5 tháng, ngược lại đối với bướu nằm ở
thùy sâu là 5 tháng. Có thể khi bướu nằm ở thùy
sâu sẽ đẩy lệch vị trí thần kinh làm cho việc tìm
kiếm thần kinh khó khăn hơn, thời gian phẫu
thuật kéo dài hơn và lượng máu mất cũng nhiều
hơn. Do đó có thể làm tăng nguy cơ tổn thương
cơ học lên thần kinh dẫn đến thời gian hồi phục
liệt mặt trung bình có chậm hơn. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối với
những bướu có vị trí nằm gần thần kinh. Chúng
tôi nhận thấy thời gian hồi phục liệt mặt trung
bình có chậm hơn, ngược lại đối với những
bướu không nằm gần thần kinh. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.


Vấn đề thẩm mỹ
Vấn đề thẩm mỹ được đề cập là việc lành sẹo
mổ và khuyết hổng vùng mang tai sau phẫu
thuật. Để có thể che dấu sẹo, các tác giả khuyên
nên chọn đường rạch da sao cho bộc lộ được
toàn bộ vùng mang tai đồng thời che dấu được
sẹo mổ. Đó là đường rạch da Redon, từ trước
đến nay bệnh viện chúng tôi luôn tôn trọng và
lực chọn đường rạch da. Để lấp “hố trũng” vùng
mang tai sau phẫu thuật, các tác giả khuyên nên
dùng một phần cơ ức đòn chủm hay một phần
cơ nhị thân để che khuyết hổng đồng thơì cũng
phần nào bảo vệ thần kinh khỏi bị sang chấn.
Nghiên cứu của chúng tôi có 28 trường hợp
làm phẫu thuật Redon, trong đó có 7 trường hợp
được che khuyết hổng bằng cách lấy một phần
cơ ức đòn chủm hoặc cơ nhị thân. Chúng tôi
nhận thấy đối với những tường hợp có che

Ung Thư Học

Nghiên cứu Y học

khuyết hổng thì “hố trũng” vùng mang tai được
cải thiện rõ rệt so với những tường hợp không
che khuyết hổng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,05. Đồng thời theo Chow T.L(2), việc
thực hiện chuyển cơ trong lúc phẫu thuật chỉ
mất tôí thiểu là 10 phút do đó nên che khuyết
hổng và chọn lựa đường rạch da là cần thiết để

cải thiện vấn đề thẩm mỹ sau phẫu thuật tuyến
mang tai

Hội chứng Frey
Hội chứng gồm có đổ mồi hôi ở vùng da
trán và má khi có kích thích tiết nước bọt, đỏ
mặt, cảm giác nóng ở vùng trước tai và thái
dương.
Bảng 8: So sánh tỷ lệ hội chứng Frey giữa các nghiên
cứu
Các nghiên cứu
(10)
BVUB (1999)
(8)
BVUB (1995)
(1)
Bailey
(4)
Hanna E.Y
(6)
Linder, Thomas E.M
Chúng tôi

Hội chứng Frey
0,9%
2,1%
30-60%
35-60%
16%
21,1%


Ghi nhận của chúng tôi cho thấy hội chứng
Frey có triệu chứng lâm sàng là 21,1%, tỷ lệ này
phù hợp với Linder, Thomas E.M(6) trong thời
gian 6 tháng sau mổ.
So với các nghiên cứu trước đây tại bệnh
viện Ung Bướu, tỷ lệ của chúng tôi có cao hơn.
Điều này có thể giải thích, nghiên cứu của chúng
tôi là nghiên cứu tiền cứu có ghi nhận và đánh
giá chính xác, thời gain tái khám sau mỗi tháng
cho phép chúng tôi ghi nhận các triệu chứng
một cách đầy đủ vì theo các tác giả nước ngoài
nhận thấy hội chứng này xuất hiện sau phẫu
thuật khoảng 6 tháng với triệu chứng khá kín
đáo và tế nhị trừ những trường hợp nặng bệnh
nhân cần can thiệp điều trị.

Giảm cảm giác thần kinh tai lớn
Ở nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận có
63,2% bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng do giảm
cảm giác thần kinh tai lớn, trong đó có 3 trường
hợp chiếm tỷ lệ 14% than phiền về cảm giác khó

315


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
chịu của triệu chứng này. Nghiên cứu này cũng
phù hợp với Nilesh Patel(9)
Cũng theo tác giả Nilesh Patel(9) thời gian hồi

phục cảm giác vùng mang tai tăng dần theo thơì
gian, điều này có thể giải thích: do sự phục hồi
của những sợi thần kinh cảm giác dưới da, chi
phối cảm giác da từ thần knih chẩm nhỏ và bệnh
nhân quen dần với triệu chứng này. Tác giả cũng
ghi nhận phần lớn các triệu chứng này biểu hiện
trong năm đầu sau phẫu thuật (trung bình là 2,3
triệu chứng) và giảm dần sau 5 năm chỉ còn 0,5
triệu chứng.
Nghiên cứu của chúng tôi, không có trường
hợp nào phục hồi cảm giác thần kinh tai lớn, có
thể thời gian theo dõi của chúng tôi quá ít (6
tháng) chưa đủ để xác định thơì gian hồi phục.
nên bảo tồn thần kinh tai lớn để đem lại tính
hoàn mỹ cho phẫu thuật tuyến mang tai.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 38 trường hợp phẫu thuật
tuyến mang tai tại bệnh viện Ung Bướu trong
khoảng thời gian từ tháng 8/2003 đến tháng
11/2003, chúng tôi rút ra các nhận định sau:

Đặc điểm phẫu thuật tuyến mang tai
Đường mổ Redon chiếm đa số (84,2%).
Trong lúc phẫu thuật ghi nhận bướu nằm ở thùy
nông chiếm đa số (81,6%), trong đó 18,4% bướu
có vị trí nằm gần thần kinh. Trong các trường
hợp phẫu thuật Redon đều được tìm thần kinh
tại gốc (100%). Lượng máu mất trung bình là
42ml, thơì gian phẫu thuật trung bình là 62 phút.


Biến chứng phẫu thuật
Liệt TKMNBTT là biến chứng thường gặp
nhất chiếm tỷ lệ 776,3%, nhánh thường bị liệt là
nhánh bờ hàm dưới và nhánh má với tỷ lệ
73,7%, không ghi nhận có trường hợp nào bị liệt
nhánh cổ. Cơ thường bị liệt là cơ cười, cơ hạ môi
dưới và hạ góc miệng (71,1%). Giảm cảm giác
vùng da chi phối bởi thần kinh tai lớn chiếm
63,2%. Vấn đề thẩm mỹ sau mổ chiếm 55,3%.
Hội chứng Frey 21,1%.

Ung
316 Thư Học

Nghiên cứu Y học

Thời gian hồi phục các biến chứng
Thời gian hồi phục liệt mặt trung bình là 3,3
tháng. Nhành bờ hàm dưới và nhánh má hồi
phục lâu nhất với thời gian trung bình là 3,9 và
3,6 tháng. Mức độ liệt mặt có liên quan đến kích
thước bướu, vị trí bướu nằm gần thần kinh. Thời
gian hồi phhục liệt mặt có liên quan đến vị trí
bướu vả bướu có nằm gần thần kinh hay không.

MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ
1.Có 76,3% liệt TKMNBTT sau mổ nhưng có
đến 96,5% có phục hồi trong thời gian 6 tháng,
chỉ có 1 trường hợp (chiếm tỷ lệ 3,4%) là liệt

TKM vĩnh viễn. Đây là biến chứng gây lo ngại
cho nhiều bệnh nhân, do đó phẫu thuật viên cần
giải thích cho bệnh nhân rõ và yên tâm trước khi
phẫu thuật
2.Việc che khuyết hổng sau phẫu thuật đã
cải thiện vấn đề thẩm mỹ cho bệnh nhân sau mổ.
Việc thực hiện chỉ mất ít thời gian (10 phút), do
đó nên thực hiện việc chuyển cơ để che khuyết
hổng trong lúc phẫu thuật
3.Cần bảo tồn thần kinh tai lớn trong lúc
phẫu thuật để đem lại tính hoàn mỹ cho phẫu
thuật tuyến mang tai

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

6.

7.

Bailey CD (2001) Salivery gland neoplasm.
Chow T.L, Lam C.Y (2001). Sternomastoid-muscle
transpotion improves the cosmetic outcome of superficial

parotidectomy, Br J of Plastic Surgery.
Dulguerov P (1999).Posparotidectomy facial nerve
paralysis: possible etiologic factors and result with
rountine facial nerve monitoring, Laryngoscope, 109(5), pp
754-762.
Hanna E.Y, Suen J.Y(2001). Neoplasm of the salivary
gland, Otolaryngology Head and Neck Surgery, Cuming
C.W, Volume 1, third edition, pp1281-1290.
Laccourey O (1995).Dysfunction of the facial nerve
following
total
consevative
parotidectomy
for
pleomorphic adenoma, Ann Otolaryngol Chir, 112(1-2), pp
63-68.
Linder, Thomas E.M(1997). Frey’s syndrome after
parotidectomy: A restrospective and prospective analysis,
The American laryngological, Rhinological & Otological
society, Inc, Volume 107 (11), pp 1496-1501.
Mackay G.J (1998), Plastic and Maxillofacial surgery, Text
book of Surgery, Sabiston DC, W.B Sauders Company,
Fifthteen edition, pp1298-1324.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
8.

9.


10.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Hồng Ri (1995). Góp phần nghiên cứu kỹ thuật
Redon, luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II chuyên ngành
ung thư học
Session RB, Harrison L B, Forastiere A.A (2000), Tumors of
the salivary gland, Cancer principles and practice of
oncology, Devita V.
Trần Thanh Cường (1999). Bướu lành tuyến mang tai. luận
văn chuyên khoa cấp I chuyên ngành ung thư học

Ung Thư Học

317


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Ung
318 Thư Học

Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Ung Thư Học


Nghiên cứu Y học

319



×