Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu điện thế đáp ứng thị giác ở bệnh nhân xơ cứng rải rác được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.68 KB, 11 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

NGHIÊN CỨU ĐIỆN THẾ ĐÁP ỨNG THỊ GIÁC Ở BỆNH NHÂN
XƠ CỨNG RẢI RÁC ĐƢỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nguyễn Hằng Lan*; Lê Bá Thúc**; Lê Văn Sơn***; Nguyễn Văn Tuận****
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu 84 bệnh nhân (BN) đƣợc chẩn đoán xác định xơ cứng rải rác (XCRR)
nhằm tìm hiểu sự biến đổi giá trị các sóng của VEP, góp phần chẩn đoán sớm bệnh này.
Phƣơng pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Kết quả:
- Ở BN XCRR, tỷ lệ bất thƣờng các sóng VEP 96,4%, bao gồm các sóng N75 xuất hiện với
tần suất 95,2% ở BN nam và 85,7% ở BN nữ; sóng N145 xuất hiện với tần suất 100% ở nam và
93,6% ở nữ; với sóng P100 là 100% ở nam và 96,8% ở nữ.
- Trị số trung bình các sóng của VEP: thời gian tiềm tàng (TGTT) (ms) các sóng N75, P100,
N145 ở nam lần lƣợt là: 89,01 ± 10,32; 122,70 ± 15,62; 148,75 ± 15,07 và ở nữ là 92,92 ± 13,62;
124,10 ± 13,69; 151,05 ± 15,25. Biên độ của các sóng N75, P100, N145 ở nam lần lƣợt là 1,58 ± 1,1;
3,49 ± 2,86; 2,80 ± 2,53 và ở nữ là 1,46 ± 1,15; 3,69 ± 2,73 và 3,35 ± 2,85.
- Các triệu chứng lâm sàng nhƣ giảm thị lực hoặc mất thị lực, rối loạn chức năng vận động
nhƣ liệt một hoặc hai chi, liệt tứ chi, liệt nửa ngƣời cũng nhƣ các tổn thƣơng ở cạnh não thất và
chéo thị/dải thị giác trên MRI ở BN XCRR là những nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ bất thƣờng giá
trị các sóng của VEP so với BN XCRR không có biểu hiện rối loạn trên lâm sàng hoặc tổn
thƣơng trên MRI (p < 0,05).
- Kỹ thuật ghi VEP có độ nhạy 91,4%, độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán XCRR.
* Từ khóa: Bệnh xơ cứng rải rác; Điện thế đáp ứng thị giác.

study on Visual Evoked Potential in multiple
sclerosis patients treated in Bachmai Hospital
summary
The study was carried out on 84 patients who diagnosed as multiple sclerosis. Objjectives:
study the value change of VEP waves, so that we could diagnose early. Method: By using
cross-sectional study.


Results:
- VEP waves in multiple sclerosis patients with unusual rates are 96.4%, including: the
frequency of N75 wave is 95.2% in male patients and 85.7% in female patients; the frequency of
N145 wave is 100 % in male patients and 93.6% in female patients, respectively; P100 wave is
100% in male patients and 96.8% in female patients.
* Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
** Trường Trung cấp Y Bạch Mai
*** Học viện Quân y
**** Bệnh viện Bạch Mai
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hằng Lan ()
Ngày nhận bài: 10/05/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/05/2014
Ngày bài báo được đăng: 04/06/2014

68


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014
- Average value of VEP: latency (ms) of waves N75, P100, N145 in male patients is 89.01 ± 10.32;
122.70 ± 15.62; 148.75 ± 15.07 and female patients is 92.92 ± 13.62; 124.10 ± 13.69; 151.05 ± 15.25,
respectively. Amplitude (µV) of waves N75, P100, N145 in male patients is 1.58 ± 1.1; 3.49 ± 2.86;
2.80 ± 2.53 and female patients is 1.46 ± 1.15; 3.69 ± 2.73 và 3.35 ± 2.85.
- The clinical symptoms are weakness or loss of vision, disorder of motor function such as:
paralysis of one or two limbs, quadriplegia, hemiplegia as well as lesion next to intraventricular
and optic chiasm/optic pathway on MRI in multiple sclerosis patients, that are high risks for
increase of unusual rates of VEP waves compared with multiple sclerosis patients without clinical
disorder symptoms or lesion on MRI (p < 0.05).
- Recorded VEP technique with sensitivity is 91.4%, specificity 100% in diagnosing multiple
sclerosis.
* Key words: Multiple sclerosis; Visual evoked potential.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các kỹ thuật điện sinh lý ngày càng
đƣợc ứng dụng trong lâm sàng thần kinh,
trong đó kỹ thuật ghi điện thế đáp ứng
(Evoked Potentials - EP) đƣợc sử dụng
rộng rãi để thăm dò chức năng hệ thần
kinh (TK) và ứng dụng trong chẩn đoán
sớm bệnh lý TK, góp phần nâng cao hiệu
quả chẩn đoán và điều trị. Trong các
phép ghi EP, kỹ thuật ghi điện thế đáp
ứng thị giác (Visual Evoked Potentials VEP) đƣợc sử dụng để nghiên cứu dẫn
truyền thị giác ở ngƣời bình thƣờng và
một số bệnh lý nhƣ viêm TK thị giác, u
dây TK thị, xơ cứng rải rác... [1, 2 , 9, 10].
Xơ cứng rải rác là một bệnh gây tổn
thƣơng mất myelin ở hệ TK trung ƣơng.
Bệnh xảy ra có xu hƣớng rải rác về thời
gian và không gian, thƣờng tái phát thành
nhiều đợt và để lại di chứng nặng. Bệnh
gặp ở 2,5 triệu ngƣời trên toàn thế giới,
hàng năm có 1% số trƣờng hợp tử vong
vì căn bệnh này. Bệnh gặp ở nữ nhiều
hơn nam, chủ yếu ở ngƣời trẻ (20 - 40
tuổi) [4].
Ở nƣớc ta hiện chƣa có khảo sát dịch
tễ học về XCRR. Tuy nhiên, hai thập niên

trở lại đây, nghiên cứu của một số tác giả
đã khẳng định XCRR thực sự có mặt tại
Việt Nam. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh

ở giai đoạn sớm sẽ làm giảm tỷ lệ di
chứng và tử vong cho ngƣời bệnh. Với
sự hỗ trợ của các phƣơng tiện chẩn đoán
nhƣ chụp MRI, ghi EP, trong đó ghi VEP
đƣợc coi là đáng tin cậy nhất trong các kỹ
thuật trên, cho thấy cần thiết phải đƣa kỹ
thuật ghi VEP vào mục cận lâm sàng
trong quy trình chẩn đoán sớm XCRR [8,
10]. Nghiên cứu biến đổi các giá trị của
VEP trong XCRR cho đến nay vẫn là một
lĩnh vực còn ít đƣợc quan tâm. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài này với mục
tiêu: Đánh giá sự biến đổi thời gian tiềm
tàng và biên độ các sóng N75, P100, N145
của VEP và liên quan của chúng với một
số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
ở BN XCRR.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
84 BN XCRR, gồm 21 BN nam và 63
BN nữ, điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh
viện Bạch Mai, từ 6 - 2004 đến 12 - 2012.

69


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

* Tiêu chuẩn lựa chọn: 84 BN đƣợc

chẩn đoán xác định XCRR theo tiêu chuẩn
chẩn đoán của Mc Donald (2001) [9].
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các trƣờng hợp bệnh lý có ảnh hƣởng
đến VEP nhƣ tăng huyết áp, đái tháo
đƣờng, bệnh hệ TK, tâm thần, sa sút
trí tuệ, Parkinson, động kinh, Migraine,
chấn thƣơng sọ não, mổ sọ não, nghiện
rƣợu hoặc đang sử dụng các thuốc ức
chế TK.
- BN Không hợp tác.
- Thị lực kém, có các bệnh lý về mắt.
- BN khởi phát bệnh < 10 tuổi hoặc
> 60 tuổi.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
có phân tích.
* Địa điểm nghiên cứu: Labo thăm dò
chức năng, Bộ môn Sinh lý học - Trường
Đại học Y Hà Nội.
* Phương tiện, dụng cụ:
- Máy Neuropack 2 MEP - 7120K (Hãng
Nihon Kohden, Nhật Bản), gồm bộ phận
nhận tín hiệu, lọc và khuếch đại tín hiệu,
một máy tính, bàn phím, màn hình, bộ
phận ghi, các điện cực, màn hình 29 inch.
- Một số vật dụng: kem làm sạch da,
kem giảm điện trở giữa da và điện cực, kéo,
băng dính, bông gạc, thƣớc dây.
* Kỹ thuật ghi VEP:

Tiến hành ghi VEP theo quy trình tiêu
chuẩn kỹ thuật đã đƣợc các tác giả châu
Âu và châu Mỹ thống nhất năm 1992 tại
Mỹ [9]:

- Chuẩn máy ghi, đặt thời gian ghi
trong khoảng 300 ms, dải lọc 1 - 100 Hz,
tốc độ kích thích 1 Hz.
- Chuẩn dụng cụ kích thích: kích thích
là bảng ô vuông màu đen trắng xen kẽ;
tần số kích thích 1 Hz (hay tốc độ thay đổi
màu giữa các ô 1 lần/giây).
- Chuẩn bị đối tƣợng, giải thích cho đối
tƣợng các bƣớc tiến hành kỹ thuật.
- Đặt điện cực theo sơ đồ đƣợc thống
nhất tại Mỹ (1992) [9].
- Kích thích từng mắt (chính là sự thay
đổi màu giữa các ô vuông nhờ máy tính)
với 200 kích thích có đáp ứng và máy tự
tính trung bình, kết quả sẽ tính ở lần ghi
có TGTT của sóng ngắn nhất, đỉnh sóng
phải rõ và điện thế của sóng phải lớn
hơn ít nhất 0,5 µV. Quy trình thực hiện
tƣơng tự trong cùng một điều kiện với mắt
còn lại.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Các chỉ số của VEP đánh giá gồm:
TGTT (đơn vị tính ms) và biên độ các
sóng N75, P100, N145 (đơn vị tính µV).
- Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng:

triệu chứng rối loạn vận động, rối loạn thị
lực, rối loạn cảm giác thân; xác định vị trí
và số ổ tổn thƣơng não và tủy sống trên
phim MRI.
- So sánh giá trị các sóng của VEP ở
BN XCRR với các trị số tƣơng ứng trên
ngƣời bình thƣờng cùng lứa tuổi đã đƣợc
công bố trong một nghiên cứu khác của
chúng tôi [3].
* Xử lý số liệu: theo phƣơng pháp
thống kê dùng trong y sinh học.
69


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung của BN XCRR.
Bảng 1: Chiều cao, cân nặng, huyết áp của BN XCRR ( X  SD).
GIỚI
THÔNG SỐ

(n = 21)

p

(n = 63)

Tuổi


32,81  7,80

32,14  8,81

> 0,05

Chiều cao (cm)

169,14  3,88

160,36  5,06

< 0,05

Cân nặng (kg)

60,02  5,81

53,32  5,71

< 0,05

111,47  11,04

110,60  9,77

> 0,05

70,28  8,42


68,41  8,32

> 0,05

Huyết áp tâm thu (mmHg)
Huyết áp tâm trƣơng (mmHg)

Tuổi trung bình của nam và nữ không khác nhau. Các chỉ số về chiều cao, cân nặng
và huyết áp của nhóm BN XCRR đều nằm trong giới hạn bình thƣờng chỉ số sinh học
của ngƣời Việt Nam và không có BN bị tăng huyết áp.
Trong 84 BN, 7 BN (8,33%) khám trong đợt bùng phát đầu tiên, 77 BN (91,67%) đến
khám trong đợt bùng phát thứ hai, không có trƣờng hợp nào mắc bệnh < 20 tuổi, không
có trƣờng hợp nào khởi phát bệnh sau 50 tuổi.
2. Kết quả nghiên cứu VEP ở BN XCRR.
Bảng 2: Tần suất xuất hiện và hình dạng các sóng VEP.
TẦN SUẤT CÁC SÓNG VEP

THÔNG SỐ

Nam (n = 21)

Nữ (n = 63)

N75 (%)

95,2

85,7

P100 (%)


100

96,8

N145 (%)

100

93,6

Các sóng N75 của VEP xuất hiện với tần suất 95,2% ở BN nam và 85,7% ở BN nữ;
sóng N145 xuất hiện với tần số lần lƣợt là 100% ở nam và 93,6% ở nữ, trong khi đó
sóng P100 là 100% ở nam và 96,8% ở nữ.
So sánh kết quả VEP thu đƣợc ở BN XCRR với kết quả ghi VEP ở ngƣời bình thƣờng
cùng giới và cùng độ tuổi (20 - 50 tuổi) trong nghiên cứu khác mà chúng tôi đã công bố [3].
Bảng 3: So sánh TGTT và biên độ sóng VEP ở BN nam XCRR và nhóm nam bình
thƣờng ( X  SD).
THÔNG SỐ

SÓNG VEP

NGƢỜI BÌNH THƢỜNG (n = 90)

N75
TGTT (ms)

P100
N145


Biên độ (µV)

BN XCRR (n = 21)

p

71,68  4,01

89,01 ± 10,32

< 0,01

97,23  2,96

122,70 ± 15,62

< 0,01

126,14  6,28

148,75 ± 15,07

< 0,01

N75

2,44  2,04

1,58 ± 1,18


< 0,05

P100

5,07  2,53

3,49 ± 2,86

< 0,05

N145

5,28  3,19

2,80 ± 2,53

< 0,05

TGTT sóng VEP ở BN nam XCRR dài hơn, biên độ sóng VEP ở BN nam XCRR thấp
hơn so với nhóm nam bình thƣờng cùng độ tuổi có ý nghĩa (p < 0,05 - 0,01).
70


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

Trong số 63 BN nữ, 2 BN không ghi đƣợc sóng VEP, vì vậy, số liệu các sóng VEP
đƣợc tính lµ 61 bản ghi.
Bảng 4: So sánh TGTT và biên độ các sóng VEP giữa nhóm BN nữ XCRR và nhóm
nữ bình thƣờng ( X  SD).
THÔNG SỐ


SÓNG VEP

NGƢỜI BÌNH THƢỜNG (n = 90)

BN XCRR (n = 61)

p

N75

69,50  3,12

92,92  13,62

< 0,01

P100

95,82  3,03

124,10  13,69

< 0,01

N145

123,56  4,77

151,05  15,25


< 0,01

N75

2,60  1,35

1,46  1,15

< 0,05

P100

5,12  2,62

3,69  2,73

< 0,05

N145

5,57  3,27

3,35  2,85

< 0,05

TGTT (ms)

Biên độ (µV)


Các sóng N75, P100 và N145 của VEP ở
BN nữ có TGTT trung bình đều dài hơn
(p < 0,01), còn biên độ các sóng thấp
hơn có ý nghĩa so với ở nhóm nữ ngƣời
bình thƣờng (p < 0,05). Nhƣ vậy, TGTT
trung bình các sóng ở nhóm BN nữ XCRR
đều dài hơn so với TGTT trung bình của
nhóm nữ bình thƣờng.
Ở BN XCRR thƣờng bị tổn thƣơng
mất myelin các sợi trục TK trong não bộ,
trong đó có các sợi trục thuộc đƣờng
dẫn truyền thị giác. Do đó, tốc độ dẫn
truyền điện thế đáp ứng thị giác bị chậm
lại, dẫn đến TGTT của sóng kéo dài hơn
so với bình thƣờng. Biên độ sóng VEP
thể hiện số lƣợng và sự đồng bộ điện
thế hoạt động sinh ra khi dẫn truyền cảm

giác thị giác. Do đó, biên độ các sóng
VEP ở BN XCRR thấp hơn so với
ngƣời bình thƣờng trong nghiên cứu
này, có lẽ do tổn thƣơng bệnh lý làm quá
trình mất myelin ở sợi TK không đồng
đều, dẫn đến xuất hiện điện thế hoạt
động không đồng bộ, do đó biên độ các
sóng VEP ở nhóm BN bao giờ cũng
thấp hơn so với nhóm đối tƣợng bình
thƣờng cùng giới, cùng độ tuổi. Kết quả
này cũng phù hợp với nghiên cứu của

Banyté R, Diem R, Movassat M [5, 6, 10].
Trong số 61 BN nữ XCRR ghi đƣợc VEP,
58 bản ghi VEP có TGTT tất cả các sóng
dài hơn mức bình thƣờng. 3 BN cho kết
quả TGTT các sóng của VEP trong giới
hạn bình thƣờng.

Bảng 5: Liên quan giữa VEP và triệu chứng rối loạn chức năng thị giác ở BN nam
XCRR (n = 84).
VEP

BẤT THƢỜNG

BÌNH THƢỜNG

OR

n

%

n

%

(95%CI)

Giảm thị lực

74


91,4

1

33,3

Bình thƣờng

7

8,6

2

66,7

21,14
(1,70 - 263,43)

TRIỆU CHỨNG VỀ THỊ GIÁC

p

0,029

Ở nhóm BN giảm thị lực có VEP bất thƣờng, tỷ lệ rối loạn chức năng thị giác cao hơn
ở nhóm BN có thị lực bình thƣờng 21,14 lần với 95%CI: 1,70 - 263,43, sự khác biệt có
71



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này cho thấy tổn thƣơng của bệnh ảnh hƣởng đến
dẫn truyền cảm giác thị giác, gây rối loạn về thị giác, do vậy, thƣờng có biểu hiện bất
thƣờng về VEP.
Bảng 6: Liên quan giữa VEP và triệu chứng rối loạn cảm giác ở BN XCRR (n = 84).
VEP

BÌNH THƢỜNG

BẤT THƢỜNG

n

%

n

%



48

59,3

3

100


Không

33

40,7

0

0

RỐI LOẠN CẢM GIÁC

OR
(95%CI)

p

> 0,05

Ở nhóm BN có rối loạn cảm giác, VEP bất thƣờng cao so với nhóm BN không có rối
loạn cảm giác với tỷ lệ lần lƣợt là 59,3% và 100%. Tuy nhiên, sự khác biệt chƣa có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Cảm giác của cơ thể có tính đặc hiệu, các rối loạn cảm giác
tê bì, đau rát chân tay… có đƣờng dẫn truyền cảm giác riêng. Chính vì vậy mà không
có sự khác biệt về VEP giữa nhóm có rối loạn cảm giác và không có rối loạn cảm giác.
Bảng 7: Liên quan giữa VEP và triệu chứng rối loạn vận động ở BN XCRR (n = 84).
VEP

BẤT
THƢỜNG


RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG

OR

BÌNH THƢỜNG

(95%CI)

n

%

n

%



54

66,7

0

0,0

Không

27


33,3

3

100,0

p

0,043

Ở nhóm BN có biểu hiện rối loạn vận động, VEP bất thƣờng cao hơn nhóm không
có rối loạn vận động với tỷ lệ lần lƣợt là 66,7% và 0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05). Điều này cho thấy tổn thƣơng mất myelin luôn đi kèm với rối loạn bất
thƣờng giá trị về TGTT và biên độ sóng của VEP.
Bảng 8: Liên quan giữa VEP và hình ảnh ổ tổn thƣơng cạnh não thất trên MRI (n = 84).
VEP
Ổ TỔN THƢƠNG
CẠNH NÃO THẤT

BẤT THƢỜNG

BÌNH THƢỜNG

n

%

n


%



57

70,4

0

0,0

Không

24

29,6

3

100,0

OR
(95%CI)

p

0,031

Ở nhóm BN có tỷ lệ tổn thƣơng cạnh não thất cã VEP bất thƣờng cao hơn nhóm

BN không có tổn thƣơng cạnh não thất với tỷ lệ lần lƣợt là 70,4% và 0%, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
72


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

Bảng 9: Liên quan giữa VEP và hình ảnh ổ tổn thƣơng chéo thị/dải thị giác trên MRI
(n = 84).
BẤT THƢỜNG

BÌNH THƢỜNG

n

%

n

%



53

65,4

0

0,0


Không

28

34,6

3

100,0

VEP
Ổ TỔN THƢƠNG
Ở CHÉO THỊ/DẢI THỊ GIÁC

OR
(95%CI)

p

0,047

Ở nhóm BN có tổn thƣơng ở chéo thị hoặc dải thị giác VEP bất thƣờng cao hơn
nhóm BN không có tổn thƣơng ở chéo thị giác/dải thị giác, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Bảng 10: Liên quan giữa VEP và hình ảnh ổ tổn thƣơng chất trắng dƣới vỏ trên MRI
(n = 84).
VEP

BÌNH THƢỜNG


BẤT THƢỜNG

Ổ TỔN THƢƠNG
Ở CHẤT TRẮNG DƢỚI VỎ

n

%

n

%



39

48,1

0

0,0

Không

42

51,9


3

100,0

OR

p

(95%CI)

0,245

nhãm BN cã tổn thƣơng chất trắng dƣới vỏ có VEP bất thƣờng cao hơn nhóm BN
không có tổn thƣơng chất trắng dƣới vỏ, sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 11: Liên quan giữa VEP và hình ảnh ổ tổn thƣơng tủy trên MRI (n = 84).
BẤT THƢỜNG

BÌNH THƢỜNG

n

%

n

%



12


14,8

0

0,0

Không

69

85,2

3

100,0

VEP
Ổ TỔN THƢƠNG Ở TỦY

OR

p

(95%CI)

> 0,05

Ở nhóm BN có tổn thƣơng tuỷ, xu hƣớng tỷ lệ VEP bất thƣờng cao hơn ở nhóm BN
không có tổn thƣơng tủy, tuy nhiên, sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 12: Liên quan giữa TGTT các sóng VEP và hình ảnh số ổ tổn thƣơng trên
MRI ở BN XCRR.
VỊ TRÍ

SỐ LƢỢNG
Ổ TỔN THƢƠNG

Não

N75

P100

N145

< 9 ổ (n = 29)

86,18  10,41

117,15  15,15

145,38  14,06

≥ 9 ổ (n = 34)

95,57  12,60

126,16  15,87

154,03  16,19


< 0,05

< 0,05

< 0,05

< 9 ổ (n = 8)

83,74  12,05

112,08  10,29

139,50  16,20

≥ 9 ổ (n = 4)

91,30  2,78

118,30  16,58

143,50  13,43

< 0,05

< 0,05

< 0,05

p

Tủy

p

TGTT CÁC SÓNG VEP (ms; X  SD)

Ở nhóm BN có > 9 ổ tổn thƣơng tăng tín hiệu, giá trị TGTT của sóng VEP kéo dài
hơn so với nhóm có < 9 ổ tổn thƣơng (p < 0,05). Số ổ tổn thƣơng trên MRI càng nhiều,
mức tổn thƣơng càng rộng, do vậy, sẽ ảnh hƣởng đến đến dẫn truyền thị giác nhiều hơn.
73


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

Bảng 13: Liên quan giữa TGTT của sóng VEP và hình ảnh vị trí ổ tổn thƣơng trên
MRI ở BN XCRR.
TGTT CÁC SÓNG VEP (ms;

VỊ TRÍ TỔN THƢƠNG

X  SD)

N75

P100

N145

Cạnh não thất (n = 55) (1)


90,11  10,53

122,10 1 5,26

149,13  12,89

Ở chéo/dải thị giác (n = 51) (2)

91,13  13,42

122,09  16,31

150,00  16,28

Chất trắng dƣới vỏ (n = 39) (3)

91,06  15,28

123,09  19,03

151,11 18,66

Thân não (n = 10) (4)

90,59  14,01

123,30  14,77

147,70  13,78


Tủy sống (n = 12) (5)
p

86,26  10,41

114,15  18,61

140,83  14,84

(1,2,3,4)-5 < 0,05

(1,2,3,4)-5 < 0,05

(1,2,3)-(4,5) < 0,05

Vị trí của ổ tổn thƣơng trên MRI có liên quan với thay đổi giá trị các sóng VEP.
Trong đó, ổ tổn thƣơng ở não (tại vị trí cạnh não thất, ở chéo thị giác hoặc dải thị
giác và chất trắng dƣới vỏ) có kết quả kéo dài TGTT các sóng VEP hơn so với vị trí
ở tuỷ (p < 0,05). Điều này có tính logic, phù hợp với giải phẫu của đƣờng dẫn
truyền thị giác: các sợi TK thị giác qua chéo thị giác tạo thành dải thị giác, đi tới thể
gối ngoài, rồi tới củ não sinh tƣ trên. Từ đây, phần nhiều nhất các sợi TK dẫn
truyền thị giác tạo thành tia thị đi tới vùng vỏ não thị giác ở thùy chẩm, trên đƣờng
đi có các sợi đi qua vùng cạnh não thất bên.
Bảng 14: Độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật ghi VEP với bệnh XCRR (n = 84).
VEP

BÌNH THƢỜNG

BẤT THƢỜNG


MRI

n

%

n

%

Bất thƣờng

74

100,0

0

0,0

Bình thƣờng

7

70,0

3

30,0


Tổng

81

96,4

3

3,6

Se; Sp; Ac

p

0,001

Se = 91,4; Sp = 100,0; Ac = 91,7

Trong 84 BN nghiên cứu, nhóm BN có tổn thƣơng trên MRI có tỷ lệ VEP bất thƣờng
cao hơn nhóm BN có kết quả MRI bình thƣờng. Kỹ thuật ghi VEP có độ nhạy 91,4%, độ
đặc hiệu 100% và độ chính xác 91,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001.
Khi nghiên cứu giá trị kỹ thuật ghi
VEP trong chẩn đoán XCRR, Diem R
[6], Lascano AM [7], Liu R [8] đều
khẳng định phép ghi VEP là kỹ thuật
hữu ích trong chẩn đoán sớm, do bất
thƣờng các giá trị của VEP có vai trò
chỉ điểm sớm rối loạn chức năng dẫn
truyền thị giác trong XCRR, ngay cả khi
triệu chứng lâm sàng đang tiềm tàng,

hoặc khi chụp MRI chƣa phát hiện tổn

thƣơng tƣơng ứng với triệu chứng lâm
sàng trong trƣờng hợp vùng chất trắng
bị tổn thƣơng tƣởng là bình thƣờng. Vì
thế, nhiều tác giả đã xác định độ nhạy
và độ đặc hiệu của kỹ thuật ghi VEP sử
dụng trong chẩn đoán XCRR nhƣ
Movassat M nghiên cứu VEP trên 49
BN XCRR cho kết quả độ nhạy 90% và
độ đặc hiệu 80,5% [10], Balnyté R
nghiên cứu trên 63 BN XCRR cho kết
74


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

quả
độ nhạy 82,5%, độ đặc hiệu
90,5% [5]. Lascano A.M [7] nghiên cứu
VEP trên 26 BN XCRR cho kết quả độ
nhạy 72% và độ đặc hiệu 100%.
KẾT LUẬN
- Ở BN XCRR có tỷ lệ bất thƣờng
các sóng VEP là 96,4% bao gồm: các
sóng N75 xuất hiện với tần suất 95,2% ở
BN nam và 85,7% ở BN nữ; sóng N145
xuất hiện với tần số lần lƣợt là 100% ở
nam và 93,6% ở nữ, trong khi đó sóng
P100 là 100% ở nam và 96,8% ở nữ. 94%

BN XCRR cả nam và nữ có TGTT sóng
N75, P100, N145 đều bị kéo dài và biên độ
các sóng giảm rõ rệt so với ở ngƣời
bình thƣờng (p < 0,05 đến p < 0,01).
- Trị số trung bình các sóng của
VEP: TGTT (ms) các sóng N75, P100, N145
ở nam lần lƣợt là 89,01 ± 10,32; 122,70
± 15,62; 148,75 ± 15,07 và ở nữ là 92,92
± 13,62; 124,10 ± 13,69; 151,05 ± 15,25.
Biên độ (µV) của sóng N75, P100, N145 ở
nam lần lƣợt là 1,58 ± 1,18; 3,49 ± 2,86;
2,80 ± 2,53 và ở nữ là 1,46 ± 1,15; 3,69
± 2,73 và 3,35 ± 2,85.
- Các triệu chứng lâm sàng nhƣ
giảm thị lực hoặc mất thị lực, rối loạn
chức năng vận động nhƣ liệt một hoặc
hai chi, liệt tứ chi, liệt nửa ngƣời cũng
nhƣ các tổn thƣơng ở cạnh não thất và
chéo thị/dải thị giác trên MRI ở BN
XCRR là những nguy cơ cao làm tăng
tỷ lệ bất thƣờng giá trị TGTT các sóng
của VEP so với BN XCRR không có biểu
hiện rối loạn chức năng vận động, cảm
giác trên lâm sàng hoặc không có hình
ảnh ổ tổn thƣơng trên MRI (p < 0,05).

- Kỹ thuật ghi VEP có độ nhạy
91,4%, độ đặc hiệu 100% và độ chính
xác 91,7% trong chẩn đoán XCRR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Chương. Điện thế kích
thích thị giác (Visual Evoked Potentials VEP) trong thực hành lâm sàng thần kinh
học. Chẩn đoán cận lâm sàng. 2008, tập
IV, tr.282-287.
2. Nguyễn Hữu Công. Ứng dụng của
điện thế gợi trong thần kinh học và lâm
sàng học. Hội nghị Thần kinh học TP. Hồ
Chí Minh. 12/2009, tr.2-25.
3. Nguyễn Hằng Lan, Lê Bá Thúc, Lê
Văn Sơn. Một số đặc điểm điện thế đáp
ứng thị giác ở ngƣời bình thƣờng tuổi 20 50. Tạp chí Y học thực hành. 2012, số 2,
tr.116-119.
4. Nguyễn Văn Tuận. Nghiên cứu một
số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
bệnh XCRR tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận
án Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên cứu Khoa
học y dƣợc lâm sàng 108. 2011.
5. Balnytė R, Ulozienė I, Rastenytė D,
Vaitkus A, Malcienė L. Diagnostic value of
conventional Visual Evoked Potentialsappli
ed
to patients with multiple sclerosis.
Medicina (Kaunas). Medicina (Kaunas).
2011, 47 (5), pp.263-269, 37-44.
6. Diem R, Tschirne A, Bähr M.
Decreased amplitudes in multiple sclerosis
patients with normal visual acuity: a visual
evoked potentials study. J Clin Neurosci.
2008, 10 (1), pp.67-70.
7. Lascano AM, Brodbeck V, Lalive PH,

Seeck M, Michel CM. Increasing the
diagnostic value of evoked potentials in
multiple
sclerosis
by
quantitative
topographic analysis of multichannel
recordings. J Clin Neurophysiol. 2009,
Oct, 26 (5), pp.316-325.
8. Liu R, Zhang Z. The application of
visual evoked potentials for the
diagnosis

72


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014
and treatment of multiple sclerosis.
International Review of Ophthalmology.
2012, V36 (2), pp.138-142.
9. Mc Donald I, Compston A, Edan G et
al. Recommended diagnostic criteria for
multiple sclerosis: guidelines from the
international panel on the diagnosis of
multiple sclerosis. Annal Neurol. 2001, 50,
pp.121-127.
10. Movassat M, Piri N et al. Visual evoked
potential study in multiple sclerosis disease.
Iranian Journal of Ophthalmology. 2009, 21
(4).


71


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2014

72



×