Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ cystatin C với creatinin huyết thanh và mức lọc cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.09 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CYSTATIN C VỚI
CREATININ HUYẾT THANH VÀ MỨC LỌC CẦU THẬN Ở
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 CÓ TỔN THƢƠNG THẬN
Phạm Quốc Toản*; Hoàng Trung Vinh*; Nguyễn Văn Tiến*
TãM T¾T
Mục tiêu: khảo sát liên quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh với creatinin huyết thanh
và mức lọc cầu thận ước lượng dựa vào creatinin (MLCTcre). Đối tượng và phương pháp: 136
bệnh nhân (BN) đái tháo đường týp 2 được khám lâm sàng, xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa:
glucose, creatinin, cystatin C trong máu, protein niệu/24 giờ, microalbumin niệu (MAU). Mức lọc
cầu thận (MLCT) ước lượng dựa vào nồng độ creatinin, cystatin C. Kết quả: có mối tương quan
mức chặt giữa nồng độ cystatin C và mức lọc cầu thận ước lượng bằng cystatin C huyết thanh
(MLCTcys) với creatinin và MLCTcre; tuy nhiên, ở BN tổn thương thận, MLCTcre ≥ 60 ml/phút th×
tương quan mức trung bình, ít và không có ý nghĩa. Ước lượng MLCT dựa vào cystatin C làm
tăng thêm tỷ lệ BN suy thận (29,4%) so với ước lượng bằng creatinin huyết thanh. Kết luận:
cystatin C có thể thay thế để đánh giá chức năng thận, ước lượng mức lọc cầu thận dựa vào
cystatin C để phát hiện những BN suy thận mà chưa phát hiện được dựa vào creatinin.
* Từ khóa: Bệnh thận do đái tháo đường; Cystatin C; Mức lọc cầu thận.

Association between Serum Cystiatin C and Serum Creatinine Levels,
Creatinine-based Estimated GFR in Type 2 Diabetic Nephropathy Patients
Summary
Objective: To examine the association between serum cystatin C levels and cystatin C-based
estimated GFR with serum creatinine levels and creatinine-based estimated GFR. Subjects and
methods: Cross-sectional description study of 136 diabetic nephropathy patients. All patients
were clinically examined and performed fasting plasma glucose, creatinin, cystatin C, 24 hour
proteinuria, MAU. GFR were estimated based on cystatin C and creatinine. Results: Cystatin C
levels, cystatin C-based estimated GFR were strongly and significantly correlated to creatinine
levels and creatinine-based estimated GFR in all stages of diabetic nephropathy patients; but
these correlations were weakly in MAU positive and MAC positive patients with creatinine-based


estimated GFR ≥ 60 ml/min. Increased 29.4% of renal failure patients by cystatin C-based

56


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015
estimated GFR in comparision with creatinine-based estimated GFR. Conclusion: Cystatin C
can be considered as an indicator of kidney function in diabetic nephropathy patients.
* Key word: Diabetic nephropathy; Cystatin C; GFR.
* BÖnh viÖn Qu©n y 103
Người phản hồi (Corresponding): Ph¹m Quèc To¶n ()
Ngày nhận bài: 16/10/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 27/12/2014

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn tính do đái tháo đường
là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy
thận giai đoạn cuối ở các nước phát triển
và ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Chẩn
đoán bệnh thận mạn tính dựa vào dấu
hiệu tổn thương thận hoặc giảm MLCT.
Ước lượng MLCT dựa vào creatinin huyết
thanh (MLCTcre) đang được sử dụng rộng
rãi trong lâm sàng. Tuy nhiên, phương
pháp này có độ chính xác hạn chế ở giai
đoạn sớm bệnh thận mạn tính. Cystatin C
là một protein gồm 120 axít amin có trọng
lượng phân tử nhỏ, được sản sinh ở tất
cả các tế bào có nhân trong cơ thể với
mức độ ổn định, được lọc tự do qua cầu

thận, tái hấp thu và chuyển hóa tại ống
thận mà không tái hấp thu vào máu. Do
vậy, nó có đầy đủ điều kiện của chất nội
sinh để ước lượng MLCT. Đề tài nghiên
cứu này nhằm mục tiêu: Khảo sát mối liên
quan giữa nồng độ cystatin C huyết thanh
với creatinin huyết thanh và MLCT ở BN
ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.

57

136 ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận,
chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1 (N1): 61 BN microalbumin
niệu (+) với MLCTcre ≥ 60 ml/phút.
+ Nhóm 2 (N2): 37 BN macroalbumin
niệu (+) với MLCTcre ≥ 60 ml/ phút.
+ Nhóm 3 (N3): 38 BN có MLCTcre
< 60 ml/phút.
BN đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết
Trung ương từ tháng 5 đến tháng 12 2012.
Loại trừ khỏi nghiên cứu những BN có
bệnh lý cấp tính: nhồi máu cơ tim cấp
tính, đột quỵ não, nhiễm khuẩn, tiền hôn
mê và hôn mê.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang,

so sánh.
* Nội dung nghiên cứu:
- Khám lâm sàng.
- Xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa
máu lúc đói: glucose, HbA1c, creatinin.
- MLCTcre theo công thức MDRD: MLCTcre
(ml/phút/1,73 m 2) = 186 x (nồng độ
creatinin/88,4)-1,154 x (tuổi)-0,203
- Phương pháp lựa chọn đối tượng:


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

+ Nếu BN có MLCTcre < 60 ml/phút:
đưa vào nhóm 3.
+ Nếu BN có MLCTcre ≥ 60 ml/phút: xét
nghiệm protein niệu/24 giờ.
+ Protein niệu (+): đưa vào nhóm 2
+ Nếu protein niệu/24 giờ (-), xét nghiệm
microalbumin niệu (MAU): MAU (+): đưa
vào nhóm 1; MAC (+): đưa vào nhóm 2;
MAU (-): không chọn vào nhóm nghiên cứu.
- Xét nghiệm cystatin C huyết thanh
bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục,
lấy mẫu máu buổi sáng cho tất cả BN.
* Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên
cứu:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán tổn thương
thận dựa vào tiêu chuẩn Hội Thận học
Hoa Kỳ (2012), mức albumin niệu tính

theo tỷ lệ ACR: albumin/creatinin niệu
(mg/g): < 30 là bình thường (MAU (-));
30 - 300: MAU (+); > 300: MAC (+).
MLCT chia làm 5 mức, mức 3 chia thành
3a và 3b.
- MLCTcys tính theo công thức được
Hội Thận Quốc tế KDIGO khuyến cáo áp
dụng (Stevens A đề xuất năm 2008):
MLCTcys = 76,7 x CysC - 1,19.
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của đối tƣợng
nghiên cứu.
Bảng 1: So sánh tuổi, giới của BN.

Nam/nữ
(%/%)
Tuổi (năm)

58

N1

N2

N3

(n = 61)


(n = 37)

(n = 38)

47,5/52,5 37,8/62,2 57,9/42,1
62,4 ±

63,4 ±

64,3 ±

p

11,5

10,9

- Tỷ lệ giới giữa các nhóm khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
- Tuổi trung bình khác biệt chưa có ý
nghĩa ở BN đái tháo đường týp 2 có tổn
thương thận.
2. Mối liên quan giữa nồng độ cystatin
C huyết thanh, MLCTcys với creatinin
huyết thanh và MLCTcre.
Bảng 2: Tương quan giữa nồng độ
cystatin C với creatinin huyết thanh,
cystatin C và MLCT cys với MLCT cre ở BN
đái tháo đường týp 2 tổn thương thận
(n = 136).

r

p

Cystatin C với creatinin

y = 0,010x +
0.376

0,84

< 0,05

MLCTcys với MLCTcre

y = 0,993 x 3,251

0,74

< 0,05

Cystatin C với MLCTcre

y = -0,023x +
3,094

-0,77

< 0,05


- Có mối tương quan thuận mức độ chặt
chẽ giữa nồng độ cystatin C với creatinin
huyết thanh, giữa MLCTcys với MLCTcre ở
BN đái tháo đường týp 2 có tổn thương
thận.
- Có mối tương quan nghịch mức độ chặt
chẽ giữa nồng độ cystatin C với MLCTcre ở
BN đái tháo đường týp 2 có tổn thương
thận.
Bảng 3: Tương quan giữa nồng độ
cystatin C với creatinin huyết thanh, cystatin
C và MLCTcys với MLCTcre ở BN đái tháo
đường týp 2 suy thận mạn tính (n = 38).

> 0,05
> 0,05

7,3

Cystatin C với

y = 0,009 x +

r

p

0,83

< 0,05



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015
creatinin

0,638

MLCTcys với
MLCTcre

y = 0, 583 x +
10,27

0,74

< 0,05

Cystatin C với
MLCTcre

y = -0,049x +
4,067

-0,75

< 0,05

- Có mối tương quan thuận mức độ chặt
chẽ giữa nồng độ cystatin C với creatinin
huyết thanh, giữa MLCTcys với MLCTcre ở

BN đái tháo đường týp 2 suy thận mạn tính.
- Có mối tương quan nghịch mức độ chặt
chẽ giữa nồng độ cystatin C với MLCTcre ở
BN đái tháo đường týp 2 suy thận mạn tính.
Bảng 4: Tương quan giữa nồng độ
cystatin C với creatinin huyết thanh,
cystatin C và MLCTcys với MLCTcre ở BN
đái tháo đường týp 2 MAU (+) (n = 61).

Cystatin C với creatinin

r

p

0,06

> 0,05

MLCTcys với MLCTcre

y = 0,743 x +
14,99

0,46

< 0,05

Cystatin C với MLCTcre


y = -0,002x +
1,103

-0,3

< 0,05

- Giữa nồng độ cystatin C với creatinin
huyết thanh ở BN đái tháo đường týp 2
MAU (+) tương quan chưa ý nghĩa.
- Có mối tương quan thuận mức độ
vừa giữa MLCTcys với MLCTcre ở BN đái
tháo đường týp 2 MAU (+).
- Có mối tương quan nghịch mức độ ít
giữa nồng độ cystatin C với MLCTcre ở BN
đái tháo đường týp 2 suy thận mạn tính.
Bảng 5: Tương quan giữa nồng độ
cystatin C với creatinin huyết thanh,
cystatin và MLCTcys với MLCTcre ở BN đái
tháo đường týp 2 MAC (+) (n = 37).

p

Cystatin C với creatinin

y = 0,005 x +
0,816

0,24


< 0,05

MLCTcys với MLCTcre

y = 0,477 x +
25,45

0,37

< 0,05

Cystatin C với MLCTcre

y = -0,008x +
1,778

-0,30

< 0,05

- Có mối tương quan thuận mức độ ít
và vừa giữa nồng độ cystatin C với creatinin
huyết thanh, giữa MLCTcys với MLCTcre ở
BN đái tháo đường týp 2 MAC (+).
+ Có mối tương quan nghịch mức độ ít
giữa nồng độ cystatin C với MLCTcre ở
BN đái tháo đường týp 2 MAC (+).
3. So sánh tỷ lệ BN suy thận dựa vào
MLCTcys với creatinin huyết thanh.
Bảng 6: So sánh tỷ lệ BN theo MLCTcys

và creatinin huyết thanh dựa vào phân mức
MLCT của khuyến cáo KDIGO (2012).
MLCTcys

MLCTcre

MLCT

n

%

n

%

1

23

16,9

20

14,7

2

35


25,8

78

57,3

3a

31

22,8

11

8,1

3b

27

19,8

13

9,6

4

18


13,2

11

8,1

5

2

1,5

3

2,2

Tổng

136

100

136

100

p

< 0,05


- Tỷ lệ BN thuộc các mức MLCTcys khác
biệt có ý nghĩa so với ước lượng dựa vào
creatinin.
- Tỷ lệ BN suy thận (mức 3a đến 5)
trong nhóm nghiên cứu tăng thêm khi
ước lượng MLCTcys là 29,4%.
BÀN LUẬN

59

r


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

Kết quả nghiên cứu cho thấy đái tháo
đường týp 2 chủ yếu xuất hiện ở người
cao tuổi, ở cả nam ở nữ, chưa thấy khác
biệt về tuổi trung bình giữa các nhóm BN
có mức độ tổn thương thận khác nhau
(bảng 1). Phân tích chung BN nghiên cứu
thấy giữa cystatin C với creatinin huyết
thanh, giữa MLCTcys với MLCTcre có mối
tương quan thuận mức chặt chẽ. Ngoài
ra, nồng độ cystatin C đơn độc cũng có
tương quan nghịch mức chặt chẽ với
MLCTcre (bảng 2). Điều này cho thấy
cystatin C có thể thay thế creatinin trong
đánh giá chức năng thận ở BN đái tháo
đường. Tuy vậy, mức tương quan thay

đổi theo giai đoạn tiến triển tổn thương
thận. Phân tích nhóm BN có tổn thương
thận giai đoạn sớm ((MAU (+) hoặc
MAC(+)), nhưng MLCTcre ≥ 60 ml/phút
thấy giữa cystatin C với creatinin huyết
thanh, giữa MLCTcys với MLCTcre và cystatin
C với MLCTcre có mối tương quan không
ý nghĩa, tương quan ít và trung bình
(bảng 3, bảng 4). Kết quả phân tích này
có thể lý giải, do BN có MAU (+) hoặc
MAC (+) đã xuất hiện những biến đổi cấu
trúc thận ở giai đoạn sớm, sự biến đổi
này có thể chưa hoặc ít ảnh hưởng tới
chức năng lọc sạch những chất có phân
tử nhỏ như creatinin, nhưng có thể đã
làm giảm khả năng lọc các chất có trọng
lượng phân tử lớn hơn 6000 dalton như
cystatin C. Bình thường, cystatin C được
lọc tự do qua cầu thận nên có nồng độ
hằng định, khi thận tổn thương gây giảm
lọc sẽ làm tăng nồng độ cystatin C trong
máu. Khi đó, ước lượng MLCT dựa vào
60

cystatin C cũng biến đổi tương ứng với
mức độ tổn thương thận ở giai đoạn sớm.
Ở giai đoạn tiến triển tiếp theo, khi cấu
trúc ở thận do đái tháo đường biến đổi
ngày một nặng sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới
khả năng lọc của cầu thận, ngay cả với

chất hòa tan có trọng lượng phân tử nhỏ
như creatinin, gây giảm MLCT rõ rệt
(MLCTcre < 60 ml/phút). Khi đó, khả năng
lọc của cầu thận với cystatin C và với
creatinin đều bị ảnh hưởng lớn. Kết quả
phân tích cho thấy, ở BN có MLCTcre < 60
ml/phút có mối tương quan mức độ chặt
giữa nồng độ cystatin C với creatinin,
giữa MLCTcys với MLCTcre và cystatin C
với MLCTcre (bảng 5). Như vậy, ở BN đái
tháo đường týp 2 tổn thương thận giai
đoạn sớm, nồng độ cystatin C huyết
thanh biến đổi, trong khi nồng độ creatinin
biến đổi chưa rõ ràng. Nói cách khác,
nồng độ cystatin C huyết thanh phản ánh
biến đổi chức năng thận ở giai đoạn sớm
tương ứng mức độ tổn thương thận ở BN
ĐTĐ týp 2.
Cystatin C biến đổi theo xu hướng
tăng lên ở BN đái tháo đường týp 2 có
tổn thương thận giai đoạn sớm, do đó
MLCTcys cũng biến đổi theo xu hướng
giảm, có thể thấp hơn ngưỡng 60
ml/phút, trong khi MLCTcre vẫn bình
thường hoặc giảm nhẹ và ở trên ngưỡng
60 ml/phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ BN theo mức MLCT trong phân loại
bệnh thận mạn tính khi MLCTcys khác biệt
có ý nghĩa so với creatinin; tỷ lệ BN suy
thận tăng thêm 29,4% khi MLCTcys so với

ước lượng bằng creatinin huyết thanh
(bảng 6). Do đó, nếu chỉ đánh giá MLCT
bằng creatinin đơn độc sẽ bỏ sót đáng kể


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

BN có suy thận mà không được chẩn
đoán. Theo khuyến cáo của Hội Thận
Quốc tế KDIGO (2012) về chẩn đoán bệnh
thận mạn tính nói chung và bệnh thận
mạn do đái tháo đường nói riêng, cystatin
C được sử dụng như chỉ điểm sinh học
giúp khẳng định chẩn đoán suy thận khi
MLCTcre cho giá trị xấp xỉ 60 ml/phút.
KẾT LUẬN
Khảo sát mối liên quan nồng độ
cystatin C huyết thanh, MLCTcys với nồng
độ creatinin huyết thanh và MLCTcre ở
136 BN đái tháo đường týp 2 tổn thương
thận cho thấy:
- Nồng độ cystatin C huyết thanh
tương quan thuận mức độ chặt với
creatinin, tương quan nghịch mức độ chặt
với MLCTcre. MLCTcys tương quan thuận
mức độ chặt với MLCTcre.
- Ở BN đái tháo đường týp 2 tổn
thương thận giai đoạn sớm với MLCTcre ≥
60 ml/phút, cystatin C tương quan mức ít
với creatinin huyết thanh và MLCTcre;

MLCTcys tương quan thuận mức vừa với
MLCTcre.
- Khi ước lượng mức lọc cầu thận
bằng cystatin C, tỷ lệ BN suy thận tăng
thêm 29,4% so với ước lượng bằng
creatinin huyết thanh.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Byung-Wan Lee, Sung-Hee Ihm. The
comparison of cystatin C and creatinine as an
accurate serum marker in the prediction of
type 2 diabetic nephropathy. Diabetes
Research and Clinical Practice. 2007, Vol 78,
pp.428-434.
2. Frans J. Hoek. A comparison between
cystatin C, plasma creatinine and the
Cockcroft and Gault formula for the estimation
of glomerular filtration rate. Nephrol Dial
Transplant. 2003, Vol 18, pp.2024-2031.
3. Grubb A. Cystatin C as a biomarker in
kidney disease. Biomarker in Kidney Disease.
First edition. 2011, pp.291-306.
4. Jan Kyhse-Andersen, Camilla Schmidt.
Serum cystatin C, determined by a rapid,
automated

particle-enhanced


turbidimetric

method, is a better marker than serum
creatinine for glomerular filtration rate. Clinical
Chemistry. 1994, Vol 40 (10), pp.1921-1926.
5. Lesley

A

Stevens, Josef Coresh.

Estimating GFR using serum cystatin C alone
and in combination with serum creatinine: A
pooled analysis of 3,418 individuals with CKD.
American Journal Kidney Disease. 2008, Vol
51 (3), pp.395-406.
6. Stevens G. Serum cystatin C is superior to
serum creatinine as a marker of kidney
function: a meta-analysis.Am J Kidney Dis.
2002, Vol 40 (2), pp.221-226.


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

62



×