Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.56 KB, 7 trang )

NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Phan Thị Hằng*, Nguyễn Văn Trương*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) ở trẻ sơ sinh làm gia tăng tỉ lệ tử vong và nguy cơ tàn tật, đồng thời tăng
chi phí điều trị và tăng thời gian nằm viện của trẻ. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về thực trạng nhiễm khuẩn sơ sinh tại
bệnh viện vẫn còn rất hạn chế.
Mục tiêu: Ước lượng tỉ lệ và tìm yếu tố nguy cơ dẫn đến NKBV tại khoa sơ sinh của BV. Hùng Vương.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu đoàn hệ đơn tiền cứu tiến hành từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2007,
thu nhận được 955 trẻ. Chẩn đoán NKBV dựa trên tiêu chuẩn của CDC.
Kết quả: Có 150 trường hợp bị nhiễm khuẩn sau nhập viện 48 giờ với 249 lượt nhiễm khuẩn. Tỉ lệ NKBV chung là
15,7% (KTC95%: 13,4-18,0), trong khi tỉ lệ này tại phòng săn sóc tích cực là 21,7% (KTC95%: 18,2-25,3). Có 82 trường
hợp được chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp dưới (bao gồm viêm phổi và viêm khí phế quản) chiếm tỉ lệ 38,9%, có 55 trường hợp
chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết (26,1%). Yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn hô hấp dưới là bé có bệnh lí bẩm sinh, có sử dụng
kháng sinh dự phòng, thời gian nằm viện lâu, thời gian truyền dịch kéo dài. Bé có thời gian truyền dịch kéo dài, bé non tháng,
có thở máy và là bé trai có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao hơn.
Kết luận: Cần phải tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt hơn đối với những trường hợp bé
non tháng, thở máy, có truyền dịch. Hơn nữa hạn chế việc lạm dụng kháng sinh và giảm thiểu thời gian nằm viện rất cần để
làm giảm nguy cơ NKBV.
Từ khóa: nhiễm khuẩn bệnh viện, chăm sóc sơ sinh, chăm sóc tích cực sơ sinh, tỉ lệ nhiễm khuẩn, yếu tố nguy cơ, nhiễm
khuẩn huyết, viêm hô hấp dưới, kháng sinh dự phòng.
ABSTRACT

NOSOCOMIAL INFECTION IN NEONATAL DEPARMENT AT HUNG VUONG
HOSPITAL
Phan Thi Hang, Nguyen Van Truong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - No 3 – 2010: 157 - 162
Background: Nosocomial infections in newborns increase morbidity and mortality, as well as hospital costs and hospital
stay. Data of nosocomial infection newborns is still limited in Viet Nam.
Objectives: to estimate the cumulative incidence rate and to determine risk factors associated with nosocomial infection
in neonatal department in Hung Vuong hospital.
Methodology: We conducted a single cohort study from June to December, 2007 with 955 neonates enrolled. CDC


criteria (2004) were used to diagnose nosocomial infection.
Results: 150 cases had diagnosis of infection after 48 hours admission with 249 episodes. The overall rate of nosocomial
infection is 15.7% (95%CI: 13.4-18.0), and that in NICU is 21.7% (95%CI: 18.2-25.3). 82 cases (38.9%) had lower
respiratory tract infection (included pneumonia and bronchitis, broncho-alveolitis), 55 cases (26.1%) had blood stream
infection. Risk factors of lower respiratory tract infection were having congenital diseases, using prophylactic antibiotic,
prolonged hospital stay and peripheral vascular infusion. Having prolonged peripheral vascular infusion, mechanical
ventilation, or being boy or preterm neonate are risk factors of blood stream infection.
Conclusion: Infection control practice have to be improved particularly in taking care of neonates who is preterm,
having mechanical ventilation, or peripheral vascular transfusion. Moreover, control of antibiotic overuse and reduction of
hospital stay are also important to decrease nosocomial infection.

* Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hùng Vương, Tp. HCM
Tác giả liên hệ: ThS.BS Phan Thị Hằng

ĐT: 0908 22 06 76

Email:
157


Key words: nosocomial infection, neonatal care, neonatal intensive care unit, infection rate, risk factors, blood stream
infection, lower respiratory tract infection, prophylactic antibiotic.
Đặc ñiểm
TB
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa thai
86 (09,0)
Tăng khả năng sống của trẻ sơ sinh tại các khoa
Chẩn ñoán lúc
Non tháng

248 (26,0)
nhi và trung tâm săn sóc tích cực nhi vẫn luôn là sự
nhập khoa
Suy

hấp
225
(23,6)
thách thức đối với các nhà lâm sàng. Mặc dù với sự
Vàng da
142 (14,9)
tiến bộ của các kĩ thuật hồi sức sơ sinh có thể hồi sức
Ngạt
107 (11,2)
tốt những trẻ non tháng hoặc cực non nhưng tỉ lệ tử
Khác
233 (24,3)
vong ở trẻ sơ sinh vẫn còn rất cao. Trên thế giới, ước
Cách
sanh
Mổ
lấy
thai
325
(34,0)
đoán có đến 3,9 triệu trẻ sơ sinh chết trên tổng số 10,8
Sanh thủ thuật
156 (16,3)
triệu trẻ em tử vong hàng năm. Hơn 96% tổng số tử
Sanh thường

474 (49,7)
vong sơ sinh xảy ra ở các nước đang phát triển(5). Tại
Apgar 5’ <7
131 (13,7)
các nước đang phát triển, tử vong sơ sinh chiếm đến
Dị tật bẩm sinh
58 (06,1)
3,4% trẻ sinh sống. Trong đó nguyên nhân tử vong
(27)
hàng đầu là do nhiễm khuẩn . Khi mắc nhiễm
Tình trạng xuất Xuất viện khỏe mạnh 861 (90,1)
viện
khuẩn bệnh viện (NKBV), tỉ lệ tử vong gia tăng gần
Chuyển tuyến trên
10 (01,1)
gấp 2 lần(9). Tỉ lệ này thay đổi từ 22,4% đến 24,1%(1,18),
Tử vong
84 (08,8)
trong khi tỉ lệ tử vong chung là 14,7%(18). Nhiễm
Số liệu trình bày là trung bình ± ĐLC hoặc số ca (%)
khuẩn sơ sinh gây tàn tật cho những trẻ còn sống sót
Phương pháp và đối tượng
lên đến 20%(4).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu
Vào năm 2000, Việt Nam có số tử vong trẻ em
từ 10/6/2007 đến 13/12/2007 thu nhận tất cả những
dưới 5 tuổi là 96.000(5). Tỉ lệ NKBV ở trẻ em tại một
trường hợp bé nằm tại khoa nhi trên 48 giờ. Những
trung tâm nhi lớn của Việt Nam còn khá cao, chiếm
bé có chẩn đoán nhiễm khuẩn bào thai được loại ra

23%(10). Tình trạng quá tải, thiếu trang thiết bị, tỉ lệ
khỏi nghiên cứu. Mỗi ngày, các thành viên trong
tuân thủ đối với các nguyên tắc chống nhiễm khuẩn
nhóm nghiên cứu sẽ thu thập số liệu các bà mẹ có bé
còn thấp vẫn là những vấn đề thường gặp ở các bệnh
thỏa điều kiện thu nhận. Tại khoa nhi, các bác sĩ sẽ ghi
viện nhi, sản nhi(11,15,28). Trong khi tỉ lệ bệnh nhi/điều
nhận số liệu và theo dõi bé cho đến khi xuất viện,
dưỡng thường cao và ít khi được thay đổi, việc thực
chuyển viện hoặc tử vong. Những trường hợp NKBV
hiện những nghiên cứu giám sát NKBV ở trẻ sơ sinh
sẽ được báo cho các bác sĩ thuộc nhóm nghiên cứu để
đã được nhiều nơi trên thế giới tiến hành và chứng
trực tiếp đánh giá và chẩn đoán bệnh lí nhiễm khuẩn
minh rằng đây là một biện pháp có thể giúp làm giảm
theo tiêu chuẩn của CDC(12).
tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh(14, 21).
Tỉ lệ NKBV được tính theo tỉ lệ nhiễm
Mục tiêu nghiên cứu
khuẩn/1000 bệnh nhi–ngày, tỉ lệ nhiễm khuẩn/tổng số
Tại bệnh viện Hùng Vương, do đặc thù của một
bé nhập nhi. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ
bệnh viện sản nhi, đa số các bé sơ sinh nhập khoa nhi
sinh tại bệnh viện đã nêu trong y văn được phân tích
được sinh ra trong bệnh viện, do đó, có nhiều khả
đơn biến thăm dò để lựa chọn các biến cho mô hình
năng các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn sơ sinh
hồi quy logistic, với ngưỡng P <0,25. Dùng phương
cũng như phổ vi khuẩn tại khoa nhi có thể khác với
pháp loại dần để tìm mô hình hồi qui cuối cùng. Số

những trung tâm nhi lớn như bệnh viện Nhi đồng 1
liệu được nhập vào phần mềm Excel và phân tích
và 2. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh và các yếu tố
bằng phần mềm STATA.
nguy cơ qua hệ thống giám sát là bước cơ bản đầu
KẾT QUẢ
tiên cần thiết để xác định các đặc điểm dịch tễ học về
Trong thời gian nghiên cứu có 1015 trẻ sơ sinh
mô hình bệnh. Từ đó tiến hành các can thiệp để làm
nhập
khoa nhi, nhưng chỉ có 955 trẻ thỏa tiêu chuẩn
giảm tình trạng NKBV tại khoa sơ sinh.
nằm khoa nhi trên 48 giờ.
Bảng 1. Đặc điểm của mẫu khảo sát (955 ca)
Đặc điểm chung
Đặc ñiểm
TB
Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu được
Cân nặng (gam)
2532 ± 724
trình bày trong Bảng 1. Có 856 bé được sanh tại
Giới tính nam
493 (51,6)
158


Bệnh viện Hùng Vương, và còn lại là từ những
bệnh viện hoặc trung tâm khác chuyển đến. Vì vậy,
chỉ có những bé này mới được ghi nhận yếu tố
nguy cơ có mẹ tiền sản giật 11,2% (96/856). Có 753

trường hợp xác định được tuổi thai theo siêu âm 3
tháng đầu hoặc theo kinh chót, với tuổi thai trung
bình là 36,9 ± 3,3 tuần. Trung vị ngày tuổi lúc nhập
khoa nhi là 1,0 ngày (1 – 26). Đa số thời gian nằm
tại khoa nhi là 7,0 ngày (3 - 134). Trung vị thời gian
từ khi nhập khoa đến khi có chẩn đoán nhiễm
khuẩn là 8 ngày (2 - 56). Có 520 bé nằm tại phòng
săn sóc tích cực (54,5%). Trung vị thời gian nằm tại
phòng săn sóc tích cực là 3 ngày (1 - 70). Trong
nghiên cứu có đến 44,7% bé có cân nặng <2500g
(427/955). Trong đó, có 64 trường hợp bé có cân
nặng dưới 1500g (6,7%). Bé có cân nặng nhẹ nhất có
thể nuôi sống được là 1000g, tương ứng với tuổi
thai là 29 tuần (kinh chót).
Tỉ lệ tử vong ở nhóm NKBV là 22% (33/150) trong
khi tỉ lệ tử vong ở nhóm không nhiễm khuẩn chỉ
chiếm 6% (51/805).
Tỉ lệ NKBV
Trong 955 trường hợp thu nhận vào nghiên cứu,
có 166 trường hợp bé được chẩn đoán nhiễm khuẩn
(chiếm 17,4%), kể cả những trường hợp nhiễm khuẩn
trước khi nhập nhi 48 giờ. Có 150 trường hợp bị
nhiễm khuẩn sau nhập viện 48 giờ với 249 lượt nhiễm
khuẩn. Trong đó, số trẻ nhiễm khuẩn trên tổng số
nhập viện ở khoa sơ sinh là 15,7% (KTC95%: 13,418,0), tỉ lệ này tại phòng săn sóc tích cực (NICU) lên
đến 21,7% (KTC95%: 18,2-25,3). Tỉ lệ NKBV/1000 bệnh
nhân – ngày là 13,0 (KTC95%: 11,0-15,3), tỉ lệ này ở
NICU là 44,8 (36,9-53,8). Số lượt nhiễm khuẩn/tổng số
ca nhập nhi là 24,5%.
Tỉ lệ nhiễm khuẩn theo vị trí

Có 62 lượt chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và có
18 lần có kết quả cấy máu dương tính. Trong số 150 ca
NKBV, có 55 ca bị ít nhất 1 đợt nhiễm khuẩn huyết
(Bảng 2).
Tại NICU của bệnh viện Hùng Vương không đặt
đường truyền tĩnh mạch trung tâm, có 1 trường hợp
duy nhất được đặt catether tĩnh mạch rốn vì bé bị
shock dịch truyền. Trường hợp này không bị nhiễm
khuẩn huyết.
Tỉ lệ sử dụng catether ngoại biên ở tất cả những
trường hợp nằm tại khoa nhi được tính bằng số
catheter ngoại biên–ngày/số bệnh nhân–ngày điều trị
(3978/11506 = 34,6).

Có 709 ca được đặt đường truyền tĩnh mạch
ngoại biên và tổng thời gian đặt là 3978 ngày. Trong
62 lượt chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết có 61 trường
hợp có đường truyền tĩnh mạch ngoại biên. Vì vậy, tỉ
lệ nhiễm khuẩn huyết trên 1000 catether-ngày là 15,3.
Bảng 2. Tỉ lệ nhiễm khuẩn theo vị trí
Số lượt bệnh (%) Số ca (%)
Nhiễm khuẩn huyết
62 (24,9)
55 (26,1)
Viêm phổi
98 (39,4)
78 (37,0)
Viêm khí quản
4 (01,6)
4 (01,9)

Viêm hô hấp trên
38 (15,3)
29 (13,7)
Viêm dạ dày ruột
17 (06,8)
17 (08,1)
Viêm ruột hoại tử
1 (00,4)
1 (00,5)
Viêm rốn
2 (00,8)
2 (00,9)
Mụn mủ trẻ em
3 (01,2)
3 (01,4)
Viêm kết mạc
23 (09,2)
21 (10,0)
Viêm mô bàn chân
1 (00,4)
1 (00,5)
Tổng cộng
249 (100,0)
211 (100,0)
Viêm hô hấp dưới chiếm 41% tổng số NKBV, với
102 lượt chẩn đoán. Có 166 trường hợp được lưu nội
khí quản, trong đó, có 66 ca được chẩn đoán NKBV.
Tỉ lệ viêm hô hấp dưới có liên quan đến lưu nội khí
quản là 33,3 (102/306 ngày-nội khí quản).
Yếu tố nguy cơ NKBV

Hai mô hình hồi qui logistic riêng biệt được xây
dựng đối với kết cục nhiễm khuẩn huyết và nhiễm
khuẩn hô hấp dưới (Bảng 3).
Trẻ càng nhẹ cân, thời gian truyền tĩnh mạch
ngoại biên và lưu nội khí quản càng lâu thì nguy cơ
nhiễm khuẩn huyết càng cao. Giới tính nữ là yếu tố
bảo vệ.
Trong 955 bé nằm khoa nhi, có đến 465 trường
hợp được sử dụng kháng sinh mà không bị nhiễm
khuẩn. Những trường hợp này được sử dụng kháng
sinh dự phòng và kéo dài trung bình từ 3 đến 4 ngày.
Kháng sinh dự phòng được sử dụng nhiều nhất là
phác đồ phối hợp Amiklin và Unasyn (339/465,
72,9%). Tuy nhiên, vẫn có 15 trường hợp dùng các
loại kháng sinh mạnh như cefotaxime, vancomycin,
imipenem nhưng không có bằng chứng của nhiễm
khuẩn.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại khoa sơ
sinh nên bao gồm cả những trẻ non tháng và đủ
tháng, với một tỉ lệ trẻ có nằm tại NICU. Hơn nữa, đa
số là trẻ sinh tại bệnh viện, chỉ có 10% (99/955) là từ
nơi khác chuyển đến. Vì vậy, kết quả thu được mang

159


một số đặc trưng của bệnh viện sản nhi, có phần khác
với các nghiên cứu đã được công bố trong y văn.
Trong nghiên cứu này, có đến 70% (105/150) bé

NKBV là trong mức cân nặng dưới 2500g. Bé nhẹ cân
là yếu tố nguy cơ bị NKBV và nhiễm khuẩn
huyết(14,20). Khi phân tầng cân nặng, nhóm có cân nặng
dưới 1500g có tỉ lệ NKBV cao nhất (34,4%; 22/64), và
nhóm có cân nặng lớn hơn hoặc bằng 2500g có tỉ lệ
NKBV thấp nhất (8,5%, 45/528). Điều này phù hợp với
y văn. Aziz, 2005(2) tiến hành khảo sát tại Khoa NICU
của 17 bệnh viện, thấy tỉ lệ NKBV ở nhóm trẻ có cân
nặng <1500g là 23.5% (765/16538) trong khi ở trẻ có
cân nặng >1500g thì tỉ lệ này chỉ là 2.5%. Tăng khả
năng nuôi sống trẻ nhẹ cân cũng đồng thời làm tăng
nguy cơ NKBV ở nhóm cân nặng này(30). Tại bệnh
viện chúng tôi, tỉ lệ NKBV ở nhóm trẻ có cân nặng
dưới 1500g còn cao. Do đó, cần can thiệp thêm các
biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ và gắt gao
hơn nhằm làm giảm tỉ lệ NKBV ở nhóm cân nặng
này.
Bảng 3. Yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn huyết và nhiễm
khuẩn hô hấp dưới
Yếu tố nguy cơ
OR (KTC95%)
Nhiễm khuẩn huyết
a
Cân nặng
0,93 (0,88 – 0,98)
b
Thời gian truyền TM ngoại biên 1,12 (1,08 – 1,16)
b
Thời gian lưu nội khí quản
1,31 (1,08 – 1,60)

Giới tính nữ
0,43 (0,22 – 0,83)
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới
b
Thời gian nằm viện
1,05 (1,03 – 1,08)
Apgar
2,27 (1,00 – 5,10)
Kháng sinh dự phòng
2,67 (1,30 – 5,41)
Bé bệnh lí bẩm sinh
3,84 (1,70 – 8,67)
c
Thời gian lưu nội khí quản
1,94 (1,15 – 3,26)
(a): OR cho mỗi 100 gam cân nặng tăng thêm,
(b): OR cho mỗi ngày tăng thêm
(c): OR cho mỗi giờ tăng thêm
Do tiến hành tại khoa nhi, tỉ lệ NKBV trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số nghiên
cứu khác tiến hành tại khoa NICU. Pawa, 1997(20),
nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu cũng được thực hiện
tại khoa nhi một bệnh viện sản nhi ở New Deli, Ấn
Độ, có tỉ lệ NKBV tương đương với nghiên cứu của
chúng tôi (16,4% so với 15,7%).
Tỉ lệ NKBV ở nhóm có nằm phòng NICU là
21,7% (KTC95%: 18,2-25,3), cũng tương tự với tỉ lệ
NKBV tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng
1(10), một trung tâm nhi khoa lớn tại Thành phố Hồ


Chí Minh (22,9%). Tuy nhiên, tỉ lệ của chúng tôi cao
hơn một số nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ, Trung
Quốc, Đài Loan(22,23,29) có lẽ là do mức thực hành kiểm
soát nhiễm khuẩn khác nhau. Tại các bệnh viện này,
việc khảo sát tỉ lệ NKBV hầu như được tiến hành sau
khi có các biện pháp can thiệp nhằm làm giảm NKBV.
Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi là khảo sát
NKBV lần đầu tiên tại khoa sơ sinh, chưa khảo sát các
yếu tố nguy cơ và chưa triển khai các biện pháp can
thiệp đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu so với các nghiên cứu
được tiến hành tại Brazil và Nam Triều Tiên thì tỉ lệ
NKBV của chúng tôi thấp hơn(13,24).
Trong các khảo sát tiến hành tại Brazil, Tây Ban
Nha, Đài Loan, nhiễm khuẩn huyết chiếm đa số trong
NKBV(17,23,24). Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả
tương tự như nghiên cứu của Edison Nagata(18) với
nhiễm khuẩn huyết đứng hàng thứ hai sau viêm hô
hấp dưới (bao gồm viêm phổi và viêm khí phế quản).
Tác giả NTT Hà vào năm 2005(19) tiến hành khảo
sát tại NICU bệnh viện Nhi Đồng 1, tỉ lệ nhiễm khuẩn
huyết trên 1000 catheter-ngày là 7,5, trong khi nghiên
cứu của chúng tôi tỉ lệ này lên đến 15,3%. Sự khác biệt
này có thể do sai lệch trong ước lượng. Cỡ mẫu trong
nghiên cứu chúng tôi lên đến 955 ca với 62 trường
hợp nhiễm khuẩn huyết, so với cỡ mẫu 82 và 7
trường hợp nhiễm khuẩn huyết của NTT Hà. Cũng có
thể bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thực hiện tốt hơn các
biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn liên quan đến đặt
catether.
Yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn huyết và nhiễm

khuẩn hô hấp dưới trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng không có gì khác biệt so với y văn(6,18,24). Thời
gian phơi nhiễm càng dài thì nguy cơ nhiễm khuẩn
càng tăng. Bé trai có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn bé
gái(7).
Kháng sinh dự phòng nếu được sử dụng hợp lí
là một trong những yếu tố bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị
NKBV (HR 0,39, 95%CI 0,26-0,56)(3,26). Tuy nhiên, sử
dụng kháng sinh theo kinh nghiệm lại là một trong
những yếu tố nguy cơ làm gia tăng NKBV(16,26).
Hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh dự phòng
nhiễm khuẩn sơ sinh cho trẻ đủ tháng của các bà
mẹ có yếu tố nguy cơ vẫn chưa có bằng chứng rõ
ràng (25). Trong thực tế tại bệnh viện chúng tôi, sử
dụng kháng sinh dự phòng vẫn chưa có chứng cứ
cho một phác đồ tối ưu. Phân tích chi tiết các hình
thái sử dụng kháng sinh không nằm trong phạm vi
bài báo này.

160


KẾT LUẬN
Trong 955 trường hợp thu nhận vào nghiên
cứu, có 150 trường hợp bị nhiễm khuẩn sau nhập
viện 48 giờ với 249 lượt nhiễm khuẩn. Tỉ lệ NKBV
chung là 15,7% (KTC95%: 13,4-18,0), trong khi tỉ lệ
này tại phòng săn sóc tích cực là 21,7% (KTC95%:
18,2-25,3). Có 82 trường hợp được chẩn đoán nhiễm
trùng hô hấp dưới (bao gồm viêm phổi và viêm khí

phế quản) chiếm tỉ lệ 38,9%, có 55 trường hợp chẩn
đoán nhiễm khuẩn huyết (26,1%). Yếu tố nguy cơ
của nhiễm khuẩn hô hấp dưới là bé có bệnh lí bẩm
sinh, có sử dụng kháng sinh dự phòng, thời gian
nằm viện lâu, thời gian truyền dịch kéo dài. Bé có
thời gian truyền dịch kéo dài, bé non tháng, có thở
máy và là bé trai có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết
cao hơn.
Cần phải có những can thiệp về chống nhiễm
khuẩn nghiêm ngặt hơn về những trường hợp bé non
tháng, thở máy, có truyền dịch. Hơn nữa hạn chế việc
lạm dụng kháng sinh và giảm thiểu thời gian nằm
viện rất cần để làm giảm nguy cơ NKBV.
Lời cám ơn: Các tác giả xin cám ơn bác sĩ Bùi Thị Thủy
Tiên, cử nhân Đinh Thị Kim Thư và điều dưỡng Trần Thị
Kim Tuyết và các viên tại khoa Sơ sinh của BV Hùng
Vương đã giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu của
nghiên cứu này.

8.

9.

10.

11.

12.

13.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.

6.

7.

Arafa MA, Alshehri MA. Predictors of neonatal
mortality in the intensive care unit in Abha,
Saudi Arabia. Saudi Med J 2003; 24(12):1374-6.
Aziz K, McMillan DD, Andrews W et al.
Variations in rates of nosocomial infection
among Canadian neonatal intensive care units
may be practice-related. BMC Pediatr 2005; 5:22.
Baltimore RS. Neonatal nosocomial infections.
Semin Perinatol. 1998; 22(1):25-32.
Bennet R, Bergdahl S, Eriksson M, et al. The
outcome of neonatal septicemia during fifteen
years. Acta Paediatr Scand 1989; 78(1):40-3.
Black RE, Morris SS, Bryce J. Where and why are
10 million children dying every year? Lancet
2003; 361(9376):2226-34.

Couto RC, Pedrosa TMG, Tofani CdP, et al. Risk
Factors for Nosocomial Infection in a Neonatal
Intensive Care Unit. Infect Control Hosp
Epidemiol 2006; 27(6):571-5.
Despotova-Toleva L. Neonatal transport--a part
of the study "follow-up of some indices in

14.

15.

16.

17.

18.

19.

neonates, treated with artificial ventilation
during the neonatal period". Folia Med
(Plovdiv). 1999; 41(1):82-7.
Drews MB, Ludwig AC, Leititis JU, et al. Low
birth weight and nosocomial infection of
neonates in a neonatal intensive care unit. J Hosp
Infect 1995; 30(1):65-72.
Goldmann DA, Freeman J, Durbin WA Jr.
Nosocomial infection and death in a neonatal
intensive care unit. J Infect Dis 1983; 147(4):63541.
Hà Mạnh Tuấn, Hoàng Trọng Kim. Các yếu tố

nguy cơ NKBV tại khoa hồi sức cấp cứu nhi. Tạp
chí y học thực hành, 2005(518):22-28.
Haley RW, Bregman DA. The role of
understaffing and overcrowding in recurrent
outbreaks of staphylococcal infection in a
neonatal special-care unit. J Infect Dis 1982;
145(6):875-85.
Horan TC, Gaynes RP. Surveillance of
nosocomial infections. In:Hospital Epidemiology
and Infection Control, 3rd ed., Mayhall CG,
editor. Philadelphia:Lippincott Williams &
Wilkins, 2004:1659-1702.
Jeong IS, Jeong JS, Choi EO. Nosocomial
infection in a newborn intensive care unit
(NICU), South Korea. BMC Infect Dis 2006;
6:103.
Kurlat I, Corral G, Oliveira F, et al. Infection
control strategies in a neonatal intensive care
unit in Argentina. J Hosp Infect 1998; 40(2):14954.
Lam BC, Lee J, Lau YL. Hand hygiene practices
in a neonatal intensive care unit: a multimodal
intervention and impact on nosocomial infection.
Pediatrics 2004; 114(5):e565-71.
Lin IJ, Chen CH, Chen PY, et al. Nosocomial
infection in a neonatal intensive care unit--from a
viewpoint of national health insurance. Acta
Paediatr Taiwan 2000; 41(3):123-8.
Mireya UA, Marti PO, Xavier KV, et al.
Nosocomial infections in paediatric and neonatal
intensive care units. J Infect 2007; 54(3):212-20.

Nagata E, Brito AS, Matsuo T. Nosocomial
infections in a neonatal intensive care unit:
incidence and risk factors. Am J Infect Control
2002; 30(1):26-31.
Nguyễn Thị Thanh Hà, Cam Ngọc Phượng,
Nguyễn Hoàng Khánh Thọ, và cs. Nhiễm trùng

161


20.

21.

22.

23.

24.

25.

26.

27.

28.

29.


máu: tần suất và các yếu tố nguy cơ trên bệnh
nhân có đặt catheter mạch máu tại khoa Hồi sức
sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Hội nghị Tổng
kết và báo cáo khoa học chống nhiễm khuẩn
bệnh viện, tháng 12/2006. Hà Nội.
Pawa AK, Ramji S, Prakash K, et al. Neonatal
nosocomial infection: profile and risk factors.
Indian Pediatr 1997; 34(4):297-302.
Schelonka RL, Scruggs S, Nichols K, et al.
Sustained reductions in neonatal nosocomial
infection rates following a comprehensive
infection control intervention. J Perinatol 2006;
26(3):176-9..
Sohn AH, Garrett DO, Sinkowitz-Cochran RL et
al. Prevalence of nosocomial infections in
neonatal intensive care unit patients: Results
from the first national point-prevalence survey. J
Pediatr 2001; 139(6):821-7.
Su BH, Hsieh HY, Chiu HY, et al. Nosocomial
infection in a neonatal intensive care unit: a
prospective study in Taiwan. Am J Infect Control
2007; 35(3):190-5.
Tavora AC, Castro AB, Militao MA, et al. Risk
factors for nosocomial infection in a Brazilian
neonatal intensive care unit. Braz J Infect Dis
2008; 12(1):75-9.
Ungerer RL, Lincetto O, McGuire W, et al.
Prophylactic versus selective antibiotics for term
newborn infants of mothers with risk factors for
neonatal infection. Cochrane Database Syst Rev.

2004(4):CD003957.
van der Zwet WC, Kaiser AM, van Elburg RM,
et al. Nosocomial infections in a Dutch neonatal
intensive care unit: surveillance study with
definitions for infection specifically adapted for
neonates. J Hosp Infect. 2005; 61(4):300-11.
Vergnano S, Sharland M, Kazembe P, et al.
Neonatal sepsis: an international perspective.
Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed 2005;
90(3):F220-4.
Won SP, Chou HC, Hsieh WS et al.
Handwashing program for the prevention of
nosocomial infections in a neonatal intensive
care unit. Infect Control Hosp Epidemiol 2004;
25(9):742-6.
Xu Y, Zhang LJ, Ge HY, et al. (Clinical analysis of
nosocomial infection in neonatal intensive care
units). Zhonghua Er Ke Za Zhi 2007; 45(6):43741.

30. Zafar N, Wallace CM, Kieffer P, et al. Improving
survival of vulnerable infants increases neonatal
intensive care unit nosocomial infection rate.
Arch Pediatr Adolesc Med 2001; 155(10):1098104.1.
.

162


163




×