Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu đặc điểm ý tưởng tự sát ở bệnh nhân trầm cảm nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.37 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM Ý TƢỞNG TỰ SÁT
Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM NẶNG
Bùi Quang Huy*
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 28 bệnh nhân (BN) trầm cảm nặng có ý định tự sát, cho thấy:
- Các triệu chứng đặc trưng và phổ biến xuất hiện trên tất cả BN. Mất ngủ toàn bộ là rối loạn giấc
ngủ hay gặp nhất (57,15%). Chán ăn là rối loạn ăn uống gặp ở hầu hết BN (96,43%).
- Đa số BN (67,86%) định thực hiện hành vi tự sát vào ban ngày. 82,14% BN ý tưởng tự sát thỉnh
thoảng mới xuất hiện. 64,28% BN dự kiến tự sát bằng phương pháp tự đầu độc bằng thuốc. Đa số
BN có tái phát ý định tự sát (75%). 57,14% BN định tự sát ở nhà riêng, 32,14% định tự sát ở cơ
quan.
* Từ khóa: Trầm cảm; Ý định tự sát.

Studying suicide attempts in
depressive severity disorder patients
Summary
Studying 28 patients, who had depressive severity dirsorder and suicidal idea, we came the following
conclutions:
- All symptoms of depressive disorder were present on patients, who had severe depressive
disorder. Total insomnia was the most common sleep disorder (57.15%). 96.43% of all patients had
loss of appetite.
- 67.86% of patients wanted to make tentative suiside on the day, 82.14% of patients had irregular
suicidal idea. 64.28% of patients used overdose drugs. 75% of patients had recurrent suicidal idea.
57.14% of patients wanted to make tentative suicide at their home, and 32.14% at office.
* Key words: Depressive dirsoder; Suicidal idea.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một trong các rối loạn tâm
thần rất phổ biến ở nước ta cũng như trên


thế giới, chiếm khoảng 6% dân số thế giới.
Theo Kaplan H. I (1994), trầm cảm nặng
chiếm 30% tổng số BN trầm cảm.
Trầm cảm nặng có triệu chứng lâm sàng
đa dạng, phong phú, nhưng nguy hiểm nhất

là ý định và hành vi tự sát. Theo Sadock B.
J (2007), ý định tự sát gặp ở tất cả BN trầm
cảm mức độ nặng. Từ ý định tự sát, BN có
thể có hành vi tự sát và tự sát thành công.
Việc nghiên cứu đặc điểm của ý định tự
sát ở BN trầm cảm nặng giúp phát hiện
sớm, điều trị kịp thời, giảm nguy cơ tử vong
do tự sát ở những BN này.

* Bệnh viện 103
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Cao Tiến Đức
PGS. TS. Phan Việt Nga

1


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
này với mục tiêu:

* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y học bằng chương trình SPSS 15.0.

- Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm

cảm nặng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN

- Phân tích đặc điểm của ý tưởng tự sát
ở những BN này.

1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm
cảm nặng.
* Các triệu chứng đặc trưng:

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
28 BN (15 nam và 13 nữ) được chẩn
đoán trầm cảm nặng có ý định tự sát theo
tiêu chuẩn ICD-10 (1992), điều trị nội trú
tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 từ 1 2010 đến 12 - 2012.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN rối loạn phân liệt cảm xúc.
- BN thần phân liệt thể trầm cảm sau
phân liệt.
- Rối loạn trầm cảm thực tổn.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả theo dõi cắt ngang
nhằm xác định các ý tưởng và hành vi tự
sát ở BN rối loạn trầm cảm nặng.
* Công cụ chẩn đoán và đánh giá:

- Sử dụng bệnh án thiết kế cho nghiên
cứu.
- Thang đánh giá ý tưởng và mức độ ý
tưởng tự sát (Ivan W. Miller và William
H. Norman, 1991).
- Test Beck đánh giá mức độ trầm cảm.
- Bảng Phân loại bệnh Quốc tế ICD-10F
(1992) mục chẩn đoán trầm cảm.

Khí sắc trầm: 28 BN (100,0%); mất thích
thú: 28 BN (100,0%); mệt mỏi: 28 BN (100,0%).
Tất cả BN trong nhóm nghiên cứu đều có
đầy đủ triệu chứng đặc trưng của trầm cảm.
Theo Kaplan H.I (1994): trầm cảm mức
độ nặng đòi hỏi phải có tất cả 9 triệu chứng,
bao gồm triệu chứng đặc trưng và triệu
chứng phổ biên của trầm cảm.
* Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm:
Giảm chú ý: 28 BN (100,0%); giảm tự
trọng: 28 BN (100,0%); ý tưởng buộc tội :
13 BN (46,42%) ; ý nghĩ bi quan: 28 BN
(100,0%); ý định tự sát: 28 BN (100,0%); rối
loạn giấc ngủ: 28 BN (100,0%); rối loạn ăn
uống: 28 BN (100,0%). Trừ triệu chứng tự
buộc tội xuất hiện với tỷ lệ thấp, còn các
triệu chứng khác đều tồn tại ở mọi BN. Điều
này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác,
như Van G.A khi tìm hiểu mối liên quan
giữa ý định tự sát với mức độ nặng của
trầm cảm. Tác giả cho rằng trầm cảm nặng

có tất cả triệu chứng, trong đó, triệu chứng
thúc đẩy mãnh liệt ý định tự sát là ý nghĩ bi
quan và ý tưởng tự buộc tội.
* Phân tích các loại rối loạn giấc ngủ:
Mất ngủ đầu giấc: 3 BN (10,71%); mất
ngủ giữa giấc: 4 BN (14,28%); mất ngủ cuối
giấc: 5 BN (17,86%); mất ngủ toàn bộ: 16
BN (57,15%). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Olgiati P (2006): BN mất

2


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
ngủ càng trầm trọng (mất ngủ toàn bộ),
nguy cơ tự sát càng cao.
* Rối loạn ăn uống:
Chán ăn: 27 BN (96,43%); không ăn: 1 BN
(3,57%). Kết quả này phù hợp với nhận xét
của Sadock B. J (2007): hầu hết BN trầm
cảm nặng có ý định tự sát là những người
chán ăn.
2. Đặc điểm ý tƣởng và hành vi tự sát.
* Thời điểm xuất hiện hành vi tự sát:
Ban ngày (6 - 18 giờ): 19 BN (67,86%);
ban đêm (18 - 6 giờ): 9 BN (2,14%). Đa số
BN thực hiện hành vi tự sát vào ban ngày.
Kết quả này phù hợp với ý kiến của Micheal
G. G (2011): BN thường lựa chọn thời điểm
không có ai ở nhà, hoặc không ai để ý để

thực hiện hành vi tự sát. Điều này có nghĩa,
có thể tiến hành tự sát vào ban ngày (nếu
mọi người đi làm ngày), hoặc ban đêm (khi
mọi người đã ngủ.
* Tần suất của ý tưởng tự sát:
Thỉnh thoảng: 23 BN (82,14%); liên tục:
5 BN (17,86%). Kết quả này phù hợp với
Kaplan H.I (1994): đa số BN chỉ nghĩ đến tự
sát vài phút trước khi hành động. Những
BN này thường không có kế hoạch tự sát
chu đáo, nên dễ bị phát hiện bởi những
người xung quanh.
* Các phương pháp dự định dùng để tự
sát:
Tự đầu độc bằng thuốc: 18 BN
(64,28%); thắt cổ: 6 BN (21,43%); tự
thương: 4 BN (14,29%). Đa số BN dự kiến
tự sát bằng phương pháp sử dụng quá liều
thuốc (thuốc ngủ, thuốc bình thần, thuốc sốt
rét). Kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Kỳ (1996) với

kết quả 87,6% BN dùng biện pháp ngộ độc
thuốc. Còn theo Gelder M (2009), sử dụng
súng và khí gas để tự tử chiếm 30% BN.
* Sự tái phát của ý định tự sát:
1 lần (chưa tái phát): 7 BN (25,00%);
2 lần: 13 BN (46,43%); ≥ 3 lần: 8 BN
(28,57%). Trong nhóm nghiên cứu, 1 BN có
thể có một hoặc nhiều lần có ý định tự sát.

Theo Gelder M (1988), tái phát ý định tự sát
là hiện tượng phổ biến trong trầm cảm, khi
bệnh trầm cảm tái phát, ý định tự sát cũng
tái phát theo. Còn theo Kaplan H. I (1994):
khoảng 75% BN sẽ tái phát ý định tự sát,
phổ biến nhất là 2 và 3 lần.
* Địa điểm định tự sát:
Tại nhà riêng: 16 BN (57,14%); tại cơ
quan: 9 BN (32,14%); nơi khác: 3 BN
(10,72%). Kết quả này phù hợp với nhận xét
của một số tác giả: đa số BN sẽ thực hiện
hành vi tự sát tại nhà mình, một số ít tiến
hành ở cơ quan hoặc một nơi khác thuận
lợi.
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm
cảm nặng.
- Các triệu chứng đặc chưng và phổ biến
xuất hiện trên tất cả BN.
- Mất ngủ toàn bộ là rối loạn giấc ngủ
hay gặp nhất (57,15%).
- Chán ăn là rối loạn ăn uống gặp ở hầu
hết BN (96,43%).
2. Phân tích đặc điểm của ý tƣởng tự
sát.
- Đa số BN (67,86%) thực hiện hành vi
tự sát vào ban ngày. 82,14% BN ý tưởng tự
sát thỉnh thoảng mới xuất hiện.

3



TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013
- 64,28% BN dự kiến tự sát bằng
phương pháp ngộ độc thuốc.
- Đa số BN có tái phát ý định tự sát (75%).
- 57,14% BN định tự sát ở nhà riêng,
32,14% định tự sát ở cơ quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Huy, Cao Tiến Đức. Nghiên
cứu một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở BN
tâm thần có hành vi tự sát. Tạp chí Y - Dược
học quân sự. 2004, số 2, tr.92-96.
2. Nguyễn Hữu Kỳ. Nghiên cứu sự liên quan
giữa yếu tố ngoại lai, nhân tố tâm lý và nhân tố
bệnh tâm thần ở những người toan tự sát. Luận
án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
1996.
3. Gelder M, Gath D, Mayor R. Affective
disorders. Oxford Textbook of Psychiatry. Second
edition. 1988, pp.268-323.

4. Gelder G. M.; Andreasen N. C. and Geddes
J. R. New Oxford Textbook of Psychiatry. Oxford
University Press. 2009, Vol 1, pp.482-486.
5. Kaplan H.I, Sandock B. J, Grebb J.A. Synopsis
of Psychiatry. Sevent Edition. Washington DC.
1994, pp.813-823.
6. Olgiati P, Serretti A, Colombo C. Retrospective
analysis of psychomotor agitation, hypomanic

symptoms, and suicidal ideation in unipolar
depression. Depress Anxiety. 2006, 23 (7),
pp.389-397.
7. Sadock B. J, Sadock V. A. Synopsis of
Psychiatry. 10th Edition. Washington DC. 2007,
pp.468-483.
8. Van Gastel A, Schotte C, Maes M. The
prediction of suicidal intent in depressed
patients. Acta Psychiatr Scand. 1997, Oct, 96 (4),
pp.254-259.

Ngày nhận bài: 29/1/2013
Ngày giao phản biện: 22/3/2013
Ngày giao bản thảo in: 26/4/2013

4


TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4 - 2013

5



×