Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát tình hình gãy xương chính mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.33 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI
TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TPHCM
Trần Ngọc Tường Linh*, Nguyễn Thị Ngọc Dung**

TÓM TẮT
Gãy xương chính mũi (GXCM) là một chấn thương thường gặp trong Tai Mũi Họng. Di chứng của
GXCM gây khó khăn về mặt chức năng và ảnh hưởng sâu sắc đến mặt thẩm mỹ và tâm lý của người bị tai nạn.
Nếu được tiếp nhận sớm và chẩn đoán đúng, hầu hết các trường hợp gãy xương chính mũi có thể được phục hồi
lại vị trí ban đầu, và tránh được các biến chứng như biến dạng về mặt thẩm mỹ, nghẹt mũi.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình chấn thương GXCM tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh
(BV TMH TPHCM).
Phương pháp: Hồi cứu, cắt ngang mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu: Những bệnh nhân được chẩn đoán GXCM tại khoa Cấp cứu BV TMH TPHCM.
Mẫu thu thập được 559 bệnh nhân được chẩn đoán GXCM qua hồ sơ lưu lại và 363 bệnh nhân được nâng xương
chính mũi qua gọi điện thoại phỏng vấn.
Kết quả: Trong năm 2010, khoa Cấp cứu Bệnh Viện Tai Mũi Họng TPHCM (BVTMH) đã tiếp nhận 559
trường hợp, chấn thương chủ yếu xảy ra ở nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi (69%), bệnh nhân nam chiếm gấp 3,59
lần bệnh nhân nữ, nguyên nhân chủ yếu là do đả thương (36,9%) và tai nạn giao thông (29,7%) (chủ yếu là xe
máy va chạm xe máy), gãy di lệch sang bên là dạng gãy xương chính mũi thường gặp nhất (71%). Những bệnh
nhân này sau khi được chẩn đoán, có 363 trường hợp (65%) được nâng xương chính mũi, chủ yếu được nâng
trong vòng 3 ngày sau tai nạn (86%). Khảo sát độ hài lòng của 65 bệnh nhân sau nâng xương chính mũi. Có
1,5% bệnh nhân không hài lòng ở độ biến dạng mũi, 1,5% bệnh nhân không hài lòng ở độ thẩm mĩ mũi, không có
bệnh nhân nào không hài lòng về đường thở mũi. Tỉ lệ bệnh nhân cho rằng mũi mình “tốt/đẹp như trước” và
“tốt/đẹp hơn trước” chiếm đa số (80% phương diện thẩm mỹ, 83% ở khía cạnh chức năng).
Kết luận: Qua nghiên cứu, cách phòng ngừa GXCM hiện nay nên tập trung vào tuyên truyền nâng cao ý
thức người dân chấp hành nghiêm túc nội quy an toàn giao thông và kiềm chế trong các tình huống nóng giận.
Hạn chế số lượng xe gắn máy bằng các biện pháp hành chính, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao


thông công cộng, bảo trì và nâng cấp chất lượng đường xá. Cần nghi ngờ và thăm khám loại trừ gãy xương chính
mũi ở các bệnh nhân có bệnh sử chấn thương nặng vùng mặt, kèm chảy máu mũi hay nghẹt mũi sau chấn
thương. Điều trị xương chính mũi nên xem xét hàng đầu là nắn kín xương chính mũi sau khi gây tê tại chỗ khi
các phương pháp này đơn giản có thể áp dụng ở các cơ sở tuyến, giảm chi phí, thời gian điều trị, tránh các rủi ro
do thuốc mê mà hiệu quả điều trị vẫn ở mức cao, đem lại sự hài lòng cho người bị tai nạn.
Từ khóa: Gãy xương chính mũi (GXCM), nâng xương chính mũi (NXCM).

* Lớp Y2006 ĐHYD tpHCM,

** Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Dược TP. HCM

Tác giả liên lạc: SV Trần Ngọc Tường Linh ĐT: 0989.047.099

72

Email:

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

ABSTRACT
A REVIEW OF THE NASAL FRACTURE AT THE ENT HOSPITAL OF HO CHI MINH CITY (FROM
01/2010 TO 12/2010)
Tran Ngoc Tuong Linh, Nguyen Thi Ngoc Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 72 - 78
Nasal fractures are a common injury in ENT. Sequelae of GXCM cause difficulties and profound impact on

aesthetics and psychology of the patient. If receiving early and correct diagnosis, most cases of nasal fractures can
be restored to its original position, and avoid complications such as asthetic deformity, nasal obstruction.
Objective: A study was conducted to get a review of nasal fractures at Ear Nose & Throat Hospital, Ho Chi
Minh City.
Methods: A descriptive study, retrospective and cross series of cases.
Object of study: The patients who were diagnosed nasal fractures at the Emergency Department of ENT
Hospital. Samples collected 559 patients who were diagnosed nasal fractures through medical records and 363
patients who were treated by closed reduction through telephone interviews.
Results: In 2010, the Emergency Department of ENT Hospital received 559 cases of injury primarily occurs
in patients under 30 years of age (69%), ratio of male patients to female: 3.59, mainly caused by fighting (36.9%)
and traffic accidents (29.7%) (mostly motor vehicle collision), lateral deviation fracture is the most type (71%).
After diagnostic, there were 363 cases (65%) who are received a closed reduction for treatment, mainly within the
first 3 days after the accident (86%). We perform a study of 65 patients who underwent a reduction of nasal
fracture in order to evaluate their satisfaction after reduction. The patients were interviewed regarding the esthetic
and functional outcomes after reduction. 1.5% of patients were not satisfied in the deformity of nose, 1.5% of
patients are not satisfied in nasal aesthetic, all patients are satisfied with the nasal airway.Most of the patients
agreed with “better as before” and “better than before” (80% in esthetic aspect, 83% in functional condition).
Conclusion: The prevention of nasal fractures should focus on advocacy to raise awareness about abiding by
traffic rules and calming down in situations of anger. The government should limit number of motorcycles
through administrative measures, encourage people to use public transport, maintain and upgrade the quality of
roads. Physicians should suspect a nasal fractures in patients with a history of facial trauma, especially with
bleeding nose or nasal congestion after injury. Closed reduction with local anesthesia should be considered as the
first choice for treatment. This procedure is simpler, less expensive, reduce the duration of treatment, avoid general
anesthetic risk can be applied in the base line, reduce costs, duration of treatment, avoid anesthetic risk and it is
still effective and brings satisfaction to patients.
Key words: Nasal fractures, closed reduction.

MỞ ĐẦU
Với mật độ dân cư ngày càng tăng và
phương tiên giao thông chủ yếu là xe gắn máy,

các chấn thương nói chung đang có chiều hướng
ngày một nhiều, trong đó, chấn thương đầu mặt
chiếm một phần không nhỏ. Chấn thương gãy
xương mũi là chấn thương thường gặp nhất
trong các loại gãy xương mặt, ở Việt Nam cũng
như ở các nước trên thế giới(3,5,9) và đứng hàng

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

thứ ba trong các loại gãy xương trên cơ thể, chỉ
xếp sau gãy xương đòn và gãy xương cổ tay (1, 3).
Gãy xương chính mũi tuy không gây nguy
hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng các di
chứng của loại chấn thương này không chỉ gây
khó khăn về mặt chức năng mà còn ảnh hưởng
sâu sắc đến mặt thẩm mỹ và tâm lý của người bị
tai nạn. Nếu được tiếp nhận sớm và chẩn đoán
đúng, hầu hết các trường hợp gãy xương chính

73


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

mũi có thể được phục hồi lại vị trí ban đầu, và
tránh được các biến chứng như biến dạng về mặt
thẩm mỹ, nghẹt mũi(2,6,7).
Việc nghiên cứu tình hình chẩn đoán và điều

trị và so sánh với kết quả của các nước phát triển
trên thế giới sẽ góp phần không nhỏ trong công
tác phòng ngừa loại chấn thương phổ biến này.
Bên cạnh đó, sự hài lòng về chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân sau khi được điều trị là một trong
những cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả
của phương pháp điều trị gãy xương chính mũi
hiện nay.

Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình hình chấn thương GXCM tại
Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí
Minh.

Mục tiêu chuyên biệt
Khảo sát các đặc điểm chung ở bệnh nhân
gãy xương chính mũi.
Khảo sát các nguyên nhân thường gây ra gãy
xương chính mũi.
Phân loại gãy xương chính mũi và các hướng
xử trí.
Đánh giá kết quả nắn xương chính mũi về
thẩm mỹ và chức năng dựa trên ý kiến chủ quan
của bệnh nhân.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân GXCM được điều trị tại khoa Cấp
cứu Bệnh viện Tai Mũi Họng từ tháng 01/201012/2010.


Phương pháp đánh giá độ hài lòng của
bệnh nhân sau nâng xương chính mũi
Tiến hành phỏng vấn các bệnh nhân về tình
trạng mũi hiện nay (thẩm mĩ, chức năng) so với
lúc trước khi được nâng xương chính mũi theo
thang điểm từ 1 đến 5 (từ nhẹ đến nặng).
Sau đó, bệnh nhân sẽ tự so sánh hình dạng
và chức năng mũi (tình trạng thông thoáng
đường thở) hiện nay với trước lúc bị chấn
thương. Các lựa chọn được đặt ra là: (1) Đẹp/Tốt
hơn trước, (2) Như lúc trước, (3) Xấu/ Tệ hơn
trước nhưng chấp nhận được, (4) Xấu/Tệ hơn
trước và cần phải điều trị thêm.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 27,4 tuổi
(1-84 tuổi). Đa số các trường hợp bị tai nạn dưới
30 tuổi (68,4%).
Giới
Chủ yếu là giới nam, tỉ lệ nam nữ: 3,59:1. Kết
quả cho thấy GXCM chủ yếu xảy ra ở người trẻ
và nam giới, có thể giải thích điều này vì giới
nam cũng như độ tuổi này là nhóm bệnh nhân
đang trong tuổi hoạt động và nóng tính hơn
những nhóm khác. Kết quả này cũng tương tự
như các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam (Chu
Tất Hiển (1)) và thế giới (Kun Hwang và cs (4).)
Nguyên nhân

Đả thương: 206 trường hợp (36,9%).
Tai nạn giao thông: 166 trường hợp (29,7%).

Chẩn đoán gãy xương chính mũi dựa trên
những ghi nhận:

Tai nạn sinh hoạt: 95 trường hợp (17%).

Khám lâm sàng: biến dạng mũi, cử động bất
thường, tiếng lạo xạo xương.

Tai nạn lao động: 13 trường hợp (2,3%).

Chụp X quang: thấy đường gãy, di lệch
xương.

Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, cắt ngang mô tả hàng loạt ca.

74

Tai nạn thể thao: 77 trường hợp (13,8%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguyên
nhân gây ra gãy xương chính mũi đứng hàng
đầu vẫn là đả thương và tai nạn giao thông. Tuy
nhiên tỉ lệ nguyên nhân do đả thương là hàng
đầu (36,9%) thay vì là tai nạn giao thông (29,7%)
khi so với các nghiên cứu trong nước (Chu Tất
Hiển, Nguyễn Hữu Khôi) trước đó(1,4).


Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Ở nhóm nguyên nhân do tai nạn giao thông
Bảng 1: Chi tiết các tình huống xảy ra tai nạn giao
thông gây gãy xương chính mũi.
Phương tiện

Xe gắn máy
(n= 131)

Xe đạp (n=12)
Xe hơi (n=5)

Đi bộ (n=4)
Không ghi
nhận được
(n=14)

Tình huống
Tự té
Say rượu
Đụng xe gắn
máy khác
Đụng xe hơi
Đụng các vật
trên đường
Tự té
Đụng xe gắn

máy
Thắng gấp, mặt
đập ghế trước
Vấp hoặc té do
tránh các
phương tiện
khác

n=166
18
3

%
10,84%
1,81%

95

57,23%

9

5,42%

6

3,61%

4


2,41%

8

4,82%

5

3,01%

4

2,41%

Nghiên cứu Y học

sử dụng cách phân loại của Ogawa Takenori và
cộng sự do hệ thống phân loại này đơn giản và
dễ dàng sử dụng trên lâm sàng. Ogawa Takenori
và cộng sự(9) chia gãy xương chính mũi thành 5
loại: (I) gãy di lệch sang bên (xương hay vách
ngăn), (II) gãy nén, (III) gãy hỗn hợp, (IV) gãy
không di lệch, (V) gãy không phân loại được (do
phù nề). Trong nghiên cứu này, loại IV là “gãy
không hoặc ít di lệch” do 2 trường hợp này đều
cùng chung xử trí là cấp toa về theo dõi, không
thực hiện nắn xương chính mũi. Tỉ lệ các loại gãy
như sau:
Gãy di lệch sang bên: 398 trường hợp (71,2%)
chiếm chủ yếu.

Gãy nén: 58 trường hợp (10,38%).
Gãy hỗn hợp: 15 trường hợp (2,68%).

14

8,43%

Số liệu ghi nhận được cho thấy tình huống
xảy ra tai nạn chiếm nhiều nhất là xe gắn máy
đụng xe gắn máy (95 trường hợp chiếm 57,23%).
Với lượng xe gắn máy dày đặc như hiện nay,
thiết nghĩ hạn chế gia tăng lượng xe gắn máy
hàng năm, khuyến khích sử dụng xe buýt là một
cách giảm thiểu tai nạn đúng đắn.
Tình huống xảy ra tai nạn đứng thứ 2 là các
trường hợp xe gắn máy tự té do bất cẩn, do sụp ổ
gà hay đường trơn trợt (10,84%). Số liệu này
cũng nhắc nhở rằng bên cạnh việc kiểm soát số
lượng các loại xe, chất lượng đường xá cũng
luôn phải được chú trọng nhằm tránh các trường
hợp đáng tiếc xảy ra mà người đi đường không
thể lường trước được.
Ở nhóm nguyên nhân do tai nạn thể thao
Trong nhóm nguyên nhân do tai nạn thể
thao (n= 77), chúng tôi có tỷ lệ các môn thể thao
gây tai nạn như sau, khác với suy nghĩ của nhiều
người, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là môn đá banh
(88,31%), võ thuật chỉ chiếm 10,39%

Loại gãy xương chính mũi

Có khá nhiều cách phân loại gãy xương
chính mũi tùy theo từng tác giả. Ở đây chúng tôi

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

Gãy không hoặc ít di lệch: 46 trường hợp
(8,23%).
Gãy không phân loại được (do phù nề
nhiều): 42 trường hợp (7,51%).

Hướng xử trí
NXCM lúc nhập viện: 363 trường hợp
(64,94%).
Hẹn tái khám (do sưng nề nhiều): 100 trường
hợp (17,89%).
Cấp toa về (do GXCM không hoặc ít di lệch):
46 trường hợp (8,23%).
Nhập khoa Mũi xoang (GXCM phức tạp): 28
trường hợp (5,01%).
Chuyển viện (nghi ngờ chấn thương sọ não):
12 trường hợp (2,15%).
Nhập Nhi tổng hợp: 6 trường hợp (1,07%).
Từ chối điều trị: 4 trường hợp (0,72%).
Mặc dù rằng số bệnh nhân gãy có di lệch là
471 trường hợp (84.26%) (loại trừ 88 trường hợp
gãy không hoặc ít di lệch và gãy không phân loại
được) nhưng số lượng bệnh nhân được nâng
xương chính mũi ngay lập tức tại khoa Cấp cứu
là 363 (chiếm 64,94%). Điều này là do một số
trường hợp được chẩn đoán xác định gãy xương

chính mũi nhưng tình trạng bệnh nhân không

75


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

phù hợp để nâng xương chính mũi ngay (Cao
huyết áp, chảy máu nhiều, say rượu không hợp
tác,...).

Thời điểm nâng xương chính mũi
Dưới đây là số liệu của chúng tôi về thời
điểm nắn chỉnh của 363 bệnh nhân được nắn
xương chính mũi ngay tính từ lúc xảy ra chấn
thương.
Bảng 2: Thời điểm nắn chỉnh xương chính mũi ở 363
bệnh nhân được nâng lúc vào khám.
Thời điểm nắn chỉnh tính
từ lúc chấn thương
Trong vòng 24h
Từ 1đến 3 ngày
4 ngày đến dưới 10 ngày
≥ 10 ngày

n=363

(%)


174
135
54
0

47,93%
37,19%
14,88%
0%

Phương pháp vô cảm
Trong 363 trường hợp được nắn xương
chính mũi, phương pháp vô cảm chủ yếu được

dùng là gây tê: 359 trường hợp (98,9%), chỉ 4
trường hợp cần gây mê (1,1%).

Hiệu quả điều trị nắn xương chính mũi trên
quan điểm của bệnh nhân
Chúng tôi chỉ ghi nhận kết quả từ 65 bệnh
nhân đồng ý trả lời phỏng vấn qua điệnt thoại.
(n=65).
Sử dụng thang điểm 1 đến 5 để đánh giá.
Điểm trung bình cho biến dạng mũi là 3,54
trước nắn chỉnh và 1,15 sau nắn chỉnh. Điểm
trung bình cho độ thẩm mỹ là 4,01 trước nắn
chỉnh và 1,29 sau nắn chỉnh. Điểm trung bình
cho nghẹt mũi là 2,15 trước nắn chỉnh và 1,28 sau
nắn chỉnh.

Dùng phép kiểm chứng t-test phụ thuộc theo
cặp ở 2 thời điểm trước và sau nắn chỉnh cho cả 3
yếu tố, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 thời
điểm trước và sau nắn chỉnh cho cả 3 yếu tố trên.

Bảng 3: So sánh điểm số hài lòng trước và sau nắn chỉnh.
Biến số
Biến dạng mũi
Thẩm mỹ mũi
Nghẹt mũi

Trước nắn chỉnh Sau nắn chỉnh
3,54 ± 0,89
1,15 ± 0,36
4,02 ± 0,94
1,29 ± 0,58
2,15 ± 1,3
1,27 ± 0,63

Khác biệt
2,38 ± 0,91
2,72 ± 1,09
0,87 ± 1,53

t
21,05
20,01
4,6

p

-30
1,82x10
-29
3,03x10
-05
2,03x10

95% CI
2,15-2,61
2,45-2,99
0,5-1,26

Qua phép kiểm chứng t-test phụ thuộc
theo cặp ở 2 thời điểm trước và sau nắn chỉnh
cho cả 3 yếu tố, chúng tôi có thể kết luận rằng
phương pháp nắn chỉnh xương chính mũi đã
cải thiện một cách có ý nghĩa tình trạng của
bệnh nhân ở cả 3 yếu tố được phỏng vấn: độ
biến dạng mũi, độ thẩm mỹ mũi và tình trạng
nghẹt mũi với p < 0,001.

Bảng 4: So sánh tỉ lệ không hài lòng ở từng yếu tố
qua 2 nghiên cứu.

Khi sử dụng cách xác định độ hài lòng
bằng việc so sánh điểm sau nắn chỉnh của mỗi
bệnh nhân với điểm trung bình trước nắn
chỉnh ở mỗi yếu tố, chúng tôi nhận thấy chỉ có
1,5% bệnh nhân không hài lòng ở độ biến
dạng mũi và 1,5% bệnh nhân không hài lòng ở

độ thẩm mỹ mũi, đặc biệt không có bệnh nhân
nào không hài lòng về đường thở mũi. Kết quả
này thật sự đáng khích lệ khi tỉ lệ bệnh nhân
không hài lòng ở nghiên cứu chúng tôi thấp
hơn hẳn khi so sánh với nghiên cứu của tác giả
Terry Hung và cộng sự(4).

Độ hài lòng của bệnh nhân về hình dạng và
chức năng mũi qua bảng câu hỏi.

76

Tỉ lệ

Terry Hung
và cs.
Tỉ lệ bệnh nhân không hài lòng ở độ
13%
biến dạng mũi
Tỉ lệ bệnh nhân không hài lòng ở độ
11%
thẩm mĩ mũi
Tỉ lệ bệnh nhân không hài lòng ở
21%
đường thở mũi

Chúng
tôi
1,5%
1,5%

0%

Bảng 5: Độ hài lòng của bệnh nhân về hình dạng và
chức năng mũi qua bảng câu hỏi.
Hình dạng mũi
(n=65)
Đẹp/ Tốt hơn trước
Như lúc trước
nhưng chấp
nhận được
Xấu/ Tệ
hơn trước và muốn điều
trị thêm

Chức năng
mũi (n=65)

n

(%)

n

(%)

8
44

12,31%
67,69%


3
51

4,62%
78,45%

12

18,46%

9

13,85%

1

1.54%

2

3.08%

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Nhận xét về hình dạng mũi và chức năng
mũi hiện nay so với lúc trước khi bị tai nạn, đa số
các bệnh nhân đều cho rằng mũi mình đẹp/tốt

như lúc trước hoặc hơn lúc trước (80-83%). Kết
quả khả quan này cũng ủng hộ cho việc lựa chọn
nắn kín và gây tê tại chỗ là lựa chọn đầu tay khi
các phương pháp này đơn giản, ít tốn kém mà
hiệu quả điều trị vẫn ở mức cao.
Tỉ lệ hài lòng ở nhóm bệnh nhân được phỏng
vấn xét theo thời điểm nắn chỉnh.
Bảng 6: Tỉ lệ hài lòng về hình dạng mũi ở nhóm bệnh
nhân được phỏng vấn xếp theo thời điểm nắn chỉnh.
Nắn từ 4
Nắn trong Nắn từ 1 đến
đến 10
vòng 24h kể 3 ngày kể từ
ngày kể từ
từ lúc chấn
lúc chấn
lúc chấn
thương
thương
thương
(n=35)
(n=24)
(n=6)
6 (17,14%)
2 (8,33%)
0
23 (65,71%) 15 (62,5%) 6 (100%)

Đẹp hơn trước
Như lúc trước

Nhưng
chấp nhận 5 (14,29%)
Xấu
được
hơn
trước Và muốn
1 (2,86%)
điều trị
thêm

Pearson chi2(6) = 6,5375

7 (29,17%)

0

0 (0%)

0

Pr = 0,366

Bảng 7: Tỉ lệ hài lòng về chức năng mũi ở nhóm bệnh
nhân được phỏng vấn xếp theo thời điểm nắn chỉnh.
Nắn trong Nắn từ 1 đến
vòng 24h kể 3 ngày kể từ
từ lúc chấn lúc chấn
thương
thương
(n=35)

(n=24)
1 (2,86%)
2 (8,33%)
29 (82,6%) 17 (70,83%)

Tốt hơn trước
Như lúc trước
Nhưng
chấp nhận 4 (11,42%)
Tệ hơn được
trước Và muốn
1 (2,86%)
điều trị
thêm

Nắn sau 4
ngày kể từ
lúc chấn
thương
(n=6)
0
5 (83,33%)

4 (16,67%)

1 (16,67%)

1 (4,17%)

0


Pearson chi2(6) = 2,1153 Pr = 0,909
Sử dụng phép kiểm Chi-square ở cả 2 bảng tỉ
lệ hài lòng về hình dạng mũi và chức năng mũi
hiện nay so với trước khi chấn thương theo thời
điểm nắn chỉnh, chúng tôi đều nhận thấy giá trị
p>0,05. Như vậy sự khác biệt về độ hài lòng của
bệnh nhân sau nắn xương chính mũi ở các thời

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng

Nghiên cứu Y học

điểm nắn chỉnh khác nhau (trong vòng 24h, từ 1
đến 3 ngày, từ 4 đến 10 ngày) là không có ý
nghĩa thống kê. Kết luận trên là phù hợp so với
các y văn thế giới. Theo đó, thời gian 10 ngày
được xem như là mốc mà sự phát triển các mô
liên kết sợi ở đường gãy bắt đầu ngăn cản nắn
xương chính mũi thành công.
Cần lưu ý là không có bệnh nhân nào trong
nghiên cứu được nắn chỉnh sau 10 ngày, do đó
hiệu quả của việc nâng xương chính mũi sau 10
ngày kể từ lúc chấn thương không được đánh
giá trong nghiên cứu của chúng tôi.

KẾT LUẬN
Chấn thương gãy xương chính mũi cũng
như đa số các loại chấn thương gãy xương khác
xảy ra chủ yếu chủ yếu ở nam giới (78,2%), tỉ lệ

nam: nữ là 3,59, độ tuổi trẻ (15-30 tuổi) là độ tuổi
thường gặp nhất (63,7%).
Nguyên nhân gây ra gãy xương đứng
hàng đầu là đả thương (36,9%) sau đó là tai
nạn giao thông (29,7%). So với các nghiên cứu
trong nước trước đó, tỉ lệ nguyên nhân do tai
nạn giao thông có phần giảm nhưng tỉ lệ do đả
thương vẫn còn cao, và cao hơn hẳn các nước
khác. Ở nhóm nguyên nhân do tai nạn giao
thông, tình huống gây ra tai nạn giao thông
nhiều nhất là xe gắn máy đụng xe gắn máy
(57,23%), tình huống thường gặp tiếp theo là
xe gắn máy tự té do sụp ổ gà hay đường trơn
trợt (10,84%). Môn thể thao gây chấn thương
gãy xương chính mũi nhiều nhất là đá banh
(88,31%) trong đó do va chạm bằng tay chiếm
đa số, thi đấu võ thuật chỉ chiếm 10,39%.
Kiểu gãy thường gặp nhất là gãy di lệch sang
bên (71,2%) và đứng tiếp theo là gãy sụp xương
chính mũi (10,38%).Đa số các bệnh nhân đến
bệnh viện trong 24 giờ đầu sau chấn thương
(57,6%), 88% trường hợp đến bệnh viện trong
vòng 3 ngày và không có bệnh nhân nào đến
bệnh viện sau 10 ngày kể từ lúc chấn thương.
Gây tê tại chỗ với nắn kín xương chính mũi là
phương pháp lựa chọn chiếm hầu hết ở các bệnh
nhân có chỉ định nắn xương chính mũi (9,.9%).

77



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nắn xương chính mũi đã cải thiện một cách
có ý nghĩa tình trạng của bệnh nhân ở cả 3 yếu tố
được phỏng vấn: độ nặng của biến dạng mũi, độ
thẩm mĩ mũi và nghẹt mũi (p<0.001). Tỉ lệ bệnh
nhân không hài lòng ở mỗi yếu tố rất thấp (dưới
1.5%) khi xác định bằng cách so sánh điểm sau
nắn chỉnh của mỗi bệnh nhân với điểm trung
bình trước nắn chỉnh.

chẩn đoán và thực hiện nắn xương chính mũi
ngay lập tức mà còn tiết kiệm thời gian của bệnh
nhân không phải hẹn nắn xương chính mũi ở lần
tái khám sau khi phù nề đã giảm bớt.

Kết quả nhận xét của bệnh nhân về hình
dạng mũi và chức năng mũi hiện nay so với lúc
trước khi bị tai nạn cho thấy độ hài lòng khá cao
với đa số các bệnh nhân đều cho rằng mũi mình
đẹp/tốt như lúc trước hoặc hơn lúc trước (8083%). Tỉ lệ bệnh nhân cho rằng mũi mình xấu/tệ
hơn (về thẩm mĩ và/hoặc chức năng) khá thấp so
với các kết quả nghiên cứu ngoài nước. Hầu hết
bệnh nhân tham gia phỏng vấn đều được nắn
kín xương chính mũi sau gây tê tại chỗ. Từ đó,
cho thấy đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền,
không có nguy cơ tai biến của gây mê mà vẫn

đem lại sự hài lòng cao ở bệnh nhân.

2.

Trong vòng 10 ngày đầu kể từ lúc chấn
thương, thời điểm nắn chỉnh không ảnh hưởng
đến hiệu quả điều trị. Bệnh nhân chấn thương
gãy xương chính mũi nên đến bệnh viện càng
sớm càng tốt khi hiện tượng phù nề chưa làm lu
mờ các cấu trúc vùng mũi (trong vòng vài giờ
đầu). Điều này không chỉ giúp bác sĩ dễ dàng

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.


Chu Tất Hiển, Nguyễn Thị Duyên, Trần Việt Hồng, et Nguyễn
Hữu Khôi (2003), Một số nhận xét về gãy xương chính mũi điều trị
tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Y học TP. Hồ Chí Minh,. tập 7
(phụ bản số 1): p. trang 71- 74.
Dingman RO, Natvig P (1964), The nose, in Surgery of facial
fractures, W. B. Saunders: Philadelphia. p. 267- 294.
Hung T, Chang W, Vlantis AC, Tong MC, et van Hasselt CA
(2007), Patient satisfaction after closed reduction of nasal fractures.
Arch Facial Plast Surg, 9(1): p. 40-3.
Hussain K, Wijetunge DB, Grubnic S, et Jackson IT, (1994) A
comprehensive analysis of craniofacial trauma. J Trauma, 36(1): p.
34-47.
Hwang K, You SH, Kim SG, et Lee SI, (2006) Analysis of nasal
bone fractures; a six-year study of 503 patients. J Craniofac Surg,.
17(2): p. 261-4.
Júnior RGC, Carvalho MRMd.S., Aquino JEPd., Fernandes JCR,
Brandão FH, Pereira SH, et Barbosa RTA (2008) Epidemiological
Study of Nasal Trauma in a Otorhinolaryngology Clinic, in the
South Zone of the City of São Paulo Intl. Arch. Otorhinolaryngol.,.
12(3): p. 356-361.
Muraoka M, Nakai Y, (1998) Twenty years of Statistics and
Observation of Facial Bone Fracture. Acta Otolaryngol (Stockh),.
538: p. 261-265.
Nguyễn Thị Quỳnh Lan, (1996) Tình hình chấn thương mũi
xoang tại BV Tai Mũi Họng TPHCM 1986-1994. Báo cáo nghiên
cứu khoa học, BV Tai Mũi Họng..
Takenori O., Naohiro S., et Takuji O., (2002) Clinical Study and
Image Diagnosis of Nasal Bone Fracture. Practica Otologica
(Kyoto), 95(1): p. 51-61.


Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng



×