Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát nồng độ Hs-CRP huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.12 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ Hs-CRP HUYẾT TƢƠNG Ở BỆNH NHÂN
BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI VI CHI DƢỚI MẠN TÍNH
Mai iến Dũng*; Hoàng iến Ưng**; Hà Hoàng Kiệm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu nồng độ Hs-CRP ở bệnh nhân (BN) bị bệnh động mạch ngoại vi
(ĐMNV) chi dưới mạn tính. Đối tượng: 70 BN trong đó 36 BN được chẩn đoán bị bệnh ĐMNV
chi dưới bằng chụp mạch cản quang có lòng động mạch hẹp > 50% và điều trị nội trú tại
Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, 34 người bình thường đến khám tại Khoa Khám bệnh,
Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 1 - 2015 đến 5 - 2015. Phương pháp: tiến cứu, nghiên cứu mở,
ngẫu nhiên, có đối chứng. 36 BN bị bệnh ĐMNV chi dưới thuộc nhóm nghiên cứu, tìm hiểu đặc
điểm lâm sàng và lấy máu xét nghiệm nồng độ Hs-CRP. 34 người được xác định khỏe mạnh
đưa vào nhóm chứng và lấy máu xét nghiệm nồng độ Hs-CRP. Kết quả: nồng độ Hs-CRP trung
bình của nhóm bệnh là 22,29 ± 35,56 mg/l. Nồng độ Hs-CRP ở nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa
so với nhóm chứng (2,03 ± 1,02 mg/l) (p < 0,01). Nồng độ và tỷ lệ tăng Hs-CRP ở nhóm BN có
BMI ≥ 23 cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với nhóm có BMI < 23. Giá trị trung bình
Hs-CRP không phụ thuộc vào thời gian phát bệnh. Giá trị trung bình Hs-CRP ở BN có rối loạn
lipid máu và hoặc tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ) cao hơn không có ý nghĩa so với
BN không có yếu tố trên. Tỷ lệ tăng Hs-CRP ở BN ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa so với BN không bị
ĐTĐ. Kết luận: nồng độ Hs-CRP tăng cao ở BN bị bệnh ĐMNV chi dưới. Vì vậy, cần xét nghiệm
nồng độ Hs-CRP ở BN bị bệnh ĐMNV chi dưới.
* Từ khoá: Bệnh động mạch ngoại vi; Hs-CRP huyết tương.

Study on Plasma Concentration of High-Sensitivity C-Protein in
Patients with Peripheral Arterial Disease
Summary
Objectives: To study plasma concentration of high-sensitivity C-protein (Hs-CRP) patients
with peripheral arterial disease (PAD). Subjects: 36 patients were diagnosed and treated PAD at
Department of Cardiology, 103 Hospital and 34 healthy people were examined at Clinic
Department, from January to May, 2015. Methods: All of subjects were tested Hs-CRP. Results:


Average plasma concentration of Hs-CRP of the study group was 22.29 ± 35.56 mg/l. It was
higher than the control group (2.03 ± 1.02) (p < 0.01). The concentratiom and Hs-CRP increasing
ratio in the group with BMI ≥ 23 did not have stastical meaning comparing to the group < 23.
There was no correlation between the concentration of Hs-CRP and the time of onset. The average
concentration of Hs-CRP in patients with diabetes, lipidemia disorder or/and hypertension was
higher than the patients without diabetes, lipidemia disorder or hypertension. The ratio of
Hs-CRP in patients with diabetes was elevated to be higher than the patients without diabetes.
Conclusions: Hs-CRP plasma concentration was high in patients with P D. it’s necessary to test
hs-CRP in patients with PAD.
* Key words: Peripheral arterial disease; Hs-CRP plasma.
* Trường Trung cấp Quân y II
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng iến Ưng ()
Ngày nhận bài: 20/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/01/2016
Ngày bài báo được đăng: 24/01/2016

78


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bệnh lý tim mạch, bệnh ĐMNV
đang được quan tâm nhiều vì các bệnh lý
chuyển hóa có xu hướng phát triển làm
bệnh lý ĐMNV ngày càng tăng cao. Bệnh
ĐMNV chi dưới là bệnh lý động mạch
phổ biến nhất trong nhóm bệnh ĐMNV.
Do mức độ phổ biến và tính chất nguy
hiểm của bệnh tim mạch, vữa xơ động

mạch (VXĐM) là nguyên nhân trực tiếp.
Ngày nay, ngoài yếu tố nguy cơ kinh điển
dẫn đến hình thành mảng VXĐM, nhiều
yếu tố nguy cơ mới được nghiên cứu,
đặc biệt là nồng độ Hs-CRP huyết tương.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm:
Khảo sát nồng độ Hs-CRP huyết tương ở
BN bị bệnh ĐMNV chi dưới mạn tính.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
70 BN chia làm hai nhóm:
Nhóm bệnh: 36 BN được chẩn đoán
xác định bị bệnh ĐMNV chi dưới, điều trị
nội trú tại Khoa Tim mạch (A2), Bệnh viện
Quân y 103 từ cuối tháng 1 - 2015 đến
5 - 2015.
Nhóm chứng 34 BN được xác định là
bình thường qua thăm khám lâm sàng và
cận lâm sàng tại Khoa Khám bệnh, Bệnh
viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2015 đến
5 - 2015.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
Tất cả BN được chẩn đoán bị bệnh
ĐMNV chi dưới bằng chụp mạch cản quang
có lòng động mạch hẹp > 50%.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Tắc động mạch chi dưới cấp.
- Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.


- Bệnh lý động mạch ngoại biên không
phải do nguyên nhân xơ vữa mạch máu
gây ra (hội chứng Takayasu, hội chứng
Raynaud...).
- Nguyên nhân khác gây hẹp hoặc tắc
lòng động mạch (khối u chèn ép, bệnh lý
van tim gây huyết khối, chấn thương...).
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mở, tiến cứu, mô tả cắt
ngang, ngẫu nhiên có đối chứng. Nghiên
cứu gồm 70 BN được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm I (nhóm nghiên cứu): 36 BN bị
bệnh ĐMNV chi dưới được khám lâm
sàng, chụp động mạch chi dưới thấy hình
ảnh hẹp ĐMNV chi dưới với lòng động
mạch hẹp > 50%, khai thác đặc điểm
chung (tuổi, giới, thời gian mắc bệnh), chỉ
số khối cơ thể (BMI), yếu tố nguy cơ
(THA, ĐTĐ, tiền sử hút thuốc, rối loạn
lipid máu). Đánh giá triệu chứng lâm sàng
(quan sát màu sắc da, loét, hoại tử chi,
bắt mạch, khai thác cơn đau cách hồi) và
làm xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm
nồng độ Hs-CRP và xét nghiệm thường
quy (công thức máu, sinh hóa máu: glucose,
triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL-C).
+ Nhóm II (nhóm chứng): 34 BN được
khám lâm sàng, cận lâm sàng và xác định
khỏe mạnh, có tuổi, giới tương đồng với
nhóm chứng. Lấy máu xét nghiệm nồng

độ Hs-CRP.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Tính chỉ số khối cơ thể và đánh giá
theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á (2001) [7]:
BMI = trọng lượng cơ thể/[chiều cao (m)]2 .
- Chẩn đoán ĐTĐ theo ADA (Hiệp hội
ĐTĐ Mỹ, 2010).
79


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

- Chẩn đoán THA theo WHO và Hội
THA Quốc tế (WHO, ISH) và phân độ THA
theo JNC VII.
- Phân loại giai đoạn lâm sàng theo
Fontaine.
* Xét nghiệm nồng độ Hs-CRP:
- Nguyên lý: đo độ đục phản ứng miễn
dịch kháng nguyên kháng thể tăng cường
trên hạt Latex, thực hiện trên máy
OLYMPUS, tại Khoa Hóa sinh, Bệnh viện
Quân y 103.
- Cách thu thập mẫu: BN nhịn đói qua
đêm, sáng sớm lấy 4 ml máu tĩnh mạch,
quay ly tâm tách huyết tương. Lưu trữ
ở nhiệt độ -200C (có thể bảo quản mẫu
trong 6 tháng). Gửi mẫu huyết tương vào
Bệnh viện TW Huế (mẫu ở nhiệt độ âm),
ngay sau khi rã đông, tiến hành định lượng

Hs-CRP.
- Chẩn đoán tăng Hs-CRP: khi nồng
độ Hs-CRP máu của nhóm bệnh lớn hơn
2 lần độ lệch chuẩn của nhóm chứng.
* Xử lý số liệu: sử dụng phương pháp
thống kê y học với phần mềm Epi.info 3.3.2
và Excel.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
Bảng 1: Giá trị trung bình của nồng độ
Hs-CRP huyết tương của nhóm bệnh và
nhóm chứng.
Thông số

Nhóm bệnh

Nhóm chứng

Hs-CRP (X ± SD) (mg/l)

22,29 ± 35,56

2,03 ± 1,02

p

< 0,01

Nồng độ Hs-CRP huyết tương ở nhóm
bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với

nhóm chứng.
80

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm
chứng có nồng độ Hs-CRP trung bình
2,03 ± 1,02 mg/l. Nghiên cứu của Hoàng
Văn Sơn (2005) ở người Việt Nam bình
thường thấy nồng độ Hs-CRP trung bình
0,84 ± 0,93 mg/l [2].
Nồng độ Hs-CRP trung bình của nhóm
bệnh 22,29 ± 35,56 mg/l, tương tự nghiên
cứu của Annette và CS trên 452 BN có nồng
độ Hs-CRP trung bình 23,8 ± 30,7 mg/l [3].
Theo E. Selvin và Thomas P. Erlinger,
mức CRP trung bình 7,4 mg/l [9].
Bảng 2: Tỷ lệ Hs-CRP huyết tương ở
nhóm bệnh.
Thông số

Hs-CRP

Bình thƣờng

Tăng

n

(%)

n


(%)

12

33,3

24

66,7

BN tăng Hs-CRP có tỷ lệ cao hơn BN
có Hs-CRP bình thường.
Bảng 3: Liên quan giữa nồng độ Hs-CRP
huyết tương theo BMI.
BMI (kg/m2)

Hs-CRP (mg/l)
X ± SD

Tăng n (%)

< 23 (n = 17)

13,64 ± 15,25

11 (64,7)

≥ 23 (n = 19)


30,03 ± 46,03

13 (68,4)

> 0,05

> 0,05

p

Nồng độ và tỷ lệ tăng Hs-CRP ở nhóm
BN có BMI ≥ 23 cao hơn không có ý nghĩa
thống kê so với nhóm có BMI < 23.
Bảng 4: Liên quan giữa nồng độ Hs-CRP
huyết tương theo thời gian phát hiện bệnh
ĐMNV chi dưới.
Thời gi n
(tháng)

Hs-CRP (mg/l)
X ± SD

Tăng n (%)

≤ 3 (n = 14)

29,47 ± 50,45

9 (64,3)


> 3 (n = 22)

17,72 ± 21,82

15 (68,2)

> 0,05

> 0,05

p

Giá trị trung bình Hs-CRP không phụ
thuộc vào thời gian phát bệnh.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Nồng độ Hs-CRP ở BN có thời gian
phát hiện bệnh ≤ 3 tháng thấp hơn không
có ý nghĩa thống kê so với nhóm có thời
gian phát hiện bệnh > 3 tháng.
Bảng 5: Liên quan giữa nồng độ Hs-CRP
huyết tương với rối loạn lipid máu.
Rối lo n lipid máu

Hs-CRP (mg/l) (X ± SD)

Có (n = 23)


21,27 ± 39,49

Không (n = 13)

24,09 ± 28,71

p

> 0,05

Mô mỡ là nơi sản xuất CRP, khi lượng
mỡ càng tăng, CRP cũng tăng. Theo
Schillaci G (2003), Hs-CRP huyết tương
phụ thuộc vào các chỉ số cholesterol,
HDL-C, LDL-C và triglycerid [8].
Nghiên cứu này cho thấy giá trị trung
bình Hs-CRP ở BN có rối loạn lipid máu
và không rối loạn lipid máu khác nhau
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6: Liên quan giữa nồng độ Hs-CRP
huyết tương với mức biến đổi các chỉ số
lipid máu.
Rối lo n lipid máu
Cholesterol

Tăng (n = 10)

23,35 ± 57,48

Bình thường (n = 26)


19,58 ± 23,53

p
Triglycerid

> 0,05
Tăng (n = 10)

10,01 ± 10,10

Bình thường (n = 26)

27,01 ± 40,63

p
HDL-C

> 0,05
Giảm (n = 9)

14, 92 ± 12,98

Bình thường (n = 24)

23,71 ± 40,79

p
LDL-C
p


Hs-CRP (mg/l)

> 0,05

Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Trịnh Xuân Cường [1]. Nồng độ trung bình
Hs-CRP ở nhóm tăng và không tăng
cholesterol, triglycerid, LDL-C khác nhau
không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ trung
bình Hs-CRP ở nhóm giảm và không
giảm HDL-C khác nhau không có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 7: Liên quan giữa nồng độ Hs-CRP
huyết tương với ĐTĐ.
Hs-CRP

ĐTĐ

X ± SD (mg/l)

Tăng n (%)

Có (n = 8)

26,33 ± 22,42

8 (100)

Không (n = 28)


21,13 ± 38,77

16 (57,1)

p

> 0,05

< 0,05

Giá trị trung bình Hs-CRP ở BN ĐTĐ
cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với
BN không bị ĐTĐ.
Tỷ lệ tăng Hs-CRP ở BN ĐTĐ cao hơn
có ý nghĩa so với BN không bị ĐTĐ.
Viêm có vai trò chính trong bệnh sinh
của VXĐM. Hs-CRP là dấu ấn viêm có
giá trị dự báo biến cố tim mạch, nguy cơ
nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh động
mạch ngoại biên. Bên cạnh đó, kháng
insulin và cường insulin ở người ĐTĐ
cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim
mạch, có liên quan tới gia tăng tỷ lệ tử
vong tim mạch độc lập với yếu tố nguy cơ
khác.
Bảng 8: Liên quan giữa nồng độ Hs-CRP
huyết tương với THA.
Hs-CRP
THA


X ± SD (mg/l)

Tăng n (%)

Tăng (n = 12)

29,24 ± 53,18

Có (n = 23)

24,71 ± 41,06

17 (73,9)

Bình thường (n = 21)

16,79 ± 19,78

Không (n = 13)

18,01 ± 23,82

7 (53,8)

> 0,05

p

> 0,05


> 0,05

81


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

Nồng độ Hs-CRP và tỷ lệ tăng nồng độ
Hs-CRP huyết tương ở BN THA cao hơn
không có ý nghĩa thống kê so với BN
không THA.
Nghiên cứu của Talikoli cho thấy nồng
độ Hs-CRP ở BN THA (3,71 ± 1,74 mg/l)
cao hơn có ý nghĩa so với BN không THA
(1,43 ± 1,29 mg/l) (p < 0,01) [10].
Nhiều nghiên cứu lâm sàng gần đây
về CRP tập trung vào mối liên quan giữa
tăng mạn tính CRP với nguy cơ tăng
bệnh xơ vữa và bệnh thận mạn. Nồng độ
CRP trong máu là yếu tố tiên đoán nguy
cơ tương lai của nhồi máu cơ tim cấp
hoặc biến cố mạch máu. Hiện nay, gần
như biết chắc chắn về vai trò của viêm
trong VXĐM, nhất là trong thiếu ổn định
của mảng vữa. Chất chỉ điểm viêm lưu
hành được khai thác nhiều nhất là CRP,
CRP tăng ở người THA và cả ở người
tiền THA, CRP cũng dự báo THA trong
tương lai. Như vậy, nồng độ Hs-CRP của

BN THA tăng có ý nghĩa so với nhóm
không THA. Nghiên cứu của chúng tôi
chưa thấy tăng có ý nghĩa, có thể do mẫu
nghiên cứu còn ít và BN mắc bệnh ĐMNV
chi dưới mạn tính có nhiều bệnh kết hợp.
Bảng 9: Liên quan giữa nồng độ HsCRP huyết tương với giai đoạn bệnh theo
Fontaine.
Hs-CRP (mg/l)
Gi i đo n

82

X ± SD

Tăng n (%)

Giá trị trung bình Hs-CRP ở các giai
đoạn bệnh khác nhau không có ý nghĩa
thống kê.
Tỷ lệ tăng Hs-CRP ở các giai đoạn bệnh
khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN
- Nồng độ Hs-CRP ở nhóm bệnh cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.
- Nồng độ Hs-CRP trung bình của nhóm
bệnh là 22,29 ± 35,56 mg/l.
- Tỷ lệ BN có tăng nồng độ Hs-CRP cao
hơn BN có Hs-CRP bình thường.
- Tỷ lệ tăng nồng độ Hs-CRP ở BN
ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa so với BN không

bị ĐTĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Xuân Cường. Khảo sát nồng độ
Hs-CRP huyết tương ở BN hội chứng động
mạch vành cấp. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường
Đại học Y Hà Nội.. 2010.
2. Hoàng Văn Sơn. Vai trò của Hs-CRP
trong dự báo, chẩn đoán, điều trị dự phòng và
theo dõi điều trị bệnh tim mạch. Tạp chí
Thông tin Y dược. 2010, số 3, tr.5-7.
3. Hogh AT, Joensen J, Lindholt JS et al.
C-reactive protein predicts future arterial and
cardiovascular events in patients with symptomatic
peripheral arterial disease. Vasc Endovascular
Surg. 2008, 42 (4), pp.341-397.

IIa (n = 1)

2,20 ± 0,00

IIb (n = 3)

5,60 ± 2,29

2 (66,7)

III (n = 6)

12,43 ±16,35


2 (33,3)

IV (n = 26)

27, 26 ± 40,23

20 (76,9)

p

> 0,05

> 0,05

4. Maca T, Mlekusch W, Doweik L et al.
Influence and interaction of diabetes and
lipoprotein (a) serum levels on mortality of
patients with peripheral artery disease. Eur J
Clin Invest. 2007, 37 (3), pp.180-186.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016
5. Selvin E, Erlinger TP. Prevalence of and
risk factors for peripheral arterial disease in
the United States: results from the National
Health and Nutrition Examination Survey.
1999 - 2000. Circulation. 2004, 110 (6), p.738743.

8. Schillaci G, Pirro M, Gemelli F et al.
Increased C-reactive protein concentrations in

never-treated hypertension: the role of systolic
and pulse pressures. J Hypertens. 2003, 21 (10),
pp.1841-1846.

6. Vogel TR, Symons RG, Flum DR.
A population - level analysis: the influence of
hospital type on trends in use and outcomes
of lower extremily angioplasty. Vasc Endovascular
Surg. 2008. 42 (1), pp.12-18.

9. Selvin E, Erlinger TP. Prevalence of and
risk factors for peripheral arterial disease
in the United States: results from the National
Health and Nutrition Examination Survey,
1999 - 2000. Circulation. 2004. 110 (6),
pp.738-43.

7. Appropriate body-mass index for Asian
populations and its implications for polycy and
intervention strategies. Lancet. 2004, 363 (9403),
pp.167-163.

10. Talikoti P, Bobby Z, Hamide A.
Hyperhomocysteinemia, insulin resistance
and high Hs-CRP levels in prehypertension. J
Clin Diagn Res. 2014, 8 (8), pp.CC07-9.

83




×