Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm điện tâm đồ ở bệnh nhân ngoại trú bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.99 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

 ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN TÂM ĐỒ Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ  
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH 
Đặng Huỳnh Anh Thư*, Lê Thị Tuyết Lan* 

TÓM TẮT 
Đặt  vấn  đề: Bệnh tim mạch là bệnh đi kèm thường gặp nhất ở BN BPTNMT. ĐTĐ là công cụ tầm soát 
bệnh tim mạch đầu tay, thông dụng và rẻ tiền nhất. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ĐTĐ bất thường khá cao ở 
nhóm BN BPTNMT trong đợt kịch phát, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào ở nhóm BN ngoại trú. Mục đích của 
nghiên cứu này nhằm phát hiện những đặc điểm của ĐTĐ ở nhóm BN này. 
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm ĐTĐ ở BN ngoại trú BPTNMT. 
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 112 BN ngọai trú BPTNMT. 
Kết  quả:  58,0% BN có ĐTĐ bất thường. Tỷ lệ ĐTĐ bất thường tăng dần theo từng giai đoạn trong đó 
GOLD I (33,3%), GOLD II (43,2%), GOLD III (65,1%), GOLD IV (78,3%) (p < 0,05). Tỷ lệ ĐTĐ bất thường 
tăng dần theo từng nhóm, trong đó nhóm A (27,3%), nhóm B (45,7%), nhóm C (60,0%), nhóm D (71,4%). 
Kết luận: nghiên cứu này gợi ý cần tầm soát ĐTĐ thường quy ở BN ngọai trú BPTNMT. 
Từ khóa: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; bệnh nhân; Điện tâm đồ 

ABSTRACT  
THE ECG CHARACTERISTICS OF COPD OUTPATIENTS 
Dang Huynh Anh Thu, Le Thi Tuyet Lan 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 14 ‐ 19 
Background: Cardiovascular disease is the most common comorbidities in COPD patients. ECG is the most 
popular and cheapest cardiovascular disease screening tool. Some research showed the high rate abnormal ECG in 
exerbation COPD patients, but there still have no research in outpatient. The purpose of this study was to detect 
the characteristics of ECG in this group of patients 
Objectives: Description the ECG characteristics in COPD outpatients. 
Method: descriptive cross‐sectional study with 112 COPD outpatients. 


Results: The rate of abnormal ECG is 58%. Abnormal ECG increases with each stage, including GOLD I 
(33.3%), GOLD II (43.2%), GOLD III (65.1%), GOLD IV (78.3%) (p <0,05). The rate of abnormal ECG also 
increase in each group, including group A (27.3%), group B (45.7%), group C (60.0%), group D (71.4%) 
Conclusion: This study suggests the routine screening in COPD outpatients with ECG. 
Keywords: COPD, ECG, patients 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là 
một  bệnh  lý  toàn  cầu  gây  tử  vong  đứng  hàng 
thứ tư trên thế giới. GOLD (Global Initiative for 
Chronic  Obstructive  Lung  Disease)  2011  đã 
nhấn mạnh vai trò của các bệnh lý đi kèm “Đợt 
* Bộ môn Sinh lý, ĐH Y Dược TP.HCM 
Tác giả liên lạc: BS. Đặng Huỳnh Anh Thư 

14

cấp và các các bệnh lý đi kèm góp phần vào độ 
nặng  của  từng  người  bệnh”(1).  Bệnh  tim  mạch 
được  xem  là  nhóm  bệnh  đi  kèm  thường  gặp 
nhất ở bệnh nhân BPTNMT, bệnh không những 
gây tổn thương tim phải mà còn ảnh hưởng đến 
tim trái,  các  rối  loạn  nhịp,  thiếu  máu  cục  bộ  cơ 
tim, xơ vữa động mạch, tắc mạch. Trong đó phổ 

ĐT: 01634892409  Email:  

Chuyên Đề Nội Khoa 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
biến là suy tim mạn và bệnh mạch vành và tần 
suất  của  hai  bệnh  này  khoảng  từ  10  –30%  và 
nguy cơ mắc bệnh suy tim mạn trên bệnh nhân 
BPTNMT là 4,5 lần so sánh với nhóm chứng có 
độ  tuổi  tương  ứng.  Ước  tính  sự  sụt  giảm  mỗi 
10% FEV1 sẽ làm gia tăng tử vong do tim mạch 
28% và gia tăng biến cố bệnh mạch vành 20%(3). 
Nhiều tác giả trên thế giới cho rằng bệnh  nhân 
bị  BPTNMT  làm  tăng  nguy  cơ  mắc  bệnh  tim 
mạch gấp 2 ‐ 3 lần. Kết hợp đồng thời của bệnh 
phổi và bệnh tim mạch thường làm người bệnh 
có  tiên  lượng  xấu  hơn.  Vì  vậy  cần  được  chú  ý 
phát hiện, đánh giá và có những biện pháp điều 
trị  thích  hợp.  Mặc  dù  vậy,  có  khá  ít  bệnh  nhân 
BPTNMT có kèm bệnh lý tim mạch được điều trị 
nhằm  làm  giảm  nguy  cơ  và  ngăn  ngừa  biến 
chứng nhất là ở bệnh nhân ngoại trú. Điện tâm 
đồ là công cụ tầm soát bệnh tim mạch đầu tay, 
thông  dụng  và  rẻ  tiền  nhất.  Hiện  nay  tại  Việt 
Nam có  vài  nghiên  cứu  cho  thấy  tỉ  lệ  điện  tâm 
đồ  bất  thường  khá  cao  ở  nhóm  bệnh  nhân 
BPTNMT trong đợt kịch phát tuy nhiên chưa có 
nghiên  cứu  nào  về  những  đặc  điểm  của  điện 
tâm đồ ở bệnh nhân BPTNMT điều trị ngoại trú. 
Do  đó  chúng  tôi  thực  hiện  nghiên  cứu  này  với 
hy  vọng  phát  hiện  sớm  những  biến  đổi  về  tim 
mạch trên bệnh nhân ngọai trú BPTNMT. 

MỤC TIÊU 

Mục tiêu tổng quát: mô tả đặc điểm điện tâm 
đồ ở bệnh nhân ngoại trú BPTNMT. 
Mục tiêu chuyên biệt: 
‐  Khảo  sát  đặc  điểm  các  thông  số  điện  tâm 
đồ ở bệnh nhân ngoại trú BPTNMT.  
‐ Khảo sát đặc điểm và tỉ lệ điện tâm đồ bất 
thường ở bệnh nhân ngoại trú BPTNMT. 
‐ Tìm mối liên quan giữa tỉ lệ điện tâm đồ bất 
thường và độ nặng BPTNMT theo GOLD 2011. 

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Những bệnh nhân đến  khám  và  được  chẩn 
đoán  BPTNMT  tại  Phòng  khám  thăm  dò  chức 

Hô Hấp 

Nghiên cứu Y học

năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược Thành 
phố Hồ Chí Minh từ 06/2012 đến 06/2013. 

Phuơng pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 

Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Các  bệnh  nhân  được  chẩn  đoán  xác  định 
BPTNMT  theo  tiêu  chí  của  GOLD  2011  ở  mọi 
giai đoạn bệnh, đang ở trong tình trạng ổn định 
và đồng ý tham gia nghiên cứu. 


Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh  nhân  đang  trong  tình  trạng  không  ổn 
định  (như  đợt  cấp  BPTNMT,  tràn  khí  màng 
phổi,  tràn  dịch  màng  phổi),  bệnh  nhân  có  tiền 
căn bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh 
van tim, bệnh mạch vành. 

Thu thập số liệu 
Bệnh  nhân  đến  khám  được  hỏi  tiền  sử, 
bệnh sử, mức độ khó thở theo thang điểm khó 
thở của mMRC và bộ câu hỏi CAT; khám lâm 
sàng tìm âm thổi bệnh lý của tim; đo huyết áp 
để  loại  trừ  những  BN  tăng  huyết  áp;  chụp  X 
quang  loại  trừ  lao,  tràn  dịch  màng  phổi,  tràn 
khí màng phổi, đo hô hấp ký. Bệnh nhân phù 
hợp  với  tiêu  chuẩn  chọn  bệnh  sẽ  được  tiến 
hành thu thập các thông tin cơ bản, nhân trắc 
như  tuổi,  giới  tính,  BMI,  tình  trạng  hút  thuốc 
lá và được đo điện tâm đồ. 
Kết quả điện tâm đồ được đọc bởi tác giả và 
các  bác  sĩ  tim  mạch  bệnh  viện  Đại  học  Y  Dược 
TP.HCM. Các thông số ĐTĐ được đo bằng mắt 
thường, dùng kính phóng đại khi cần. Chúng tôi 
tuân thủ theo chỉ dẫn của “Common standards 
in  quatitative  electrocardiography”  Working 
Party (CSE Working Party)(4) và theo tiêu chuẩn 
của Henryative J.L Marriott(2). 
Các  thông  số  đuợc  nhập  liệu  và  phân  tích 
bằng chương trình Stata 10. Kết quả được trình 

bày dưới dạng tỉ lệ hay trị số  trung bình và độ 
lệch  chuẩn,  giá  trị  lớn  nhất,  nhỏ  nhất.  Dùng 
phép  kiểm  chi  bình  phương  (Chi‐Squared  test) 
để so sánh sự khác biệt tỉ lệ giữa các nhóm. 

15


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên  cứu  được  thực  hiện  với  sự  chấp 
thuận  của  hội  đồng  y  đức  trong  nghiên  cứu  y 
sinh học Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh. 

‐  BN  thuộc  nhóm  D  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất 
(50%),  nhóm  B  chiếm  31,3%,  nhóm  A  chiếm 
9,8%, nhóm C chiếm thấp nhất 8,9%. 

KẾT QUẢ 

Đặc  điểm  các  thông  số  trên  ĐTĐ  ở  BN 
ngoại trú BPTNMT 

Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  gồm  112  bệnh 
nhân  được  chẩn  đoán  BPTNMT  điều  trị  ngoại 
trú tại Phòng khám thăm dò chức năng hô hấp 
Bệnh  viện  Đại  học  Y  Dược  Thành  phố  Hồ  Chí 
Minh từ 06/2012 đến 06/2013. 


Bảng 1: Đặc điểm các thông số 
Trung
bình
86,8
75,3
74,9
0,080
0,081
0,151
0,348
0,417

Độ lệch Giá trị
Giá trị
chuẩn nhỏ nhất lớn nhất
13,8
60
125
40,3
-72
134
14,9
30
102
0,013
0,050
0,150
0,016
0,040

0,130
0,027
0,120
0,220
0,039
0,200
0.440
0,046
0,330
0,650

‐ BN chủ yếu là nam giới chiếm 90,2%, tỉ lệ 
nam/nữ là 9/1. 

Nhịp tim (nhịp/phút)
Trục QRS (độ)
Trục sóng P (độ)
Thời gian QRS (giây)
Thời gian P (giây)
Thời gian PR (giây)
Thời gian QT (giây)
Thời gian QTc (giây)

‐ 61,6% BN có chỉ số khối cơ thể trung bình; 
27,7 % thiếu cân; 9,8% dư cân và 0,9% béo phì. 

Bảng 2: Kết quả biên độ các sóng ở chuyển đạo ngoại 
biên (mm) 

Đặc điểm chung  

‐ Độ tuổi trung bình: 67,0 ± 10,4 tuổi, đa số tử 
60 tuổi trở lên chiếm 71,4%. 

‐ 91,1 % BN có hút thuốc lá với số gói trung 
bình theo đơn vị chuẩn quốc tế là 30 ± 19,6; có 
79,5 % BN  đã  cai  thành  công;  8,9%  BN  không 
hút  thuốc  lá  trong  số  đó  có  30%  hút  thuốc  lá 
thụ động. 

Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất

‐ 66,9% BN đã được chẩn đoán BPTNMT, đa 
số  được  phát  hiện  bệnh<5  năm  (78,7%).  56,8% 
BN  chưa  được  phát  hiện  BPTNMT  trước  đó  có 
tắc nghẽn mức độ nặng trở lên (GOLD 3‐4). 

Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất

Chẩn  đoán  BPTNMT  và  đánh  giá  mức  độ 
nặng theo GOLD 2011 
‐  Trị  số  trung  bình  FEV1  (%)  của  đối  tượng 
nghiên cứu là 47,8 ± 17,9. 
‐ GOLD 3 chiếm tỷ lệ cao nhất 38,4%, kế tiếp 
là  GOLD  2  chiếm  33%,  GOLD  4  chiếm  20,6%, 

GOLD 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8,0%. 
‐ 25,9% BN có tiền sử ≥ 2 đợt kịch phát/năm, 
trong  đó  phần  lớn  là  những  bệnh  nhân  tắc 
nghẽn đường dẫn khí nặng và rất nặng (GOLD 
3&4) chiếm 75,9%. 
‐ 72,3 % bệnh nhân có mức độ khó thở theo 
mMRC từ giai đoạn trở lên, triệu chứng khó thở 
ở  bậc  2  là  nhiều  nhất  chiếm  34,8%.  BN  có  tổng 
điểm CAT ≥ 10 chiếm tỷ lệ cao (81,3%). 

16

Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất

P

DI
0,42
0,27
0,0
1,0
DII
1,7
0,72
0,2
4
DIII
1,3
0,62
-1
3,5
aVR
-0,96
0,49
-3
1,5
aVL
-0,41
0,52
-1,5
1,5
aVF
1,41
0,62
-0,5
3


Q

R

S

T

0,03
0,15
0
1

3,55 1,95 1,55
2,17 3,55 1,22
0,5
0
0
16
18
11

0,09
0,32
0
2

7,11 1,35 2,70
3,78 1,85 1,06

1
0
0
18
8
7

0,15
0,52
0
4

4,27 1,36 1,53
3,19 1,89 1,36
0
0
-3
16
8
5

1,39
2,07
0
7

1,0 3,81 -1,89
1,41 3,03 0,936
0
0

-5
10
10
2

0,26
0,71
0
4

2,11 1,87 0,05
2,55 2,24 1,14
0
0
-3
18
10
4

0,09
0,31
0
2

5,16 1,55 1,88
3,53 1,99 1,24
0,5
0
-4
18

7
5

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Bảng 3: Kết quả biên độ các sóng ở chuyển đạo trước 
ngực (mm) 
V1
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
V2
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
V3
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
V4
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
V5

Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
V6
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất

P
0,59
0,42
-1,0
1,5

Q
0,07
0,38
0
2,5

R
2,08
1,88
0,3
11

S
7,71

4,12
0
20

T
1,19
1,76
-2,5
8

0,53
0,28
-0,5
1,5

0,03
0,26
0
2

4,04 10,15 3,81
2,57 4,57 2,09
0,5
0
-1
15
25
10

0.63

0.29
0
1,5

0,03
0,15
0
1

7,04
3,85
0,5
19

9,36
4,48
0
23

5,08
1,99
0,5
11

0,71
0,39
0
2

0,03

0,12
0
0,5

11,21 6,56
4,97 3,96
1
0
22
18

4,94
1,97
0,5
12

0.58
0.26
0
1,6

0,10
0,58
0
6

14,0
5,86
4
28


4,35
3,24
0
15

4,44
1,76
0,5
9

0,69
0,34
0
1,5

0,08
0,27
0
1,5

11,27 2,46
5,21 2,40
0
0
27
14

3,52
1,26

1
7

Đặc điểm và tỉ lệ diện tâm đồ bất thường ở 
BN ngoại trú BPTNMT 
Trong số 112 BN làm ĐTĐ thì có 65 /112 BN 
(chiếm  58,0%)  có  kết  quả  điện  tâm  đồ  bất 
thuờng. Trong đó Trong đó trục QRS lệch  phải 
chiếm 33,9%, trục P lệch  phải  chiếm  53,6%,  tim 
xoay theo chiều kim đồng hồ chiếm 41,1%, điện 
thế  thấp  chiếm  15,2%,  loạn  nhịp  chiếm  35,7  % 
(nhịp nhanh xoang 18,6% , NTT nhĩ 7,1%, rung 
nhĩ  6,2%,  NTT  thất  3,6%),  rối  loạn  dẫn  truyền 
chiếm 11,6% (trong đó chủ yếu bloc nhánh phải 
7,1%),  dày  nhĩ  trái  chiếm  4,5%,  dày  thất  trái 
chiếm 3,6%, BTTMCB chiếm 17%. 

Hô Hấp 

Nghiên cứu Y học

Mối liên quan giữa ĐTĐ bất thường và độ 
nặng giới hạn đường dẫn khí BPTMT theo 
GOLD 2011 
Tỷ lệ ĐTĐ bất thường chung tăng dần theo 
từng  giai  đoạn:  GOLD  I  có  33,3%,  GOLD  II  có 
43,2%,  GOLD  III  có  65,1%,  GOLD  IV  có  78,3% 
ĐTĐ bất thường.Sự khác biệt giữa các tỷ lệ ĐTĐ 
bệnh lý theo độ nặng tắc nghẽn đường dẫn khí 
có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 

Bảng 4: Đặc điểm ĐTĐ bất thường theo độ nặng 
giới hạn đường dẫn khí BPTNMT theo GOLD 2011 
Phân loại giai đoạn bệnh
Biểu hiện GOLD I
ĐTĐ
(n=9)
n %
Trục QRS
0 0,0
lệch phải
Trục P lệch
2 22,2
phải
Tim xoay
theo chiều 2 22,2
kim đồng hồ
Điện thế
0 0,0
thấp
Dày nhĩ phải 1 11,1
Dày thất phải 0 0,0
Dày nhĩ +
0 0,0
thất phải
Dày nhĩ trái 0 0,0
Dày thất trái 1 11,1
Loạn nhịp 1 11,1
Rối loạn dẫn
0 0,0
truyền

Dấu hiệu
2 22,2
TMCT

GOLD II GOLD III GOLD IV
(n=37) (n=43) (n=23)
n % n % n %

p

9 24,3 14 32,6 15 65,2 < 0,01
15 40,5 26 60,5 17 73,9 < 0,05
10 27,0 19 44,2 15 65,2 < 0,05
3

8,1 10 23,3 4 17,4 > 0,05

4 10,8 11 25,6 7 30,4 < 0,05
2 5,4 5 11,6 5 21,7 < 0,05
1

2,7

6

14,0 4 17,4 < 0,05

1 2,7 3 7,0 1 4,4 > 0,05
1 2,7 1 2,3 1 4,4 > 0,05
10 27,0 16 37,2 13 56,5 > 0,05

2

5,4

7

16,3 4 17,4 > 0,05

5 13,5 8

18,6 4 17,4 > 0,05

Mối  liên  quan  giữa  điện  tâm  đồ  bất 
thường  và  độ  nặng  đánh  giá  kết  hợp 
BPTNMT theo GOLD 2011 
Tỷ lệ ĐTĐ bất thường chung tăng dần theo 
từng nhóm: nhóm A có 27,3% , nhóm B có 45,7), 
nhóm C có 60,0%, nhóm D có 71,4% ĐTĐ bệnh 
lý. Sự khác biệt giữa các tỷ lệ ĐTĐ bệnh lý theo 
độ nặng đánh giá kết hợp BPTNMT theo GOLD 
2011 có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). 

17


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

Bảng 5: Đặc điểm ĐTĐ bất thường theo độ nặng 

đánh giá kết hợp BPTNMT theo GOLD 2011 
Biểu hiện
ĐTĐ
Trục QRS lệch
phải
Trục P lệch
phải
Tim xoay theo
chiều kim
đồng hồ
Điện thế thấp
Dày nhĩ phải
Dày thất phải
Dày nhĩ + thất
phải
Dày nhĩ trái
Dày thất trái
Loạn nhịp
Rối loạn dẫn
truyền
Dấu hiệu
TMCT

Phân loại giai đoạn bệnh
GOLD I GOLD II GOLD III GOLD IV
(n=9) (n=37) (n=43) (n=23)
n % n % n % n %
0

0,0


p

9 24,3 14 32,6 15 65,2 < 0,01

2 22,2 15 40,5 26 60,5 17 73,9 < 0,05
2 22,2 10 27,0 19 44,2 15 65,2 < 0,05
0 0,0 3 8,1 10 23,3 4 17,4 > 0,05
1 11,1 4 10,8 11 25,6 7 30,4 < 0,05
0 0,0 2 5,4 5 11,6 5 21,7 < 0,05
0

0,0

1

2,7

6 14,0 4 17,4 < 0,05

0 0,0 1 2,7 3 7,0 1 4,4 > 0,05
1 11,1 1 2,7 1 2,3 1 4,4 > 0,05
1 11,1 10 27,0 16 37,2 13 56,5 > 0,05
0

0,0

2

5,4


7 16,3 4 17,4 > 0,05

2 22,2 5 13,5 8 18,6 4 17,4 > 0,05

KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 
Nhịp tim trung bình là 86,8 ± 13,8 lần/phút, 
cao  hơn  nhịp  tim  trung  bình  ở  người  bình 
thường là do tình trạng thiếu oxy mạn tính ở BN 
BPTNMT. Trị số trung bình của góc QRS là 75,3° 
±  40,3,  lệch  sang  phải  hơn  so  với  trị  số  ở  người 
bình  thường  và  trục  QRS  lệch  phải  chiếm  tỉ  lệ 
cao 32,1% phù hợp với tình trạng lớn thất phải 
và  thay  đổi  tư  thế  tim  thẳng  đứng  ở  BN 
BPTNMT. Trục sóng P trung bình là 74,9° ± 14,9, 
lệch  sang  phải  hơn  so  với  trị  số  ở  nguời  bình 
thường  phù  hợp  với  khuynh  hướng  lớn  nhĩ 
phải. Biên độ  sóng P trung bình ở DI thấp hơn 
so với người bình thường là do trục sóng P lệch 
dần sang phải ở BN BPTNMT. Khi trục sóng P > 
+75° thì sóng P trở nên nhỏ ở chuyển đạo DI và 
âm ở chuyển đạo aVL, sóng P có thể đẳng điện ở 
DI khi trục sóng P > +90°; biên độ sóng P trung 
bình ở DII, DIII, aVF, V1‐6 cao hơn so với người 
bình  thường  điều  này  cũng  phù  hợp  ở  BN 
BPTNMT vì biên độ sóng P cao nhọn ở DII, DIII, 
aVF  là  biểu  hiện  của  P  “phế”,  tức  là  thay  đổi 
sóng  P  của  lớn  nhĩ  phải  do  bệnh  phổi.  Biên  độ 

18


sóng R trung bình ở DI, DII, DIII, V1‐6 thấp hơn 
so với người bình thường do sự ứ khí của phổi 
trong lồng ngực dẫn đến tăng thể tích phổi làm 
tăng khoảng cách từ tim đến điện cực nên giảm 
dẫn truyền tín hiệu điện đến các điện cực. Biên 
độ  sóng  S  trung  bình  ở  DI,  DII,  DIII,  V4‐6  cao 
hơn so với người bình thường phù hợp với tình 
trạng  lớn  thất  phải  và  trục  QRS  lệch  phải  làm 
xuất hiện sóng S sâu ở DI, DII, DIII và V4‐6 khi 
so sánh với tác giả Trần Đỗ Trinh(5). 
Tỷ  lệ  ĐTĐ  bất  thường  trong  nghiên  cứu 
chúng tôi là 58% cho thấy sự thay đổi ĐTĐ ở BN 
BPTNMT là rất thường gặp kể cả ở BN ngoại trú 
khi  mà  họ  đang  ở  tình  trạng  ổn  định.  Các  rối 
loạn  chủ  yếu  là  các  thay  đổi  trên  cấu  trúc  tim 
phải.  Ngoài  ra  còn  phát  hiện  ra  các  biểu  hiện 
bệnh  lý  tim  mạch  đi  kèm  trên  các  đối  tượng 
chưa biết có bệnh lý tim mạch trước đó đặc biệt 
là  tỉ  lệ  biểu  hiện  thiếu  máu  cơ  tim  chiếm  17%, 
rung  nhĩ  6,2%.  Điều  này  đáng  chú  ý  vì  sự  kết 
hợp đồng thời của bệnh phổi và bệnh tim mạch 
thường làm người bệnh có tiên lượng xấu hơn, 
nhiều triệu chứng hơn, kết cục lâm sàng xấu hơn 
và khả năng gắng sức kém hơn ,vì vậy cần được 
chú  ý  phát  hiện,  đánh  giá  và  có  những  biện 
pháp điều trị thích hợp. 
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy tỷ lệ 
ĐTĐ bất thường chung tăng dần theo từng giai 
đoạn  từ  GOLD  I  –  IV  và  tăng  dần  theo  từng 

nhóm  từ  A  –D  (p  <0,05).  Như  vậy,  BPTNMT 
càng  giai  đoạn  nặng  thì  càng  hay  gặp  những 
biểu hiện bệnh lý trên ĐTĐ. Tỷ lệ trục QRS lệch 
phải,  trục  P  lệch  phải,  tim  xoay  theo  chiều  kim 
đồng hồ, biểu hiện tâm phế mãn trên ĐTĐ tăng 
dần  (p<0,05).  Đây  là  hậu  quả  tất  yếu  của 
BPTNMT  lên  tim  phải.  Ở  BPTNMT  thiếu  oxy 
phế nang cấp kéo theo co mạch máu phổi, thiếu 
oxy  máu  nặng  cũng  làm  cơ  tim  và  tuần  hoàn 
mạch vành chịu một stress thiếu oxy. Tình trạng 
thiếu oxy máu mạn gây ra các biến đổi cấu trúc 
mạch máu phổi làm tái cấu trúc tuần hoàn phổi 
dẫn đến gia tăng sức cản mạch máu phổi. Phản 
ứng tăng tạo hồng cầu trong BPTNMT làm tăng 
độ nhớt máu và như thế làm tăng sức cản mạch 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
máu phổi dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi. 
BPTNMT  giai  đoạn  càng  nặng  thì  các  rối  loạn 
càng thể hiện rõ. Hậu quả là làm tăng gánh thất 
phải,  nhĩ  phải  và  là  nguyên  nhân  của  các  bất 
thường điện tâm đồ nêu trên. 

KIẾN NGHỊ 
Nên tầm soát điện tâm đồ thường quy ở các 
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, kể cả 
bệnh  nhân  đang  ở  tình  trạng  ổn  định  để  sớm 

phát hiện các thay đổi tim mạch do hậu quả của 
bệnh và cả bệnh lý tim mạch đi kèm. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

Nghiên cứu Y học

Mariott  H  (1998)  “Practical  Electrocardiography”.  William 
and Wilkins. 
Sin  DD,  Man  SF  (2005)  “Chronic  obstructive  pulmonary 
disease  as  a  risk  factor  for  cardiovascular  morbidity  and 
mortality”. Proc Am Thorac Soc;2(1):8‐11. 
The  CSE  Working  Party  (1985)  “Recommendations  for 
measurement standards in quantitative electrocardiography”. 
Eur Heart J, 6(10), 815‐825. 
Trần Đỗ Trinh (1990) “Khảo sát các thông số điện tim đồ cơ 
bản ở người bình thường Việt Nam ‐ các giới hạn bệnh lý”. 
Luận án phó tiến sĩ; Đại học Y Hà Nội 
 

3.

4.

5.

Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

 

GOLD (2011) “Global strategy for diagnosis management and 
prevention of COPD”. NHLBI/WHO workshop report 2011. 
 

Hô Hấp 

19



×