Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hiệu quả của gây tê tủy sống bằng hỗn hợp bupivacaine (marcain) và fentanyl trong mổ lấy thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.76 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG HỖN HP BUPIVACAINE
(MARCAIN) VÀ FENTANYL TRONG MỔ LẤY THAI
Phạm Đông An*, Nguyễn Văn Chừng**

TÓM TẮT:
Tê tủy sống là phương pháp vô cảm thường được áp dụng trong mổ lấy thai. Phương pháp này đã
bộc lộ cả những thuận lợi và bất lợi. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hỗn
hợp Marcain-Fentanyl để gây tê tủy sống trong mổ lấy thai. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, tiến hành trên 120 sản phụ có chỉ đònh mổ lấy thai, đồng ý chọn tê tủy
sống làm phương pháp vô cảm trong lúc tiến hành phẫu thuật. Số sản phụ này được chia ngẫu nhiên
thành 2 nhóm; mỗi nhóm 60 người. Nhóm I dùng đơn thuần 12mg Marcain 0,5% tăng trọng, nhóm II
dùng 12mg Marcain 0,5% tăng trọng có pha thêm 20 μg Fentanyl (0,4 ml). Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhóm II có thời gian đạt mức phong bế ở T5 nhanh hơn nhóm I, thời gian tác dụng của thuốc tê ở nhóm II
kéo dài hơn nhóm I (p <0,001). Các tác dụng phụ không mong muốn như nôn và buồn nôn, bứt rứt khó
chòu ở nhóm có dùng thêm Fentanyl có tỉ lệ thấp hơn nhóm chỉ dùng đơn thuần Marcain. Kết luận: Việc
thêm Fentanyl vào thuốc tê Marcain 0,5% tăng trọng để gây tê tủy sống trong mổ lấy thai đã làm cải
thiện chất lượng của phong bế vô cảm; kéo dài thời gian giảm đau sau mổ, làm giảm các tác dụng không
mong muốn của thuốc tê.

SUMMARY
EFFICACITY OF HYPERBARIC BUPIVACAINE
(MARCAIN) ADDED TO FENTANYL FOR CAESAREAN DELIVERY
Pham Dong An, Nguyen Van Chung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 51 – 58

Background: Spinal anesthesia, a popular sensory blockage method for Caesarean delivery has
advantages and disadvantages.
Aim: To estimate the efficacity of Hyperbaric Bupivacain added to Fentanyl in spinal anesthesia for


ceasarean section.
Methods: randomized controlled clinical trial. 120 parturiens scheduled for elective Ceasarean
delivery agreed to receive spinal anesthesia for undergoing surgery were divided randomically into 2 –
30 patients groups. The 1st group received hyperbaric Bupivacain 0,5% 12mg and the 2nd one received
Bupivacain combined with Fentanyl 20 μg.
Results: The rate of onset of anesthesia at dermatome T5 was faster among the patients of group 2.
The duration of anesthesic effect was significantly longer than in the group received addional Fentanyl
(p<0,001). The low incidence of the adverse events as nausea, vomitting, and unpleasant feelings were
observed in the low incidence among the patients received a combination of Bupivacain with Fentanyl as
compared with the group simply used Bupivacain.
Conclusion: Adding Fentanyl to bupivacain in spinal anesthesia for Ceasarean delivery improved
the quality of sensory block, lengthening the pain relief duration after surgery, lowering the adverse
effects of anesthetic drugs.
* BV Phụ Sản Từ Dũ TP.HCM
** ĐHYD TP.HCM

51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến lớn có thể gặp trong gây mê toàn diện
mổ lấy thai là đặt nội khí quản khó và hít phải dòch
dạ dày. Một nghiên cứu rộng rãi ở Thụy Điển ghi
nhận tần suất hít dòch dạ dày khoảng 15 trường
hợp trong 10000 ca gây mê toàn diện để mổ lấy
thai. Hít dòch ói là nguyên nhân gây ra cái chết của
một phần ba trong tổng số 67 sản phụ chết do gây
mê toàn diện mổ lấy thai tại Mỹ từ năm 1979 đến
năm 1990(9). Ngày nay tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng
gia tăng, tuỳ thuộc vào vùng đòa lý và đặc tính dân

số, tỷ lệ này ở Mỹ hiện nay là 20%, và ở một số
nước châu Á tỷ lệ này có thể lên đến 40%(9,10). Có
ba kỹ thuật gây tê vùng thường được áp dụng trong
mổ lấy thai hiện nay là: Gây tê tủy sống, gây tê
ngoài màng cứng, gây tê tủy sống và gây tê ngoài
màng cứng phối hợp. Gây tê tủy sống để mổ lấy
thai thường được áp dụng nhiều hơn (chiếm tỷ lệ
40% ở Mỹ năm 1992(8,9)) vì những lợi ích của nó
mang lại như: kỹ thuật thực hiện đơn giản, nhanh,
cho kết quả hoàn hảo đáng tin cậy, ảnh hưởng của
thuốc lên thai nhi là tối thiểu, mẹ tỉnh táo tham dự
vào sự chào đời của con mình, giảm các đáp ứng
stress của cơ thể trong lúc mổ. Tuy nhiên cũng còn
những bất lợi cần phải tính đến như: tụt huyết áp
nghiêm trọng, thời gian phong bế hạn chế, nhức
đầu sau gây tê, nôn và buồn nôn ...
Việc dùng hỗn hợp bupivacaine và fentanyl để
gây tê tủy sống trong mổ nói chung cũng như trong
mổ lấy thai đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước
nghiên cứu áp dụng. Tại Tp.HCM còn ít các nghiên
cứu đánh giá một cách hệ thống việc dùng hỗn hợp
này. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu dùng hỗn
hợp bupivacaine và fentanyl để gây tê tủy sống trong
mổ lấy thai nhằm tìm hiểu khả năng cải thiện chất
lượng gây tê, ảnh hưởng của thuốc trên thai nhi, và
khả năng giảm thiểu các tác dụngï không mong
muốn. Chúng tôi hy vọng kết quả của nghiên cứu sẽ
góp phần mang lại một số kinh nghiệm trong thực tế
lâm sàng.


52

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các sản phụ có chỉ đònh mổ lấy thai tại bệnh viện
Từ Dũ, đồng ý chọn phương pháp vô cảm là tê tủy
sống để phẫu thuật.
Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm
chứng.
Phương pháp tiến hành
120 sản phụ được chọn ngẫu nhiên vào hai
nhóm, mỗi nhóm 60 sản phụ:
Nhóm I: Dùng 12mg Marcain 0,5% tăng trọng
(Nhóm (M))
Nhóm II: Dùng12mg Marcain 0,5% tăng trọng
và 20μg Fentanyl (Nhóm (M+F)).
Người thực hiện thủ thuật gây tê và người quan
sát đánh giá khác nhau, người quan sát đánh giá
không biết sản phụ mình quan sát thuộc nhóm nào.
Các sản phụ được truyền dòch tinh thể Lactate
Ringer 30 phút trước khi thực hiện gây tê (1015ml/kg) ghi nhận mạch, huyết áp, SpO2, nhòp thở
trước khi gây tê
Tiến hành gây tê tủy sống ở tư thế ngồi,
khoảng gian sống L3-L4, kim gây tê số 29
Quincke, thời gian bắt đầu gây tê được tính từ lúc
thuốc tê được bơm hết vào khoang dưới nhện.
Ngay sau khi tê xong sản phụ được cho nằm ngữa
trên bàn mổ với một gối nhỏ ở dưới đầu, một gối

nhỏ dưới mông phải. Sản phụ được cho thở
Oxygen 4 lít/phút qua mặt nạ, huyết áp được đo
liên tục để có thể phát hiện sớm tụt huyết áp để
xử trí kòp thời, các thông số được ghi nhận mỗi 2
phút trong 10 phút đầu, sau đó tiếp tục mỗi 5
phút cho đến 30 phút. Kiểm tra mức độ phong bế
cảm giác đau bằng kim đầu tù, ghi nhận thời gian
khi mức phong bế đạt tới T5. Khi HA động mạch
tối đa giảm dưới 25% so với ban đầu trước gây tê,
hoặc khi HA động mạch tối đa giảm dưới 100
mmHg thì Ephedrine 10mg tiêm tónh mạch được


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

dùng để nâng HA, khi nhòp tim của sản phụ giảm
dưới 45 nhòp/phút thì Atropine 0,25mg được dùng
để nâng nhòp tim. Dùng thước đo VAS để đánh
giá mức độ giảm đau trong mổ (0: không đau, 10:
đau nhất). Quan sát các biểu hiện bất thường của
sản phụ như lạnh run, nôn và buồn nôn, bứt rứt
khó chòu, khó thở, nói khó để ghi nhận và xử trí
kòp thời. Quan sát thai nhi ra đời, đánh giá chỉ số
Apgar ở phút thứ nhất và phút thứ 5. Sau khi mổ
xong sản phụ tiếp tục được theo dõi trong 3 ngày.
Trong thời gian này nhóm nghiên cứu sẽ ghi
nhận thời điểm xuất hiện cơn đau đầu tiên ở vết
mổ (thời gian tác dụng của thuốc tê được tính từ

lúc thuốc tê được bơm vào khoang dưới nhện cho
đến khi sản phụ xuất hiện cơn đau đầu tiên) và
những bất thường khác. Thu thập và phân tích
số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
9.0, đánh giá các số trung bình và tỉ lệ qua test T
và test Chi bình phương.

Thời gian ức chế cảm giác trung bình
ở mức T5

Có đau

05

8,3

0

0

05

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Không đau

55

91,7


60

100

115

Tổng cộng

60

100

60

100

120

Từ tháng 10/2003 - 04/2004 tại khoa PT-GMHS
Bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi đã tiến hành 120 trường
hợp gây tê tủy sống trong mổ lấy thai. Kết quả thu
được như sau:
So sánh các đặc điểm chung giữa hai
nhóm nghiên cứu
Bảng 1: So sánh tuổi, cân nặng, chiều cao giữa hai
nhóm nghiên cứu
Tuổi (năm tuổi)

Nhóm I (M)


Nhóm II (M+F)

p

32,55 ± 5,08
(20-46)

31,85 ± 4,54
(23-41)

p > 0,05

Cân nặng trung 60,7 ± 6,6 (48- 62,3 ± 7,7 (45- p > 0,05
bình (kg)
73)
80)
Chiều cao trung
bình (cm)

154 ± 4,8
(145-165)

153,6 ± 4,5
(145-163)

Bảng 2: Thời gian ức chế cảm giác trung bình ở mức
T5
Nhóm I (M)

Nhóm II (M+F)


p

4,9 ± 1,8 (311,5)

p < 0, 001

Giá trò (phút) 9 ± 3,4 (3,5-17)

Thời gian tác dụng của thuốc tê
Bảng 3: Thời gian tác dụng của thuốc tê.
Giá trò (phút)

Nhóm I (M)

Nhóm II (M+F)

P

103,4 ± 22,2
(60-140)

183,3 ± 31,6
(90-245)

p < 0,001

Đánh giá mức độ giảm đau trong mổ
Bảng 4: Đánh giá mức độ giảm đau
Đau


Nhóm I (M)
n = 60
n

%

Nhóm II (M+F)
n = 60
n

Tổng cộng

%

(p = 0,022 < 0,05).

Tỷ lệ thất bại của tê tủy sống
Với 3 trường hợp sản phụ đau nhiều phải chuyển
sang mê nội khí quản thì tỷ lệ thất bại của tê tủy sống
trong mổ lấy thai ghi nhận chung cho nghiên cứu
này là 2,5%.
Thay đổi nhòp tim của sản phụ
Không có trường hợp nào nhòp tim giảm dưới 40
lần/phút, nhòp tim dao động từ 42-160 lần/phút.
Không có sự khác biệt có ý nghóa thống kê giữa 2
nhóm.

p > 0,05


53


Thay đổi huyết áp động mạch tối đa
140

120.4

120
119.6

mmHg

100

115.1

103.9

114.7

99.3

112.4

102.3

101.6

80


109.5

113.6
116.1

113.8
113.6

114.4
113.4

116.7
115.6

116.2
117.2

M

60

M+F

40
20

Thời gian

0

Trước tê

2'

4'

6'

8'

10'

15'

20'

25'

30'

Biểu đồ 1: Thay đổi huyết áp động mạch tối đa

Thay đổi SpO2, nhòp thở trong mổ

Liều lượng thuốc

SpO2 được ghi nhận là 100% trong suốt cuộc mổ
ở cả 2 nhóm. Nhòp thở dao động từ 13- 30 lần/phút.

Bupivacain tăng trọng là dung dòch thuốc tê được

ưa chuộng hiện nay để tiến hành TTS mổ lấy thai.
Bởi vì nó có khuynh hướng lan tới chỗ lõm của vùng
đốt sống ngực ở tư thế nằm giúp cho mức phong bế
cảm giác dễ dàng đạt tới T6-T5

Đánh giá chỉ số Apgar
Bảng 5: So sánh chỉ số Apgar
Apgar 1 phút Apgar 5 phút
p
Nhóm I (M) n = 60 9,2 ± 0,4 (8 - 10)
10
p > 0,05
Nhóm II (M+F) n = 9,2 ± 0,4 (8 - 10)
10
p > 0,05
60

Tác dụng không mong muốn trên hai
nhóm sản phụ
80%
58.3%

Nhóm I (M)

63.3%

Nhóm II (M+F)

60%
40%

16.7%
20%

10.0%

5.0%

3.3%

10.0%

6.7%
0.0%

5.0%

0%
Tụt HA

Nôn, buồn nôn

Lạnh run

Bứt rứt khó chòu

Ngứa

Biểu đồ 2: Tác dụng không mong muốn.

BÀN LUẬN

Qua khảo sát đặc điểm chung giữa hai nhóm
nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tuổi, cân nặng,
chiều cao sản phụ tương tự nhau (p> 0,05). Như
vậy số liệu thu được ở hai nhóm hoàn toàn ngẫu
nhiên và khách quan.

54

Liều bupivacaine tăng trọng được nhiều tác giả
thống nhất dùng là 12mg(9). Theo Chestnut liều này
nên “giảm một chút khi gây tê cho sản phụ có chiều
cao thấp, hoặc tăng nhẹ một chút khi gây tê cho sản
phụ ở tư thế ngồi”(9).
Norris(16) nhận xét, không có sự tương quan có ý
nghóa thống kê giữa chiều cao, cân nặng và mức độ
tê lan lên cao khi gây tê tủy sống mổ lấy thai cho các
sản phụ có chiều cao từ 146-175 cm, cân nặng từ
57,3- 93,6 kg với cùng một liều bupivacaine tăng
trọng là 12mg. Mức ức chế cảm giác đau đánh giá
bằng kim đầu tù (pinprick) đạt từ T7- C8.
Thuốc nhóm morphinique thêm vào dung dòch
thuốc tê trong giới hạn an toàn được khuyến cáo
đối với morphine là 0,1-0,25 mg, đối với fentanyl là
10-20 μg(9,13).
Trong nghiên cứu của chúng tôi liều
bupivacaine tăng trọng đã dùng là12mg và liều
fentanyl thêm vào là 20 μg nằm trong khuyến cáo


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

của nhiều tác giả, cho nên kết quả có được có thể
áp dụng trong thực tế lâm sàng.
Tác dụng ức chế cảm giác
Thời gian đạt ức chế cảm giác ở mức T5

Franchis ghi nhận mức vô cảm thích hợp để mổ
lấy thai mà sản phụ không bò đau phải từ T6 trở lên(8).
F.J Mercier nhận đònh mức phong bế vô cảm phải đạt
ít nhất là tới T5. Norris nhấn mạnh: “Chỉ khi mức độ
vô cảm đạt trên T5 thì sản phụ sẽ không đau trong
suốt cuộc mổ lấy thai”(14). Hầu hết các tác giả đều
nhấn mạnh mức độ phong bế phải lên đến T4 thì
mới bảo vệ được sản phụ không bò đau trong mổ lấy
thai(8,9,10,13,14,21,24,25).
Chúng tôi chọn mức ức chế cảm giác đau ở T5 để
đánh giá thời gian khởi đầu tác dụng của bupivacaine
(marcain) khi có pha thêm fentanyl vào. Kết quả đạt
được ở nhóm II(M+F) có thời gian nhanh gần gấp
đôi so với nhóm I(M) (4,9 ± 1,8 phút so với 9 ± 3,4
phút) và sự khác biệt này có ý nghóa thống kê (p <
0,001). Khi mức ức chế cảm giác đau đạt đến T5 là
thời điểm phẫu thuật viên bắt đầu rạch da để mổ lấy
thai. Sự khởi đầu tác dụng của thuốc tê nhanh hơn
khi thêm fentanyl vào đem lại lợi điểm: sản phụ được
tiến hành mổ sớm hơn, giảm bò ức chế tâm lý trong
thời gian chờ đợi, tạo sự an tâm, tin tưởng ở PTV, sản
phụ và BS GM. Kết quả này phù hợp với nhận đònh

của tác giả Deborah(11) với bupivacaine tăng trọng liều
từ 12 - 15mg thì thời gian khởi đầu tác dụng của
thuốc tê từ 4 -8 phút, Datta(21) khi thêm fentanyl liều
15μg vào dung dòch bupivacain tăng trọng liều từ 12 15mg thì thời gian khởi đầu tác dụng là 5 phút. Bùi
Quốc Công(1) và Nguyễn Tiến Dũng(3) cũng có cùng
nhận đònh tương tự, thời gian khởi đầu tác dụng của
nhóm bupivacaine kết hợp với fentanyl nhanh hơn so
với nhóm dùng bupivacaine đơn thuần.
Thời gian tác dụng của thuốc tê

Kết quả nghiên cứu ghi nhận ở nhóm II(M+F)
có thời gian tác dụng kéo dài hơn nhóm I (M) (183,3
± 31,6 phút so với 103,4 ± 22,2 phút). Sự khác biệt
này có ý nghóa thống kê (p < 0,001). Sự kéo dài thời
gian tác dụng của thuốc tê giúp cho sản phụ không bò
đau trong những trường hợp thời gian mổ kéo dài (ca

mổ khó, dính nhiều, phẫu thuật viên ít kinh
nghiệm...) và kéo dài thời gian giảm đau sau mổ. Kết
quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
Laurence(8), và Datta khi thêm fentanyl vào thuốc tê
Bupivacain thì thời gian ức chế vô cảm có thể kéo dài
từ 120 – 240 phút.
Mức độ giảm đau trong mổ:

Cả 60 sản phụ trong nhóm II (M+F) đều không
đau trong suốt cuộc mổ. Ở nhóm I (M) có 2 sản phụ
cần phải thêm thuốc giảm đau fentanyl vào cuối cuộc
mổ (VAS bằng 2) và 3 sản phụ phải chuyển sang mê
nội quản do mức tê không đủ. Sự khác biệt này có ý

nghóa về mặt thống kê (p < 0,05). Với fentanyl thêm
vào dung dòch thuốc tê bupivacaine tăng trọng, đã
tăng cường tác dụng giảm đau trong mổ và giúp cho
khả năng phong bế vô cảm trở nên hoàn hảo hơn rõ
rệt so với dùng bupivacaine tăng trọng đơn thuần.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với các tác giả
Dahlgren G(7), Ngiam SK và Chong JL(15), Choi DH(5)
đồng thời nhận đònh về việc thêm opioids vào dung
dòch thuốc tê để gây tê tủy sống làm tăng cường khả
năng phong bế vô cảm trong lúc mổ và kéo dài thời
gian giảm đau sau mổ cũng được nhiều tác giả khác
đồng ý(8,9,10,11,14,21,22,23,24,25).
Vớiù 3 sản phụ phải chuyển qua mê nội khí quản,
tỷ lệ thất bại của chúng tôi là 2,5%. Khi tìm hiểu ở các
tác giả khác: Deborah(11) ghi nhận tỷ lệ thất bại trong
tê tủy sống mổ lấy thai từ 1-5% có thể do chọc kim ở
khoảng gian sống thấp và gây tê sản phụ ở tư thế
ngồi. Datta(21) có tỷ lệ thất bại là 2,8, Laurence(9) là 1%.
Tỷ lệ thất bại của chúng tôi nằm trong giới hạn
tỷ lệ thất bại của các tác giả khác đã gặp do sự kém
lan lên trên của dung dòch thuốc tê tăng trọng
nguyên nhân có thể do tiến hành gây tê ở tư thế
ngồi và khoảng gian sống mà chúng tôi chọc kim
thấp (L3-L4).
Ảnh hưởng trên huyết động
Truyền dòch trước

Các sản phụ được cung cấp lượng dòch cần thiết
trước mổ theo như khuyến cáo của nhiều tác giả. Tuy
nhiên cũng đã có những nghiên cứu khác chỉ ra rằng


55


việc truyền dòch trước không giúp giảm đi tỷ lệ tụt
HA trong gây tê tuỷ sống mổ lấy thai. Mặc dù vậy, sản
phụ khi đã được làm tăng thể tích trước gây tê sẽ giúp
làm giảm biên độ tụt HA sau khi gây tê.
Nhòp tim

Ảnh hưởng trên thai nhi
Đánh giá sức khỏe của trẻ sơ sinh qua chỉ số
apgar chúng tôi nhận thấy chỉ số apgar sau 1 phút
dao động từ 8 - 10, và sau 5 phút chỉ số apgar là 10
cho tất cả trẻ sơ sinh của hai nhóm sản phụ. Như vậy
việc thêm vào thuốc tê bupivacaine một liều nhỏ
fentanyl không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
sơ sinh. Nhận đònh này được sự đồng ý của nhiều tác
giả qua các nghiên cứu khác nhau(5,7,9,16,19,22).

Không có trường hợp nào nhòp tim giảm dưới
40 nhòp/phút. Nhòp tim chậm thường biểu hiện
kèm với tình trạng tụt HA do phong bế giao cảm
gây ra, sau khi nâng HA bằng ephedrine, nhòp tim
trở về bình thường.

Các tác dụng không mong muốn

Huyết áp động mạch


Tụt huyết áp

Huyết áp ĐM tối đa, trung bình, tối thiểu biến
đổi tương tự nhau, không có sự khác biệt có ý
nghóa thống kê theo từng thời điểm được ghi nhận
ở hai nhóm.
Đường biểu diễn HA ở hai nhóm ghi nhận có sự
tụt HA xảy ra mạnh nhất vào phút thứ 6 sau khi gây
tê. Đây là điều đáng quan tâm trong theo dõi sản phụ
sau gây tê để điều trò nâng HA kòp thời. Tụt HA được
xử trí bằng tiêm nhanh từng liều 10mg ephedrine.
Chúng tôi ghi nhận số ống ephedrine 10 mg đã được
dùng để nâng HA tương tự nhau ở cả hai nhóm,
không có sự khác biệt có ý nghóa thống kê. Ephedrine
là thuốc vận mạch kinh điển được dùng trong sản
khoa bởi vì nó không làm co thắt mạch máu tử cung
nhau và giúp duy trì một cách đặc biệt dòng máu qua
tử cung nhau.
Ảnh hưởng trên hô hấp
Nhòp thở của sản phụ dao động từ 13 - 30
lần/phút, không có sản phụ nào được coi là suy hô
hấp khi nhòp thở dưới 10 lần/phút.
Norris(16) dùng liều 12mg bupivacaine 0,5% tăng
trọng để gây tê cho các sản phụ mổ lấy thai. Ông
nhận thấy mức phong bế cảm giác khi đánh giá bằng
kim đầu tù (pinprick) đạt được từ T7 - C8. Với mức
phong bế này thì hoạt động của cơ hoành không bò
ảnh hưởng bởi vì thần kinh hoành xuất phát ở các rể
thần kinh từ C3 - C5.
Như vậy hô hấp của sản phụ ít bò ảnh hưởng dưới

tác dụng của gây tê tủy sống, liều fentanyl thêm vào
thuốc tê không ức chế hô hấp của sản phụ.

56

Tỷ lệ tụt HA trong cả hai nhóm là tương đương
nhau và không có sự khác biệt có ý nghóa thống kê.
Nhóm II (M+F) tỷ lệ tụt HA nhiều hơn nhóm I (M)
(63,3% so với 58,3%) có lẽ do fentanyl thêm vào làm
cho phong bế giao cảm xảy ra sâu sắc hơn. Tỷ lệ tụt
HA chung ghi nhận trên 120 sản phụ được gây tê là
60,8% mặc dù đã được truyền dòch trước và nghiêng
tử cung sang trái sau khi gây tê. Tụt HA là biểu hiện
thường gặp và xảy ra với tần xuất cao trong gây tê tuỷ
sống mổ lấy thai(8,9,14,21). Chestnut(9) kết luận: “Tỷ lệ
tụt HA chung cho sản phụ được tê tủy sống mổ lấy
thai là 75% cho dù được truyền dòch trước và nghiêng
tử cung sang trái”. So sánh với các tác giả trong nước
ghi nhận tụt HA trong GTTS mổ lấy thai của Bùi
Quốc Công(1) là 55%, Nguyễn Hoàng Ngọc(4) là 80%.
Như vậy tụt HA là biểu hiện thường gặp và không thể
tránh khỏi. Nhấn mạnh vai trò theo dõi, dự phòng và
điều trò kòp thời khi tụt HA xảy ra.
Buồn nôn và nôn

Ghi nhận ở mức nhẹ (buồn nôn, muốn nôn
nhưng không nôn được). Có 16 sản phụ có biểu hiện
này (13,3%), trong đó có 6 sản phụ ở nhóm II (M+F)
(10%) và 10 sản phụ ở nhóm I (M) (16,7%). Tỷ lệ sản
phụ bò buồn nôn ở nhóm II ít hơn ở nhóm I và sự

khác biệt này không có ý nghóa thống kê. Chúng tôi
nhận thấy có 14 sản phụ có biểu hiện buồn nôn sau
khi có biểu hiện tụt HA, và khi HA đưa về bình
thường thì biểu hiện này cũng mất đi. Như vậy với sự
phối hợp fentanyl vào dung dòch thuốc tê bupivacaine
làm giảm tỷ lệ nôn và buồn nôn xảy ra trong lúc mổ.
Datta, Obara(18), Bùi Quốc Công(1) và Nguyễn Hoàng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Ngọc(4) cũng có cùng nhận đònh như trên.
Nôn và buồn nôn là biểu hiện không thường
xuyên sau gây tê tủy sống, cơ chế do tụt HA hệ thống
làm giảm tưới máu não(8,9,13). Tần suất nôn sẽ giảm đi
rõ rệt sau khi nâng HA bằng ephedrine(8,9). Datta(22)
còn giải thích nôn là do kích thích của động tác mổ
lên phúc mạc và các tạng trong ổ bụng đưa đến đáp
ứng của dây thần kinh phế vò gây kích thích lên trung
tâm nôn.
Lạnh run

Có 5 sản phụ chiếm tỷ lệ (4,2%). Nhóm II có 2
sản phụ (3,3%) và nhóm I có 3 sản phụ (5%). Không
có sự khác biệt có ý nghóa thống kê giữa hai nhóm.
Tỷ lệ sản phụ bò lạnh run của chúng tôi thấp hơn
nghiên cứu của Bùi Quốc Công(1) (30%), Lê Đức
Dũng(2)(32,2%) và Nguyễn Hoàng Ngọc(4) (26,7%).

Nhức đầu sau gây tê

Có 1 trường hợp nhức đầu sau gây tê với kim gây
tê Quincke 29 G đã sử dụng, chiếm tỷ lệ 0,83%. Tỷ lệ
này chỉ còn 1,2% khi dùng kim Quincke 29 G ở
những chuyên gia có kinh nghiệm và 2,5% ở những
người mới được huấn luyện để gây tê tủy sống(12). Bùi
Quốc Công(1) ghi nhận tỷ lệ nhức đầu sau GTTS để
mổ lấy thai với kim gây tê 25G là 1,33%, Nguyễn
Hoàng Ngọc(4) là 33,3%, Lê Đức Dũng(2) là 16,7%. So
sánh với các tác giả trong nước thì kết quả của chúng
tôi có được là thấp nhất, có thể do chúng tôi dùng
kim gây tê với kích thước nhỏ 29G, làm hạn chế tối
đa sự thoát dòch não tủy.
Ngứa

Ngứa là biểu hiện chung của các opioids khi pha
vào trong thuốc tê để gây tê tủy sống. Chỉ có 3 sản
phụ trong nhóm II (M+F) có biểu hiện ngứa nhẹ
trong lúc mổ và sau mổ chiếm tỷ lệ 5%. Với liều
fentanyl 20μg thêm vào thuốc tê thì biểu hiện ngứa
nhẹ xảy ra không đáng ngại.

gian đạt mức phong bế và thời gian tác dụng tê tốt
hơn rõ rệt so với nhóm I (p<0,001). Trẻ sơ sinh sinh
ra ở hai nhóm đều ở trong tình trạng sức khoẻ tốt với
chỉ số Apgar tương tự nhau. Các tác dụng không
mong muốn xảy ra ở nhóm có pha thêm Fentanyl có
tỉ lệ thấp hơn ở nhóm chỉ dùng Marcain đơn thuần.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.
12.

KẾT LUẬN
Qua so sánh giữa hai nhóm gồm 120 sản phụ sử
dụng đơn thuần Marcain và sử dụng phối hợp
Marcain với Fentanyl nhóm nghiên cứu nhận thấy
nhóm II (M+F) có hiệu quả gây tê biểu hiện qua thời


13.

14.

Bùi Quốc Công (2003), Đánh giá tác dụng của gây tê
tủy sống bằng hỗn hợp Marcain liều thấp và Fentanyl
trong mổ lấy thai, Luận văn Bác só chuyên khoa II,
Đại học y Hà Nội.
Lê Đức Dũng (2002), Gây tê tủy sống, những tai biến,
biến chứng thường gặp và cách xử trí, Luận văn thạc
só y khoa, Đại học y dược TP HCM.
Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Đức Thiềng (2004), “So
sánh tác dụng giảm đau của phương pháp gây tê tuỷ
sống bằng marcain liều thấp phối hợp với fentanyl và
marcain đơn thuần liều thông thường trong phẫu thuật
di chứng bỏng”, Tạp chí y học thảm họa và bỏng, Viện
bỏng quốc gia, Hội bỏng Việt nam, Số 2, tr. 59-63.
Nguyễn Hoàng Ngọc (2004), “Gây tê tủy sống bằng
bupivacaine liều thấp kết hợp với fentanyl trong mổ lấy
thai”, Nội san sản phụ khoa, Bình Dương, tr. 343-349.
Choi DH, Ahn HJ, Kim MH (2000 May- Jun).
“Bupivacaine- sparing effect of fentanyl in spinal
anesthesia for cesarean delivery”, Reg Anesth Pain
Med, 25(3), pp. 240- 245.
Dahlgren G, Hultstrand C, Jakobsson J, Norman M,
Eriksson EW, Martin H (1997 Dec), “Intrathecal
sufentanil, fentanyl, or placebo added to bupivacaine for
cesarean section”, Anesth Analg, 85(6), pp.1288- 1293.
Danelli G, Zangrillo A, Nucera D, Giorgi E, Fanelli G,
Senatore R, Casati A (2001 Jul-Aug), “The minimum

effective dose of 0.5% hyperbaric spinal bupivacaine
for cesarean section”, Minerva Anestesiol, 67 (7-8), pp.
573-577.
Longnecker DE., Tinker JH., Morgan GE (1998),
Principles and practice of Anesthesiology, 2nd Ed,
Mosby, pp. 1233-1259, 1295-1316, 1330-1357.
Chestnut DH. (1999), Obstetric Anesthesia. Principles
and practice, 2nd Ed, Mosby, pp. 17-74, 187-234, 360407, 465-558.
BirnBach DJ., Gatt SP., Datta S (2000), Textbook of
Obstetric Anesthesia, Churchill Livingstone, pp. 245261.
Dewan DM., Hood DD. (1997), Practical Obstetric
Anesthesia, WB.Saunders Company, pp. 125-138.
Dittmann M, Schaefer HG, Renkl F, Greve I (1994 Otc),
“Spinal anaesthesia with 29 gauge Quincke point needles
and post dural puncture headache in 2.378 patients”,
Acta Anaesthesiol Scand, 38(7), pp. 691- 693.
Morgan GE, Mikhail MS., Murray MJ. (2002),
Clinical Anesthesiology, 3rdEd, McGraw-hill, pp.
233-282, 819-848.
Norris MC. (2000), Handbook of Obstetric Anesthesia,
Lippincott williams & wilkins, pp. 307-324.

57


15.

16.

17.


58

Ngiam SK, Chong JL (1998 Jul), “The addition of
intrathecal sufentanil and fentanyl to bupivacaine for
caesarean section”, Singapore Med J, 39 (7), pp. 290294.
Norris MC (1998 Jun), “Height, weight, and the
spread of subarachnoid hyperbaric bupivacaine in the
term parturient”, Anesth Analg, 67(6), pp. 555- 558.
Norris MC (1990 Mar), “Patient variables and the
subarachnoid spread of hyperbaric bupivacaine in the
term parturient”, Anesthesiology, 72(3), pp. 478- 482.

18.

19.

Sawamuras et OM. al (Masui, 2003 Apr), “The effect of
intrathecal fentanyl added to hyperbaric bupivacaine
for cesasean section”, Masui, 52, pp. 378-382.
Sarvela PJ, Halonen PM., Korttila KT. (1999),
“Comparison of 9mg of intrathecal plain and
hyperparic bupivacaine both with fentanyl for
cesarean delivery”, Anesth. Analg, 89, pp. 1257-1262.



×