Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quân y 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.92 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 17
Nguyễn Thị Phi Nga*; Mai Tấn Mẫn**; Lê Đình Tuân***
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu và mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với
một số đặc điểm ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 BN ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 17. Kết quả:
- Tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu: tăng cholesterol 47,8%; tăng LDL-C 38,3%; tăng
triglycerid 34,8% và giảm HDL-C 19,1%. Tỷ lệ rối loạn lipid máu chung: 65,2%. Trong đó, tỷ lệ
kết hợp rối loạn lipid máu: 29,6% tăng triglycerid kết hợp tăng LDL-C; 27,0% tăng cholesterol
kết hợp tăng LDL-C; 15,7% tăng cholesterol kết hợp tăng triglycerid; 7,0% tăng cholesterol kết
hợp giảm HDL-C; 3,4% tăng triglycerid kết hợp giảm HDL-C.
- Tỷ lệ HDL-C giảm ở nhóm có HbA1c > 7,5% (24,4%) cao hơn so với nhóm có HbA1c ≤
2
7,5% (5,1%). Tỷ lệ tăng cholesterol (58,5%) ở nhóm có BMI ≥ 23 kg/m cao hơn có ý nghĩa
2
thống kê so với nhóm có BMI < 23 kg/m (34,0%) (p < 0,05). Tỷ lệ tăng triglycerid và LDL-C ở
nhóm có glucose máu ≥ 7 mmol/l cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có glucose máu < 7
mmol/l (p < 0,05).
Kết luận: rối loạn các thành phần lipid máu gặp ở BN ĐTĐ týp 2, trong đó tăng cholesterol
(47,8%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Có mối liên quan giữa tình trạng rối loạn các thành phần lipid máu
với BMI, HbA1c và glucose máu lúc đói.
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Rối loạn lipid máu; Triglycerid; Cholesterol.

Study on Dislipidemia in Patients with Type 2 Diabetes Mellitus at
17 Hospital
Summary
Objectives: To determine the reality of dyslipidemia and its association with some other relevant
factors in patients with type 2 diabetes mellitus (DM). Subjects and methods: Research was


designed as a cross-sectional descriptive study on 115 type 2 diabetic patients at 17 Hospital.
Results:
- The prevalence of dyslipidemia was 65.2%; hypercholesterolemia represented 47.8%;
high LDL-C accounted for 38.3%; hypertriglyceridemia: 34.8% and low HDL-C: 19.1%.
hypertriglyceridemia and high LDL-C: 29.6%; hypercholesterolemia and high LDL-C: 27,0%;
hypercholesterolemia and hypertriglyceridemia explained 15.7%; increasing hypercholesterolemia
and low HDL-C was 7.0%; hypertriglyceridemia and low HDL-C was 3.4%.
* Bệnh viện Quân y 103
** Bệnh viện Quân y 17
*** Đại học Y Dược Thái Bình
Người phản hồi (Corresponding): Lê Đình Tuân ()
Ngày nhận bài: 28/07/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 30/11/2015

99


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015
- The rate of low HDL-C in DM with HbA1c > 7.5% (24.4%) was higher significantly than
patients with HbA1c ≤ 7.5% (5.1%) (p < 0.01). The prevalence of hypercholesterolemia in
2
2
diabetes with BMI ≥ 23 kg/m was 58.5%, which was higher than the group of BMI < 23 kg/m
(34.0%) (p < 0.05). The percentage of hypertriglyceridemia and high LDL in poor glucose
control DM was higher significantly than good glucose control group (p < 0.05).
Conclusions: Patients with type 2 DM have all components of dyslipidemia, in which
hypercholesterolemia is the most common (47.8%). There is significant relation between dyslipidemia
with BMI, HbA1c and fasting glucose.
* Key words: Type 2 diabetes mellitus; Dyslipidemia; Triglyceride; Cholesterol.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh của nhóm các
bệnh chuyển hóa, có đặc điểm tăng
glucose máu do thiếu hụt về tiết insulin,
về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng
glucose máu kéo dài gây tổn thương, rối
loạn chức năng, suy giảm các cơ quan
trong cơ thể, đặc biệt ở mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu [6]. Trong ĐTĐ týp
2, ba yếu tố glucose máu, huyết áp và
lipid máu luôn luôn đi song hành với
nhau, tác động lẫn nhau, nếu ở BN ĐTĐ
týp 2 có đồng thời rối loạn cả ba yếu tố,
vấn đề tiên lượng bệnh nặng lên gấp bội
[3, 6, 9]. Do đó, trong điều trị ĐTĐ týp 2,
ngoài kiểm soát glucose máu, hạ huyết
áp, việc điều trị rối loạn lipid máu cũng
đóng một vai trò hết sức quan trọng [3, 9].
Phát hiện và điều trị kịp thời rối loạn lipid
máu có ý nghĩa rất lớn trong dự phòng
các biến chứng, kéo dài tuổi thọ cho BN
ĐTĐ, cải thiện chất lượng cuộc sống, góp
phần giảm gánh nặng, chi phí của gia
đình và xã hội. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm: Đánh giá
tình trạng rối loạn lipid máu và tìm hiểu
mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với
một số đặc điểm ở BN ĐTĐ týp 2 điều trị
tại Bệnh viện Quân y 17.
100


ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
115 BN ĐTĐ týp 2, điều trị nội trú tại
Bệnh viện Quân y 17 từ 01 - 2015 đến
04 - 2015.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo
khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ
(ADA, 2013) [5, 10].
- BN đồng ý hợp tác nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- ĐTĐ týp 1, ĐTĐ ở phụ nữ mang thai.
- BN kèm theo bệnh nội tiết: Basedow,
hội chứng Cushing, bệnh to đầu chi, hội
chứng thận hư, BN đang mắc một số
bệnh nặng (hôn mê, đột quỵ, nhiễm trùng
nặng, thiếu máu nặng, suy tim, suy thận
giai đoạn nặng…).
- BN đang dùng các thuốc cocticoid
trong vòng 3 tháng và đang dùng các
thuốc hạ lipid máu như: statin, fibrat...
- BN không hợp tác, không thu thập đủ
dữ liệu nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả
cắt ngang.
Nội dung nghiên cứu:



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

* Khám lâm sàng:
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn
hóa, thời gian phát hiện ĐTĐ.
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu,
luyện tập thể dục.
- Tiền sử bản thân, tiền sử gia đình: có
anh chị em bố mẹ ruột bị ĐTĐ.
- Đo chiều cao, cân nặng, tính BMI,
đo vòng bụng, vòng mông, tỷ số vòng
bụng/vòng mông.
+ Khám lâm sàng toàn diện: tiêu hóa,
tim mạch, hô hấp, tiết niệu…

glucose, HbA1c, GOT, GPT, ure, creatinin,
protein, albumin.
- Nước tiểu: sinh hóa nước tiểu 10
thông số, microalbumin, cặn niệu.
* Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid
máu: theo khuyến cáo Hội Tim mạch Việt
Nam (2008) về rối loạn lipid máu [3].

-

Phân loại chỉ số khối cơ thể (BMI):
đánh giá chỉ số BMI của ASEAN (áp dụng
cho người châu Á trưởng thành) [7].


* Cận lâm sàng và thăm dò chức năng:

- Mục tiêu kiểm soát ở BN ĐTĐ theo
Hội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam (2009) [6].

- Các chỉ số sinh hóa máu cơ bản:
triglycerid, cholesterol, HDL-C, LDL-C,

* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm tuổi, giới, glucose máu và HbA1c.
Chỉ tiêu
Tuổi (năm)
(n = 115)

n

%

< 60

50

43,5

≥ 60


65

56,5

Trung bình
Giới
(n = 115)

64,4 ± 12,8

Nữ

74

64,0

Nam

41

36,0

Tốt, chấp nhận (< 7)

39

33,9

Kém (≥ 7)


76

66,1

Glucose (mmol/l)
(n = 115)

9,9  4,9

Trung bình
HbA1c (%)
(n = 84)

Tốt, chấp nhận (≤ 7,5)

39

46,4

BN > 60 tuổi chiếm đa số (56,5%), phần lớn là nữ (64,0%). Tỷ lệ BN kiểm soát kém
glucose máu khi đói cao (66,1%).
Bảng 2: Đặc điểm rối loạn lipid máu ở BN nghiên cứu.
Chỉ tiêu

n = 115
Trung bình

Cholesterol (mmol/l)

Tăng [n, (%)]


5,08 ± 1,22
55

Trung bình
Triglycerid (mmol/l)

Tăng [n, (%)]

%

47,8
2,33 ± 1,45

40

34,8

101


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015
Trung bình

1,26 ± 0,37

HDL-C (mmol/l)
Giảm [n, (%)]

22


Trung bình

19,1
2,75 ± 0,96

LDL-C (mmol/l)

Rối loạn lipid máu

Tăng [n, (%)]

44

38,3

1 thành phần

30

26,1

2 thành phần

18

15,6

3 thành phần


27

23,5

4 thành phần

0

0

Tổng

75

65,2

40

34,8

Không rối loạn lipid máu

Tỷ lệ rối loạn thành phần lipid máu cao nhất là tăng cholesterol (47,8%), thấp nhất là
giảm HDL (19,1%). Tỷ lệ rối loạn lipid máu nói chung 65,2%.
* Rối loạn hai chỉ số lipid máu kết hợp:
Rối loạn kết hợp 2 chỉ số lipid thường gặp là tăng triglycerid và tăng LDL-C (34 BN =
29,6%), tiếp đến tăng cholesterol và tăng LDL-C (31 BN = 27,0%); tăng cholesterol và
tăng triglycerid (18 BN = 15,7%); tăng cholesterol và giảm HDL-C (8 BN =7,0%); thấp
nhất là tăng triglycerid và giảm HDL-C (4 BN = 3,5%).
Bảng 3: Mối liên quan rối loạn các thành phần lipid máu với BMI và tuổi.

2

Tuổi (năm)

BMI (kg/m )
Thành phần
lipid máu

BMI < 23

BMI ≥ 23

< 60

≥ 60

(n = 50)

(n = 65)

(n = 50)

(n = 65)

Tăng cholesterol
(n = 55)

17 (34,0)

38 (58,5)


28 (56,0)

27 (41,5)

> 0,05

Tăng triglycerid
(n = 40)

19 (38,0)

21 (32,3)

> 0,05

18 (36,0)

22 (33,8)

> 0,05

Giảm HDL-C
(n = 22)

10 (20,0)

12 (18,5)

> 0,05


10 (20,0)

12 (18,5)

> 0,05

Tăng LDL-C
(n = 44)

20 (40,0)

24 (36,9)

> 0,05

19 (38,0)

25 (38,5)

> 0,05

p

< 0,05

p

Ở nhóm có BMI ≥ 23, 58,5% BN có tăng cholesterol, cao hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm BMI < 23 (34,0%) (p < 0,05).

102


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

Bảng 4: Mối liên quan giữa rối loạn các thành phần lipid với mức kiểm soát HbA1c.
Thành phần lipid máu
Cholesterol (mmol/l)

Triglycerid (mmol/l)

HDL-C (mmol/l)

HbA1c ≤ 7,5 (n = 39)

HbA1c > 7,5 (n = 45)

< 5,2

20 (51,3)

28 (62,2)

≥ 5,2

19 (48,7)

17 (38,8)

< 2,3


28 (71,8)

29 (64,4)

≥ 2,3

11 (28,2)

16 (35,6)

> 0,9

37 (94,9)

34 (75,6)

≤ 0,9

2 (5,1)

11 (24,4)

< 3,12

28 (71,8)

26 (57,8)

≥ 3,12


11 (28,2)

19 (42,2)

p
> 0,05

> 0,05

< 0,01

LDL-C (mmol/l)

> 0,05

Tỷ lệ giảm HDL-C ở nhóm có HbA1c > 7,5% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm có HbA1c ≤ 7,5% (p < 0,01).
Bảng 5: Mối liên quan giữa rối loạn các thành phần lipid với mức kiểm soát glucose.
Glucose < 7 (n = 39)

Glucose ≥ 7 (n = 76)

< 5,2

20 (51,3)

40 (52,6)

≥ 5,2


19 (48,7)

36 (47,4)

< 2,3

31 (79,5)

44 (57,9)

≥ 2,3

8 (20,5)

32 (42,1)

> 0,9

33 (84,6)

60 (79,0)

≤ 0,9

6 (15,4)

16 (21,1)

<3,12


26 (66,7)

35 (46,1)

≥ 3,12

13 (33,3)

41 (54,0)

Lipid (mmol/l)
Cholesterol (mmol/l)

Triglycerid (mmol/l)

HDL-C (mmol/l)

LDL-C (mmol/l)

p
> 0,05

< 0,05

> 0,05

< 0,05

Tỷ lệ BN tăng triglycerid và LDL-C ở nhóm có glucose máu ≥ 7 mmol/l cao hơn có

ý nghĩa thống kê so với nhóm có glucose máu < 7 mmol/l (p < 0,05).
BÀN LUẬN
1. Tình trạng rối loạn lipid máu ở BN
ĐTĐ týp 2.
Đái tháo đường týp 2 là một bệnh rối
loạn chuyển hóa glucose nhưng kéo
theo rối loạn chuyển hóa khác do nhiều
nguyên nhân như: kháng insulin, stress
oxy hóa… trong đó hay gặp nhất rối loạn
chuyển hóa lipid máu. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu nói

chung 65,2%. Trong đó, cholesterol tăng
47,8%; tăng LDL-C 38,26%; tăng triglycerid
34,8%; giảm HDL-C 19,1%. Theo nghiên
cứu PROCAM, nếu tăng triglycerid lên
1 mmol/l, nguy cơ bệnh mạch vành tăng
14 - 32% ở nam giới. BN ĐTĐ týp 2 chưa
được dùng insulin hoặc thuốc hạ glucose
máu thường tăng triglycerid máu và có
mức HDL-C thấp. Mức triglycerid huyết
tương ở BN ĐTĐ týp 2 tương quan thuận
103


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

với mức độ kiểm soát glucose máu [6, 9].
LDL-C có vai trò trong bệnh lý tim mạch.
Nếu lấy tiêu chuẩn LDL-C trong máu

> 4,1 mmol/l là bệnh lý thì ở người mắc
bệnh ĐTĐ, tỷ lệ tăng LDL-C ở nam là
10% và nữ là 25%, tuy nhiên LDL-C tăng
nhẹ hoặc trung bình cũng là yếu tố nguy
cơ làm cho bệnh lý bệnh mạch vành tăng
lên rõ rệt. Cholesterol toàn phần được
khuyến cáo dùng để đánh giá nguy cơ,
nhưng không phải là mục tiêu điều trị.
Trong khi đó, mục tiêu điều trị nền tảng
vẫn là chính LDL-C. Điều trị LDL-C là mục
tiêu ưu tiên bước một [3, 9]. Tỷ lệ rối loạn
lipid trong nghiên cứu tương đương với
nghiên cứu của Trần Văn Hiền, tỷ lệ rối
loạn lipid máu 65,3%; cholesterol tăng
40%; tăng triglycerid 53%; giảm HDL-C
20%; tăng LDL-C 42,9% [1], nghiên cứu
của Ngô Ngọc Tước: tăng cholesterol
21,11%; tăng triglycerid 18,43%; giảm
HDL-C 10,63%; tăng LDL-C 14,89% [8],
của Đặng Thị Nga: tăng cholesterol 52%;
tăng triglycerid 40%; giảm HDL-C 34%;
tăng LDL-C 25% [4]. Trong nghiên cứu
của Sharmistha Bhattacherjee và Ritam
Banerjee (2014), tỷ lệ rối loạn lipid 78,4%
(13% tăng cholesterol, 21,3% tăng triglycerid,
27% tăng LDL-C), cũng như trong nghiên
cứu Judy Hannah Dongsheng Hu (2000)
tăng cholesterol 38%; triglycerid 60%;
LDL-C 29%; giảm HDL-C 29,6%.
Nghiên cứu này cũng cho thấy giá trị

trung bình các chỉ số lipid máu, cholesterol,
triglycerid, HDL-C, LDL-C tương đương
với các nghiên cứu trong nước: nghiên
cứu của Trần Văn Hiền: cholesterol: 5,0 
1,3 mmol/l; triglycerid: 2,1  0,9 mmol/l;
104

LDL-C: 2,9  1,1 mmol/l; HDL-C: 1,1 
0,3 mmol/l [1]. Trần Thị Thanh Hóa:
cholesterol: 4,77  1,17; triglycerid: 2,6  1,9;
HDL-C: 1,17  0,48; LDL-C: 3,00  3,2 [2].
2. Mối liên quan giữa rối loạn lipid
máu với một số đặc điểm ở BN ĐTĐ
týp 2.
Ngày nay, béo phì là bệnh thường gặp
nhất ở các quốc gia đang phát triển, trong
đó có Việt Nam. Tình trạng thừa cân, béo
phì là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đáng
kể đến tình trạng đề kháng insulin ở BN
ĐTĐ týp 2. Do đó, yếu tố này là tiêu chí
cần phải điều chỉnh và các tác giả đã đưa
vào khuyến cáo về kiểm soát đa yếu tố.
Điều chỉnh BMI ở BN phụ thuộc một số
biện pháp kết hợp, bao gồm tiết chế ăn
uống, luyện tập thể lực. Vì vậy, song song
với việc kiểm soát các yếu tố, BMI phải
được kiểm soát, điều chỉnh đặc biệt với
người thừa cân béo phì. BMI liên quan
đến nhiều yếu tố như đề kháng insulin,
tình trạng rối loạn lipid máu [6, 9]… Trong

nghiên cứu này, nhóm có BMI ≥ 23, tỷ lệ
rối loạn cholesterol là 58,5% cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm có BMI
< 23 (34,0%) (p < 0,05), triglycerid ở
người thừa cân béo phì cũng có xu
hướng cao hơn người có BMI bình
thường. Nghiên cứu của Nguyễn Kim
Lương (2001) [5] cũng thấy có mối tương
quan thuận mức độ nhẹ giữa cholesterol
với BMI ở BN ĐTĐ có tăng huyết áp
(r = 0,23, p < 0,05), có mối tương quan
thuận mức độ vừa giữa BMI với tỷ lệ
cholesterol/HDL (r = 0,42, p < 0,001). Các
nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan hằng
định giữa lipid máu với thừa cân, béo phì;


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

giữa béo trung tâm với HDL-C và triglycerid.
Béo trung tâm liên quan đến tăng nồng độ
axít béo tự do trong máu, làm kích thích
gan, tăng sản xuất và bài tiết VLDL dẫn
đến tăng triglycerid máu, tăng VLDL trong
máu. Tăng axit béo tự do và VLDL trong
máu lại làm tăng hoạt tính của lipase gan
enzym thuỷ phân triglycerid của LDL-C và
HDL-C. Khi đó hình thành LDL-C hạt nhỏ
và có đặc tính gây xơ vữa động mạch [9].
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ HDL-C

giảm ở nhóm HbA1c > 7,5% cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm HbA1c
≤ 7,5% (p < 0,01). Tỷ lệ rối loạn triglycerid
và LDL-C ở nhóm có glucose máu ≥ 7
mmol/l cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm có glucose máu < 7 mmol/l
(p < 0,05). Kết quả này tương tự với
nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hóa [2],
Nguyễn Kim Lương [5] ở BN ĐTĐ týp 2.
ĐTĐ là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây
tăng lipid máu thứ phát (sau chế độ ăn),
tăng lipid máu trong ĐTĐ một phần do
thiếu hụt insulin (tương đối hoặc tuyệt đối)
và hoặc kháng insulin. Tăng triglycerid ở
BN ĐTĐ týp 2 có glucose máu tăng nhẹ
đến vừa là do tăng bài tiết VLDL. Trong
trường hợp ĐTĐ týp 2 không điều trị có
glucose máu tăng cao, suy giảm insulin
kèm kháng insulin, tăng triglycerid còn do
cả giảm hoạt tính lipoprotein lipase [9].
Người ta cũng đã chứng minh vai trò của
axít béo tự do trong bệnh sinh của kháng
insulin và ĐTĐ týp 2 bao gồm ức chế vận
chuyển và phosphoryl hóa glucose, giảm
hoạt tính glycogen syntherase ở cơ làm
tăng glucose máu. Khi nồng độ axít béo
tự do tăng khoảng 100 µmol/l, mức độ
đề kháng insulin tăng khoảng 5 - 10%,

ở người ĐTĐ khả năng bài tiết insulin

kém trong đáp ứng với hiện tượng tăng
axít béo tự do [3, 6, 9]. Điều này làm mối
tương quan giữa tỷ lệ “đề kháng-bài tiết”
insulin trở nên bất thường và hậu quả là
rối loạn chuyển hóa glucose và lipid máu…
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 115 BN ĐTĐ týp 2
điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 17,
kết quả nghiên cứu cho thấy:
* Tình trạng rối loạn lipid máu:
- Tỷ lệ BN rối loạn các thành phần lipid
máu: tăng cholesterol 47,8%; tăng LDL-C
38,3%; tăng triglycerid 34,8% và giảm
HDL-C 19,1%. 15,6% BN rối loạn kết hợp
2 thành phần, kết hợp 3 thành phần 23,5%.
Tỷ lệ rối loạn lipid máu chung 65,2%.
- Trong số BN có rối loạn kết hợp 2 chỉ
số, tăng triglycerid kết hợp tăng LDL-C
chiếm 29,6%; tăng cholesterol kết hợp
tăng LDL-C: 27,0%; tăng cholesterol kết
hợp tăng triglycerid: 15,7%; tăng cholesterol
kết hợp giảm HDL-C: 7,0%, tăng triglycerid
kết hợp giảm HDL-C: 3,4%.
* Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu
với một số yếu tố:
- Tỷ lệ giảm HDL-C ở BN có HbA1c
> 7,5% cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với BN HbA1c ≤ 7,5% (p < 0,01).
- Ở BN có BMI ≥ 23 kg/m2, tỷ lệ tăng
cholesterol là 58,5%, cao hơn có ý nghĩa

thống kê so với BN có BMI < 23 kg/m2
(34,0%) (p < 0,05).
- Tỷ lệ tăng triglycerid và LDL-C ở BN
có glucose máu ≥ 7 mmol/l cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với BN có glucose máu
< 7 mmol/l (p < 0,05).
105


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Hiền. Nghiên cứu rối loạn
chuyển hóa lipid máu ở bênh nhân ĐTĐ týp 2
lần đầu đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Nội tiết Trung ương. Luận văn Chuyên khoa
Cấp II. Học viện Quân y. 2006.
2. Trần Thị Thanh Hóa. Khảo sát rối loạn
lipid máu ở BN ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại
Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Tạp chí Y học
Thực hành. 2014, số 929+930, tr.102-105.
3. Hội Tim mạch Việt Nam. Khuyến cáo về
chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu.
Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và
chuyển hóa. NXB Y học. 2008.
4. Đặng Thị Nga. Nghiên cứu rối loạn lipid
máu ở BN ĐTĐ týp 2 được quản lý điều trị tại
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Luận văn
Chuyên khoa Cấp II. Học viện Quân y. 2011.


106

5. Nguyễn Kim Lương. Nghiên cứu rối loạn
lipid máu ở BN ĐTĐ týp 2 không tăng huyết
áp và có tăng huyết áp. Luận án Tiến sỹ Y học.
Học viện Quân y. 2001.
6. Thái Hồng Quang. Bệnh ĐTĐ. Bệnh nội
tiết. NXB Y học. 2008, tr.257-361.
7. Nguyễn Hải Quý Trâm và CS. Tỷ lệ mỡ
cơ thể và mức mỡ nội tạng. Tạp chí Nội tiết
ĐTĐ. 2012, tr.570-582.
8. Ngô Ngọc Tước. Nghiên cứu hiệu quả
kiểm soát đa yếu tố ở BN ĐTĐ týp 2. Luận văn
Chuyên khoa Cấp II. Học viện Quân y. 2013.
9. ADA. Management of dyslipidemia in
adults with diabetes. Diabetes Care. 2003, 26,
Suppl 1.
10. ADA. Standards of medical care in
diabetes. Diabetes Care. 2013, 36 (suppl1),
S11-S66.



×