Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Đại học y Hà Nội năm 2015 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.57 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2015 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Lê Thanh Hà1, Nguyễn Hữu Thắng2
1

Sinh viên CNYTCC4, khóa 2012 - 2016,
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội

2

Quan hệ tình dục trước hôn nhân đặc biệt trong đối tượng sinh viên là vấn đề đang được quan tâm ở Việt
Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 811 sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội nhằm mô tả thực trạng và
một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Trường Đại học Y Hà
Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ sinh viên quan hệ tình dục trước hôn nhân thấp chiếm 7,27% (5,17%
nam và 2,1% nữ). Tuổi trung bình quan hệ tình dục là 20,2 (20,1 ở nam và 20,3 ở nữ). Tỷ lệ quan hệ tình
dục dị tính cao (nam giới 85,71%, nữ giới 100%). Xuất hiện tỷ lệ nam giới quan hệ đồng tính là 14,29%. Có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố giới, hành vi uống rượu, hút thuốc là, tác động chịu những
hành động sờ/vuốt ve không mong muốn trong quá khứ với hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Từ khóa: sinh viên, quan hệ tình dục trước hôn nhân, năm 2015

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có khung cảnh
văn hóa xã hội đa dạng, khác nhau giữa các
vùng miền [1]. Hiện nay đất nước ta đang
bước vào thời kỳ đổi mới – công nghiệp hóa,
hiện đại hóa [2; 3]. Quá trình này đã mang lại
cho xã hội Việt Nam những tác động và thay
đổi không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả


nảy sinh trong xã hội hiện tại. Điều này ngày
càng mở rộng thêm khoảng cách giữa độ tuổi
quan hệ tình dục và hôn nhân, đặc biệt là ở
nhiều thành phố lớn trên thế giới [6]. Nhiều
nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, tại Việt
Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên có quan hệ tình
dục trước hôn nhân đang tăng và độ tuổi quan
hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm [7; 8].

trên lĩnh vực văn hóa - xã hội [4], dẫn đến

Sinh viên Y khoa được xem là đối tượng

những thay đổi mạnh mẽ trong quan niệm về

có thông tin, hiểu biết rõ nhất về những kiến

tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình… của

thức liên quan đến quan hệ tình dục, bệnh

nhiều tầng lớp, đặc biệt là giới trẻ-những

tình dục, ảnh hưởng của tình dục đến hôn

người có xu hướng hội nhập nhanh chóng

nhân, gia đình… Liệu có sự khác biệt nào

nhất. Bằng chứng thực tế là họ thể hiện quan


giữa sinh viên Y và sinh viên các trường đại

hệ tình yêu tự do và cởi mở hơn so với các

học khác trong vấn đề quan hệ tình dục trước

thế hệ trước trong rất nhiều quan niệm như:

hôn nhân? Để hiểu rõ hơn vấn đề, chúng tôi

tình dục đồng tính, khỏa thân và đặc biệt là

đã thực hiện nghiên cứu nhằm đưa ra các

quan hệ trước hôn nhân [5]. Tình dục trước

khuyến nghị về chăm sóc sức khỏe sinh sản

hôn nhân được xem là một hiện tượng mới

và sức khỏe tình dục đối với sinh viên nói
chung và sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Lê Thanh Hà, sinh viên Y tế công cộng,
khóa 2012 - 2016, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 11/8/2016
Ngày được chấp thuận: 28/12/2016


TCNCYH 104 (6) - 2016

nói riêng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng

85


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Sinh viên hệ chính quy chưa kết hôn, tuổi
từ 18 đến 30, đang theo học tại Trường Đại

- Bước 2: chọn tất cả các ngành học (8
ngành).

học Y Hà Nội, năm học 2014 - 2015.
2. Phương pháp

- Bước 3: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong
lớp học số sinh viên theo tỷ lệ nam/ nữ là 1: 1
(thực tế thu được Y1: 149 sinh viên, Y2: 147

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

sinh viên, Y3: 150 sinh viên, Y4: 159 sinh viên,

Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015 tại


Y5: 126 sinh viên, Y6: 80 sinh viên).

Trường Đại học Y Hà Nội.

Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả
cắt ngang.
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Sinh viên tự điền vào phiếu được thiết kế
sẵn dưới sự hướng dẫn và giải thích của
nghiên cứu viên.

Cỡ mẫu: Đây là nghiên cứu mối tương

Xử lý và phân tích số liệu

quan với 20 biến dự báo, kích thước mẫu tối
thiểu cho mỗi biến dự báo là 30.
Cỡ mẫu tối thiểu: 20 x 30 = 600 sinh viên.

Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData 3.1,
phân tích số liệu bằng STATA 11.0.
3. Đạo đức nghiên cứu

Để tránh việc phản hồi không đầy đủ hoặc
thiếu dữ liệu, cỡ mẫu cuối cùng sau khi điều
chỉnh là 800 (thực tế tham gia là 811 sinh


Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Viện đào tạo Y

viên).

học dự phòng & Y tế công cộng, Trường Đại

Cách chọn mẫu: chọn mẫu nhiều bậc theo
tỉ lệ:

học Y Hà Nội. Đối tượng tự nguyện tham gia

- Bước 1: chọn 6 khối sinh viên trong

cứ lúc nào, mọi thông tin được giữ bí mật và

trường từ Y1 đến Y6.

Nghiên cứu nhận được sự chấp thuận của

nghiên cứu, có thể dừng cuộc phỏng vấn bất
chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

III. KẾT QUẢ
1. Thực trạng quan hệ tình dục của sinh viên Y

Hình 1. Xu hướng tính dục của đối tượng nghiên cứu (n = 811)
86

TCNCYH 104 (6) - 2016



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Xu hướng tính dục dị tính của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội chiếm đa số 98,03%, hai xu
hướng tính dục đồng tính nam/đồng tính nữ và lưỡng tính xuất hiện với tỷ lệ thấp (lần lượt là
0,86% và 1,11%).

Hình 2. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân theo giới (n = 811)
*QHTD: quan hệ tình dục.
Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân chiếm 7,27%. Trong đó tỷ lệ nam quan hệ tình dục
trước hôn nhân cao hơn nữ.
Bảng 1. Tuổi quan hệ tình dục (n = 811)
Tuổi quan hệ tình dục

Nam

Nữ

Tổng

20,1 ± 2,08

20,3 ± 1,53

20,2 ± 1,9

12 - 24

18 – 23

12 - 24


≤18

7 (77,78%)

2 (22,22%)

9 (15,25%)

>18

35 (70%)

15 (30%)

50 (84,75%)

Tuổi trung bình quan hệ tình dục ± độ lệch chuẩn
Tuổi quan hệ tình dục thấp nhất – cao nhất

Bảng trên cho thấy tuổi trung bình quan hệ tình dục của sinh viên y là 20,2. Trong đó tuổi
trung bình quan hệ tình dục của nam và nữ gần như nhau (20,1 và 20,3). Tuổi quan hệ tình dục
sớm nhất là 12, muộn nhất là 24. Tỷ lệ quan hệ tình dục từ 18 tuổi trở xuống chiếm 15,25%.
Bảng 2. Đối tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân (n = 59)
Đối tượng quan hệ tình dục

Nam

Nữ


Bạn tình nữ

36 (85,71%)

0(0%)

Bạn tình nam

6 (14,29%)

17 (100%)

Tổng

42(100%)

17(100%)

Tỷ lệ quan hệ tình dục dị tính cao, ở nam giới là 85,71% và nữ giới 100%, tỷ lệ nam giới quan
hệ đồng tính chiếm trên 14%.

TCNCYH 104 (6) - 2016

87


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân
Bảng 3. Các yếu tố liên quan của hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân
với đặc điểm cá nhân (n = 811)

Hành vi QHTD trước hôn nhân
Đặc điểm

OR
Có QHTD

Không QHTD

Tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn

22,2 ± 1,78

21,3 ± 1,60

Giới
Nam

42 (10,47%)

359 (89,53%)

Nữ

17 (4,14%)

393 (95,86%)

Nơi ở
Ngoại trú


48 (7,53%)

589 (92,47%)

1,20

Nội trú

11 (6,32%)

163 (93,68%)

7

Hài lòng với học lực
Hài lòng

31 (8,07%)

353 (91,93%)

Không hài lòng

28 (6,55%)

399 (93,45%)

Uống rượu trong 12 tháng qua



47 (10,42%)

404 (89,58%)

Không

12 (3,33%)

348 (96,67%)

Xem phim khiêu dâm ít nhất 1 tuần 1 lần


38 (13,71%)

239 (86,29%)

Không

21 (3,93%)

513 (96,07%)

p
0,000

2,7

0,0005


0,585

1,25

0,407

3,37

0,0001

3,88

0,000

* QHTD: quan hệ tình dục.
Tuổi trung bình của nhóm có quan hệ tình dục (22,2) lớn hơn nhóm chưa quan hệ tình dục
(21,3). Nam giới có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao gấp 2,7 lần nữ giới
(p = 0,0005). Sinh viên có hành vi uống rượu trong 12 tháng qua có xu hướng quan hệ tình dục
trước hôn nhân cao gấp 3,37 lần so với sinh viên không có hành vi uống rượu trong 12 tháng qua
(p = 0,0001). Sinh viên có hành vi xem phim ảnh khiêu dâm ít nhất một lần một tuần có hành vi
quan hệ tình dục trước hôn nhân cao gấp 3,88 lần so với sinh viên không có hành vi này,
p < 0,05.
Sinh viên chịu tác động của những hành động sờ/vuốt ve không mong muốn trong quá khứ có
xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao gấp 2,38 lần so với những sinh viên chưa từng
chịu tác động này (p = 0,001) (bảng 4).

88

TCNCYH 104 (6) - 2016



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân
của giai đoạn thời thơ ấu (18 năm đầu đời) (n = 811)
Hành vi QHTD trước hôn nhân
Đặc điểm
Bị vuốt ve không mong muốn


Có QHTD

Không QHTD

32 (11,34%)

250 (88,66%)

Không

27 (5,1%)

502 (94,9%)

Bị đụng chạm không mong muốn


17 (9,24%)

167 (90,76%)


Không

42 (6,7%)

585 (93,3%)

Bị cưỡng bức


8 (11,9%)

59 (88,1%)

Không

51 (6,85%)

693 (93,15%)

OR

p

2,38

0,001

1,417

0,2


1,842

0,13

* QHTD: quan hệ tình dục.

BÀN LUẬN
Về thực trạng quan hệ tình dục của sinh
viên Trường Đại học Y Hà Nội, nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn
nhân của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội
là 7,27% trong đó nam quan hệ tình dục

thanh niên) [7; 8]. Giải thích cho sự khác biệt
này có thể do quy mô điều tra, điều kiện văn
hóa, xã hội của từng khu vực đã ảnh hưởng
đến suy nghĩ và thực hành của sinh viên trong
hành vi quan hệ tình dục.

chiếm 5,17%, nữ chiếm 2,1%. Kết quả nghiên

Nhìn chung, tuổi trung bình quan hệ tình

cứu này thấp hơn so với nghiên cứu tại

dục của sinh viên Y khá cao (20,2). Trong đó

Trường Đại học Hà Nội năm 2001 với tỷ lệ


tuổi trung bình quan hệ tình dục của nam và

quan hệ tình dục chiếm 16,1% và thấp hơn

nữ là gần như nhau (20,1 và 20,3). Kết quả

nhiều so với một nghiên cứu cũng trên đối

này thấp hơn so với một nghiên cứu vào năm

tượng sinh viên tại đại học Kathmandu, Nepal

2001 tại một số trường đại học ở Hà Nội (20,4

(39%) [9; 10]. Giải thích cho vấn đề này có thể

ở nam và 20,8 ở nữ) [11]. Có 15,25% sinh

do chương trình học tại trường đại học Y khá

viên quan hệ tình dục lần đầu từ 18 tuổi trở

vất vả, đa số các sinh viên đều dành thời gian

xuống và 84,75% sinh viên có quan hệ tình

tập trung cho việc học, ít quan tâm hơn đến

dục lần đầu trên 18 tuổi.


chuyện tình cảm của bản thân. Tuy nhiên, khi

Qua phân tích thấy xuất hiện tỷ lệ không

so sánh với một nghiên cứu tiến hành trên

nhỏ nam giới quan hệ đồng tính trong sinh

nhóm đối tượng rộng hơn là: điều tra quốc gia

viên là 14,29%. Một nghiên cứu khác tại thành

về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nam quan hệ

(SAVY1 và SAVY2) thì tỷ lệ này xấp xỉ bằng

tình dục đồng giới ở độ tuổi 16 - 20 là 12,1%

nhau (7,6% ở tuổi vị thành niên và 9,5% ở tuổi

và ở độ tuổi 21 - 25 là 23,3% [12].

TCNCYH 104 (6) - 2016

89


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Kết quả nghiên cứu cho thấy,có mối quan

Tuổi trung bình quan hệ tình dục của sinh

hệ có ý nghĩa thống kê giữa giới, hành vi uống

viên Y là 20,2 với nam và nữ gần như nhau

rượu trong 12 tháng qua, xem phim khiêu dâm

(20,1 nam và 20,3 nữ). Tỷ lệ quan hệ tình dục

ít nhất 1 lần 1 tuần với hành vi quan hệ tình

từ 18 tuổi trở xuống chiếm 15,25%.

dục trước hôn nhân. Kết quả cho thấy nam
giới có nguy cơ quan hệ tình dục trước hôn
nhân cao hơn nữ giới 2,7 lần, điều này cũng
phù hợp với kết quả nghiên cứu Điều tra Quốc

Tỷ lệ quan hệ tình dục dị tính cao (85,71%
nam và 100% nữ). Xuất hiện tỷ lệ nam giới
quan hệ đồng tính trong tổng số nam giới
quan hệ tình dục là 14,29%.

gia vị thành niên và thanh niên Việt Nam
2003. Tỷ lệ nam thanh thiếu niên có quan hệ

Những sinh viên là nam, có hành vi uống


tình dục trước hôn nhân là 11,1% và nữ thanh

rượu trong 12 tháng qua, xem phim khiêu dâm

thiếu niên là 4% [13].

ít nhất 1 lần 1 tuần, chịu tác động của những

Giải thích cho vấn đề này do nữ giới ở Việt

hành động sờ/vuốt ve không mong muốn

Nam chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa

trong quá khứ có nguy cơ quan hệ tình dục

phương Đông, còn rụt rè và chưa chủ động

trước hôn nhân cao hơn những sinh viên là

trong quan hệ tình dục. Nhóm sinh viên có

nữ, không có hành vi uống rượu trong 12

hành vi uống rượu trong 12 tháng qua và xem

tháng qua, xem phim khiêu dâm ít nhất 1 lần 1

phim khiêu dâm ít nhất 1 lần 1 tuần có nguy


tuần và không chịu tác động của những hành

cơ quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn

động sờ/vuốt ve không mong muốn trong quá

nhóm không có hành vi này lần lượt là 3,37 và

khứ, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê.

3,88 lần. Một số nghiên cứu của các tác giả

Lời cảm ơn

khác cũng cho ra kết quả về mối liên quan
tương tự [13]. Uống rượu bia, sử dụng các

Nghiên cứu được thực hiện dưới sự đồng

chất kích thích làm cơ thể không tỉnh táo, dễ

ý của Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Đào

dẫn đến những hành động không kiểm soát

tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng. Xin

được. Việc sinh viên tiếp xúc với phim ảnh


trân trọng cám ơn sự hợp tác triển khai nghiên

khiêu dâm, văn hóa phẩm đồi trụy mà không

cứu của các bạn sinh viên Trường Đại học Y

có sự hỗ trợ, định hướng sẽ dễ bị ảnh hưởng,

Hà Nội.

thậm chí là bắt chước. Kết quả cũng chỉ ra
mối liên quan có ý nghĩa thống kê của sinh
viên chịu tác động bởi những hành động sờ/
vuốt ve không mong muốn trong quá khứ (18
năm đầu đời) với hành vi quan hệ tình dục
trước hôn nhân.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Chiện (2008). Chuyển đổi
mô hình kết hôn ở nông thôn Việt Nam trước
và sau đổi mới: so sánh ba xã thuộc ba vùng
đất nước, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam
học lần thứ ba Tiểu ban Xã hội Việt Nam.

Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân

2. Vũ Tuấn Huy (2006). Những vấn đề của


chiếm 7,27%. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước

gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã

hôn nhân ở nam cao hơn nữ (5,17% ở nam

hội theo xu hướng công nghiệp hóa và hiện

và 2,1% ở nữ).

đại hóa. Tạp chí Xã hội học, 2(94), 13 - 20.

90

TCNCYH 104 (6) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Trần Thị Hồng Nguyễn Hữu Minh

thành niên và thanh niên (SAVY) lần thứ hai.

(2011). Biến đổi thái độ về tình dục của thanh
niên Việt Nam. Tạp chí khoa học xã hội, 3

9. Nguyễn Thị Kim Hoa (2006). Quan
điểm của sinh viên về quan hệ tình dục trước

(151), 26 - 34.
4. Lâm Ngọc Như Trúc (2009). Công

nghiệp hóa và sự biến đổi của gia đình Việt
Nam, chủ biên, Nhà xuất bản thế giới, Kỷ yếu

hôn nhân. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và
Giới, 17(3).

hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba.

10. Ramesh Adhikari., Jyotsa Tamang
(2009). Premarital Sexual Behaviour among
college students of Kathmandu, Nepal. BMC

Tiểu ban xã hội Việt Nam, 525 - 537.

Public Health, 9(241), 1 - 9.

5. Ifeoma R. Ere (2014). Adolescents Attitude Towards Premarital Sex. Mediterranean
Journal of Social Sciences, 5(10), 491 - 499.
6. Anil Kumar and V.K. Tiwari (2003).
Knowledge, attitude and behaviour towards
pre-marital sex: A study among youths from
two city-slums in India. Health and Population,
26(4), 126 - 134.

11. Nguyễn Anh Tuấn (2012). Sử dụng
dịch vụ tư vấn xét nghiệm tình nguyện trong
nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại
thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Dự
phòng, 3(130), 104 - 108.
12. Đào Hoàng Bách (2007). Thực trạng

và các yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ
tình dục trước hôn nhân của thanh thiếu nien

7. Bộ Y tế (2003). Điều tra quốc gia về vị

trong độ tuổi 14 - 25: Điều tra Quốc gia vị

thành niên và thanh niên (SAVY) lần thứ nhất.

thành niên và thanh niên Việt Nam 2003. Tạp

8. Bộ Y tế (2008). Điều tra quốc gia về vị

chí Y học thực hành, 9(577 + 578), 20 - 23.

Summary
PREMARITAL SEX AND SOME RELATED FACTORS AMONG
STUDENTS IN HANOI MEDICAL UNIVERSITY IN 2015
Premarital sexes among students have been subjects of recent attention in Vietnam. This
cross–sectional study was conducted among 811 students at the Hanoi Medical University with
the aim of finding the sex status and other related factors about premarital sex. The results
showed that the prevalence of premarital sex among students was only 7.27% (5.17% male and
2.1% female). The average age of sexual intercourse was 20.2 years old. Among students who
had premarital sex, 85.71% of male and 100% females had heterosexual intercourse, while only
14.29% of the men had homosexual experience. Our study also revealed several other related
factors associated with premarital sexual behaviors such as gender, drinking alcohol behavior,
watching pornographic film, unexpected actions to your body, who had sexual intercourse.
Keywords: students, premarital sex, 2015

TCNCYH 104 (6) - 2016


91



×