Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khảo sát niêm mạc khí quản ở bệnh nhân mở khí quản sau đặt nội khí quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.89 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT NIÊM MẠC KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN MỞ KHÍ QUẢN  
SAU ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN 
Lâm Chánh Thi*, Trần Thị Bích Liên** 

TÓM TẮT 
Mục  tiêu  nghiên  cứu: Khảo sát niêm mạc của khí quản trên bệnh nhân mở khí quản sau đặt ống nội khí 
quản tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ 
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, thực nghiệm mô tả trên 67 bệnh nhân mở khí quản sau đặt nội khí 
quản tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013 
Kết quả: Nguyên nhân mở khí quản là viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là tai biến mạch máu não và 
chấn thương sọ não; nam giới nhiều hơn ở nữ giới; > 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Thời gian đặt nội khí quản kéo 
dài từ 7 đến 14 ngày (58,2%); áp lực bóng chèn > 30 cmH20 chiếm tỷ lệ cao nhất (86,6%). Kết quả giải phẫu 
bệnh có các tổn thương như hoại tử niêm mạc khí quản, viêm mạn tính niêm mạc khí quản và hoại tử sụn.Hiện 
tượng hoại tử sụn xảy ra trước và nhiều hơn hiện tượng hoại tử niêm mạc trên cùng một nhóm bệnh nhân. Hiện 
tượng hoại tử niêm mạc (p = 0,028) và sụn khí quản (p =0,001) chỉ xảy ra ngay tại vị trí bóng chèn ống nội khí 
quản. 
Kết luận: Áp lực bóng chèn đóng một vai trò quan trọng trong tình trạng tổn thương niêm mạc khí quản 
và việc kiểm soát tốt áp lực này góp phần cải thiện tình trạng tổn thương này ở bệnh nhân bị đặt nội khí quản. 
Từ khóa: niêm mạc của khí quản, mở khí quản 

ABSTRACT 
STUDYING THE TRACHEAL MEMBRANE OF TRACHEOSTOMY PATIENTS INTUBATED IN 
CENTRAL CAN THO HOSPITAL 
Lam Chanh Thi, Tran Thi Bich Lien  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 233 ‐ 241 
AIMS: Studying the tracheal membrane of tracheostomy patientsintubated in Central Cần Thơ Hospital.  
Method:  prospective  design  in  67  tracheostomy  indicated  patients  have  been  intubation  from  01/2012  to 


05/2013. 
Results:  the tracheostomy reasons  are  most  of  pnemonia,  strokes  and  brain  trauma;  males  are  more  than 
females; the most is more 60 year old; intubation time is from 7 to 14 day (86.6%). Pathologic lesions are tracheal 
membrane necrosis; tracheal chronic inflammation or cartilage necrosis. The cartilage necrosis are first happened 
and more than tracheal membrane necrosis in the same patient group.Tracheal membrane necrosis (p = 0.028) 
and cartilage necrosis (p = 0.001) are only balloon intubated position.  
Conclusions: balloon intubated pressure plays an important role in tracheal membrane lesions and keeping 
close control pressure contributes improving these lesions in patients intubated.  
Keyword: trachealmembrane, tracheostomy  

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Mở  khí  quản  trên  bệnh  nhân  ngạt  thở  là 
loại  phẫu  thuật  mà  bất  cứ  người  thầy  thuốc 
nào, đặt biệt là thầy thuốc ngoại khoa sẵn sàng 

thực hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Mở 
khí quản (MKQ) là mở một lỗ ở ống khí quản 
(đoạn  cổ)  và  đặt  một  ống  thông  làm  cho 
đường  hô  hấp  thông  ra  ngoài  da,  bệnh  nhân 

* BV đa khoa trung ương Cần Thơ, ** Bộ môn TMH Đại học Y Dược Tp.HCM 
Tác giả liên lạc: BSCK2 Lâm Chánh Thi 
ĐT: 0903620156 
 Email:  

Tai Mũi Họng 

233



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

thở qua lỗ này. Ngày nay mở khí quản không 
những tạo ra  đường  thở  an  toàn  trong  những 
trường hợp bít tắt vùng họng‐ thanh quản mà 
còn  là  phẫu  thuật  trong  hồi  sức  hô  hấp  nói 
chung,  rất  nhiều  trường  hợp  mở  khí  quản 
trong các lĩnh vực thuộc ngoại thần kinh, tổng 
quát,  lồng  ngực  và  các  bệnh  nội  khoa  có  đặt 
ống nội khí quản lâu ngày. 
Nhiều  bệnh  nhân  cần  đặt  nội  khí  quản  với 
nhiều mục đích như hỗ trợ hô hấp, giải quyết tắc 
nghẽn đường hô hấp trên, hút đàm nhớt...  
Việc  đặt  nội  khí  quản  rộng  rãi  đã  đem  lại 
nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhưng đồng thời nó 
cũng  gây  ra  những  tổn  thương  và  biến  chứng 
cho khí quản. 
Sự  ra  đời  của  ống  nội  khí  quản  (NKQ)  với 
dung  tích  bóng  chèn  lớn  và  áp  suất  bóng  chèn 
thấp  cho  phép  kéo  dài  thời  gian  lưu  ống  ≥  3 
tuần, người ta nghiên cứu cho thấy biến chứng 
sau đặt nội khí quản kéo dài: 63‐94% tổn thương 
quan sát sau rút ống, 10‐22% di chứng vĩnh viễn. 
Các biến chứng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu 
tố  như:  điều  kiện  đặt  nội  khí  quản,  kích  thước 
ống nội khí quản, loại ống và áp lực bóng chèn, 
nhiễm trùng và tổn thương khí quản kèm theo, 


ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất  cả  bệnh  nhân  có  đặt  ống  nội  khí  quản 
được mở khí quản tại Bệnh viện Đa khoa Trung 
ương Cần Thơ từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 
5 năm 2013.  

Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh  nhân  mở  khí  quản  không  có  đặt  ống 
nội khí quản. 

Phương pháp nghiên cứu 
Tiến cứu 
Thực nghiệm mô tả. 

Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu:  
Chọn mẫu thuận tiện, không xác xuất, tất cả 
các bệnh mở khí quản  có  đặt  ống  nội  khí  quản 
tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 
tháng 01 năm 2012 đến tháng 05 năm 2013. 
Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 
Phương tiện nghiên cứu 
‐ Bộ dụng cụ mở khí quản. 
‐ Dụng cụ sinh thiết. 
‐ Ống canule các cỡ. 
‐ Máy hút, ống sonde hút đàm, dịch. 
‐ Ống ambu, máy hô hấp nhân tạo. 

thời gian lưu ống. 
Chúng  tôi  thực  hiện  nghiên  cứu  này  nhằm 

ghi nhận tổn thương của khí quản cổ trên bệnh 
nhân  có  đặt  ống  nội  khí  quản  trong  khi  tiến 
hành mở khí quản tại Bệnh viện đa khoa trung 
ương Cần Thơ, xác định mối liên quan của việc 
đặt  ống  nội  khí  quản  với  tổn  thương  tại  khí 

‐ Đồng hồ đo áp lực bóng chèn ống nội khí 
quản 
‐ Máy nội soi Stryker 
‐ Ống nội soi mềm soi thanh khí quản 
‐ Máy vi tính xử lý số liệu thu thập được. 
‐ Máy chụp hình. 

quản,  đồng  thời  có  những  đề  xuất  nhằm  giảm 

Cách tiến hành mở khí quản và thu thập số liệu 

thiểu các biến chứng đó. 

‐ Dùng đồng hồ đo áp lực bóng chèn ống nội 
khí quản và ghi nhận kết quả đo được trước khi 
mở khí quản 

Chúng  tôi  thực  hiện  đề  tài  này  với  mục 
tiêu:  “Khảo  sát  niêm  mạc  của  khí  quản  trên 
bệnh  nhân  mở  khí  quản  sau  đặt  ống  nội  khí 

‐  Hút  sạch  đàm  nhớt  qua  ống  nội  khí  quản 
trước mở khí quản. 


quản  tại  Bệnh  Viện  Đa  Khoa  Trung  Ương  

‐ Mở khí quản:  

Cần Thơ”. 

+ Tê tại chỗ: lidocain 2% 
+  Rạch  da  trước  cổ,  bóc  tách  cơ  trước  khí 

234

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
quản, nhận xét về cơ trước khí quản, màng sụn 
trước khí quản. 
+ Bộc lộ khí quản, nhận xét về sụn khí quản 
(sờ  căng  chắc  hay  mềm  nhũn,  dãn  rộng,  bình 
thường hay teo nhỏ, còn vòng sụn hay không). 
+ Rạch khí quản hình chữ (+) 
+  Nhận  xét  vị  trí  rạch  sụn  là  ngay  tại  bóng 
chèn,  trên  bóng  chèn  hay  dưới  bóng  chèn  của 
ống nội khí quản. 
+  Hút  sạch  dịch  mủ  trong  lòng  khí  quản, 
đánh giá nhầy, mủ và có mùi hôi không. 
+  Dùng  nội  soi  mềm  qua  lỗ  mở  khí  quản 
đánh giá niêm mạc khí quản,chú ý đặc biệt vị trí 
rạch sụn khí quản. 
+  Tìm  những  nơi  niêm  mạc  có  tổn  thương 

vùng  rạch  sụn  chữ  (+)  để  làm  sinh  thiết  giải 
phẫu bệnh, bấm lấy một mẫu cơ trước khí quản 
nếu có hiện tượng bất thường như mủn, dễ chảy 
máu làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. 
+ Đặt canule khí quản, khâu cơ và da, cột cố 
định canule. 
Thu thập số liệu 

Nghiên cứu Y học

Thời  gian  đăt  NKQ  từ  1  tuần  trở  lên  chiếm 
đa  số,  trong  đó  nhóm  bệnh  có  thời  gian  đặt 
NKQ từ 1‐ 2 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất (58,2%). 

Áp lực bóng chèn ống nội khí quản 
Nhóm bệnh nhân có áp lực bóng chèn từ 40‐ 
49  cmH20  là  25/  67  trường  hợp  chiếm  tỷ  lệ  cao 
nhất 37.3%. 
Bảng 1. Áp lực bóng chèn ống nội khí quản 
Áp lực
<30 cmH20
30- 39 cmH20
40-49 cmH20
50- 59 cmH20
> =60 cmH20
Tổng số

Số bệnh nhân
9
14

25
13
6
67

Tỷ lệ (%)
13,4
20,9
37,3
19,4
9,0
100,0

Tỷ lệ vị trí sinh thiết niêm mạc sụn khí quản 
có và không có bóng chèn ống NKQ 
Bảng 2. Vị trí sinh thiết niêm mạc sụn khí quản 
Vị trí sinh thiết
Trên bóng
Ngay tại bóng
Dưới bóng
Tổng số

Số bệnh nhân
12
53
2
67

Tỷ lệ (%)
17,9

79,1
3,0
100,0

Thu  thập  số  liệu  tất  cả  bệnh  nhân  mở  khí 
quản như tiêu chuẩn lựa chọn. 

Vị trí sinh thiết niêm mạc sụn khí quản ngay 
tại bóng chèn NKQ có 53/ 67 trường hợp chiếm 
tỷ lệ cao nhất 79,1%. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 

Tỷ lệ mức độ viêm niêm mạc khí quản 

Đặc điểm chung 
Qua  nghiên  cứu,  chúng  tôi  thấy  bệnh  nhân 
mở khí quản ở nhóm viêm phổi chiếm tỷ lệ cao 
nhất  (24/  67BN,  38,8%),  giới  nam  chiếm  59,7%, 
tuổi > 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (69,8%). 

Thời gian bệnh nhân đặt NKQ 
 
Biểu đồ 2.Mức độ viêm khí quản 
Số bệnh nhân có hoại tử niêm mạc KQlà 15/ 
67 trường hợp chiếm 22,4%. 

 
Biểu đồ 1.Thời gian bệnh nhân đặt NKQ trước 


Tỷ lệ mức độ hoại tử sụn khí quản 
Tỷ  lệ  hoại  tử  sụn  chung  là  43/  67  (64,2%), 
trong đó hoại tử 1/3 sụn là 22/ 67 (32,8%), hoại tử 
2/3 sụn là 21/ 67 (31,4%). 

MKQ 

Tai Mũi Họng 

235


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Nghiên cứu Y học 

chưa có ý nghĩa thống kê với p = 0,063. 

Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo thời gian 
đặt nội khí quản 
Bảng 6. Viêm niêm mạc theo thời gian đặt NKQ 
Thời gian

 
Biểu đồ 3. Mức độ hoại tử sụn khí quản 

< 7 ngày
1-> 2 tuần
> 2 tuần
Tổng số


Viêm hoại tử
n (%)
1 (20,0%)
9 (23,1%)
5 (21,7%)
15 (22,4%)

Viêm mạn
n (%)
4 (80,0%)
30 (76,9%)
18 (78,3%)
52 (77,6%)

p
0,984

Tỷ lệ có viêm niêm mạc khí quản theo một 
số yếu tố 

Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p 
= 0,984. 

Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo nhóm tuổi 
Bảng 3. Viêm niêm mạc theo nhóm tuổi 

Tỷ  lệ  viêm  niêm  mạc  khí  quản  theo  áp  lực 
bóng chèn ống NKQ 
Bảng 7. Viêm niêm mạc theoáp lực bóng chèn ống 

NKQ 

Nhóm tuổi
< 40
40-60
>60
Tổng số

Viêm hoại tử
n (%)
0 0%
2 (15,4%)
13 (30,2%)
15 (22,4%)

Viêm mạn
n (%)
11 100,0%
11 (84,6%)
30 (69,8%)
52 (77,6%)

p
0,080

Số bệnh nhân có hoại tử niêm mạc cao nhất 
là  nhóm  tuổi  >  60  tuổi  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất 
30.2%.  Sự  khác  biệt  chưa  có  ý  nghĩa  thống  kê 
với p = 0,080. 


Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo giới  
Bảng 4. Viêm niêm mạc theo giới 
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng số

Viêm hoại tử
n (%)
14 (35,0%)
1 (3,7%)
15 (22,4%)

Viêm mạn
n (%)
26 (65,0%)
26 (96,3%)
52 (77,6%)

p
0.003

Sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  với  p= 
0,003.  

Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo loại bệnh 
Bảng 5. Viêm niêm mạc theo loại bệnh  
Loại bệnh

Viêm hoại tử

n (%)
Chấn thương sọ não
0 (0%)
Viêm phổi
9 (37,5%)
Tai biến mạch máu não
4 (23,5%)
Khác
2 (15,4%)
Tổng
15 (22,4%)

Viêm mạn P
n (%)
13 (100,0%) 0,063
15 (62,5%
13 (76,5%)
11 (84,6%)
52 (77,6%)

Bệnh  nhân  viêm  phổi  có  24  trường  hợp, 
trong  đó  có  09  trường  hợp  viêm  hoại  tử  niêm 
mạc  khí  quản  chiếm  tỷ  lệ  37,5%.  Sự  khác  biệt 

236

Áp lực
<30 cmH20
30- 39 cmH20
40-49 cmH20

50- 59 cmH20
> =60 cmH20
Tổng số

Viêm hoại tử
n (%)
1 (11,1%)
1 (7,1%)
6 (24,0%)
4 (30,8%)
3 (50,0%)
15 (22,4%)

Viêm mạn
n (%)
8 (88,9%)
13 (92,9%)
19 (76,0%)
9 (69,2%)
3 (50,0%)
52 (77,6%)

p
0,220

Bệnh  nhân  nhóm  tuổi  từ  60  trở  lện  có  tỷ  lệ 
hoại tử niêm mạc là 50%. Với p = 0,220 sự khác 
biệt không có ý nghĩa thống kê. 

Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo vị trí sinh 

thiết giải phẫu bệnh 
Bảng 8. Viêm niêm mạc theo vị trí sinh thiết  
GPB Viêm hoại tử
Vị trí
n (%)
Ngay tại bóng
15 28,3%
Trên bóng,
0 (0%)
dưới bóng
Tổng số
15 (22,4%)

Viêm mạn
n (%)
38 (71,7%)
14 (100,0%)

p
0,028

52 (77,6%)

Vị trí sinh thiết niêm mạc sụn khí quản ngay 
tại bóng chèn NKQ có 53 trường hợp, trong đó 
có  15  trường  hợp  viêm  hoại  tử  niêm  mạc  khí 
quản chiếm tỷ lệ 28,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p = 0,028. 

Tỷ  lệ  hoại  tử  sụn  khí  quản  theo  một  số 

yếu tố 
Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo nhóm tuổi 

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Số  bệnh  nhân  nhóm  tuổi  >  60  tuổi  có  43 
trường hợp, trong đó 33/43 trường hợp có hoại 
tử sụn khí quản chiếm 76,7%. Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với p = 0,006. 
Bảng 9.Hoại tử sụn khí quản theo nhóm tuổi 
Nhóm tuổi Hoại tử n (%)
< 40
40-60
>60
Tổng số

3 (27,3%)
7 (53,8%)
33 (76,7%)
43 (64,2%)

Bình thường
n (%)
8 (72,7%)
6 (46,2%)
10 (23,3%)
24 (35,8%)


p
0,006

Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo giới 
Bảng 10.Hoại tử sụn khí quản theo giới 
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng số

Hoại tử
n (%)
29 (72,5%)
14 (51,9%)
43 (64,2%)

Bình thường
n (%)
11 (27,5%)
13 (48,1%)
24 (35,8%)

p
0,084

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p 
= 0,084. 

Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo loại bệnh 
Bảng 11.Hoại tử sụn khí quản theo loại bệnh 

Loại bệnh
Chấn thương sọ
não
Viêm phổi
TBMMN
Khác
Tổng

Hoại tử
n (%)
6 (46,2%)

Bình thường
n (%)
7 (53,8%)

18 (75,0%)
13 (76,5%)
6 (46,2%)
43 (64,2%)

6 (25,0%)
4 (23,5%)
7 (53,8%)
24 (35,8%)

p
0,111

Hoại tử n (%)


< 7 ngày
1-> 2 tuần
> 2 tuần
Tổng số

3 (60,0%)
27 (69,2%)
13 (56,5%)
43 (64,2%)

Bình thường
n (%)
2 (40,0%)
12 (30,8%)
10 (43,5%)
24 (35,8%)

Áp lực
<30 cmH20
30- 39 cmH20
40-49 cmH20
50- 59 cmH20
> =60 cmH20
Tổng số

p
0.589

Hoại tử

n (%)
2 (22,2%)
8 (57,1%)
19 (76,0%)
11 (84,6%)
3 (50,0%)
43 (64,2%)

Bình thường
n (%)
7 (77,8%)
6 (42,9%)
6 (24,0%)
2 (15,4%)
3 (50,0%)
24 (35,8%)

p
0.021

Nhóm  bệnh  nhân  có  đặt  NKQ  với  áp  lực 
bóng chèn > =60 cmH20 là 06 trường hợp, trong 
đó có 03 trường hợp hoại tử sụn khí quản chiếm 
tỷ lệ 50,0%; Với p = 0,021, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê. 

Tỷ  lệ  hoại  tử  sụn  khí  quản  theo  vị  trí  sinh 
thiết giải phẫu bệnh 
Bảng 13. Hoại tử sụn khí quản theo vị trí sinh thiết 
giải phẫu bệnh 

Vị trí sinh
thiết

Tổng số

Nhóm bệnh nhân có thời gian đặt NKQ từ 
1‐  2  tuần  là  39  trường  hợp,  trong  đó  có  27 
trường  hợp  hoại  tử  sụn  khí  quản  chiếm  tỷ  lệ 

Tai Mũi Họng 

Tỷ  lệ  hoại  tử  sụn  khí  quản  theo  áp  lực  bóng 
chèn ống NKQ 
Bảng 12. Hoại tử sụn khí quản theo áp lực bóng chèn 
ống NKQ 

Trên bóng,
dưới bóng

Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo thời gian đặt 
NKQ 
Bảng 12. Hoại tử sụn khí quản theo thởi gian đặt 
NKQ 
Thời gian

69,2%. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê p 
= 0,589. 

Ngay tại bóng


Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p 
= 0,111. 

Nghiên cứu Y học

Hoại tử
n (%)
43
81,1%
0
,0%
43
64,2%

Bình thường
n (%)
10
18,9%
14
100,0%
24
35,8%

p
<0,001

Vị trí sinh thiết niêm sụn khí quản ngay tại 
bóng chèn NKQ có 53 trường hợp, trong đó có 
43 trường hợp hoại tử sụn khí quản chiếm tỷ lệ 
81,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 

0,001. 

BÀN LUẬN 
Qua  nghiên  cứu  67  bệnh  nhân  đặt  nội  khí 
quản  được  mở  khí  quản  tại  Bệnh  viện  đa  khoa 
trung  ương  Cần  Thơ  từ  tháng  01/  2012  đến 
tháng  05/  2013,  chúng  tôi  có  một  số  ý  kiến  bàn 
luận về những vấn đề liên quan với đề tài trong 
quá trình thực hiện. 

Đặc điểm chung 

237


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Kết  quả  của  chúng  tôi  về  bệnh  nhân  chấn 
thương sọ não chiếm 19,4 %, không phù hợp với 
nghiên cứu của một số tác giả như Huỳnh Anh 
(2005) chấn thương sọ não chiếm 25%, Lê Xuân 
Hiền  (2003)  chần  thương  sọ  não  chiếm  54,4%. 
Ngoài ra tỷ lệ bệnh cao nhất mà chúng tôi có là 
viêm phổi, kế đến là tai biến mạch máu não, đây 
là  những  bệnh  nội  khoa  nặng,  nằm  lâu  và  có 
thời gian lưu ống nội khí quản lâu ngày. 
Nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh nhân 
nặng, lớn tuổi và suy hô hấp kéo dài phải hỗ trợ 

bằng nội khí quản, thở máy và cần mở khí quản, 
và kết quả cho thấy tỷ lệ người tuổi > 60 chiếm 
tỷ lệ cao nhất. 
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  số  bệnh 
nhân có thời gian đặt nội khí quản kéo dài từ 7 
đến 14 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất. Thời gian đặt 
NKQ lâu hơn 2 tuần cũng có tỷ lệ khá cao 34.3%, 
cho  thấy  thời  gian  lưu  ống  NKQ  kéo  dài,  và 
bệnh trạng nặng của đa số bệnh cần phải hỗ trợ 
hô hấp. Thời gian đặt nội khí quản được đề cập 
đến  là  một  yếu  tố  nguy  cơ  của  tiến  triển  hẹp 
thanh khí quản(1,2,3,9).Virmir đã thống kê tỉ lệ tổn 
thương sau đặt ống NKQ dưới một tuần là 37% 
và trên một tuần là 52%(10).White đã đề cập tầng 
suất 12% tổn thương thanh khí quản sau sau đặt 
ống  trên  11  ngày,  5%  từ  6  đến  10  ngày  và  2% 
nếu đặt NKQ ít hơn 6 ngày. 
Kết  quả  đo  áp  lực  bóng  chèn  ống  nội  khí 
quản  trước  khi  tiến  hành  mở  khí  quản  trên  số 
bệnh nhân có áp lực bóng chèn từ 40‐ 49 cmH20 
là 25/ 67 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất 37,3%, 
đây  là  mức  áp  lực  không  cho  phép  khi  bơm 
bóng chèn, điều này sẽ có liên quan tới khả năng 
tổn  thương  niêm  mạc  và  sụn  khí  quản.  Các  áp 
lực  khác  như  từ  50‐  59  cmH20  là  19,4%,  từ  60 
cmH20 trở lên là 9.0%, đây là những áp lực lớn 
và  tỷ  lệ  khá  cao.  Áp  lực  cho  phép  là  từ  0  đến 
dưới 30 cmH20 13,4%. Áp lực lọc của mao mạch 
khoảng  30  cmH20  (22  mmHg),  cân  bằng  với  áp 
lực bóng lên thành khí quản. Một số nghiên cứu 

sử  dụng  kỹ  thuật  ghi  hình  (endoscopic 
photography)  theo  dõi  áp  lực  bóng  lên  niêm 
mạc thanh khí quản, các nhà nghiên cứu đề nghị 

238

áp  lực  của  bóng  để  mạch  máu  của  niêm  mạc 
thành khí quản lưu thông tốt là 25 cmH20, vì qua 
quan sát các nhà nghiên cứu vì qua quan sát các 
nhà  nghiên  cứu  niêm  mạc  sẽ  tái  nhợt  ở  40 
cmH20, trắng ra ở 50 cmH20 và ngừng lưu thông 
ở 60 cmH20. 
Khi  áp  lực  bóng  khoảng  20  đến  30  cmH20 
người ta đã thấy có thể xuất hiện dấu hiệu thiếu 
máu  niêm  mạc  vượt  qua  đến  lớp  sụn.  Kết  quả 
thiếu máu niêm mạc sẽ dẫn đến hoại tử, nhiễm 
trùng và sau cùng là sẹo hẹp khí quản. Qua đó 
các nhà nghiên cứu có khuyến cáo nên sử dụng 
bóng  có  thể  tích  lớn,  đường  kính  lớn,  thành 
bóng  mỏng  để  đảm  bảo  an  toàn  cho  niêm  mạc 
và  sụn  khí  quản(6).  Hiện  nay,  người  ta  có  dụng 
cụ đo áp lực bóng (cuff manometer) để theo dõi 
thể tích, áp lực bóng trong quá trình gây mê, hồi 
sức và thở máy kéo dài. 
Kết quả nghiên cứu các áp lực bóng đo được 
đa số lớn hơn 30 cmH20 và khả năng tổn thương 
niêm mạc sụn khí quả là rất lớn. 
Trong  khi  phẫu  thuật  mở  khí  quản  chúng 
tôi  quan  sát  và  đánh  giá  trên  lâm  sàng  qua 
nhìn, sờ ấn sụn khí quản cho thấy hiện tượng 

khí  quản  dãn,  mềm  nhũn  chiếm  tỷ  lệ  cao 
44.8%, điều này có liên quan vấn đề bơm căng 
bóng chèn với áp lực lớn.  
Các  vị  trí  sinh  thiết  là  ngẫu  nhiên  vì  khi 
chúng tôi mở khí quản, rạch khí quản chữ +, vị 
trí sinh thiết là 2 trong 4 góc cạnh trên.Chúng tôi 
nhân thấy vị trí sinh thiết niêm mạc sụn là nơi sẽ 
tì  đè  vào  ống  canule,  phần  niêm  mạc  sụn  khí 
quản  tại  đó  cũng  sẽ  bị  tổn  thương  khi  tiếp  xúc 
với  canule  nếu  không  bị  sinh  thiết.Chúng  tôi 
không sinh thiết các vị trí khác ngoài 4 góc cạnh 
của  chữ  +  đã  rạch  trên  khí  quản  để  tránh  tổn 
thương thêm cho khí quản. 
Kết quả có tỷ lệ hoại tử niêm mạc khí quản 
chiếm  tỷ  lệ  cao  22,4%.Tình  trạng  hoại  tử  sụn 
chiếm tỷ lệ rất cao 64,2%, chúng ta biết sụn khí 
quản  được  nuôi  dưỡng  qua  hiện  tượng  thẩm 
thấu  dưỡng  chất  cung  cấp  bởi  niêm  mạc  khí 

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
quản,  các  yếu  tố  làm  hạn  chế  máu  nuôi  niêm 
mạc sẽ đưa đến sự tổn thương sụn khí quản. 

Viêm niêm mạc khí quản theo một số yếu tố 
Viêm niêm mạc khí quản theo nhóm tuổi 
Bệnh  nhân  lớn  tuổi  (>60  tuổi)  có  tỷ  lệ  viêm 
hoại  tử  niêm  mạc  cao  nhất  cho  thấy  có  sự  liên 

quan  về  viêm  hoại  tử  niêm  mạc  khí  quản  với 
người lớn tuổi,  sự  suy  giảm  sức  đề  kháng,  hấp 
thu dinh dưỡng kém hơn người trẻ khỏe mạnh, 
tình trang bệnh nặng thường xảy ra ở người lớn 
tuổi,  tuổi  càng  cao  khả  năng  hoại  tử  niêm  mạc 
khí  quản  càng  cao.  Điều  này  đúng  kết  quả 
nghiên cứu có viêm hoại tử niêm mạc ở tuổi từ 
40‐ 60 là 15,4%, dưới 40 tuổi là 0%. 
Tỷlệ viêm niêm mạc khí quản theo giới  
Kết quả cho thấy có tỷ lệ hoại tử niêm mạc 
nam cao nữ 35,0%: 3,7%, có ý nghĩa thống kê với 
p= 0,003. 
Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo loại bệnh 
Nhóm bệnh nhân viêm phổi có tỷ lệ hoại tử 
niêm mạc khí quản cao nhất (37,5%), nhóm bệnh 
nhân này cơ bản đã có viêm khí phế quản trước 
đó,  sự  can  thiệp  thông  khí  nhân  tạo  làm  tổn 
thương viêm trở nên trầm trọng hơn. 
Nhóm bệnh nhân tai biến mạch máu não có 
tỷ lệ hoại tử niêm mạc ít hơn (15,4%). 

Nghiên cứu Y học

Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  áp  lực  bóng 
chèn  tỷ  lệ  thuận  với  tổn  thương  hoại  tử  niêm 
mạc khí quản, tỷ lệ tổn thương qua các áp lực 
30‐ 39 cmH20 (7,1%), 40‐49 cmH20 (24,0%), 50‐ 
59 cmH20 (30,8%) và > =60 cmH20 (50,0%) tăng 
dần,  áp  lực  càng  lớn  thì  tỷ  lệ  viêm  hoại  tử 
niêm  mạc  càng  cao.  Điều  này  phù  hợp  với  cơ 

sở  lý  thuyết,  khi  áp  lực  cao  thì  sẽ  đè  bẹp  các 
mao  mạch  nuôi  niêm  mạc  khí  quản  gây  tổn 
thương hoại tử niêm mạc. 
Ở các áp lực dưới 40 cmH20 thì tỷ lệ hoại tử 
niêm  không  có  sự  khác  biệt,  khả  năng  do  vẫn 
còn  máu  lưu  thông  trong  mao  mạch  niêm  mạc 
khí quản. Còn các áp lực > 40 cmH20 thì áp lực 
càng cao tỷ lệ hoại tử niêm mạc càng cao hơn. 

Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo vị trí sinh 
thiết giải phẫu bệnh 
Qua  kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  các  vị  trí 
không tiếp xúc với bóng chèn ống nội khí quản 
thì không xảy ra tình trạng hoại tử niêm mạc khí 
quản. Vị trí tiếp xúc bóng chèn ống nội khí quản 
có tỷ lệ hoại tử niêm cao (28,3%), đây là vấn đề 
rất  đáng  quan  tâm,  qua  nghiên  cứu  chúng  tôi 
thấy  cần  có  sự  quan  tâm  hơn  về  bơm  bóng  và 
theo dõi áp lực bóng chèn ống nội khí quản, và 
tổn  thương  hoại  tử  niêm  mạc  khí  quản  có  liên 
quan đến bóng chèn ngay vị trí tiếp xúc đó. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,028. 

Tỷ lệ viêm niêm mạc khí quản theo thời gian 
đặt nội khí quản 
Tỷ lệ hoại tử niêm mạc niêm mạc khí quản 
ở các thời điểm < 07 ngày, 07‐ 14 ngày và > 14 
ngày  thấy  không  có  sự  khác  biệt  về  tỷ  lệ  tổn 
thương  hoại  tử  niêm  mạc  khí  quản  (20,0%, 
23,1% và 21,7%). Kết quả nghiên cứu cho thấy 

thời  gian  đặt  nội  khí  quản  không  có  sự  khác 
biệt  về  tỷ  lệ  tổn  thương  niêm  mạc  khí  quản. 
Kết quả nghiên cứu chưa phù hợp với nghiên 
cứu  cùa  White  đã  đề  cập  tầng  suất  12%  tổn 
thương thanh khí quản sau sau đặt ống trên 11 
ngày, 5% từ 6 đến 10 ngày và 2% nếu đặt NKQ 
ít hơn 6 ngày. 

Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo nhóm tuổi 
Bệnh  nhân  có  hiện  tượng  hoại  tử  sụn  khí 
quản tăng dần theo tuổi > 60 tuổi (72,7%), 40‐ 60 
tuổi  (53,8%)  và  <  40  tuổi  (27,3%),  nó  cũng  phù 
hợp với hiện tượng hoại tử niêm mạc khí quản 
(>60 tuổi là 30,2%, từ 40‐ 60 là 15,4% và dưới 40 
tuổi  là  0%).  Như  vậy  qua  nghiên  cứu  này  cho 
thấy ở người bệnh đặt NKQ thì tổn thương hoại 
tử niêm mạc tỷ lệ thuận với tuổi, tuổi càng cao 
thì viêm hoại tử nêm mạc khí quản càng cao. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,006. 

Tỷ  lệ  viêm  niêm  mạc  khí  quản  theo  áp  lực 
bóng chèn ống NKQ 

Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo giới 
Kết  quả  trên  cho  thấy  ở  giới  nam  có  tỷ  lệ 

Tai Mũi Họng 

Tỷ  lệ  hoại  tử  sụn  khí  quản  theo  một  số 
yếu tố 


239


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

hoại  tử  sụn  cao  hơn  giới  nữ  (72,5%:  51,9%),  nó 
phù  hợp  với  kết  quả  hoại  tử  niêm  mạc  ở  nam 
cao hơn nữ (35,0%: 3,7%). Sự khác biệt không có 
ý nghĩa thống kê với p = 0,084. 

Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo loại bệnh 
So sánh với hiện tượng hoại tử sụn khí quản 
thì nhóm viêm phổi lại chiếm tỷ lệ hoại tử niêm 
mạc  cao  nhất  (37,5%),  có  thể  trên  bệnh  nhân 
viêm  phổi  thì  niêm  mạc  khí  quản  đã  có  viêm 
nhiễm nhiều lần trước đó và tổn thương dễ xảy 
ra  hơn  niêm  mạc  trước  đó  là  bình  thường.  Đặc 
biệt trong nhóm bệnh nhân chấn thương sọ não 
không  có  trường  hợp  nào  bị  hoại  tử  niêm  mạc 
nhưng  việc  hoại  tử  sụn  có  xảy  ra  và  chiếm 
46,2%. Như vậy kết quả nghiên cứu cho ta thấy 
rằng  hiện  tượng  hoại  tử  sụn  xảy  ra  trước  và 
nhiều  hơn  hiên  tượng  hoại  tử  niêm  mạc  trên 
cùng một nhóm bệnh nhân. Sự khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê với p = 0.111. 
Tỷ lệ hoại tử sụn khí quản theo thởi gian đặt 
NKQ 

Kết quả nghiên cứu cho thấy số bênh nhân 
đặt nội khí quản dưới 7 ngày cũng có tỷ lệ hoại 
tử sụn khí quản cao chiếm 60.0%, không có sự 
khác  biệt  nhiều  về  tổn  thương  hoại  tử  sun  ở 
các  thời  điểm  <1  tuần  (60.0%),  01‐  02  tuần 
(69,2%),  và  >2  tuần  (56,5%).  Như  vậy  kết  quả 
nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về 
thởi gian đặt nội khí quản gây tổn thương hoại 
tử sụn khí quản. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa 
thống kê p = 0,589. 

Tỷ  lệ  hoại  tử  sụn  khí  quản  theo  vị  trí  sinh 
thiết giải phẫu bệnh 
Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy  hiện  tượng 
hoại  tử  sụn  khí  quản  chỉ  xảy  ra  ngay  tại  vị  trí 
bóng  chèn  ống  nội  khí  quản,  và  chiến  tỷ  lệ  rất 
cao (81,1%), không xảy ra hoại tử sụn ngoài vị trí 
tiếp xúc bóng chèn. Như vậy, hoại tử sụn chỉ xảy 
ra do áp lực bóng chèn nội khí quản ngay tại vị 
trí tiếp xúc bóng. 
Liên  hệ  lại  với  hiện  tượng  hoại  tử  niêm 
mạc khí quản liên quan với vị trí tiếp xúc bóng 
chèn cũng thấy rõ viêm hoại tử niêm mạc khí 
quản  chiếm  tỷ  lệ  28,3%,  và  cũng  xảy  ra  ngay 
tại vị trí tiếp xúc bóng chèn. Như vậy, kết quả 
nghiên  cứu  cho  thấy  hiện  tượng  hoại  tử  niêm 
mạc và hoại tử sụn khí quản đều giống nhau là 
chỉ xảy ra ngay tại vị trí tiếp xúc với bóng chèn 
ống  nội  khí  quản.  Sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa 
thống kê với p < 0.001 


KẾT LUẬN 
Áp  lực  bóng  chèn  đóng  một  vai  trò  quan 
trọng trong tình trạng tổn thương niêm mạc khí 
quản và việc kiểm soát tốt áp lực này góp phần 
cải thiện tình trạng tổn thương này ở bệnh nhân 
bị đặt nội khí quản. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

Tỷ  lệ  hoại  tử  sụn  khí  quản  theo  áp  lực  bóng 
chèn ống NKQ 

3.

Kết  quản  trên  cho  thấy  ở  các  áp  lực  bóng 

4.

càng  lớn  thì  tỷ  lệ  tổn  thương  hoại  tử  sụn  khí 
quản  càng  cao,  dưới  30  cmH20  là  22,2%,  30‐  39 
cmH20  chiếm  57,1%,  40‐49  cmH20  chiếm  76,0%, 

5.

50‐ 59 cmH20 chiếm 84,6%. Có ý nghĩa thống kê 
(p =0,021). Khi áp lực cao sẽ bẹp các mao mạch 

đưa  đến  thiếu  máu  nuôi  để  cung  dưỡng  chất 
nuôi  sụn  khí  quản,  gây  hoại  tử  sụn.  Với  p  = 
0,021, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 

240

6.

7.

8.

Ambesh  SP,  Kaushik  S  (1998),  “Percutaneous  dilational 
tracheostomy:  the  Ciaglia  methol  versus  the  Portex 
(correction  of  Rapitrach)  methol”  Anesthesia  Analg,  pp  556‐ 
561. 
Anon  JM,  Gomez  V,  Escuela  Mp  (2000),  “  Perculaneous 
tracheostomy: comperision of Ciaglia and Griggs techniques”, 
Critical Care Medicine, 4, pp 124‐ 128. 
Ciaglia  P,  Graniero  K  (1992),  “Percutaneous  dilational 
tracheostomy. Results and long term follow up”, Chest, 101, 
pp 446‐ 447. 
Đặng Xuân Hùng (2010), “Khảo sát các vị trí thường gặp trong 
biến  chứng  sẹo  hẹp  lòng  khí  quản  sau  phẫu  thuật  mở  khí  quản”, 
Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Y Học Thực hành (714)‐ số 
4. 
Huỳnh Anh (2006), “Nghiên cứu biến chứng mở khí quản tại 
bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương”. Luận Án tốt nghiệp 
chuyên khoa II chuyên nghành Tai Mũi Họng. 
Jain M & Dhall U. (2008), “Morphometry of the Theroid and 

Criciod  Cartilage”.Journal  of  Anatomy  Society  India,  57  (2), 
119‐ 123. 
Nguyễn Quang Quyền (1999), « khí quản, tuyến giáp, tuyến 
cận giáp ».Giải phẫu hoc (Vol. pp. 392‐ 398), Nhà xuất Bản Y 
Học. 
Trần Phương Hạnh, Nguyễn Sào Trung (2009): “Tổn thương 

Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

9.

10.

cơ  bản  của  tế  bào  và  mô  trong  Giải  Phẫu  Bệnh  Học”,  Nhà 
Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam. Tr 17‐40. 
Võ Hiếu Bình (1994), “Kích thước thanh khí quản của người 
Việt Nam ở các lứa tuổi”, Luận Án phó tiến sĩ Đại học Y dược 
TP Hồ Chí Minh. 
Vurmir  RB  (2001).  “Laryngotracheal  Injury  from  Prolonged 
tracheal  Intubetion”.  In  Vurmir  RB  (Ed.),  Airway 
Management in the Critically Ill (pp. 87‐ 96): Parthenon. 
 

Tai Mũi Họng 

Nghiên cứu Y học


 

Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013 
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

241



×