Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá hiệu quả vệ sinh khoang miệng trên bệnh nhân thở máy tại khoa hồi sức ngoại - Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/12/2009 đến 30/07/2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.67 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỆ SINH KHOANG MIỆNG TRÊN BỆNH NHÂN
THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC NGOẠI – BỆNH VIỆN NHI
TRUNG ƯƠNG TỪ 01/12/2009 ĐẾN 30/07/2010
Đào Hữu Hưng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả được thực trạng viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa Hồi Sức Nhi bệnh Viện Nhi
Trung ương và đánh giá mối liên quan giữa việc vệ sinh khoang miệng với tần suất viêm phổi liên quan đến
thở máy.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu, can thiệp điều trị. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 54 bệnh nhân
vào khoa có thở máy từ 01/12/2009 đến 30/07/2010, được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm. Nhóm can thiệp
gồm 30 bệnh nhân được người nghiên cứu và cộng sự vệ sinh khoang miệng 3 lần/ngày, nhóm chăm sóc theo
thông lệ gồm 24 bệnh nhân do các điều dưỡng khác trong khoa chăm sóc, thường được vệ sinh miệng 1 lần/ngày.
Nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá tình trạng lâm sàng, xét nghiệm tại các thời điểm: 6 giờ đầu thở máy, sau 48 giờ
thở máy. Viêm phổi liên quan đến thở máy được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Johanson.
Kết quả và kết luận: Các diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng sau 48 giờ thở máy so sánh nhóm can thiệp
với nhóm chăm sóc theo thông lệ cải thiện rõ rệt: Sốt giảm xuống 13,3% so với 20,8%; Đờm mủ giảm 3,3% so
với 16,7%; Ran ẩm giảm xuống 30,0% so với 87,5%; hình ảnh tổn thương phổi giảm 20,0% so với 66,7%. Tần
suất xuất hiện VAP ở nhóm can thiệp thấp hơn ở nhóm chăm sóc theo thông lệ (13,3% so với 37,5%). VAP sau
+48 giờ thở máy tại khoa Hồi sức Ngoại - Bệnh viện Nhi Trung ương là 24,1%.
Từ khóa: Vệ sinh, khoang miệng, đánh răng, chăm sóc, viêm phổi, thở máy, vi khuẩn.
Từ viết tắt: NCT: Nhóm can thiệp, CSTL: Nhóm chăm sóc theo thông lệ, HSN: Khoa Hồi sức ngoại,
PTGMHS: Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, BV: Bệnh viện, NKQ: Nội khí quản, HATTP: Hình ảnh tổn
thương phổi.

ABSTRACT
ASSESSING THE EFFECT OF ORAL CARE ON VENTILATED PATIENTS IN SURGICAL INTENSIVE


CARE UNIT–NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL
FROM JANUARY 12, 2009 TO JULY 30, 2010
Dao Huu Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 194 - 199
Objectives: To assess the incidence of VAP in SICU, National Children’s Hospital and the relationship
between oral cavity hygiene and the rate of VAP.
Research method: Progress Intervention and described research. Intervension Group had their oral cavity
cleaned three times a day by the researcher and colleagues. Conversely, patients in Routine care Group had their
oral cavity cleaned once a day by other nurses in SICU.
The status and test results of all patients were assessed at: (T1) the first 6 hours and (T2) 48h after the start
of mechanical ventilation. VAP was diagnosed by Doctors according to the Johanson criteria.
Results and conclusion: The clinical and paraclinical evolutions improved markedly in intervention group
compared with routine care group: Fever was reduced to 13.3% vs 20.8%; purulent was reduced to 3.3% vs
* Bệnh viện Nhi Trung Ương
Tác giả liên lạc: CN. Đào Hữu Hưng, ĐT 0988745084, Email:

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Nghiên cứu Y học

16.7%; stagnant ral was reduced to 30.0% vs 87.5%; Progressive infiltrating was reduced to 20.0% vs 66.7%.
The incidence of VAP was reduced from 37.5% to 13.3% in the intervention group. The incidence of VAP (48h
after the start of mechanical ventilation) in SICU was 24.1%.
Key words: hygiene, oral cavity, Toothbruss, care, pneumonia, ventilation, bacteria, patient).
Abbreviations: VAP: ventilator associated, SICU:Surgical intensive care unit.
có bệnh án được ghi chép đầy đủ, rõ ràng.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những bệnh nhân có thời gian thở máy dưới 48
Nghiên cứu của BS Huỳnh Văn Bình tại
giờ hoặc có viêm phổi từ trước sẽ không được
khoa PTGMHS – Bệnh viện Nhân dân Gia Định
lựa chọn vào trong mẫu này. Các bệnh nhân
từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2008, VAP là
được đánh số thứ tự dựa theo thời điểm vào
45,16%(1).
khoa, các bệnh nhân có số thứ tự lẻ được xếp vào
Các điều dưỡng viên Trường Đại học Điều
nhóm can thiệp và các bệnh nhân có số thứ tự
dưỡng Tel Aviv Israel đã chứng minh rằng: Chỉ
chẵn sẽ được xếp vào nhóm chăm sóc theo thông
cần đánh răng cho bệnh nhân mỗi ngày 3 lần,
lệ.
vậy mà so với trước đây, số người bị viêm phổi
đã
giảm
một
( />
nửa.

Nghiên cứu của Hideo Mori tại Nhật Bản
cho thấy tần suất VAP ở nhóm chăm sóc răng
miệng (CSRM) giảm xuống 3.9% so với 10.4% ở
nhóm không CSRM(3).
Một khảo sát của CN Lê Lan Anh tại Bệnh
viện Nhi Trung ương tháng 2/2009 cho biết: 83%
Bác sỹ và Điều dưỡng tại các khoa Hồi sức cho

rằng CSRM có tác dụng ngăn ngừa VAP. Tuy
nhiên chưa có đủ bằng chứng khách quan chứng
minh tính hiệu quả của phương pháp ưu việt
này. 25,4% nhân viên đã trả lời không bao giờ
CSRM bệnh nhân thở máy(2). Vì vậy đánh giá
khách quan tính hiệu quả của việc vệ sinh
khoang miệng trên bệnh nhân thở máy là một
việc làm bức thiết.

Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả được thực trạng viêm phổi liên quan
đến thở máy tại khoa HSN – BV Nhi Trung
ương và đánh giá mối liên quan giữa việc vệ
sinh khoang miệng với tần suất viêm phổi liên
quan đến thở máy.

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu này là
tất cả các BN vào khoa HSN- BV Nhi Trung
ương có thở máy từ 01/12/2009 – 30/07/2010 và

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả tiền cứu, can thiệp điều
trị được sử dụng để thực hiện nghiên cứu.
Nhóm can thiệp được nhà nghiên cứu và cộng
sự vệ sinh khoang miệng 3 lần/ngày theo quy
trình do nhóm nghiên cứu tự phát triển và được
xác nhận của lãnh đạo khoa Hồi sức ngoại –
Bệnh viện Nhi Trung ương, nhóm chăm sóc theo

thông lệ do các điều dưỡng khác trong khoa
chăm sóc, thường được vệ sinh khoang miệng 1
lần/ngày. Nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá tình
trạng lâm sàng, xét nghiệm tại các thời điểm: 6
giờ đầu thở máy; sau 48 giờ thở máy. Viêm phổi
liên quan thở máy được chẩn đoán theo tiêu
chuẩn Johanson (Xuất hiện thâm nhiễm mới tiến
triển trên phim Xquang, cộng thêm ít nhất 2 trên
3 triệu chứng lâm sàng sau: Sốt trên 380, bạch cầu
tăng hay giảm, có đờm mủ
Các số liệu được thu thập bằng phiếu thu
thập thông tin do nhóm nghiên cứu tự phát
triển. Các số liệu được thu thập từ các nguồn
như bệnh án, thăm khám lâm sàng, xét
nghiệm. Các số liệu sẽ được nhập và xử lý
bằng Statistical Package for Social Science
(SPSS) phiên bản 15. Quá trình phân tích số
liệu có sử dụng các thống kê mô tả, kiểm định
Khi bình phương và kiểm định Fisher’s exact
test, sử dụng các so sánh hai chiều.

KẾT QUẢ

2Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Nghiên cứu Y học


Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

< 1 tuổi
>1 tuổi
Trẻ trai
Trẻ gái

NCT
n(%)
28 (93,3)
2(6,7)
21 (70,0)
9 (30,0)

CSTL
n(%)
22 (91,7)
2 (8,3)
14 (58,3)
10 (41,7)

Tổng số
n(%)
50 (92,6)
4 (7,4)
35 (64,8)
19 (35,2)

Chẩn ñoán


Tim bẩm sinh
Tắc ruột
Teo thực quản
U tiểu não
Không hậu môn
Nhiễm trùng huyết
Khe hở thành bụng
Viêm phúc mạc
Thoát vị hoành
Nang phổi

16 (53,3)
3 (10,0)
6 (20,0)
0 (0,0)
0 (0,0)
1 (3,3)
1 (3,3)
1 (3,3)
2 (6,7)
0 (0,0)

14 (58,3)
2 (8,3)
1 (4,2)
1 (4,2)
1 (4,2)
0 (0,0)
2 (8,3)
1 (4,2)

1 (4,2)
1 (4,2)

30 (55,6)
5 (9,3)
7 (13,0)
1 (1,9)
1 (1,9)
1 (1,9)
3 (5,6)
2 (3,7)
3 (5,6)
1 (1,9)

Dinh
dưỡng

Thiếu cân
Bình thường

20 (66,7)
10 (33,3)

19 (79,2)
5 (20,8)

39 (72,2)
15 (27,8)

Điều kiện

phẫu thuật

Mổ phiên
Mổ cấp cứu
Chờphẫu thuật

16 (53,3)
13 (43,3)
1 (3,3)

16 (66,7)
8 (33,3)
0 (0,0)

32 (59,3)
21 (38,9)
1 (1,9)

Đặc ñiểm
Tuổi
Giới

Nhận xét:

Tuổi
Nhóm bệnh nhân < 1 tuổi chiếm số lượng
chủ đạo (50 trẻ, 92,6%), trẻ dưới một tuổi chiếm
90,3% bệnh nhân NCT và chiếm 91,7% bệnh
nhân nhóm CSTL, P=1,000.
Giới

Trẻ trai chiếm 64,8%, trẻ gái chiếm 35,2%,
được phân bố đồng đều giữa hai nhóm, P=0,372.

P
1,000
(Fisher)
0,372
2
(χ )

0.308
2
(χ )

nhóm. Các bệnh khác chiếm số lượng ít, phân bố
không đồng đều.

Tình trạng dinh dưỡng
Số lượng bệnh nhi thiếu cân chiếm tỷ lệ lớn
(72,2%), được phân bố đồng đều giữa hai nhóm,
P=0,308.

Điều kiện phẫu thuật

Mổ phiên chiếm số lượng lớn (59,3%), mổ
Chẩn đoán
cấp cứu chiếm 38,9% và chờ phẫu thuật chiếm
Bệnh nhân phẫu thuật tim chiếm số lượng
1,9%, được phân bố đồng đều giữa hai nhóm.
chủ đạo (55,6%) phân bố đồng đều giữa hai

Bảng 2. Diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng sau thở máy
6h ñầu

Đặc ñiểm
Sd hạ sốt trước
ñ/giá
Sốt
Đờm mủ
Ran ẩm
Bach cầu (*109/L)
XQ phổi

Vi khuẩn NKQ


Không
>= 380C
< 380C

Không

NCT n(%)
0 (0)
30 (100)
1 (3,3)
29 (96,7)
0 (0)
30 (100)

CSTL n(%)

0 (0)
24 (100)
2 (8,3)
22 (91,7)
0 (0)
24 (100)


Không
<4
4 – 10
>10

8 (26,7)
22 (73,3)
4 (13,3)
17 (56,7)
9 (30,0)

13 (54,2)
11 (45,8)
1 (4,2)
13 (54,2)
10 (41,7)

Có HATTP
Không HATTP

2 (6,7)
28 (93,3)


3 (12,5)
21 (87,5)

P. aeruginosa
Acinetobacter
baumanii
Enterobacter

1 (3,3)
1 (3,3)
0 (0,0)

Fisher (p)

Sau 48h
NCT n(%)
1 (3,3)
29 (96,7)
4 (13,3)
26 (86,7)
1 (3,3)
29 (96,7)

CSTL n(%)

9 (30,0)
21 (70,0)
3 (10,0)
18 (60,0)

9 (30,0)

0 (0,0)
15 (62,5)
9 (37,5)

6 (20,0)
24 (80,0)

16 (66,7)
8 (33,3)

2 (8,3)
0 (0,0)

1 (3,3)
2 (6,7)

2 (8,3)
1 (4,2)

1 (4,2)

0 (0,0)

1 (4,2)

0,579

0,039

(χ2)

0,646

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

P (Fisher)

3 (12,5)
21 (87,5)

0,312

5 (20,8)
19 (79,2)

0,489

4 (16,7)
20 (83,3)

0,159

21 (87,5)
3 (12,5)

<0,001
(χ2)

0,001

(χ2)

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Đặc ñiểm
cloacae
E coli
K. pneumoniac
P.a + Serratia
mascescens
A.b+Burkholsia
Âm tính

6h ñầu
NCT n(%)

CSTL n(%)

1 (3,3)
0 (0,0)
0 (0,0)
0 (0)
27(90,0)

CSTL n(%)

0 (0,0)
0 (0,0)

0 (0,0)
0 (0)

0 (0,0)
1 (3,3)
0 (0)
0 (0)

0 (0,0)
0 (0,0)
1 (4,2)
1 (4,2)

21 (87,5)

26 (86,7)

17 (70,8)

Tại thời điểm đánh giá có rất ít bệnh nhân sử
dụng thuốc hạ sốt trước đó 2 giờ.
Sốt: Sau 48 giờ thở máy tỷ lệ bệnh nhân sốt
>=380 tăng từ 3,3% lên 8,3% ở NCT và từ 13,3%
lên 20,8% ở nhóm CSTL, P=0,489.
Đờm mủ: Không xuất hiện trong 6 giờ đầu
thở máy, sau 48 giờ thở máy, đờm mủ xuất hiện
ở 3,3% bệnh nhân NCT và 16,7% ở nhóm
CSTL,P=0,159.
Ral ẩm: Sau 48 giờ thở máy, ở NCT 30,0%
bệnh nhân xuất hiện ral ẩm, ở nhóm CSTL thì

87,5% bệnh nhân xuất hiện ral ẩm, P<0,001.
Bạch cầu: Tỷ lệ bạch cầu tăng >10.000/mm3
hoặc giảm<4.000/mm3 không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa hai nhóm.
Xquang phổi: Hình ảnh tổn thương phổi mới
tiến triển sau 48 giờ ở NCT là 20,0% và ở nhóm
CSTL là 66,7%, (p = 0,001).
Kết quả cấy NKQ: Các vi khuẩn thường gặp
là: P.aeruginosa, Acinetobacter baumanii, tỷ lệ
bệnh nhân nhiễm vi khuẩn trong dịch nội khí
quản cao hơn ở nhóm CSTL, đặc biệt trong
nhóm này có hai bệnh nhân nhiễm kết hợp hai
loại vi khuẩn.
Bảng 3. Mối liên quan giữa vệ sinh khoang miệng và
tần suất xuất hiện VAP
NCT
n(%)

CSTL Tổng số
n(%)
n(%)

RR

Sau 48h
NCT n(%)

Nhận xét:

Đặc ñiểm


Fisher (p)

Nghiên cứu Y học

P
2

χ)

VAP

4 (13,3) 9 (37,5) 13 (24,1) 0,356
0,039
Không 26 (86,7) 15 (62,5) 41 (75,9) (0,12-1,01)

Nhận xét:
Tần suất xuất hiện VAP sau 48h thở máy là
24,1%.

P (Fisher)

Tần suất xuất hiện VAP trong nhóm can
thiệp thấp hơn so với nhóm CSTL (13,3% so với
37,5%), P = 0,039, RR=0,356 (95% khoảng tin cậy
0,12
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi

Nhóm bệnh nhân dưới một tuổi chiếm số
lượng chủ đạo (50 trẻ, 92,6%). Điều này có thể
gây khó khăn cho việc thực hiện quy trình vệ
sinh khoang miệng bởi vì ở trẻ nhỏ niêm mạc
miệng dễ bị tổn thương. Nguy cơ mắc viêm phổi
ở độ tuổi này cao hơn do hệ miễn dịch còn non
yếu. Tuy nhiên số trẻ thuộc hai nhóm tuổi trên
phân bố đồng đều giữa hai nhóm, không có sự
chênh lệch có ý nghĩa thống kê (P=1,000).
Giới
Trong nghiên cứu này, trẻ trai chiếm 64,8%,
trẻ gái chiếm 35,2% và được phân bố đồng đều
giữa hai nhóm, không có sự chênh lệch có ý
nghĩa thống kê (P=0,372).
Chẩn đoán
Bệnh nhân phẫu thuật tim chiếm số lượng
chủ đạo (55,6%) phân bố đồng đều giữa hai
nhóm. Các bệnh khác chiếm số lượng ít, phân bố
không đồng đều.
Tình trạng dinh dưỡng
Số lượng bệnh nhi thiếu cân chiếm tỷ lệ lớn
(72,2%). Trẻ suy dinh dưỡng dẫn đến sức đề
kháng giảm, điều này có thể là một yếu tố ảnh
hưởng tới tỷ lệ viêm phổi trên bệnh nhân thở
máy, tuy nhiên tình trạng suy dinh dưỡng này
được phân bố đồng đều giữa hai nhóm, không
có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (P=0,308).
Điều kiện phẫu thuật

4Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Mổ phiên chiếm số lượng lớn (59,3%), mổ
cấp cứu chiếm 38,9% và chờ phẫu thuật chiếm
1,9%. Mổ cấp cứu do không được chuẩn bị đầy
đủ các điều kiện cần thiết để phẫu thuật nên
nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn, tuy nhiên
bệnh nhân mổ phiên và mổ cấp cứu được phân
bố đồng đều giữa hai nhóm.

Diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng sau
thở máy
Tại thời điểm đánh giá chúng tôi nhận thấy
có rất ít bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt trước
đó 2 giờ, do đó không ảnh hưởng đến nhiệt độ
tại thời điểm đánh giá.

Sốt
Sau 48 giờ thở máy tỷ lệ bệnh nhân sốt >=380
tăng từ 3,3% lên 8,3% ở NCT và từ 13,3% lên
20,8% ở nhóm CSTL. Tỷ lệ bệnh nhân sốt cao
hơn ở nhóm CSTL, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê, P=0,489.

Đờm mủ
Sau 48 giờ thở máy, đờm mủ xuất hiện ở
3,3% bệnh nhân nhóm can thiệp và 16,7% ở
nhóm CSTL, P=0,159. Kết quả này cho thấy sự
viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới đã giảm đi ở

NCT.

Ral ẩm
Đáng chú ý là ở lần đánh giá sau 48 giờ, ở
nhóm can thiệp 30,0% bệnh nhân xuất hiện ral
ẩm, ở nhóm CSTL thì 87,5% bệnh nhân xuất hiện
ral ẩm. Dấu hiệu này không phải là tiêu chuẩn
chẩn đoán viêm phổi liên quan đến thở máy,
nhưng nó chứng tỏ sự xuất tiết đờm rãi ở đường
hô hấp dưới tăng lên là một nguy cơ dẫn đến
viêm phổi. Có thể bệnh nhân chưa có chẩn đoán
viêm phổi sau 48 giờ nhưng nguy cơ tiến triển
viêm phổi sau đó là rất cao. Kiểm định χ2 cho kết
quả là có ý nghĩa thống kê (P<0,001).

Bạch cầu
Trong mẫu nghiên cứu này tỷ lệ bạch cầu
tăng >10.000/mm3 hoặc giảm<4.000/mm3

Nghiên cứu Y học

không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm.

Xquang phổi
Tổn thương phổi mới tiến triển sau 48 giờ ở
nhóm can thiệp là 20,0% và ở nhóm CSTL là
66,7%. Theo tiêu chuẩn Johanson, hình ảnh tổn
thương phổi mới tiến triển trên phim Xquang là
một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán viêm

phổi liên quan đến thở máy. Kiểm định χ2 cho
kết quả là có ý nghĩa thống kê (P=0,001).

Kết quả cấy NKQ
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, các vi
khuẩn
thường
gặp
là:
P.aeruginosa,
Acinetobacter baumanii, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm
vi khuẩn trong dịch nội khí quản cao hơn ở
nhóm CSTL, đặc biệt trong nhóm này có hai
bệnh nhân nhiễm kết hợp hai loại vi khuẩn. Kết
quả này chứng tỏ việc vệ sinh khoang miệng 3
lần/ngày đã làm sạch khoang miệng, làm giảm
sự ứ đọng dịch tiết tại khoang miệng và làm hạn
chế sự lan truyền vi khuẩn từ khoang miệng và
hầu họng xuống đường hô hấp dưới.

Mối liên quan giữa vệ sinh khoang miệng
và tần suất xuất hiện VAP
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi VAP là
24,1%. Nghiên cứu của BS Huỳnh Văn Bình tại
khoa PTGMHS– BV Nhân dân Gia Định cho biết
tỷ lệ VAP là 45,16%(1).
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi tần
suất xuất hiện VAP ở nhóm can thiệp thấp hơn ở
nhóm CSTL (13,3% so với 37,5%). Kiểm định χ2
cho kết quả là có ý nghĩa thống kê (P=0,039). Với

RR=0,356 (0,12này thì sẽ giảm được 64,4% nguy cơ viêm phổi
liên quan đến thở máy.
Nghiên cứu của Hideo Mori: VAP ở nhóm
chăm sóc răng miệng giảm xuống 3,9% so với
10,4% ở nhóm không chăm sóc răng miệng
P<0,001(3). Nghiên cứu của chúng tôi cho kết
quả tỷ lệ mắc VAP giảm xuống nhiều hơn,
điều này có thể là do tỷ lệ hiện mắc VAP tại
khoa Hồi Sức Ngoại-Bệnh viện Nhi Trung

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
ương cao hơn nhiều so với tỷ lệ hiện mắc VAP
tại địa điểm H.Mori thực hiện nghiên cứu
(Japan). Do đó mức độ ảnh hưởng của việc
thực hiện vệ sinh khoang miệng trên bệnh
nhân thở máy rõ ràng hơn.

KẾT LUẬN
Các diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng sau
48 giờ thở máy so sánh NCT với CSTL cải thiện
rõ rệt: Sốt giảm xuống 13,3% so với 20,8%; Đờm
mủ giảm xuống 3,3% so với 16,7%; Ran ẩm giảm
xuống 30,0% so với 87,5%; hình ảnh tổn thương
phổi giảm xuống 20,0% so với 66,7%.

Tỷ lệ mắc VAP giảm xuống 13,3% ở nhóm
can thiệp so với 37,5% ở nhóm chăm sóc theo
thông lệ.
Tỷ lệ VAP sau 48 giờ thở máy tại khoa Hồi
sức Ngoại - Bệnh viện Nhi Trung ương là 24,1%.
Trong nghiên cứu này chúng tôi có ý định
cấy vi khuẩn tại khoang miệng trước và sau
khi vệ sinh khoang miệng để đánh giá hiệu
quả tại chỗ của việc vệ sinh khoang miệng
nhưng không thực hiện được vì kinh phí
không cho phép.

KIẾN NGHỊ
Tăng cường kiến thức và thực hành chăm
sóc BNTM cho các nhân viên tại bệnh viện là giải
pháp thiết yếu để giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan
đến thở máy
Cần xây dựng quy trình chuẩn vệ sinh
khoang miệng trên bệnh nhân thở máy và tổ
chức tập huấn cho tất cả điều dưỡng tại các khoa
hồi sức.
Cần đảm bảo tỷ lệ điều dưỡng trên mỗi
giường bệnh để có nhiều thời gian chăm sóc
bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.

Huỳnh Văn Bình, (2008). Tình hình viêm phổi trên bệnh nhân
thở máy sau mổ tại khoa PTGMHS– BV Nhân dân Gia Định
từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2008.
Lê Lan Anh, (2009). Kiến thức, thực hành chăm sóc bệnh nhân
thở máy của Bác sĩ, Điều dưỡng tại các đơn vị hồi sức bệnh
viện Nhi Trung ương từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2009.
Mori H (2006), Oral Care Reduces Incidence of VentilatorAssociated Pneumonia in ICU Populations. Intensive Care
Med 32:230-236 DOI 10.1007/s00134-005-0014

6Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

Nghiên cứu Y học

7


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010

8Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010

Nghiên cứu Y học




×