Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Interleukin 10 với một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết dengue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.74 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-10
VỚI MỘT SỐ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
Ở BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Đỗ Thị Lệ Quyên*; Hoàng Vũ Hùng*; Vũ Xuân Nghĩa**; Đỗ Như Bình**
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ IL-10 với một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm
sàng ở bệnh nhân (BN) sốt xuất huyết dengue (SXHD). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu
cắt ngang kết hợp labo trên 273 BN SXHD và 97 BN SXHD có dấu hiệu cảnh báo với các chỉ
tiêu lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ IL-10 được định lượng bằng phương pháp ELISA.
Kết quả: nồng độ IL-10 ở BN SXHD tăng cao hơn so với người khỏe mạnh; tăng cao ở những
ngày đầu của bệnh rồi giảm dần. Nhóm BN có tình trạng xuất huyết tự nhiên có nồng độ IL-10
cao hơn so với nhóm chỉ có dấu hiệu dây thắt (+). Nồng độ IL-10 thay đổi tỷ lệ nghịch với số
lượng tiểu cầu và có mối tương quan thuận với biến đổi hoạt độ enzym AST, ALT. Kết luận:
IL-10 tăng cao ở BN SXHD và có mối liên quan với các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.
IL-10 là một dấu ấn sinh học và có tiềm năng trong cơ chế bệnh sinh bệnh SXHD.
* Từ khóa: Sốt xuất huyết dengue; IL-10; Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng.

Evaluation of Relation between IL-10 and Clinical, Subclinical
Features in Dengue Hemorrhagic Fever Patients
Summary
Objectives: To find out the relation between concentration of IL-10 with clinical and subclinical
manifestations in patients with dengue hemorrhagic fever (DHF). Subjects and m ethods:
A cross-sectional and laboratory analytical study on 273 patients with DHF and 97 patients with
dengue warning signs (DWS). Clinical and subclinical symptoms were analyzed and plasma
IL-10 levels were measured by using standard commercial enzyme-linked immunosorbent
assay. Results: The concentration of IL-10 in the group of patients with DHF was higher than
one in the control group. In addition, this concentration in the group of patients with natural
hemorrhage was higher than one in the group of patients with positive Lacet sign. The change
of IL-10 correlated inversely with numbers of platelet and proportionally with concentration of


AST, ALT. Conclusions: IL-10 levels are markedly elevated in dengue hemorrhagic disease and
has relation with clinical and subclinical manifestation. So IL-10 could be a biomarker and have
potential role in the pathogenesis of disease.
* Key words: Dengue hemorrhagic fever; Interleukin-10; Clinical, subclinical features.
* Bệnh viện Quân y 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Vũ Hùng ()
Ngày nhận bài: 10/11/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2015

53


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền
nhiễm cấp tính do virut Dengue gây ra,
được truyền từ người sang người qua
trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes
aegypti, hiện đang lưu hành trên 100 quốc
gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt
đới, cận nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á và
Tây Thái Bình Dương [7].
Cơ chế sinh bệnh của bệnh cho đến
nay vẫn chưa được giải thich rõ và thống
nhất [1]. Nhiều nghiên cứu gần đây cho
thấy, đặc điểm bệnh học quan trọng trong
SXHD là tình trạng tăng tính thấm thành
mạch với thoát huyết tương vào khoảng

gian bào kèm theo tăng nồng độ cytokine
vận mạch như yếu tố hoại tử u TNF-α,
interferon gamma (IFN-γ), interleukin 6 (IL-6),
IL-10 và IL-2 [2, 5]. Trong đó, đặc biệt là
vai tr của IL-10. Đó là cytokine chống
viêm, có trọng lượng phân tử 17.000 21.000 D do tế bào lympho T, lympho B
đã hoạt hóa và tế bào mono tiết ra. IL-10
được chứng minh xuất hiện muộn so
TNF-α. Nó thường xuất hiện cùng IL-6
vào ngày thứ 3 - 8 của SXHD. Chức năng
sinh học của IL-10 là kích thích tế bào
lympho B phát triển và sản xuất kháng
thể, kích thích tế bào Mast, chuyển tế bào
Th thành Th2, giảm MHC lớp II, ức chế
hoạt tính của tế bào trình diện kháng
nguyên, giảm trình diện kháng nguyên.
Nó có tác dụng ức chế sản xuất cytokine
tiền viêm IL-1, IL-6, IL-8, TNF-α... thông
qua ức chế các tế bào sinh ra chúng.
Với đặc tính đó, nếu IL-10 tăng cao quá
sẽ gây ức chế miễn dịch. Nồng độ IL-10
thường tăng cao nhất trước khi hạ sốt
1 - 2 ngày và giảm nhanh sau giai đoạn
hạ sốt. [8]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
54

nghiên cứu này nhằm: T m hiểu mối liên
quan giữa nồng độ IL-10 với một số biểu
hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở BN SXHD.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- 370 BN bị bệnh SXH trong các vụ
dịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội, điều
trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện
Quân y 103 và Bệnh viện Đa khoa Đống
Đa từ 2013 - 2014.
- Tiêu chuẩn lựa chọn BN: theo tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (2009)
[7] và Bộ Y tế Việt Nam (2011) [1].
- Loại khỏi nghiên cứu những BN có các
bệnh lý khác kèm theo như nhiễm trùng,
suy gan, suy thận, viêm gan virut hoặc
trong tiền sử có các bệnh lý gan mật,
nhiễm HBV, HCV, HIV.
- 30 người khỏe mạnh bình thường
đồng ý tham gia làm nhóm chứng, định
lượng nồng độ IL-10.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu cắt ngang có kết hợp
phương pháp labo.
- BN SXHD được chia thành các nhóm
SXHD (273 BN), SXHD có dấu hiệu cảnh
báo (97 BN). Trong nghiên cứu của chúng
tôi không có BN SXHD nặng.
- Mỗi nhóm đều được theo dõi về một
số đặc điểm lâm sàng (sốt, xuất huyết,
gan to) và xét nghiệm công thức máu, các
chỉ tiêu sinh hóa về gan (làm tại Khoa
Huyết học, Khoa Sinh hóa - Bệnh viện

Quân y 103).
- Định lượng IL-10: sử dụng kít của
Hãng AviBion-Orgenium (Phần Lan) theo
hướng dẫn của nhà sản xuất. Thực hiện tại


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

Trung tâm Nghiên cứu Y - Dược học quân
sự, Học viện Quân y. Xử lý nồng độ IL-10
bằng phần mềm chuyên dụng Graphpad
PRISM vs 5.0, đơn vị tính pg/ml [2].

Đau vùng gan

* Xử lý số liệu: xử lý bằng kiểm định so
sánh test student (t-test), so sánh nhiều
số trung bình dùng bằng kiểm định one
way ANOVA test và SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm âm sàng chung ở BN
nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm mức độ sốt ở BN
nghiên cứu.
Mức độ sốt

Nhẹ

Vừa


Cao

SXHD (n = 273)

39
(14,3%)

69
(25,3%)

165
(60,4%)

SXHD có dấu hiệu
cảnh báo (n = 97)

13
(13,4%)

34
(35,1%)

50
(51,5%)

> 0,05

> 0,05


> 0,05

Nhóm

p

0

Da xung huyết

273 (100%) 97 (100%)

> 0,05

Đau mỏi cơ khớp
toàn thân

273 (100%) 97 (100%)

> 0,05

Nhức đầu, chán ăn,
buồn nôn

237 (86,8%) 85 (87,6%) > 0,05

Ban xuất huyết dưới da 38 (13,9%) 82 (84,5%)
Dấu hiệu dây thắt (+)

< 0,05

235 (86,1%) 15 (15,5%)

Ở nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh báo,
các dấu hiệu có giá trị cảnh báo thường
gặp nhất là xuất huyết niêm mạc, tiểu ít
và vật vã, li bì; ít gặp nhất là biểu hiện
đau vùng gan. Các triệu chứng da xung
huyết, đau mỏi cơ khớp toàn thân và
nhức đầu, chán ăn, buồn nôn gặp ở hầu
hết BN của cả 2 nhóm. Riêng dấu hiệu
dây thắt (+) đơn thuần gặp chủ yếu ở
nhóm SXHD, khác biệt so với nhóm SXHD
có dấu hiệu cảnh báo, p < 0,05.
Bảng 3: Đặc điểm các chỉ số huyết học,
sinh hóa ở các nhóm nghiên cứu.
Nhóm

Đa số BN SXHD và SXHD có dấu hiệu
cảnh báo đều có biểu hiện triệu chứng
sốt vừa và sốt cao. Tỷ lệ % số ca sốt ở
các mức độ nhẹ, vừa và cao gần tương
đương nhau giữa 2 nhóm.
Bảng 2: Một số đặc điểm lâm sàng khác
ở BN nghiên cứu.
SXHD

SXHD có
dấu hiệu
cảnh báo


(n = 273)

(n = 97)

Xuất huyết niêm mạc

0

78 (80,4%)

Tiểu ít (< 500 ml/24 giờ)

0

75 (77,3%)

Vật vã, li bì

0

69 (71,1%)

Nôn nhiều (> 10 lần/
24 giờ)

0

62 (63,9%)

Gan to > 2 cm


0

54 (55,7%)

Nhóm
Đặc điểm

p

24 (24,8%)

SXHD
Chỉ số

( X  SD)

SXHD có
dấu hiệu
cảnh báo

p

( X  SD)

Hồng cầu (T/l)

4,85 ± 1,13

4,81 ± 1,61


Hematocrit (%)

43,29 ± 13,2 44,07 ± 13,75

> 0,05

Bạch cầu (G/l)

4,81 ± 1,16

< 0,05

3,26 ± 1,52

> 0,05

Tiểu cầu (G/l)

144,05 ± 72,7 89,32 ± 27,52

< 0,05

SGOT (UI/ml)

113,53 ± 59,4 169,75 ± 62,8

> 0,05

SGPT (UI/ml)


77,8 ± 19,67 104,68 ± 56,0

< 0,05

Số lượng bạch cầu, tiểu cầu giảm
mạnh ở nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh
báo. Sự khác biệt có nghĩa thống kê khi
so sánh với nhóm SXHD (p < 0,05). Hoạt
độ enzym gan ở cả 2 nhóm đều tăng,
trong đó sự gia tăng SGPT ở nhóm
SXHD có dấu hiệu cảnh báo nhiều hơn
so với nhóm SXHD với p < 0,05.
55


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016

Bảng 4: Nồng độ cytokine trong các
nhóm nghiên cứu.
Nhóm
Cytokine
( X  SD)

IL-10 (pg/ml)

Cytokine

SXHD có
Nhóm

SXHD dấu hiệu
chứng
(n = 297) cảnh báo
(n = 30)
(1)
(n = 73)
(3)
(2)

16,35 ± 38,54 ±
7,2
18,6

4,93 ±
3,16

Bảng 6: Liên quan giữa nồng độ IL-10
với biểu hiện xuất huyết và gan to.

p(1.2), (1.3), (2.3)
< 0,05

rõ rệt so với nhóm chứng. Bên cạnh đó,
nồng độ IL-10 ở nhóm SXHD có dấu hiệu
cảnh báo cũng tăng cao hơn so với nhóm
SXHD với các giá trị p < 0,05. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn
Thanh Hùng [3], Butthep. P và CS [4].
2. Liên quan giữa IL-10 với một số
đặc điểm âm sàng, cận âm sàng ở BN

SXHD.
* Liên quan với một số đặc điểm lâm
sàng:
Bảng 5: Liên quan nồng độ IL-10 với
thời điểm sốt.
Sốt trong
4 ngày
đầu

Sốt từ ngày
thứ 5 - 7

p

20,57 ±
16,13

28,18 ±
14,42

> 0,05

Nồng độ IL-10 tăng cao ở thời điểm
sốt trong 4 ngày đầu, tiếp tục tăng ở thời
điểm sốt từ ngày thứ 5 - 7. Tuy nhiên,
giữa 2 thời điểm này mức độ tăng không
khác biệt (p > 0,05). Xu hướng tăng cao
của IL-10 trong nghiên cứu phù hợp với
thông báo của Deull và CS (2012) [5].


56

35,43 ± 27,05

Tự nhiên (2)

17,58 ± 11,56

To (3)

37,18 ± 29,89

Bình thường (4)

18,27 ± 15,83

p

p1-2, p3-4 < 0,05

Có sự khác biệt rõ về nồng độ IL-10
giữa nhóm BN xuất huyết tự nhiên với
nhóm có dấu hiệu dây thắt (+) với các giá
trị p < 0,05; đồng thời cũng có sự khác
biệt rõ giữa nhóm BN gan to với gan bình
thường. Các trường hợp gan to đều có
nồng độ IL-10 tăng cao đáng kể so với
BN không có gan to, đặc biệt ở nhóm
SXHD có dấu hiệu cảnh báo.
* Liên quan với một số đặc điểm cận

lâm sàng:
Bảng 7: Tương quan IL-10 với số lượng
bạch cầu và tiểu cầu.
Hệ số
tƣơng quan r

p

IL-10 với số lượng
bạch cầu

0,17

p = 0,24

IL-10 với số lượng
tiểu cầu

-0,7716

p < 0,001

Mối tƣơng quan

Thời điểm sốt

IL-10 (pg/ml)

Dây thắt (+) (1)
Xuất huyết


Ở BN SXHD, nồng độ IL-10 tăng cao

( X  SD)

( X  SD)

p

Gan

Cytokine

IL-10 (pg/ml)

Dấu hiệu

Nồng độ IL-10 không có tương quan
với thay đổi số lượng bạch cầu, r = 0,17;
p = 0.24. Trong khi đó, nồng độ IL-10
tăng cao và tỷ lệ nghịch với mức độ giảm
tiểu cầu (r = -0,7716; p < 0,001). Ở cả hai
nhóm BN chúng tôi thấy số lượng tiểu cầu
càng giảm, IL-10 càng tăng cao. Kết quả
này tương tự nghiên cứu của Wilson EB
và CS [8].


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016


Bảng 8: Liên quan IL-10 với hoạt độ
enzym gan.
Chỉ tiêu
AST (U/L)

ALT (U/L)

IL-10
(pg/ml)

86,3 
19,67

102,4 
29,4

33,28 
15,41

127,98 
56,0

155,6 
62,8

69,40 
18,62

Nhóm BN
SXHD (n = 273)

SXHD có dấu hiệu
cảnh báo (n = 97)

Nồng độ IL-10 tăng cao ở cả hai nhóm
BN và có mối tương quan thuận, chặt chẽ
với hoạt độ enzym AST/ALT. Kết quả này
tương tự nghiên cứu của Kotenko SV về
mối liên quan giữa nồng độ IL-10 với hoạt
độ enzym gan ở BN SXHD, tác giả kết
luận mức độ tăng IL-10 có liên quan thuận
với mức độ tăng nồng độ ALT và AST,
đặc biệt ALT [6].
KẾT LUẬN
- Nồng độ IL-10 ở BN SXHD và SXHD
có dấu hiệu cảnh báo tăng cao hơn rõ rệt
so với người khỏe mạnh (theo thứ tự các
nhóm là 16,35  7,2; 38,54  18,6 và 4,93
 3,16 pg/ml), p < 0,05.
- Nồng độ IL-10 ở nhóm BN có xuất
huyết tự nhiên cao hơn rõ rệt so với nhóm
BN chỉ có dấu hiệu dây thắt (+) (p < 0,05).
BN có gan to trên lâm sàng đều có nồng
độ IL-10 tăng cao đáng kể so với BN
không có gan to, đặc biệt ở nhóm SXHD
có dấu hiệu cảnh báo.

- Số lượng tiểu cầu càng giảm, nồng độ
IL-10 càng tăng. IL-10 có mối tương quan
thuận và chặt chẽ với mức tăng hoạt độ
enzym gan AST/ALT ở cả hai nhóm BN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị SXHD. 2011.
2. Phan Thị Danh. Sử dụng kỹ thuật Biochip
trong xét nghiệm và ứng dụng lâm sàng cytokines.
Http//www.chray.org.vn/cn sinh hóa.asp. 2005.
3. Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Trọng Lân,
Huan-Yao Lei và CS. Vai trò của cytokine
trong SXHD ở trẻ nhũ nhi. Y học Thành phố
Hồ Chí Minh. 2003, tập 7, phụ bản số 1.
4. Butthep P, Chunhakan S, Yoksan S et al.
Alteration of cytokines and chemokines during
febrile episodes associated with endothelial
cell damage and plasma leakage in dengue
hemorrhagic fever. Pediatr Infect Dis J. 2012,
31 (12), e232-e238.
5. Duell BL, Tan CK, Carey AJ, Wu F et al.
Recent insights into microbial triggers of
interleukin-10 production in the host and the
impact on infectious disease pathogenesis.
FEMS Immunol Med Microbiol. 2012, 64,
pp.295-313.
6. Kotenko SV. The family of IL-10-related
cytokines and their receptors: related, but to
what extent?. Cytokine Growth Factor Rev.
2002, 13, pp.223-240.
7. WHO. Dengue guidelines for diagnosis,
treatment, prevention and control. Third edition.
Geneva: World Health Organization. 2009.
8. Wilson EB, Brooks DG. The role of IL-10

in regulating immunity to persistent viral
infections. Curr Top Microbiol Immunol.
2011, 350, pp.39-65.

57



×